Trường Hùng@Gia Vị
5 năm trước
[Tâm Lý] Tại Sao Quá Bận Rộn Lại Ảnh Hưởng Tiêu Cực Đến Khả Năng Phát Triển Bản Thân?
~ Ngày càng có nhiều người thấy mình bận rộn hơn mức họ có thể đảm nhận được ~
Và việc này, không phải là vấn đề đáng lo ngại, mà mọi người thường cho rằng đó là thuận lợi. Sẽ thật là “vinh dự” khi có thể nói với mọi người rằng bạn quá bận rộn để ăn, ngủ hay để giao lưu với bạn bè hoặc đơn giản là để trở thành “một con người“.
Nhiều người đang rơi vào bẫy của việc suy nghĩ rằng bận rộn đến mức “mặc kệ” mọi thứ đang diễn ra xung quanh cuộc sống họ là một điều tốt .
Giờ đây chúng ta ngày càng ý thức được rằng sự bận rộn này “tệ” đến mức nào và đã có nghiên cứu được thực hiện về việc làm thế nào để khắc phục điều này và đảm bảo rằng mọi người đều có thời gian dành riêng cho bản thân mình thay vì bận rộn không ngừng nghỉ và kiệt sức vào cuối ngày.
Quá đỗi bận rộn và căng thẳng không tốt cho cơ thể và tâm trí của bạn - nó có thể có những tác động tiêu cực đến cuộc sống và sức khỏe của bạn nói riêng.
Bài viết này sẽ cho thấy việc luôn bận rộn sẽ ảnh hưởng đến bạn về mọi mặt.
1. Bận rộn là “hung thủ” giết chết tư duy sáng tạo
Bạn có thể nghĩ rằng việc này là điều hiển nhiên – đó là việc bận rộn không ngừng nghỉ sẽ làm mất sự sáng tạo
Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một bài kiểm tra thử nghiệm và phát hiện ra rằng những người bận rộn và suy nghĩ nhiều hơn thì trong câu trả lời của họ thường ít nổi bật sự sáng tạo hơn những người rảnh rỗi.
Cụ thể hơn, người ta thấy rằng những người cần ghi nhớ nhiều hơn trả lời câu hỏi theo một cách “rập khuôn”. Trong khi những người có ít điều để nhớ lại có thể đưa ra những câu trả lời ít cứng ngắc hơn.
Đây không phải là do họ có ít thời gian hơn mức cần thiết cho câu hỏi. Ngay cả khi có nhiều thời gian, nhóm có nhiều điều cần nhớ vẫn không thể tiến bộ hơn những câu trả lời đơn giản mà họ đưa ra.
Hiệu ứng này là điều mà nhiều người đã tìm thấy trong thế giới thực cũng như trong phòng thí nghiệm; và việc hiểu được những gì nó đã và đang làm đối với sự sáng tạo của chúng ta là cực kỳ quan trọng để thay đổi mọi thứ.
Tâm trí “quá tải” sẽ làm mai một đi khả năng sáng tạo, và vì thế sẽ ngăn chặn tiềm năng thăng tiến trong sự nghiệp hiện tại của bạn .
Nếu bạn muốn tiếp tục tiến về phía trước và xem con đường của bạn có thể đưa bạn đến đâu, thì việc khả năng sáng tạo bị mao mòn có thể tước đi cơ hội này của bạn.
2.Ưu tiên sai công việc
Nếu bạn quá bận rộn, thì cơ hội phát triển tốt hơn trong cuộc sống cũng sẽ vì thế mà giảm đi. Tôi đã trải qua đúng thực trạng như vậy thời gian gần đây. Đó là việc không thể cải thiện, mất phương hướng trong các kế hoạch của tôi và cuộc sống của tôi nói chung. Sự sáng tạo cần một khoảng không gian, một “căn phòng“ trong não bộ để nó thực sự được phát triển. Trở nên quá bận rộn sẽ ngăn chặn bạn tìm kiếm được những tiềm năng và tư tưởng khác; và điều đó cũng giống như giữ bạn trên một con đường cố định thay vì cố gắng đa dạng hóa và xem điều gì thực sự phù hợp với bạn.
Bận rộn tới mức khả năng sáng tạo của bạn bị kìm hãm sẽ khiến bạn ưu tiên nhầm công việc, điều được coi là “thiệt hại” về tổng thể .
Khi bạn luôn “đầu tắt mặt tối” không có thời giờ để suy nghĩ hoặc bạn có thể đã quá bận rộn để thực sự nhận thấy được những gì đang diễn ra, và đôi khi điều đó có nghĩa là bạn có thể đã bỏ lỡ những thứ mà nếu bạn “tiếp cận“ được thì mọi việc sẽ đi theo chiều hướng khác khác như: những cơ hội sáng tạo khác, những công việc khác sẽ thúc đẩy bạn tốt hơn vượt xa những gì bạn đang làm hiện tại.
3.Không có thời gian để theo dõi tiến độ
Sự bận rộn có thể làm bạn “ngạt thở” qua việc khiến bạn không thể nhận ra bản thân mình đang ở đâu. Nhiều người, đặc biệt là khi họ có tuổi và bắt đẩu ổn định hơn trong sự nghiệp; có một con đường cụ thể mà họ đã định ra cho sự nghiệp của mình.Và họ quan tâm đến các mốc quan trọng giúp họ đi đến được con đường sự nghiệp của mình.
Việc bận rộn có thể khiến bạn không theo dõi được sự tiến bộ của mình, do đó bạn cũng chẳng thể tiến bộ hơn theo đúng nguyện vọng của bản thân.
Tốt nhất, mỗi bước bạn thực hiện trong sự nghiệp nên tập trung vào cách nó có thể giúp bạn tiến tới giai đoạn tiếp theo. Ngay cả khi bạn đang lên kế hoạch “dậm chân” ở một mức độ trong một thời gian. Nếu bạn quá bận rộn, bạn có thể cảm thấy được bạn không thể nghĩ được những thứ ngoài những gì bạn đang làm; và cả về cách bạn có thể đi đến được giai đoạn tiếp theo trong kế hoạch của bạn.
Điều này có nghĩa là bạn sẽ bị mắc kẹt ở một cấp độ nhất định trong một thời gian dài. Thậm chí có thể lâu đến mức những cơ hội bạn có thể tận dụng được, cũng sẽ hoàn toàn biến mất khi bạn đến được với chúng.
4.Bạn sẽ không làm đúng với khả năng thực của bản thân
Khi bạn rất bận rộn, bạn sẽ thấy rằng bạn chỉ đơn giản là đang chuyển từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác; thường bạn sẽ không suy nghĩ nhiều trong từng công việc riêng lẻ, đơn giản là bởi không có đủ thời gian, công sức dành cho chúng.
Khi mọi người bận rộn, họ không có thời gian tạo thêm một chút “gia vị”cho công việc của họ điều mà sự sáng tạo có thể mang lại.
Việc luôn bận rộn có nghĩa là bạn đang tập trung vào việc hoàn thành nhiều công việc nhất có thể. Nhưng điều đó không có nghĩa là công việc đang làm là công việc tốt nhất của bạn. Bạn đang ở trạng thái tốt nhất khi bạn thực sự có thể dành thời gian để “hít thở” và nhìn lại công việc của mình lúc rảnh rỗi.
Điều đó không chỉ giúp bạn cải thiện một cách nói chung mà còn giúp bạn dễ dàng nhận ra sai lầm hơn khi bạn không vội vàng. Bạn sẽ thấy rằng có nhiều điều tích cực sẽ đến hơn khi bạn không phải làm việc một cách “vội vã”.
5.Bạn đang tự làm tổn hại sức khỏe của mình
Làm việc chăm chỉ quá mức như vậy không chỉ có hại cho sức khỏe của bạn mà nó còn có hại ở nhiều khía cạnh khác nữa, nhưng cần chú ý nhất vẫn là sức khỏe của bạn. Nếu bạn làm việc chăm chỉ, bạn sẽ thấy giấc ngủ tự động được cắt giảm, thức ăn thích hợp và một cuộc sống xã hội thích hợp cũng đi theo một quy định khác dần.
Không có không gian để giãn cơ “sáng tạo” của bạn, hoặc tiếp tục làm những việc khác, về tổng thể là bất lợi bởi vì bạn đã hy sinh đồ ăn tốt cho sức khỏe và giấc ngủ đổi lấy sự căng thẳng và làm việc quá sức mà cuối cùng lại chẳng hiệu quả được bao nhiêu.
Công việc không đem lại hiệu quả cao là những gì mà hầu hết mọi người thể hiện cho sự cố gắng của mình sau một thời gian dài làm việc quá sức.
TÓM LƯỢC
Bài viết này chưa đề cập đến tất cả những ảnh hưởng của làm việc quá sức. Tuy nhiên, tác giả hy vọng rằng nó đã đủ để khiến mọi người cân nhắc kỹ trước khi sẵn sàng chấp nhận kết quả khi có quá nhiều việc phải làm, liệu hy sinh cuộc sống bình thường để hoàn thành mọi việc có phải là lựa chọn tối ưu? Làm việc quá nhiều đặc biệt là không tốt cho sự sáng tạo, vì sẽ không có bất kỳ ai có suy nghĩ ngoài những thứ cần thiết cho công việc của họ.
-------------------------------------
Dịch giả: Hùng Trường
Biên tập: BranDy
Nguồn ảnh:https://stock.adobe.com
Link bài gốc: https://wealthygorilla.com
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(***) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
600 lượt xem