[Tâm lý] Suy Nghĩ Định Kiến In Sâu Trong Tâm Trí Con Người - Quan Trọng Là Cách Chúng Ta Đối Mặt Với Chúng
Chúng ta thường nghĩ về thành kiến như một thứ gì đó mà người khác, nhất là người xấu, luôn giữ trong tim và tâm trí họ.
Sự thật là, thành kiến luôn tồn tại bên trong tất cả chúng ta. Tin tốt là tâm lý học đã đề xuất những cách thức hữu dụng giúp chúng ta chống lại thành kiến trong suy nghĩ.
Định kiến một phần là do học được từ văn hóa, từ cha mẹ chúng ta, từ trường học, từ các thông điệp và mô tả xã hội trên các phương tiện truyền thông. Nhưng định kiến cũng ăn sâu vào trong hệ thống suy nghĩ của chúng ta. Nhiều nghiên cứu được thực hiện dựa trên định kiến ngầm, rập khuôn tiêu cực và cách đối xử khác biệt mà chúng ta không nhận thức rõ.
Dù muốn hay không, thành kiến vẫn dễ dàng ăn sâu trong chúng ta. Thế nên, nếu muốn chống lại nó, chúng ta cần phải thay đổi cách nghĩ của mình để đối phó với định kiến như nào.
Từ khi còn nhỏ, tôi đã không ít lần cắn răng chịu đựng những nhát đâm của định kiến và cách nó tác động đến tất cả chúng ta. Tôi cũng biết cách nó định hình sâu sắc lên cuộc sống của tổ tiên người Do Thái của tôi, và chứng kiến nó điều khiển cuộc sống con cái tôi, những đứa trẻ đa chủng tộc.
Khi lớn lên, tôi không biết ông ngoại - người đã bị cuốn theo sự cuồng nhiệt của Đức Quốc xã thời Hitler lên nắm quyền - từng nhắc mẹ tôi không bao giờ được tiết lộ với bất kỳ ai rằng bà mang dòng máu bị ô uế. Mẹ tôi từng quả quyết rằng, tên của bà không phải Ruth Eileen Dreyer mà là Ruth Esther Dreyer. Mãi sau này tôi mới biết sự thật đó và việc phân nửa người thân bên ngoại của bà đã chết chen chúc trong “phòng tắm” không phải để làm sạch cơ thể mà là để thanh tẩy thế giới của họ.
Tôi bắt gặp định kiến đầu tiên từ Tom, người bạn thời thơ ấu của tôi, cũng là người da trắng giống tôi. Cậu ta đã thốt lên những lời cay nghiệt về những người thuộc các chủng tộc và sắc tộc khác, gọi họ bằng ti tỉ những từ và cái tên tục tĩu khác. Nó khiến tôi bực bội, tôi thậm chí đã lao vào ẩu đả với Tom.
Bất chấp sự khinh thường của tôi dành cho những từ ngữ cay nghiệt kia, lời nói xấu của Tom cứ lởn vởn trong tâm trí tôi. Một hôm, Tom và tôi, cùng cậu bạn Joe, đạp xe đến chơi ở sân chơi bowling.
Khi chúng tôi đang sắp xếp dụng cụ, Tom bỗng thốt lên đầy kỳ lạ: “Trời có vẻ sắp mưa đó”. Cậu ta và Joe cười khúc khích. Tôi thì bối rối. Từ chỗ chúng tôi đang chơi, chúng tôi nào có thấy được bên ngoài đâu chứ.
“Trời sắp mưa rồiii đấyyy!!!”, Tom lớn tiếng lặp lại khi cậu ta và Joe cố nén cười.
Cuối cùng, tôi trông thấy một người đàn ông da màu đang đi về hướng chúng tôi - một đám mây đen đang ùn ùn kéo đến. Bạn hiểu ý tôi chứ?
Tôi khiếp sợ, và thấy nôn nao trong dạ dày. Nhưng một suy nghĩ lại chợt lóe lên trong đầu tôi: Tôi thấy vui vì bọn bạn đã không chế giễu mình.
Sau một vài thập kỷ, cô con gái tuổi teen Camille của tôi đã bận đồ cho buổi khiêu vũ ở trường, trông con bé xinh xắn lắm. Con bé là người Mỹ gốc Phi và Latinh (người vợ đầu của tôi là người Latinh, Camille là con của cô ấy từ mối quan hệ trước đó, và tôi đã nhận nuôi con bé).
Khi thấy con gái đến gần, một giọng nói sôi sục trong đầu tôi, tự nhiên hiện lên không mấy dễ chịu. Song song với giọng nói khó chịu kia là một nụ cười khẩy, là giọng của Tom và nói rất rõ ràng: “Trời sắp mưa rồiii đấyyy!!!”.
Năm ngoái, tôi đã kể câu chuyện này cho Camille nghe.
Con bé trả lời thật đáng yêu và rõ ràng, “Con yêu bố” - “Tất cả chúng ta đều phải mang những gánh nặng như thế mà”.
Phải, đúng đấy chứ.
Những định kiến tiêu cực thâm nhập cuộc sống con người. Ngay cả khi bạn ghét họ - hoặc là nạn nhân của họ - họ vẫn nằm trong hệ thống nhận thức của bạn. Nghĩa là họ luôn sẵn sàng làm tổn thương ai đó, ngay cả khi bạn không nhận thức được điều đó như nào. Nếu bạn đi sâu vào những phần cứng nhắc, những “hàng rào” bảo vệ, sợ hãi, tức giận và phán xét trong trái tim mình, bạn sẽ thấy định kiến trong đó.
Nhưng bạn có thể học cách sử dụng và áp dụng nhận thức đó để giảm tác động có hại của những “hàng rào” sâu trong cơ thể bạn và giảm cơ hội đặt những quyền và định kiến lên người khác. Bằng cách áp dụng các bài tập liệu pháp chấp nhận và cam kết (ACT) - tập trung vào việc nuôi dưỡng sự linh hoạt trong tâm lý hơn là đấu tranh và né tránh - để nhận ra những thành kiến ngầm của mình. Bạn sẽ nhận thức chúng rõ ràng hơn và hành động nhất quán với niềm tin có ý thức của bạn. Kiểu nhận thức này cho phép những suy nghĩ định kiến ít chiếm ưu thế hơn. Các nghiên cứu cũng cho thấy nó thậm chí có thể giúp chúng ta cam kết thực hiện những hành động tích cực để chống lại định kiến.
Phòng thí nghiệm của tôi đã nghiên cứu điều này - có rất nhiều dạng thành kiến, gồm thành kiến về giới, thành kiến về cân nặng, thành kiến dựa trên xu hướng tình dục, sắc tộc và hơn thế nữa. Chúng tôi đã mong là sẽ tìm được gốc rễ chung của mọi vấn đề, và chúng tôi đã làm được.
Chúng tôi nhận thấy rằng tất cả các dạng thành kiến có thể được giải thích phần lớn bởi thứ gọi là cách biệt độc đoán - niềm tin rằng chúng ta không giống một số nhóm người khác và vì họ khác biệt, họ đại diện cho một mối đe dọa mà chúng ta cần kiểm soát.
Khi phòng thí nghiệm của tôi xem xét các yếu tố tâm lý khiến một số người tuân theo cách biệt độc đoán, chúng tôi nhận thấy ba đặc điểm chính:
Không có khả năng tương đối để nhìn nhận quan điểm của người khác.
Không có khả năng cảm nhận nỗi đau của người khác khi nhìn nhận trên quan điểm của họ.
Không có khả năng tiếp nhận cảm xúc với nỗi đau của người khác dù cảm nhận được nỗi đau ấy.
Nhờ những phát hiện, chúng tôi đã nêu lên các biện pháp can thiệp được cho là giảm đáng kể định kiến.
Theo một cách nào đó, những dạng thành kiến khó xóa bỏ nhất là thành kiến vô hình và vô thức vì chúng dựa trên quyền con người. Ví dụ, một người da trắng có thể thành thật nói là không quan tâm đến vấn đề chủng tộc, nhưng lại không biết nó phô bày quyền con người như nào khi người hàng xóm da màu không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận suy nghĩ về nó (cô gửi cậu con trai tuổi teen của mình tiếp xúc với thế giới bên ngoài mỗi ngày, biết rằng thằng bé rất dễ bị bắt hoặc bị bắn vì là người da màu).
Tương tự, một người đàn ông có thể tin mình không có thành kiến về giới tính nhưng vẫn nói “thay” lời các đồng nghiệp nữ nhiều hơn trong các cuộc họp.
Yêu cầu những người chịu thiệt hơn về quyền con người tiếp tục phải gánh vác trọng trách lớn hơn để sửa đổi thì thật không công bằng và vô trách nhiệm; bước đầu tiên là hãy tự nhìn lại hành vi của chính bạn. Cố gắng để ý các dấu hiệu thành kiến gián tiếp của bạn - thời điểm mà bạn có những hành động được cho là không thiên vị nhưng thực chất lại bắt nguồn và định hình bởi chính quyền cá nhân của bạn.
Khi bạn đang làm như vậy, hãy hỏi những người thân với bạn và người từng có thành kiến để xem họ có thể giúp gì cho bạn không. Ví dụ, khi tôi bắt đầu lên giọng trịch thượng, vợ sẽ liếc nhìn tôi một cái. Đừng mong điều này sẽ khiến bạn thấy khá hơn, nhưng nó là một cuộc hành trình rất xứng đáng đấy.
Dưới đây là 3 bước bạn có thể thực hiện để bắt đầu nhận ra và xóa bỏ định kiến của chính mình.
1. Sở hữu chính kiến của riêng bạn
Quan sát bất kỳ thành kiến nào để đánh giá người khác hoặc bản thân hoặc để đưa ra chính kiến dựa trên quyền cá nhân. Mang lòng trắc ẩn với bản thân và luôn tiếp nhận ý thức đó càng nhiều càng tốt. Khi nào bạn thấy những suy nghĩ hay hành động có thành kiến xuất hiện?
Bỏ qua bất kỳ thành kiến nào để chấp nhận tin tưởng cách nhìn nhận của bạn hoặc né tránh hay tự chỉ trích bản thân vì đã cho phép chúng mặc sức thâm nhập trong tâm trí để quan trọng hóa bản chất của những khuynh hướng tiêu cực ấy. Chúng là những suy nghĩ, cảm xúc và thói quen vô hình từ chính bạn. Bạn có trách nhiệm, nhưng cũng không hoàn toàn có lỗi.
Chỉ cần ghi nhận sự tồn tại của thành kiến và nâng cao nhận thức của bạn về những khuôn mẫu văn hóa tiêu cực mà tất cả chúng ta đều mang theo.
2. Kết nối với quan điểm của người khác
Có ý nhìn nhận trên quan điểm của những người mà tâm trí bạn xét đoán để hiểu được cảm giác khi bị xỉ vả và chịu thành kiến, đôi khi không biết về người làm hại mình.
Đừng bỏ chạy khi nhận thấy nỗi đau từ những điều tiếng ấy, hoặc để nỗi khổ khiến bạn rơi vào cảm giác tội lỗi hay xấu hổ. Mục tiêu chính là sự kết nối và quyền sở hữu chính kiến cá nhân.
Cho phép nỗi đau khi bị đánh giá hoặc tổn thương thẩm thấu con người bạn. Khi đó, hãy nâng cao nhận thức của bạn về cách gây ra nỗi đau đó cho bất kỳ ai làm tổn hại đến giá trị bản thân bạn như nào.
3. Cam kết sửa đổi
Biến nỗi lo về quyền sở hữu chính kiến cá nhân và nỗi đau khi kết nối với cảm giác của những người yếu thế khác thành động lực để hành động. Cam kết thực hiện các bước cụ thể để giảm bớt tác động của định kiến và những lời xúc phạm lên người khác.
Nghĩa là học cách lắng nghe nhiều hơn, nêu rõ quan điểm khi người khác coi thường thành kiến, nhường cơ hội để người khác được thể hiện bản thân, tham gia một nhóm vận động chính sách; làm quen với nhiều người thuộc nhiều nhóm khác nhau theo đánh giá trong tâm trí bạn.
Thực hiện những hành động này không nhằm mục đích xóa bỏ điều bạn đang làm và trải nghiệm mà để chuyển những cảm xúc đó hướng đến việc bày tỏ lòng trắc ẩn của bản thân.
Bạn có thể thực hiện các giải pháp trên thường xuyên để xóa bỏ định kiến trong cuộc sống. Khi bắt đầu nới lỏng sự kìm kẹp của những thành kiến ngầm trong mình, bạn sẽ thấy niềm vui được giao lưu với mọi người tăng lên, bất kể họ từng có vẻ khác biệt với bạn như thế nào.
Thực tế đáng buồn là nếu chúng ta không giúp giải quyết vấn đề của định kiến, chúng ta sẽ giúp duy trì nó. Và nếu chúng ta không học cách thừa nhận trọng trách của quyền cá nhân hay nắm bắt những suy nghĩ thành kiến khó nhận diện quanh quẩn trong tâm trí chúng ta, thì ta đang ủng hộ thành kiến - và có khả năng chuyền những định kiến tiêu cực ấy sang mọi người.
Thật khó để thừa nhận với bản thân là ta đồng lõa với những người mang tư tưởng thành kiến nặng nề, và rất khó để giảm bớt những tác động của thành kiến. Nhưng bằng học hỏi và luyện tập, chúng ta chắc chắn sẽ làm được.
-------------
Dịch giả: Diệu Linh
Biên tập: Mai Khanh
Nguồn ảnh: Google Photos
Link bài gốc: https://ideas.ted.com/prejudiced-thoughts-run-through-all-our-minds-the-key-is-what-we-do-with-them/
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(***) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
380 lượt xem