[Tâm lý] Tại Sao Lại Quá Khó Để Nghỉ Ngơi Và Vì Sao Chúng Ta Cần Làm Điều Đó
“Nếu bạn không cho tâm trí và cơ thể được nghỉ ngơi, bạn sẽ bị tan vỡ. Ngừng thúc ép bản thân cố vượt qua nỗi đau và mệt mỏi mà hãy quan tâm đến những nhu cầu của bạn” Lori Deschene
Vào tháng 11 năm 2021, các vấn đề miễn dịch của tôi bùng phát. Bác sĩ và tôi vẫn không thể chắc về tình trạng của tôi - viêm khớp dạng thấp hay đau cơ xơ - mới là thủ phạm, hoặc liệu chúng có giống như là caho hay không, nhưng tổng thể đau nhức, suy nhược và mệt mỏi là một dấu hiệu chắc chắn rằng một cái gì đó đang hoạt động nhiều hơn bình thường.
Tôi đã thức dậy trong sự mệt mỏi, với mong muốn nghỉ ngơi nhiều hơn và thường “hết thìa”— một cụm từ quen thuộc với nhiều người mắc bệnh mãn tính, dựa trên một bài luận tuyệt vời có tên “Lý thuyết cái thìa” do Christine Miserandino viết.
Mặc dù tôi không biết được lí do vì sao, nhưng có một điều chắc chắn là cơ thể tôi đang đòi hỏi được nghỉ ngơi.
Bạn có cảm giác khó khăn như thế nào khi cần nghỉ ngơi không?
Ý tôi là
Tôi biết rằng tôi cần được nghỉ ngơi nhưng nó lại không cho tôi khả năng để làm điều đó ngay lập tức.
Tôi sẽ ngồi xuống để xem một chương trình và thấy mình như đang cố để đa nhiệm. Hoặc là tôi sẽ cố gắng chợp mắt như một đứa trẻ đang bập bẹ bước đi. Thay vì vứt bỏ bản thân và chôn chân trên sàn nhà trong cơn tức giận, tôi lại cố gắng vượt qua nó. Vậy nên tôi mới có thể kết thúc việc viết email và chuyển một khối lượng lớn đồ giặt vào máy sáy.
Mặc dù với một cơ thể và một bộ não đang van nài được nghỉ ngơi, nó vẫn quá khó để tôi cho phép mình làm điều đó. Tôi phải kiểm tra lại bản thân để có thể dừng lại và nghỉ ngơi.
Những người ở phương tây và đặc biệt là ở Mỹ nơi mà tôi đang sống, thì được lập trình để hoạt động hiệu quả. Chúng ta được chỉ bảo và cũng tự chủ được rằng tất cả những thứ mà chúng ta nên làm để trở nên bận rộn. Làm việc dưới mọi hình thức của nó, từ nhiệm vụ công cho đến các việc lặt vặt, là những gì mà chúng ta phải làm.
Chúng ta có điều kiện để làm việc hiệu quả và bận rộn từ khi còn trẻ. Chúng ta cũng nghe mọi người nói những điều như “tôi sẽ nghỉ ngơi khi tôi chết” và “không nghỉ ngơi vì mệt mỏi”. Chúng ta còn được khuyến khích rằng “ làm thật nhiều việc” và “đặt mình trong công việc đó”
Nếu ta đủ may mắn để tránh các thông điệp như là phải bận rộn, phải làm việc chăm chỉ thì hầu hết chúng ta lại nhìn thấy được những thông điệp đó một cách gián tiếp thông qua việc quan sát những người trong cuộc sống của mình.
Như việc nhìn thấy bố mẹ trở về nhà sau giờ làm việc với cánh tay đầy các túi hàng tạp hóa, và chỉ có thể bắt tay vào chuẩn bị bữa tối khi đã dọn dẹp các món đồ đó. Hay những lần ta cũng được hỏi rằng mình đang làm gì và sau đó lại cảm thấy thật sai lầm khi trả lời một cách chân thật như một đứa trẻ rằng “không làm gì cả”.
Khoảng thời gian sau bữa ăn, khi tất cả mọi thứ đều đã được rửa sạch và xếp gọn thì đó là “thời gian cho sự thư giãn”, chúng ta nhìn thấy ba mẹ phải làm các công việc tăng ca dù có được trả lương hay là không. Hoặc chúng ta cũng đã nhìn thấy họ đan len, ủi đồ ở quanh nhà.
Ta được nói rằng phải làm việc chăm chỉ để thành công và không có thứ gì tốt đẹp lại đến một cách dễ dàng. Thế nên ta không được phép dừng lại khi mệt mỏi mà phải là khi chúng ta đẫ hoàn thành tất cả.
Ngồi xuống và nghỉ ngơi không hề là sự ưu tiên hàng đầu. Những ai đã đi đến quyết định nghỉ ngơi thì bao giờ cũng phải biện minh cho nó rằng họ phải được quyền nghỉ ngơi.
Việc nghỉ ngơi còn bao gồm việc ngồi thoải mái mà không làm điều gì cả. Chứ không hẳn chỉ có ngủ, mặc dù nó cũng giữ một vai trò quan trọng.
Nó có thể là nghe nhạc, xem TV hay thiền định. Hoặc là làm việc thầm lặng trong việc xây dựng cho chơi ghép hình, đọc một quyển sách, một tờ báo. Ngoài ra cũng có thể là chơi xếp bài, nhìn ra ngoài ô cửa và viết nhật ký.
Vào mùa thu, tôi lại tiếp tục vật lộn với cơn bùng phát bệnh tự miễn dịch của mình. Nó diễn ra như vậy là để tôi nghỉ ngơi nhiều hơn. Tôi đã quá quen với việc ghi đè các tín hiệu của cơ thể mình đến nỗi tôi không nhận ra mình đã gượng ép bản thân đến mức nào.
Và khi tôi chạm đến cảm xúc thật của suy nghĩ và cơ thể mình, tôi đã sốc khi thấy rằng nó gần như trên bờ vực sụp đỗ.
Tôi đã đợi để nhìn xem thứ gì đang diễn ra cho đến khi đạt đến mức tôi không còn khả năng làm thật nhiều nhiệm vụ trong một ngày nữa. Một ngày điển hình cho việc làm các hoạt động đơn lẽ như lau nhà hay nấu bữa tối cho vợ chồng chúng tôi.
Tôi đã cố gắng bận rộn đến mức không còn có thể đánh giá nhu cầu bận rộn của mình một cách trung thực. Tôi đã mất khả năng điều chỉnh cơ thể để tìm hiểu xem nó có cần phải di chuyển và vươn vai, hay thậm chí là duỗi ra và ngủ hay không
Nếu tôi tiếp tục vượt lên phía trước lâu hơn nữa, tôi chắc chắn 100% rằng tôi sẽ ngã bệnh. Đúng như vậy, tôi đang phải đối mặt với tình trạng sương mù não, mệt mỏi, và cả đau khớp và cơ, tất cả đều khiến cuộc sống trở nên khó chịu.
Bây giờ có thể dễ dàng nhận thấy rằng lẽ ra tôi không bao giờ nên cho phép mọi thứ đi đến trạng thái đó, nhưng sự mệt mỏi, đau đớn và sương mù não có cách tập hợp lại với bạn để bạn không thể đánh giá rõ ràng được bất cứ điều gì. Tuy nhiên, khi tôi chạm đến bờ vực của sự sụp đổ và kiệt sức, tôi nhận ra rằng một số phần còn lại nghiêm trọng là có thứ tự.
Về cơ bản, tôi đã xóa lịch của mình trong ít nhất ba tuần. Tôi xóa lịch hẹn làm việc của mình, lên lịch cho một số bài đăng blog và email ngắn gọn, đồng thời dành thời gian nghỉ ngơi.
Lúc đầu, đó là một sự tra tấn.
Có điều, chồng tôi vẫn đang thức dậy và ra ngoài để dạy các lớp thái cực quyền và khí công, vì vậy anh ấy đang làm mẫu cho hành vi làm việc “đúng mực”. Đối với một người khác, tôi phát hiện ra rằng tôi không có khả năng “chỉ nghỉ ngơi”.
Tôi phải học lại cách lắng nghe cơ thể mình để khám phá những gì nó cần.
Tôi cũng phải lập trình lại suy nghĩ của mình về việc nghỉ ngơi là một quyền cố hữu mà tất cả chúng ta đều nắm giữ, và không phải là phần thưởng cho năng suất.
Tôi cũng đã phải học cách thực sự làm điều đó.
Tôi đã làm tất cả những việc mà tôi đã liệt kê trước đó như các hình thức nghỉ ngơi, từ chợp mắt đến xếp hình cho đến ngồi yên lặng. Điều đó thật khó khăn.
Tôi gần như buộc phải giới hạn bản thân trong việc làm một nhiệm vụ, tức là làm từng nhiệm vụ một. Điều đó đặc biệt khó nếu nhiệm vụ đơn giản về mặt máy móc, chẳng hạn như xem một chương trình truyền hình. Và rồi cuộc độc thoại nội tâm của tôi sẽ lại khởi động, trừng phạt tôi vì “chỉ ngồi đó”, thúc giục tôi “làm việc hiệu quả”.
Trong những thời điểm tôi quyết định rằng nghỉ ngơi, tức có nghĩa là xem phim trên TV, đôi khi tôi ngồi trên tay để đảm bảo rằng tôi không nhấc điện thoại hoặc trò chơi ô chữ hay thứ gì khác. Tôi thường đặt điện thoại ở chế độ im lặng và cố tình để nó trong phòng khác, chỉ để giảm bớt sự cám dỗ.
Tiết lộ đầy đủ: Ngay cả khi thực hiện các bước khẳng định cho một nhiệm vụ, tôi không phải lúc nào cũng quản lý được. Tuy nhiên, tôi đã học qua củng cố rằng không có điều gì có thể xảy ra trong một hoặc hai giờ khiến tôi phải từ bỏ việc nghỉ ngơi và hành động ngay lập tức.
Tôi nhận ra rằng theo nhiều cách, tôi đang luyện tập lại hệ thống thần kinh của mình để cho phép bản thân thư giãn. Nó đã quá quen với việc ở trong trạng thái tỉnh táo nên việc nghỉ ngơi và cho phép nó có thời gian nghỉ ngơi sẽ khiến một số người quen với việc này.
Những gì tôi học được khi bắt đầu dành thời gian nghỉ ngơi trong ngày là việc tôi có thể dần nhận biết dễ dàng hơn những tín hiệu mà cơ thể tôi đang gửi. Việc trò chuyện với bộ não và cơ thể của tôi trở nên dễ dàng hơn để tìm hiểu cảm giác của họ và những gì họ cần.
Nghe có vẻ hơi tách biệt khi nói theo cách đó, nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy hòa nhập hơn lúc này. Tại bất kỳ thời điểm nào, tôi có thể tạm dừng, tập trung vào những gì tôi đang cảm thấy (về tinh thần và thể chất), và hành động theo nhu cầu của bản thân theo những cách dễ nuôi dưỡng và chăm sóc hơn trước.
Khi tôi nhận ra rằng mình đang mất tập trung vào một dự án — có lẽ khi đang gõ một bài đăng trên blog hoặc lên kế hoạch cho một hội thảo — tôi không còn tiếp tục nữa. Thay vào đó, nhờ nhiều tháng luyện tập, tôi tạm dừng và kiểm tra lại trí não và cơ thể của mình. Nhờ luyện tập, tôi có thể nhanh chóng xác định liệu mình cần nghỉ ngơi đơn giản, đứng dậy và đi lại một chút, đi dạo ngoài trời hay dừng lại trong ngày.
Tôi đang học cách nắm lấy ý tưởng rằng nghỉ ngơi là quyền cố hữu, không phải là thứ cần phải kiếm được. Nó không còn là thứ chỉ xảy ra một khi tôi đã tự đẩy mình đến mức sụp đổ.
Hóa ra, tôi càng tập trung vào nghỉ ngơi và xây dựng nó trong từng ngày, thì tôi càng có nhiều năng lượng để thực sự hoàn thành tất cả những điều tôi muốn hoàn thành trong cuộc sống.
Khi tôi thêm thời gian nghỉ hoặc giải lao trong ngày, tôi thấy mình có khả năng tập trung tốt hơn khi cần làm việc. Khi tôi nghỉ ngơi trong ngày, tôi có năng lượng để tập thể dục vào buổi sáng và cũng có thể chuẩn bị một bữa ăn ngon cho bữa tối.
Tôi mời bạn tham gia cùng tôi để thêm những giờ nghỉ giải lao thực tế vào ngày của bạn, nơi bạn chẳng làm gì “hiệu quả” cả. Không theo dõi các cuộc gọi điện thoại hoặc email hoặc tin nhắn — chỉ cần nghỉ ngơi. Tôi muốn biết nó có hiệu quả với bạn hay không và nó hoạt động như thế nào.
—---------------------------------
Dịch giả: Hema
Biên tập: Huỳnh Phát
Nguồn ảnh: https://www.behance.net/
Link bài gốc: https://tinybuddha.com/blog/why-its-so-hard-to-just-rest-and-why-we-need-to-do-it/
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: YBOX.VN”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(***) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
206 lượt xem