[Tâm lý] Như Thế Nào Là Tâm Lý Học Tuổi Vị Thành Niên
Tâm lý học tuổi vị thành niên hay đúng hơn là các nhu cầu sức khỏe tâm lý đặc biệt của tuổi dậy thì ( thường rơi vào khoảng độ tuổi 10 đến 19). Rất nhiều người biết được liệu pháp trò chuyện truyền thống trông như thế nào với người lớn và tương tự là liệu pháp trò chơi với trẻ em. Thanh thiếu niên là một nhóm riêng biệt, không hoàn toàn là một đứa trẻ và cũng không hẳn là người lớn có lẽ vì thế mà họ luôn có cho mình các nhu cầu riêng.
Làm việc trong lĩnh vực tâm lý tuổi vị thành niên có nghĩa là bạn phải xem xét rất nhiều nhu cầu của một người cụ thể với bộ não đã phát triển qua giai đoạn thơ ấu nhưng chưa hoàn toàn lĩnh hội đầy đủ sự trưởng thành của một người lớn.
Lịch sử của tâm lý học tuổi vị thành niên
Khái niệm về thanh thiếu niên vẫn còn khá mới mẻ và chỉ được nhận biết ở Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Còn với những năm về trước thì khái niệm thanh thiếu niên cơ bản được xem như là một người lớn thu nhỏ.
[Tuy nhiên, hiện nay chúng ta biết rằng việc phát triển vẫn tiếp tục trong suốt một đời người và điều đó có nghĩa là nhóm thanh thiếu niên có các khác biệt về mặt phát triển so với người lớn]
Cụ thể là trong nhiều nhiều thập kỷ nghiên cứu đã cho thấy rằng sự phát triển trí não đáng kể mà thanh thiếu niên trải qua có tác động lên hành vi và các hoạt động của họ trong giai đoạn này. Dựa vào kết quả trên mà một số nhà khoa học chủ chốt đã đưa ra các giả thuyết về sự phát triển vị thành niên và các nhu cầu tâm lý cụ thể của nhóm tuổi này.
Jean Piaget
Jean Piaget là một bác sĩ chuyên khoa tâm lý trẻ em người đã nhiều năm nghiên cứu về việc phát triển tâm lý của trẻ nhỏ và vị thành niên sẽ cho ta nhìn sâu sắc hơn về tâm lý của nhóm tuổi đặc biệt này.
Theo như Piaget, sự chuyển đổi của vị thành niên từ “giai đoạn thao tác cụ thể” sang “giai đoạn thao tác hình thức”. Trong giai đoạn thao tác cụ thể, trẻ nhỏ sẽ hiểu được thế nào là suy nghĩ logic và đồng thời biết được rằng quan điểm của chúng thì không nhất thiết là một quan điểm duy nhất.
Đối với giai đoạn thao tác hình thức, nhận thức về các suy nghĩ trừu tượng sẽ phát triển, mỗi trẻ đều có thể nắm bắt được các biểu tượng, phát triển nhận thức và dần bắt đầu kiểm tra các giả thuyết về thế giới xung quanh.
Tuy nhiên không hẳn ai cũng có thể chạm đến trạng thái này: Piaget cho rằng chỉ có ⅓ số lượng người trưởng thành có được trọn vẹn giai đoạn thao tác hình thức.
Erik Erikson
Erik Erikson cũng đã nghiên cứu về việc phát triển tuổi thọ, mặc dù công việc của ông ta phần lớn hướng đến sự phát triển liên tục từ tuổi vị thành niên đến trưởng thành trong 8 giai đoạn. Mỗi một giai đoạn tìm kiếm một sự cân bằng lành mạnh (hoặc là “năng lực”) trong cách xử lý các nhiệm vụ cụ thể cho giai đoạn đó.
Giai đoạn vị thành niên thì trùng lặp với ba trong số các giai đoạn của Erikson:
Siêng năng và tự ti: cho đến nay ước tính ở khoảng độ tuổi 12, từng người sẽ phát triển khả năng năng vượt qua trở ngại và học hỏi kỹ năng mới.
Định hình cái tôi và cảm giác bối rối về vai trò của mình: giai đoạn này diễn ra vào khoảng độ 12 đến 18 tuổi. Trạng thái này bao gồm việc phát triển bản sắc và thấu hiểu cảm xúc của chính mình như là bản dạng giới, tính hướng, khuynh hướng chính trị và niềm tin tôn giáo. Trong suốt thời kỳ này rất nhiều các bạn trẻ bắt đầu đặt ra các câu hỏi về những gì họ được dạy từ bố mẹ, điều này dẫn đến khá nhiều rắc rối cho mối quan hệ giữa ba mẹ và con cái khi con trẻ phát triển ý thức tự chủ của riêng mình.
Gắn bó và cô lập: bắt đầu ở độ tuổi 18 và kéo dài đến giai đoạn trưởng thành, mỗi người trong giai đoạn này sẽ phát triển các mối quan hệ thân mật để tránh các cảm giác cô lập.
Hành vi tiêu biểu của thanh thiếu niên là gì ?
Một câu hỏi thường thấy ở các bậc phụ huynh đó là “làm cách nào để biết đâu là những hành vi tiêu biểu của trẻ vị thành niên?”. Mặc họ mong rằng con cái sẽ nêu thắc mắc với mình, từ đó đẩy lùi ranh giới và để chúng trải nghiệm một vài “nỗi đau trưởng thành” khi tiến đến phát triển nhận thức bản thân, tuy nhiên đây vẫn là một thách thức cho các bậc phụ huy để nhận biết rõ ràng đâu mới thực sự là hành vi tiêu biểu của giai đoạn này.
Các bố mẹ có thể phải đấu tranh với việc cân bằng các ranh giới lành mạnh và nuôi dưỡng mối quan hệ tích cực với con cái của họ.
[Không có giới hạn cho việc tìm kiếm sự giúp đỡ bên ngoài. Hành vi nổi loạn là một dấu hiệu cho thấy bọn trẻ đang tìm kiếm sự hỗ trợ những không biết cách mở lời ra sao. Bác sĩ chăm sóc chính là một người hoàn hảo để giúp nhận biết đâu là các hành vi phù hợp cho sự phát triển đồng thời cũng có thể giới thiệu cho thanh thiếu niên một nhà trị liệu phù hợp]
Nếu các bậc phụ huynh thắc mắc các liệu pháp có hữu hiệu hay không hoặc là con trẻ của họ cần tìm một nhà trị liệu. Ít nhất thì nó sẽ hữu ích hơn khi được tư vấn ngay từ đầu với một bác sĩ trị liệu để tháo gỡ các nỗi lo lắng trên. Thật sự sẽ không có bất kỳ ngưỡng giới hạn nào cho việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài của bạn.
Liệu pháp cho thanh thiếu niên
Bởi vì bộ não của thanh thiếu niên vẫn có khác biệt so với bộ não của một người trưởng thành cho nên các liệu pháp dành cho nhóm tuổi này sẽ không giống với liệu pháp dành cho người ở độ tuổi trưởng thành.
Những điều mà bố mẹ cần lưu ý khi con nhỏ của mình đang trong thời gian trị liệu bao gồm:
Mối quan hệ chính là chìa khóa: Phần quan trọng nhất của mối quan hệ điều trị chính là niềm tin và sự liên kết với bác sĩ trị liệu, và điều này là đặc biệt đúng với nhóm tuổi vị thành niên. Nó có nghĩa là các bạn trẻ phải có cho mình một bác sĩ trị liệu người mà họ có thể tin tưởng và ở bên họ trong suốt quá trình điều trị.
Sự riêng tư và tính bảo mật là cần thiết: Rất nhiều phụ huynh muốn biết được điều gì xảy ra trong khoảng thời gian điều trị của con mình. Việc tò mò như thế có thể hiểu được tuy nhiên việc yêu cầu con trẻ hay bác sĩ trị liệu tiết lộ các thông từ quy trình thông thường sẽ dẫn đến các ảnh hưởng xấu nhiều hơn là ảnh hưởng tốt. Các quy định là khác nhau theo từng trường hợp nhưng phụ huynh vẫn có quyền hạn với những thông tin trên. Trong trường hợp này, việc để cho trẻ vị thành niên biết rằng ba mẹ sẽ luôn tôn trọng sự riêng tư của chúng và cho phép họ tham gia và hưởng lợi từ các buổi điều trị trên trên.
Bác sĩ trị liệu sẽ giải quyết các mối quan tâm về sự an toàn: Các bác sĩ trị liệu được ủy thác như là một báo cáo viên, có nghĩa là họ được yêu cầu để báo cáo lại những tình trạng làm dụng trẻ em. Họ cũng sẽ tiết lộ nếu đối tác có xu hướng muốn nghĩ quẩn hoặc có ý định làm hại một ai đó. Có vẻ nó sẽ hữu ích nếu có một buổi họp chung trước khi tiến hành điều trị để giải quyết các giới hạn về việc bảo mật cũng như rạch ròi chính xác các thông tin sẽ hoặc không được phép tiết lộ với bố mẹ.
Việc điều trị cho nhóm tuổi vị thành niên rất khác so với việc điều trị cho nhóm tuổi trưởng thành. Các phụ có thể lo lắng rằng con trẻ của họ chỉ là đang nói chuyện hoặc có một buổi trò chuyện ngắn với bác sĩ điều trị. Bởi vì mới quan hệ điều trị là chìa khóa, bất kì chủ đề nào quan trọng với trẻ vị thành niên thì đều quan trọng với các buổi trị liệu của họ. Cho nên không đơn giản chỉ là có những thứ nhỏ nhặt như một buổi trò chuyện. Cho trẻ nhỏ quyền tự do để lựa chọn chủ đề để thảo luận thường đặt nền tảng nhận thức sâu hơn về sau bởi vì chúng cảm thấy an tâm với bác sĩ trị liệu của mình. Tương tự như vậy, theo như mức độ phát triển của vị thành niên, cho có thể xây dựng các mối quan hệ thông qua vui chơi trong các buổi điều trị. Đó là toàn bộ những điều thích hợp trong việc điều trị.
Nếu con trẻ cần các liệu pháp thì chẳng sao cả. Một bậc phụ huynh không thể kiểm soát được mọi thứ xảy đến với con cái của họ và không một phụ huynh nào là hoàn hảo. Nhận biết nhu cầu điều trị của nhóm tuổi vị thành niên và hỗ trợ từ những người lớn khác mà không phải bố mẹ là một phần trong việc nuôi dưỡng con cái tốt và cũng không có nghĩa việc làm trên của bố mẹ là sẽ làm “hỏng” con cái của họ.
Vị thành niên có các nhu cầu không hề giống như một đứa trẻ hay người lớn. Khi quyết định được các nhu cầu tâm lý của chúng và đưa ra sự chăm sóc phụ hợp, điều quan trọng là hiểu được các giai đoạn đặc biệt này trong đời cũng như là đáp ứng được chúng ở bất kỳ mức độ nào.
Tác giả: Amy Marschall
—
Dịch giả: Hema
Biên tập: Hùng Phát
Nguồn ảnh: https://www.behance.net/
Link bài gốc: https://www.verywellmind.com/what-is-adolescent-psychology-5201894
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: YBOX.VN”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(***) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
240 lượt xem