Phượng Trần@Gia Vị
2 năm trước
[Tâm Lý] Nên Làm Gì Khi Bạn Thấy Nhớ Ai Đó?
What to Do When You Miss Someone
Thật khó để biết phải làm gì khi thấy nhớ ai đó. Tất cả chúng ta đều thích và cần sự gần gũi, hỗ trợ từ người khác, vì vậy phải xa cách những người mà bạn quan tâm có thể là một thử thách. Cho dù sự chia ly là vĩnh viễn hay tạm thời, việc bạn bắt đầu thấy nhớ ai đó khi xa nhau là điều hoàn toàn bình thường.
It's hard to know what to do when you miss someone. We all enjoy and need the closeness and support of other people, so it can be challenging to be separated from people you care about. Whether the separation is permanent or temporary, it is perfectly normal to start missing someone when you are apart.
Cho dù bạn đang nhớ một người bạn đã chuyển đi, cố gắng bước tiếp sau khi ly hôn hay đau buồn vì mất đi một người thân, thì việc khao khát những người không còn là một phần trong cuộc sống hàng ngày của bạn là điều tự nhiên. Hãy nhớ rằng bạn có thể coi trọng những người và trải nghiệm đó trong khi vẫn tiến về phía trước.
Whether you're missing a friend who has moved away, moving on after a divorce, or grieving the loss of a loved one, it is natural to yearn for the people who are no longer a part of your daily life. Remember that you can value those people and experiences while moving forward.
At a Glance
Những dấu hiệu bạn nhớ ai đó có thể bao gồm cảm giác buồn bã, cô đơn hoặc đau lòng. Bạn có thể nhớ họ vì họ ở xa, hoặc có thể vì mối quan hệ đã kết thúc. Bất kể nguyên nhân là gì, việc tìm ra cách đối phó hiệu quả là điều cần thiết. Các chiến lược có thể giúp ích bao gồm:
Signs you miss someone can include feeling sad, lonely, or heartbroken. You might miss them because they are far away, or it might be because the relationship ended. No matter the cause, finding effective ways to cope is essential. Strategies that can help include:
Chấp nhận cảm xúc của bạn
Accepting your feelings
Tránh việc suy ngẫm quá nhiều
Avoiding rumination
Tìm những việc giải trí
Finding distractions
Tiếp cận và tạo ra sự kết nối
Reaching out and making connections
Thực hành lòng biết ơn
Practicing gratitude
Chăm sóc bản thân
Taking care of yourself
Nguồn ảnh: Pinterest
Bài viết này đề cập đến những việc cần làm nếu bạn đang nhớ ai đó. Nó cũng thảo luận về việc đối phó với những cảm xúc này và cách tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia.
This article covers what to do if you are missing someone. It also discusses coping with these feelings and ways to get professional help.
Signs You Miss Someone
Khi nhớ ai đó, bạn có thể trải qua nhiều cảm xúc, suy nghĩ và hành vi khác nhau. Một số dấu hiệu cho thấy bạn đang nhớ ai đó trong cuộc sống bao gồm:
When you miss someone, you may experience a range of different emotions, thoughts, and behaviors. Some signs that you are missing someone in your life include:
Bị đắm chìm trong những suy nghĩ về người đó
Being consumed with thoughts about that person
Trải qua cảm giác khao khát
Experiencing a sense of longing
Ăn nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường
Eating more or less than you normally do
Cảm giác tương tư
Feeling lovesick
Cảm thấy cô đơn hoặc bị cô lập
Feeling lonely or isolated
Cảm thấy mất tập trung\
Feeling distracted
Có những suy nghĩ xâm nhập
Having intrusive thoughts
Có các triệu chứng về thể chất như đau bụng hoặc đau đầu
Having physical symptoms such as stomach upset or headaches
Gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ hoặc đi ngủ
Having difficulty staying or falling asleep
Mất hứng thú với những thứ bạn thường thích
Losing interest in things you usually enjoy
Những triệu chứng này thường là một phần bình thường của sự mất mát, nhưng chúng có thể biểu hiện một vấn đề nghiêm trọng hơn như tr.ầm cảm, tùy thuộc vào thời gian và mức độ nghiêm trọng của chúng.
These symptoms are often a normal part of loss, but they may represent a more serious problem such as depression, depending on their duration and severity.
Bạn nên nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình nếu các triệu chứng ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường trong cuộc sống hàng ngày của bạn.
You should talk to your healthcare provider if your symptoms are interfering with your ability to function normally in your daily life.
Có rất nhiều tình huống và sự kiện khác nhau có thể khiến bạn thấy nhớ người khác. Sự thay đổi là một phần bình thường của cuộc sống, thường đưa con người đi theo những con đường khác nhau. Đôi khi, điều này có nghĩa là hành trình có nhau đã kết thúc. Trong những trường hợp khác, điều đó có thể có nghĩa là bạn chỉ thỉnh thoảng mới gặp được người đó.
There are many different situations and events that can cause you to miss another person. Change is a normal part of life, often taking people on different paths. Sometimes, this means that your journey together has come to an end; in other cases, it might mean that you only see that person sporadically.
Cách bạn đối phó với việc nhớ ai đó có thể phụ thuộc rất nhiều vào lý do khiến bạn phải xa họ.
How you deal with missing someone may depend a lot on the reasons why you are separated from them
Missing Someone Far Away
Khi bạn đang nhớ một người bị chia xa bởi khoảng cách địa lý, việc tìm cách liên hệ và kết nối lại là điều quan trọng. Gọi điện, nhắn tin hoặc gửi tin nhắn trực tuyến có thể cho người khác biết rằng bạn đang nghĩ về họ.
When you are missing someone from whom you are separated by geographic distance, finding ways to reach out and reconnect is important. Calling, texting, or messaging them online can let the other person know that you are thinking about them.
Mặc dù có khả năng bạn không thể trực tiếp đến thăm họ thường xuyên như bạn muốn, nhưng vẫn có nhiều cách để duy trì mối quan hệ và xoa dịu cảm giác mất mát của bạn. Giao tiếp thường xuyên qua tin nhắn và cuộc gọi có thể hữu ích, nhưng có các chuyến thăm trực tuyến hoặc trực tiếp thường xuyên có thể mang lại cho bạn cảm giác kết nối mạnh mẽ hơn.
While you might not be able to go visit them in person as often as you’d like, there are ways to maintain the relationship and ease your feelings of loss. Regular communication in texts and calls can help, but setting up regular virtual or in-person visits can give you a stronger sense of connection.
Missing Someone You Used to Know
Khi kết thúc một mối quan hệ, dù là tình bạn hay mối quan hệ yêu đương thì việc trải qua khoảng thời gian nhớ nhung người đó là điều tự nhiên. Chia tay có thể gây ra cảm giác buồn bã hoặc tức giận. Điều này có thể trở nên tồi tệ hơn khi kết thúc mối quan hệ dẫn đến những biến cố khác như chuyển nhà, thay đổi về tài chính hoặc đối mặt với những thách thức đến việc cùng nuôi dạy con cái.
When a relationship ends, whether it was a friendship or romantic relationship, it’s natural to experience a period of missing that person. Breaking up can lead to feelings of sadness or anger, which can be worsened when the end of the relationship is accompanied by other upheavals like moving, changes in finances, or co-parenting challenges.
Những cảm xúc này thường mãnh liệt hơn nếu việc chia tay không phải là ý của bạn. Ngoài việc khiến bạn thấy nhớ người cũ, việc bị từ chối còn có thể gây ra những cảm xúc khó chịu khác bao gồm cảm giác ghen tị, tổn thương, xấu hổ, tội lỗi, cô đơn, lo âu xã hội và ngại ngùng.
These emotions are often more intense if the breakup wasn’t your idea. In addition to causing you to miss your ex, rejection can cause other difficult emotions, including feelings of jealousy, hurt, shame, guilt, loneliness, social anxiety, and embarrassment.
Nguồn ảnh: Pinterest
Thậm chí khi bạn là người bắt đầu cuộc chia ly, bạn vẫn có thể nhớ về những điều tốt đẹp trong mối quan hệ đó, ngay cả khi bạn vẫn không muốn người đó quay lại trong cuộc sống của mình. Điều này có thể gây ra cảm giác bối rối khi bạn thấy bản thân đang nhớ một người mà bạn không muốn duy trì mối quan hệ.
Even if you were the one to initiate the separation, you might still miss the good parts of that relationship—even if you still don’t want that person back in your life. This may result in feelings of confusion where you find yourself missing someone you don’t want to have a relationship with.
Thực hiện các bước như tập trung vào bản thân, viết nhật ký chân thật về mối quan hệ và hủy theo dõi người yêu cũ trên mạng xã hội chỉ là một số cách có thể giúp bạn bước tiếp. Dành thời gian với bạn bè hoặc quay lại hẹn hò cũng có thể giúp bạn đối phó với một số cảm xúc mà bạn đang trải qua.
Taking steps like focusing on yourself, journaling honestly about the relationship, and unfollowing your ex on social media are just a few steps that might help you move on. Spending time with friends or getting back into dating can also help combat some of the feelings you might be experiencing.
Missing Someone Who Has Died
Khi bạn nhớ một người đã qua đời, niềm khao khát sự hiện diện của họ càng tăng thêm cảm giác đau buồn và tang thương. Mặc dù mọi người đều trải qua nỗi đau khác nhau, nhưng nghiên cứu cho thấy những cảm giác này thường kéo dài từ sáu tháng đến hai năm.
When you are missing someone who has passed away, the longing you have for their presence is compounded by feelings of grief and bereavement. While everyone experiences grief differently, research suggests that these feelings typically last between six months and two years.
Mặc dù không có cách nào dễ dàng để đối phó với những cảm xúc này, nhưng có những điều bạn có thể làm để cảm thấy vẫn được kết nối với người thân đã mất. Ví dụ, bạn có thể viết về những kỷ niệm của mình về họ hoặc tạo một cuốn sách tưởng nhớ để tôn vinh họ.
While there's no easy way to deal with these emotions, there are things that you can do to still feel connected to the loved one you have lost. For example, you might write about your memories of them or create a remembrance book to honor them.
Nói chuyện với người khác về người thân của bạn cũng có thể hữu ích. Bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè hoặc người thân khác hay bạn có thể cân nhắc đến việc tham gia một nhóm hỗ trợ.
Talking to another person about your loved one can also be helpful. You might seek support from a friend or another loved one, or you might consider joining a support group.
Có rất nhiều lý do để nhớ một ai đó. Nó có thể được gây ra bởi những thay đổi trong cuộc sống như chuyển nhà hay kết thúc một mối quan hệ. Hoặc có thể là do mất đi một người thân yêu. Cách bạn đối phó với sự mất mát này có thể khác nhau tùy thuộc vào lý do tại sao bạn nhớ người đó.
There are many reasons for missing someone. It might be caused by changes in life such as moving or the end of a relationship. Or it might be due to the loss of a loved one. How you deal with this loss may vary depending on the reasons why you are missing that person.
How to Cope When You Miss Someone
Bất kể nguyên nhân là gì, bạn có thể thực hiện các bước để chăm sóc bản thân và xoa dịu cảm giác mất mát và cô đơn do nhớ nhung ai đó. Các chiến lược như dựa vào những người bạn khác, viết nhật ký, thiền hoặc nói chuyện với nhà trị liệu có thể giúp bạn xử lý cảm xúc của mình và vượt qua nỗi đau khi nhớ về người khác.
No matter the cause, there are steps that you can take to care for yourself and ease the feelings of loss and loneliness caused by missing someone. Strategies like leaning on other friends, journaling, meditating, or talking to a therapist can help you process your feelings and move past the pain of missing another person.
Các cách khác để đối phó bao gồm:
Other ways to cope include the following:
Accept Your Feelings
Đừng cố gạt bỏ cảm giác nhớ ai đó sang một bên. Thay vào đó, hãy tập luyện cách chấp nhận cảm xúc.
Don't just try to push aside the feelings of missing someone. Instead, work on practicing emotional acceptance.
Điều này có nghĩa là cho phép bản thân cảm nhận những điều này mà không phán xét hay cố gắng phủ nhận, thay đổi cảm xúc. Nghiên cứu cho thấy rằng phương pháp này có thể hữu ích đối với sức khỏe tinh thần và giúp bạn dễ dàng đối phó với những cảm giác khó khăn hơn.
This means allowing yourself to feel these things without judging your emotions or trying to deny or change them. Research suggests that this practice can be helpful for your mental well-being and make it easier to cope with difficult feelings.
Nguồn ảnh: Pinterest
Mặc dù bạn không muốn phủ nhận hay chôn vùi cảm xúc của mình nhưng điều quan trọng là bạn phải tránh suy ngẫm quá nhiều. Suy ngẫm liên quan đến việc bị ám ảnh bởi những suy nghĩ lặp đi lặp lại theo cách tiêu cực. Nó khiến bạn liên tục suy nghĩ về những điều tương tự khi bạn ngày càng chìm sâu vào tâm trạng tiêu cực.
While you don’t want to deny or bury your feelings, it is also important to avoid rumination. Rumination involves obsessing over repetitive thoughts in a negative way. It causes you to keep going over the same things again and again as you sink further into a negative mindset.
Nghiên cứu cho thấy rằng nó có thể làm trầm trọng thêm hoặc kéo dài các triệu chứng tr.ầm cảm, vì vậy việc tìm cách giảm thiểu loại suy nghĩ tiêu cực này là rất quan trọng.
Research suggests that it can worsen or prolong symptoms of depression, so finding ways to minimize this type of negative thinking pattern is important.
Find Distractions
Một cách để tránh đắm chìm vào những suy nghĩ tiêu cực là tìm cách khiến bản thân bận rộn. Bạn có thể quay lại với sở thích cũ hoặc thậm chí cân nhắc đến việc tìm kiếm một sở thích mới. Đây có thể là một cách tích cực để học một kỹ năng mới trong lúc kiểm soát cảm giác đau đớn và mất mát cho đến khi chúng qua đi.
One way to avoid becoming mired down in negative thoughts is to find ways to keep yourself busy. You might turn to an old hobby or even consider picking up a new one. This can be a positive way to learn a new skill while managing feelings of pain and loss until they pass.
Thậm chí những việc như đọc sách, xem phim, tập thể dục hoặc tham gia một môn thể thao cũng có thể giúp bạn thôi không nghĩ đến người mà bạn đang nhung nhớ.
Even things like reading a book, watching a movie, working out, or participating in a sport can help keep your mind off the person you are missing.
Reach Out
Nếu người mà bạn nhớ vẫn là một phần trong cuộc sống của bạn, hãy thử liên hệ với họ và nói về cảm giác của bạn. Kết nối lại có thể là một cách tuyệt vời để xoa dịu cảm giác đau đớn. Bạn vẫn có thể tìm cách giữ mối quan hệ và sự kết nối bền chặt ngay cả khi không thể ở bên nhau.
If the person you are missing is still part of your life, try reaching out to them and talking about how you are feeling. Reconnecting can be a great way to ease the painful feelings. You can still find ways to keep your relationship and connection close, even if you can't be together.
Viết thư, nói chuyện điện thoại, tương tác trên mạng xã hội và các cuộc gặp gỡ trực tuyến có thể giúp đảm bảo rằng bạn giữ liên lạc với người mà bạn nhớ ngay cả khi hai bạn không thể gặp mặt trực tiếp.
Writing letters, talking on the phone, interacting on social media, and virtual meetups can help ensure that you stay in touch with the person you miss, even if you can’t be together in person.
Practice Gratitude
Lòng biết ơn liên quan đến việc bày tỏ sự cảm kích và đánh giá cao điều gì đó trong cuộc sống của bạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc thực hành có thể mang lại nhiều tác động tích cực đến sức khỏe tâm thần, bao gồm cải thiện cảm giác hạnh phúc và tăng cường sức khỏe tổng quát.
Gratitude involves expressing thankfulness and appreciation for something in your life. Research has shown that this practice can have a range of positive mental health effects including improving feelings of happiness and boosting overall well-being.
Khi bạn đang phải đối mặt với việc nhớ nhung ai đó, bạn có thể thấy hữu ích khi tập trung vào cảm giác biết ơn về mối quan hệ với người đó. Hãy dành một chút thời gian để viết về mức độ bạn đánh giá việc có họ trong cuộc đời mình, ngay cả khi họ không còn bên bạn nữa.
When you are dealing with missing someone, you might find it helpful to focus on feeling grateful for your relationship with that person. Spend a moment writing about how much you appreciated having them in your life, even if they are no longer present.
Care for Yourself
Bất kể lý do tại sao bạn phải xa người mà bạn quan tâm, điều quan trọng là bạn phải thực hiện các bước để chăm sóc bản thân. Cho dù bạn đang phải đối mặt với một trái tim tan vỡ hay cảm thấy cô đơn trong khi chờ đợi người thân trở về, việc tự chăm sóc tốt bản thân có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn trong thời gian khó khăn này.
No matter why you are separated from someone you care about, it is important to take steps to take care of yourself. Whether you are tending a broken heart or feeling lonely while you wait for your loved one to return, quality self-care can go a long way toward helping you feel better during this difficult time.
Lên kế hoạch cho thời gian ở một mình, thiền để giảm bớt căng thẳng hoặc tập yoga để giúp thư giãn chỉ là một vài điều bạn có thể thử.
Scheduling some alone time, meditating to ease stress, or doing yoga to help relax are just a few things you can try.
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc, ăn các bữa ăn lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Sẽ dễ dàng hơn để kiểm soát những cảm xúc khó khăn nếu bạn đảm bảo rằng những nhu cầu cơ bản của mình được đáp ứng.
Also, make sure that you’re getting enough sleep, eating healthy meals, and getting regular physical exercise. It’s easier to manage difficult feelings if you make sure that your basic needs are met.
Nguồn ảnh: Pinterest
Cách Nhận Trợ Giúp
Nếu nhớ ai đó đang gây ra đau khổ hoặc các triệu chứng khác khiến bạn khó hoạt động bình thường, bạn nên nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe hoặc nhà trị liệu. Đau buồn và mất mát là cảm giác phổ biến nhưng chúng cũng có thể dẫn đến tr.ầm cảm hoặc lo âu cần được điều trị.
If missing someone is causing distress or other symptoms that are making it difficult to function normally, you should talk to your healthcare provider or a therapist. Grief and loss are common, but they can also lead to feelings of depression or anxiety that require treatment.
Liệu pháp tâm lý và sử dụng thuốc có thể giúp ích nếu bạn đang lo âu, tr.ầm cảm hoặc có các vấn đề sức khỏe tâm thần khác bắt nguồn từ việc nhớ nhung ai đó.
Psychotherapy and medication can help if you are experiencing anxiety, depression, or other mental health concerns that stem from missing someone.
Trong một số trường hợp, việc nhớ một người đã qua đời có thể dẫn đến tình trạng được biết đến là đau buồn phức tạp. Nó xảy ra ở khoảng 7% số người đau buồn và dẫn đến các triệu chứng kéo dài như suy ngẫm quá mức, né tránh những thứ gây hoài niệm và cảm xúc mãnh liệt liên quan đến sự mất mát.
In some cases, missing someone who has passed away can lead to a condition known as complicated grief. It occurs in around 7% of bereaved people and leads to longer-lasting symptoms of excessive rumination, avoidance of reminders, and intense emotions related to the loss.
What This Means For You
Nhớ những người mà bạn không thể ở bên là điều bình thường, nhưng điều đó không có nghĩa đối mặt với những cảm xúc này là điều dễ dàng. Cho dù cuộc chia ly chỉ là tạm thời hay lâu dài hơn, bạn có thể làm những điều sau để xoa dịu lòng khao khát và nỗi buồn của mình. Học cách chấp nhận cảm xúc của mình, thực hành cách tự chăm sóc bản thân và liên hệ với người khác để nhện sự hỗ trợ từ xã hội đều là những chiến lược có thể hữu ích.
Missing the people you cannot be with is normal, but that doesn’t mean dealing with these feelings is easy. Whether the separation is temporary or more lasting, there are things you can do to find relief from your longing and sadness. Learning to accept your emotions, practicing self-care, and reaching out to other people for social support are all strategies that can help.
Hãy cho bản thân thời gian để chữa lành, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn đang tìm ra những cách mới để định hướng năng lượng và giữ cho bản thân luôn bị phân tâm để không bị đắm chìm trong vòng suy ngẫm. Nếu bạn vẫn gặp khó khăn, đừng ngại liên hệ với chuyên gia sức khỏe tâm thần. Họ có thể giúp bạn giải quyết những cảm xúc này và phát triển các kỹ năng đối phó mới.
Give yourself time to heal, but be sure that you are finding new ways to direct your energy and staying distracted so that you don't get trapped in a cycle of rumination. If you're still struggling, don't be afraid to reach out to a mental health professional. They can help you process these emotions and develop new coping skills.
Tác giả: Kendra Cherry
--------------------------------------
Dịch giả: Trần Phượng
Biên tập: Tố Uyên
Nguồn ảnh: Pinterest
Link bài gốc: What to Do When You Miss Someone
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Tâm lý học tuổi trẻ mong nhận được sự ủng hộ và góp sức của các bạn. Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức chuyên sâu về tâm lý cho cộng đồng tại đây: https://ybox.vn/idy8l214r1c6yo
(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(****) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
2,065 lượt xem