Nguyễn Phi Long@Gia Vị
3 năm trước
[Tâm Lý] Lẽ Phải Thông Thường Là Gì?
Lẽ phải thông thường là gì ?
Lẽ phải thông thường
Lẽ phải thông thường là những ý tưởng và niềm tin thường thấy và được chấp nhận bởi số đông. Nó có thể bao gồm cả những ý kiến thường được mọi người chấp nhận cũng như những quan điểm chuyên môn đã được chấp nhận trong một khoảng thời gian dài trong một lĩnh vực hay tổ chức nào đó.
Những kiến thức kiểu vậy thường sẽ có cả mặt tốt và mặt xấu. Thi thoảng nó sẽ giúp con người ta hiểu rõ hơn về ý kiến chung của đại đa số để đi tới kết luận một cách nhanh chóng. Nhưng đồng thời, những tư tưởng này cũng sẽ gây trở ngại trong việc trở nên sáng tạo và phát hiện ra những giải pháp mới cho những vấn đề nhất định.
Người đầu tiên ở thời hiện đại sử dụng cụm từ “lẽ phải thông thường” này là nhà kinh tế học John Kenneth Galbraith, người đã từng thảo luận về chủ đề tương tự vào năm 1958 trong cuốn “Xã Hội Sung Túc” ông viết. Ông coi “lẽ phải thông thường” như một tác nhân làm tăng trưởng sự chối từ sự sáng tạo ở trong xã hội và các tổ chức.
Những dấu hiệu của “lẽ phải thông thường”
Rất dễ để thấy các “lẽ phải thông thường” trong đời sống hàng ngày. Một vài biểu hiện để chỉ ra rằng bạn đang dùng “lẽ phải thông thường” để dẫn đường chỉ lối cho quyết định của mình đó là:
Chấp nhận những quan điểm nhất định mà không thắc mắc gì
Không xác thực những thông tin phù hợp với những cái bạn đang kiếm tìm
Tự nhủ rằng đa số mọi người sẽ đều nghĩ một cái gì đó sẽ đúng
Cho rằng quan điểm của đại đa số mọi người đều là đúng
Nghĩ là cái gì nghe xuôi tai thì mặc định sẽ đúng
Chấp nhận việc gì đó đúng bởi vì tập quán hay do bị ép buộc
Cứ khi nào bạn tự động thừa nhận một việc gì đó mà không chịu suy nghĩ, có khả năng cao là bạn đang dựa dẫm vào “lẽ phải thông thường”. Bạn cần phải nhớ rằng chỉ vì những ý tưởng này được chấp nhận rộng rãi không có nghĩa là chúng chuẩn xác.
“Lẽ phải thông thường” thường bao gồm việc chấp nhận sự việc gì đó dựa vào niềm tin vào quan điểm và chuyên môn của người khác. Vấn đề ở đây là những thông tin này thường không có bằng chứng xác thực.
Thường thì, nguồn gốc của nó thường dựa vào những giai thoại, niềm mê tín dị đoan, văn hóa dân gian, những hiểu lầm, hoặc thậm chí cả những nghiên cứu được lên kế hoạch một cách tồi tệ.
Các loại “lẽ phải thông thường”
“Lẽ phải thông thường” thường được lạm dụng trong rất nhiều đề tài. Một vài trong số chúng bao gồm
Chính Trị
Chính Phủ
Giáo Dục
Chăm Sóc Sức Khỏe
Dược Phẩm
Các Tổ Chức Và Thể Chế
Khoa Học
Học Thuật
Tôn Giáo
Kinh Tế Học
Sức Khỏe
Trong những lĩnh vực này, người làm việc trong ngành thường dựa vào những nghiên cứu cốt lõi thường được dùng để thông báo và chỉ dẫn cho các ý tưởng và hành động trong tương lai. Mặc dù bọn họ đang nghiên cứu để phát hiện ra những giải pháp mới, nhưng đa số những sự phát hiện mới này vẫn dựa trên những cơ sở đã có sẵn từ trước.
Sự chấp nhận và áp dụng một ý tưởng có sẵn nào đó cũng còn phụ thuộc vào mức độ liên quan tới hoàn cảnh lúc đó của một cá nhân bất kì. Những lúc như vậy, ý tưởng nào càng quan trọng thì càng đúng.
Ví dụ về “lẽ phải thông thường”
Trong chính trị, “lẽ phải thông thường” thường bao gồm các luận điểm thường được tái sử dụng quá nhiều lần đến độ nó được chấp nhận mà chẳng có ai buồn soi xét xem nó có đúng hay là không.
Một ví dụ khác của “lẽ phải thông thường” là đã từng lan truyền một sự tin tưởng rộng rãi giữa người tiêu dùng và các chuyên gia y tế rằng hút thuốc không phải là một hành động nguy hiểm. Chỉ sau khi có nghiên cứu và các chiến dịch quan trọng về sức khỏe cộng đồng thì con người ta mới chịu thay đổi quan niệm của họ về việc hút thuốc sẽ gây ra những rủi ro nghiêm trọng đến sức khỏe như thế nào.
Áp dụng “ lẽ phải thông thường “
Kiến thức dạng này sẽ có một vài kiểu áp dụng nhất định. Nó thường sẽ được dùng như một cái thước đo cho sự đồng tình của đa số mọi người. Mặc kệ tư tưởng đó có đúng hay không, chỉ cần biết rằng đa số mọi người đều cho là nó đúng thì sẽ ta sẽ hiểu thêm thông tin về các nhu cầu, sự ưu tiên, hoặc các quan điểm của một nhóm người nhất định.
“ Lẽ phải thông thường “ cũng có thể được coi như là một lối tắt cho tinh thần của bạn. Thay vì tự mình điều tra mọi mặt của một vấn đề, dựa vào “ lẽ phải thông thường “ sẽ giúp chúng ta quyết định hoặc đi đến kết luận một cách nhanh chóng.
Dựa vào “ lẽ phải thông thường “ có thể sẽ có tác dụng khi:
Bạn không có đủ thời gian để phân tích mọi khía cạnh của một tình huống hoặc các lựa chọn có sẵn
Việc duy trì sự đồng tình trong nhóm quan trọng hơn
Tuân thủ các quy tắc để hòa nhập quan trọng hơn
Bạn đang làm việc với một tổ chức hay nhóm đoàn thể không chịu tiếp thu các ý kiến mới
Quan trọng hơn cả là chúng ta phải nhận ra rằng “ lẽ phải thông thường “ cũng có mặt đúng của nó. Ví dụ như rửa tay với nước và xà phòng thì có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh. Lĩnh vực nào cũng có những kiến thức bắt nguồn từ chuyên môn và kinh nghiệm của những thành viên khác trong lĩnh vực đó. Có khi kiểu nghĩ như đa số mọi người lại là cách chính xác và hữu dụng nhất.
Tầm phủ sóng của “ lẽ phải thông thường “
Bởi vì thường chả ai thắc mắc gì về “ lẽ phải thông thường “ nên nếu như có một cái ý tưởng sai phạm mà lại được chấp nhận rộng rãi thì sẽ dẫn tới những vấn đề không đáng có. Việc này có thể khiến việc khám phá các ý tưởng mới trở nên khó khăn hơn.
Ví dụ, những “ lẽ phải thông thường “ này từng khiến cho mọi người cho rằng áp lực là tác nhân chính gây ra viêm loét dạ dày. Người ta cứ tin vào phát ngôn này trong hàng năm trời, cho đến khi những nhà nghiên cứu nhúng tay vô thì nguyên nhân thực sự, một loại vi khuẩn, mới được phát hiện.
Trong những trường hợp như vậy, những “ lẽ phải thông thường “ sai trái thường sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và các dịch vụ y tế mà họ đang được hỗ trợ.
“ Lẽ phải thông thường “ có thể sẽ trở thành một kiểu chức năng mặc định nên ngày sẽ càng khó hơn trong việc phát minh ra những cái phương thức mới để trả lời cho một câu hỏi hay đối phó với một vấn đề nhất định. Những định kiến nhất định về một vấn đề sẽ gây khó dễ trong việc trở nên sáng tạo hoặc tìm kiếm những cách mới mẻ để giải quyết vấn đề.
Thông thường rất khó để thay đổi những “ lẽ phải thông thường “ này. Kể cả khi có những bằng chứng gắn kết lại với nhau để bác bỏ thành công một trong số chúng thì những cái khác vẫn có thể tiếp tục tồn tại.
Tin tốt là, những kiểu thông tin và cách suy nghĩ này thường không bền vững. Qua thời gian, khi những nghiên cứu bắt đầu ủng hộ những tư tưởng mới và chứng minh được rằng những tư tưởng cũ là sai trái thì những thay đổi sẽ dần xuất hiện và thăng hoa.
Các mẹo đối phó với “lẽ phải thông thường”
Nếu như “ lẽ phải thông thường “ về một chủ đề nào đó không đúng hay chuẩn xác thì có những việc bạn có thể làm để xác thực nó và trải nghiệm những cách suy nghĩ mới mẻ . Dưới đây là một vài cách để làm vậy:
Tìm hiểu về nguồn gốc của tư tưởng đó. Dành thời gian tìm hiểu xem các ý tưởng này hình thành như thế nào? Có những nghiên cứu nhất định nào mà nó được dựa trên không? Những bằng chứng nào xác thực cho tính chính xác của nó? Có những bằng chứng hay dữ liệu nào mâu thuẫn với ý tưởng đó không?
Tìm kiếm những tư tưởng thay thế. Dành chút thời gian bày ra những giả thuyết thay thế để giải thích cho hiện tượng đó. Hãy nghiên cứu chúng và thử nghiệm độ chuẩn xác của chúng.
Thảo luận với người khác. Bạn cũng có thể thảo luận ý kiến của mình với người khác để có một góc nhìn thoáng hơn về cách mà mỗi người nhìn nhận giả thiết thay thế này. Những ý tưởng mà bạn cho là hợp lý với người khác chúng có thể bị coi như thiên vị hay phi logic. Cũng có những người có thể chỉ ra được những ý kiến hay cách giải thích khác mà bạn chưa để ý tới.
Khi bạn bắt gặp những tư tưởng gắn liền với “ lẽ phải thông thường “, tốt hơn hết bạn nên xem xét kỹ lưỡng chúng để có thể xác nhận giá trị và tính chuẩn chỉ của chúng. Thắc mắc về những lẽ phải này có thể giúp truyền cảm hứng cho những sự tìm hiểu thấu đáo hơn để hoặc hỗ trợ hoặc bác bỏ những tư tưởng cũ và nâng cao khả năng dẫn đến những sự giải thích mới mẻ và hữu ích hơn.
Tác giả: Kendra Cherry
-------------
Dịch giả: Nguyễn Phi Long
Nguồn ảnh: unsplash.com, money.com
Link bài gốc: What Is Conventional Wisdom?
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
131 lượt xem