Phương Mai Trần@Gia Vị
2 năm trước
[Tâm Lý] Philophobia (Nỗi sợ yêu đương)
Philophobia (Fear of Falling in Love)
Philophobia - nỗi sợ yêu- có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng có được những mối quan hệ ý nghĩa của bạn. Một cuộc chia tay đau khổ, ly hôn, sự bỏ rơi hoặc bị từ chối trong suốt thời thơ ấu hoặc khi đã trưởng thành có thể khiến bạn sợ yêu. Liệu pháp tâm lý (liệu pháp trò chuyện) có thể giúp bạn vượt qua chứng rối loạn ám ảnh sợ chuyên biệt này.
Philophobia — a fear of love — can negatively affect your ability to have meaningful relationships. A painful breakup, divorce, abandonment or rejection during childhood or adulthood may make you afraid to fall in love. Psychotherapy (talk therapy) can help you overcome this specific phobic disorder.
Tổng quan
Overview
Philophobia là gì?
What is philophobia?
Những người mắc chứng philophobia mang trong mình nỗi sợ tình yêu. Nỗi sợ này dữ dội đến mức họ thấy chúng rất khó khăn, đôi lúc bất khả thi khi hình thành và duy trì mối quan hệ yêu đương. “Philos” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là yêu hoặc được yêu. “Phobos” (nỗi sợ hãi) trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là nỗi sợ.
People who have philophobia have a fear of love. This fear is so intense that they find it difficult, sometimes impossible, to form and maintain loving relationships. “Philos” is the Greek word for loving or beloved. “Phobos” (phobia) is the Greek word for fear.
Một số người tin rằng Nữ hoàng Elizabeth I của nước Anh có chứng sợ yêu. Bà ấy chưa bao giờ kết hôn và đã trở nên nổi tiếng với cái tên Nữ hoàng Đồng trinh.
Some people believe that Queen Elizabeth I of England had philophobia. She never married and became known as the Virgin Queen.
Vậy phobia là gì?
What is a phobia?
Phobias là một trong những chứng rối loạn lo âu phổ biến. Những người mắc chứng này bộc lộ sự cực kỳ sợ hãi đối với những thứ thường không gây hại cho họ. Philophobia là một chứng rối loạn ám ảnh sợ chuyên biệt. Bạn trở nên sợ hãi một trạng thái cụ thể: yêu.
Phobias are one of the more common anxiety disorders. People who have phobias develop extreme fears of things that won’t typically harm them. Philophobia is a specific phobia disorder. You become afraid of a certain situation: falling in love.
Philophobia phổ biến như thế nào?
How common is philophobia?
Thật khó để biết chính xác có bao nhiêu người mắc chứng sợ hãi chuyên biệt, như là philophobia. Nhiều người có thể tự giữ nỗi sợ hãi hoặc không nhận ra rằng họ có chứng sợ này. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng có khoảng 1 trên 10 người trưởng thành ở Mỹ và 1 trên 5 thanh thiếu niên sẽ mắc phải một chứng ám ảnh nỗi sợ chuyên biệt vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ.
It’s hard knowing exactly how many people have a specific phobia, like philophobia. Many people may keep this fear to themselves or may not recognize they have it. We do know that about 1 in 10 American adults and 1 in 5 teenagers will deal with a specific phobia disorder at some point in their lives, though.
Triệu chứng và nguyên nhân
Symptoms and Causes
Nguồn ảnh: Canva
Ai có nguy cơ mắc chứng philophobia?
Who is at risk for philophobia?
Những người được chỉ rõ là nữ mới sinh (DFAB) có khả năng mắc chứng rối loạn ám ảnh cao hơn. Những nhân tố nguy cơ bao gồm:
People designated female at birth (DFAB) are more likely to experience a phobia disorder. Risk factors include:
Tiền sử gia đình: Chứng kiến cha mẹ hoặc người yêu vật lộn với chứng sợ hãi hoặc rối loạn lo âu có thể khiến bạn dễ có những nỗi sợ tương tự.
Family history: Witnessing a parent or loved one struggle with a phobia or anxiety disorder may make you more likely to have the same fears.
Di truyền: Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng một vài người có những biến đổi về gen khiến họ dễ bị tổn thương với những rối loạn lo âu và chứng sợ hãi.
Genetics: Some research suggests that some people have gene changes that make them more prone to anxiety disorders and phobias.
Những nỗi ám ảnh khác: Mọi người thường có nhiều nỗi sợ hơn là chỉ một nỗi sợ. Một vài người có chứng sợ yêu cũng sợ kết hôn (Hội chứng sợ Kết hôn), bị từ chối hoặc bị bỏ rơi.
Other phobias: It’s common to have more than one phobia. Someone with a fear of love may also fear commitment (gamophobia), rejection or abandonment.
Tại sao tôi lại sợ yêu?
Why do I have a fear of love?
Thông thường, mọi người có thể mô tả nỗi sợ của họ hoặc chứng sợ hãi bắt nguồn từ những trải nghiệm đau thương thơ ấu. Philophobia có thể là một phản ứng bảo vệ. Nếu bạn không cho phép bản thân nảy sinh những cảm giác yêu đương với ai đó, bạn sẽ giảm nguy cơ đau buồn và đau lòng.
Often, people can trace their fear or phobia to traumatic childhood experiences. Philophobia may be a protective response. If you don’t allow yourself to develop loving feelings for someone, you lower your risk of heartache and pain.
Các nguyên nhân tiềm ẩn của chứng sợ philophobia bao gồm:
Potential philophobia causes include:
Những mối quan hệ khó khăn trước đây: Những đứa trẻ từng trải qua việc bố mẹ ly hôn gây tranh cãi, bố mẹ qua đời, bị bỏ rơi hoặc lạm dụng trẻ em có thể cảm thấy rất khó khăn để cảm nhận tình yêu dành cho những người khác. Điều tương tự cũng đúng ở người trưởng thành đã trải qua sự phản bội, ly hôn, lạm dụng hoặc bị bỏ rơi.
Previous difficult relationships: Children who experience their parents’ argumentative divorce, parental death, abandonment or child abuse may find it difficult to feel love for others. The same holds true for adults who experience infidelity, divorce, abuse or abandonment.
Sợ bị từ chối hoặc bị bỏ rơi: Việc bố mẹ rời bỏ bạn khi bạn còn nhỏ có thể dẫn đến nỗi sợ yêu. Người trưởng thành bị bạn đời hoặc bạn bè từ chối quá nhiều lần có thể trở nên sợ yêu.
Fear of rejection or abandonment: Having a parent leave you as a child can lead to a fear of love. Adults who experience repeat rejections from partners or friends may become afraid to love.
Áp lực văn hóa hoặc tôn giáo: Một số nền văn hóa sắp đặt hôn nhân mà không có quá nhiều (nếu có) cân nhắc đến yếu tố tình cảm. Bạn có thể trở nên sợ yêu người khác bởi vì bạn cảm thấy mình không có tiếng nói với bạn đời. Một người LGBTQ+ có thể sợ yêu nếu tôn giáo hoặc nền văn hóa của họ phản đối mối quan hệ này.
Cultural or religious pressures: Certain cultures arrange marriages without much (if any) consideration about love. You may become afraid to love others because you feel you have no say in who your partner is. Someone who’s LGBTQ+ may fear love if their religion or culture opposes the relationship.
Rối loạn xã hội thiếu kiềm chế (DSED): Một đứa trẻ không nhận được sự quan tâm, tình thương và sự công nhận từ bố mẹ hoặc người chúng tin tưởng có thể trưởng thành cùng với nỗi sợ yêu. Những đứa trẻ này có xu hướng kết nối tốt hơn với người lạ hơn là người yêu thương chúng. DSED là một dạng của rối loạn phản ứng gắn bó.
Disinhibited social engagement disorder (DSED): A child who doesn’t receive attention, love and validation from a parent or another trusted source may grow up fearing love. These children tend to connect better with strangers than people who love them. DSED is a type of reactive attachment disorder.
Đâu là dấu hiệu của philophobia?
What are philophobia symptoms?
Nguồn ảnh: Google
Những người sợ yêu có thể phản ứng theo nhiều cách khác nhau. Bạn có thể:
People who fear love may react in different ways. You may:
Không thể có những mối quan hệ thân mật.
Be unable to have intimate relationships.
Cực kỳ lo sợ khi trong một mối quan hệ và liên tục lo lắng rằng mối quan hệ sẽ kết thúc.
Experience extreme anxiety when in a relationship and constantly worry about the relationship ending.
Cảm thấy sợ hãi bạn đời và những cảm xúc của họ.
Feel afraid of your partner or their emotions.
Đẩy mọi người ra xa và đột ngột kết thúc các mối quan hệ.
Push people away or end relationships abruptly.
Khi bạn có cảm giác yêu đương, bạn có thể có những dấu hiệu thể chất sau:
When you experience feelings of love, you may have these physical symptoms:
Chóng mặt
Dizziness.
Miệng khô
Dry mouth.
Cực kỳ kinh hoàng và khiếp sợ
Extreme feeling of dread or terror.
Buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy
Nausea, vomiting, or diarrhea
Đổ mồ hôi nhễ nhại
Profuse sweating.
Thở gấp và tim đập nhanh
Rapid breathing and heart rate.
Run rẩy hoặc co giật
Shaking or trembling.
Hụt hơi
Shortness of breath.
Chẩn đoán và Kiểm tra
Diagnosis and Tests
Chứng philophobia được chẩn đoán như thế nào?
How is philophobia diagnosed?
Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn tâm thần (DSM) giúp các chuyên gia sức khỏe tâm thần như là nhà tâm lý học chẩn đoán chứng rối loạn ám ảnh dựa trên những triệu chứng và cách chúng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn.
The American Psychiatric Association’s Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (DSM) helps mental health professionals like psychologists diagnose phobia disorders based on symptoms and how they impact your quality of life.
Các nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe sử dụng những tiêu chí sau để chẩn đoán chứng rối loạn ám ảnh chuyên biệt tương tự như philophobia:
Healthcare providers use these criteria to diagnose a specific phobic disorder like philophobia:
Nỗi sợ yêu dai dẳng kéo dài ít nhất 6 tháng.
Persistent fear of love that lasts for at least six months.
Nỗi sợ hãi hoặc lo lắng mãnh liệt khi bạn cảm nhận tình yêu.
Intense fear or anxiety when you feel love.
Sự bộc phát các triệu chứng của nỗi ám ảnh khi bạn thấy bản thân đang trong một tình huống yêu đương.
Onset of phobia symptoms when you find yourself in a loving situation.
Lo lắng hoặc sợ hãi khiến bạn tránh cho đi và nhận lại tình yêu.
Anxiety or fear that causes you to avoid giving or receiving love.
Các biểu hiện trầm trọng cản trở khả năng tiến tới những mối quan hệ ý nghĩa, thân mật.
Extreme symptoms that interfere with your ability to forge meaningful, intimate relationships.
Kiểm soát và điều trị
Management and Treatment
Nguồn ảnh: Google
Làm thế nào để các nhà cung cấp điều trị chứng philophobia?
How do providers treat philophobia?
Liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) có thể giúp bạn vượt qua Hội chứng sợ yêu. Hình thức trị liệu tâm lý (trị liệu trò chuyện) giúp bạn nhận ra những ý nghĩ và hành vi khiến bạn sợ yêu.
Cognitive behavioral therapy (CBT) can help you overcome philophobia. This form of psychotherapy (talk therapy) helps you recognize thoughts and behaviors that make you afraid of love.
Bạn cũng có thể thấy một liệu pháp tiếp xúc có lợi được biết đến là giải mẫn cảm toàn thân. Liệu pháp tiếp xúc đã giúp hơn 90% người mắc chứng rối loạn ám ảnh chuyên biệt.
You may also benefit from a type of exposure therapy known as systemic desensitization therapy. Exposure therapy helps more than 90% of people who have specific phobic disorders.
Nó hoạt động bằng cách:
It works by:
Hướng dẫn bạn các kỹ thuật thư giãn như bài tập hít thở sâu và thiền để kiểm soát triệu chứng.
Teaching you how to use relaxation techniques like deep breathing exercises and meditation to manage symptoms.
Tiếp xúc dần dần với bạn khiến bạn phải lòng.
Gradually exposing you to the idea of falling in love.
Đưa ra cho bạn những nhiệm vụ thực tế để giúp bạn thoải mái cho đi và nhận lại tình yêu.
Giving you real-world tasks to help you get comfortable with giving and receiving love.
Các biến chứng của philophobia là gì?
What are the complications of philophobia?
Cuộc sống không có tình yêu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và thể chất của bạn, khiến bạn có nguy cơ mắc phải:
A loveless life can affect your physical and mental health, putting you at risk for:
Lo âu, tr.ầm c.ảm hoặc rối loạn hoảng sợ.
Anxiety, depression or panic disorder.
Rối loạn cương dương (ở nam giới)
Erectile dysfunction (in males).
Rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD)
Post-traumatic stress disorder (PTSD).
Rối loạn sử dụng chất gây nghiện.
Substance use disorder.
Sống chung
Living With
Khi nào tôi nên đến bác sĩ?
When should I call the doctor?
Hãy gọi cho nhà cung cấp dịch vụ sức khỏe của bạn nếu bạn đang gặp phải:
Call your healthcare provider if you experience:
Các cơn hoảng loạn
Panic attacks.
Lo âu dai dẳng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và giấc ngủ.
Persistent anxiety that interferes with daily life or sleeping.
Dấu hiệu của tr.ầm c.ảm hoặc vấn đề sử dụng chất kích thích.
Signs of depression or substance use problems.
Những câu hỏi nên hỏi bác sĩ?
What questions should I ask my doctor?
Bạn có thể sẽ muốn hỏi:
You may want to ask your healthcare provider:
Điều gì gây ra nỗi ám ảnh này?
What’s causing this phobia?
Đâu là cách chữa trị tốt nhất cho tôi?
What’s the best treatment for me?
Tôi có nên thử liệu pháp tâm lý không?
Should I try psychotherapy?
Tôi cần trị liệu trong bao lâu?
How long will I need therapy?
Thuốc có thể giúp gì không?
Can medications help?
Một lưu ý từ Phòng khám Cleveland
A note from Cleveland Clinic
Việc bảo vệ bản thân khỏi nỗi đau là cơ chế tự nhiên. Tuy nhiên nhiều vấn đề sẽ nảy sinh nếu sợ yêu gây ra nỗi đau về thể chất và tinh thần hoặc ảnh hưởng đến khả năng xây dựng mối quan hệ của bạn. Thật tốt nếu cho đi và nhận lại tình yêu. Khi philophobia khiến bạn sợ yêu, thế giới của bạn sẽ trở nên thật cô độc. Liệu pháp CBT và giải mẫn cảm có thể giúp bạn biết cách đối mặt với nỗi sợ hãi. Theo thời gian, bạn có thể tạo dựng những mối quan hệ yêu đương thân mật cùng với bạn đời, gia đình và bạn bè.
It’s natural to want to protect yourself from pain. But problems arise if your fear of love causes physical or mental distress or affects your ability to build relationships. It should feel good to give and receive love. When philophobia causes you to be afraid of love, your world may become lonely. CBT and desensitization therapy can help you learn to deal with this fear. In time, you may be able to form intimate, loving relationships with partners, family members and friends.
Tác giả: Cleveland Clinic
------------------------------------------------------------------
Dịch giả: Phương Mai
Biên tập: Mẫn Nhy
Nguồn ảnh: Sưu tầm
Link bài gốc: Philophobia (Fear of Falling in Love)
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Tâm lý học tuổi trẻ mong nhận được sự ủng hộ và góp sức của các bạn. Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức chuyên sâu về tâm lý cho cộng đồng tại đây: https://ybox.vn/idy8l214r1c6yo
(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
117 lượt xem