Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public7 tháng trước

[Tâm Lý] Tại Sao Ta Lại Tổn Thương Khi Bị Ngó Lơ? - Lời Giải Thích Từ Nhà Tâm Lý Học

Là con người, chúng ta dành khá nhiều thời gian để suy nghĩ về những gì người khác nghĩ.

As humans, we spend a good amount of time thinking about what other people think.

Mặc dù đây không phải là một phát ngôn gây tranh cãi, tôi chắc chắn một số bạn đang nói với bản thân rằng: “Không, tôi không hề như vậy” hoặc “Tôi không quan tâm đến những gì người khác nghĩ.”

Although this is not meant to be a controversial proposition, I am sure some of you are saying to yourselves, “No, I don’t do that,” or “I don’t care what other people think.”

Điều này rất dễ hiểu. Bất kỳ sự phản đối nào mà bạn cảm thấy đối với câu nói trên có thể xuất phát từ những người đưa ra lời khuyên có thiện chí, những người đang nỗ lực hướng bạn ra khỏi sự tự phê bình và lo lắng, họ đã nói với bạn một cách rất chắc chắn rằng những gì người khác nghĩ về bạn là không quan trọng.

This is understandable. Any opposition you might feel to this statement may stem from well-meaning advice givers, who in an effort to direct you away from self-criticism and anxiety, have assured you that what other people think of you does not matter.

Nguồn ảnh: Google

Về điều đó, tôi sẽ trả lời đơn giản là “Vâng, đúng vậy” và mong bạn đọc tiếp vì tôi sẽ giải thích lý do vì sao.

To that I will say simply, “Yes, it does,” and urge you to read on as I explain why.

Tôi sẽ bắt đầu với một câu nói mà chúng ta đều có thể đồng ý dễ dàng: Khi chúng ta hành động, rất có khả năng chúng ta sẽ nghĩ về cách hành động của chúng ta ảnh hưởng đến người khác. Ví dụ, chúng ta nghĩ: “X nghĩ gì về những gì tôi vừa nói?” Tuy nhiên, suy nghĩ của chúng ta về suy nghĩ của người khác còn có thể phức tạp hơn. Chúng ta có thể mở rộng phạm vi xem xét bằng việc tập trung vào những gì ai đó nghĩ về cách chúng ta cảm thấy như thế nào về người khác (ví dụ: “Theo những gì tôi vừa nói, Y nghĩ tôi cảm thấy thế nào về X?” hoặc “Với những gì tôi vừa nói, Y nghĩ X cảm thấy thế nào về tôi?”).

I’ll begin with a statement that we should all be able to endorse easily: When we act, it is likely and appropriate that we would think about how our actions affect others. For example, we think, “What does X think about what I just said?” Still, our thinking about others’ thoughts can also get more complex. We can widen our scope of inquiry by focusing on what someone thinks about the way we feel about someone else (e.g., “What does Y think I feel about X, considering what I just said?” or “What does Y think X feels about me, considering what I just said?”).

Nguồn ảnh: Google

Những điều này không nhất thiết phải là những ý nghĩ tiêu cực hoặc không phù hợp.

These are not necessarily negative or maladaptive thoughts.

Ngược lại, đây là những cách suy nghĩ phức tạp được sử dụng bởi những người có kỹ năng xã hội cao nhất trong số chúng ta để giúp chúng ta phát triển và duy trì các mối quan hệ xã hội. Mặc dù quan trọng, cách suy nghĩ này không phải là bẩm sinh. Đây là một kỹ năng tinh vi và quan trọng mà chúng ta rèn luyện trong suốt cuộc đời.

Quite to the contrary, these are complex ways of thinking — employed by the most socially skilled among us — to help us develop and maintain social connections. Although important, this way of thinking is not inborn; it is a sophisticated and critical skill we hone over our lifetimes.

Khi còn nhỏ, chúng ta không để ý đến ảnh hưởng của mình đối với người khác. Chúng ta đưa ra những yêu cầu, khóc và ầm ĩ một cách ích kỷ, chỉ muốn thỏa mãn nhu cầu của bản thân và không quan tâm đến ai khác. Chỉ khi chúng ta học hỏi thêm về thế giới, khi chúng ta phát triển một thứ gọi là “lý thuyết về tâm trí” vào khoảng từ ba đến năm tuổi, chúng ta mới bắt đầu nhận ra rằng người khác có suy nghĩ và cảm xúc và hành động của chúng ta có thể ảnh hưởng đến họ. Theo định nghĩa, lý thuyết về tâm trí là khả năng hiểu rằng cả bạn và người khác đều có trạng thái tâm lý. Trạng thái tâm lý của người khác có thể khác với của bạn, thậm chí khác với thực tế.

As toddlers, we don’t consider our effects on other people. We make demands, cry and throw tantrums in an egocentric way, wanting only to satisfy our own needs and not caring about anyone else. It is only as we learn more about the world, when we develop something called “theory of mind” between the ages of about three to five, that we begin to recognize that other people have thoughts and feelings, and that our actions might affect them. By definition, the theory of mind is an ability to understand that both you and others have mental states and that others’ mental states might be different from your own and even different from what is reality.

Nguồn ảnh: Google

Việc hiểu được trạng thái tâm lý của bản thân mang lại cho người đó một sức mạnh to lớn. Bởi vì một khi bạn nhận ra bạn có suy nghĩ và cảm xúc, bạn có thể học cách kiểm soát những suy nghĩ và cảm xúc đó. Một trong những câu chuyện yêu thích của tôi về sức mạnh mà kỹ năng này mang lại là từ một người đồng nghiệp của tôi ở trường đại học và cuộc trò chuyện giữa anh ấy với cô con gái của mình trong khi đưa cô bé đến trường mẫu giáo:

This understanding of one’s own mental states gives individuals great power because once you realize you have thoughts and feelings, you can learn to control those thoughts and feelings. One of my favorite stories about the power that this skill affords comes from one of my university colleagues and a conversation he had with his daughter while driving her to preschool:

“Bố ơi, bố biết con đang nghĩ gì không?”

“Dad, do you know what I’m thinking about?”

“Ồ không, Claire à. Con đang nghĩ gì vậy?”

“No, Claire, what are you thinking about?”

“Con đang nghĩ về ngày Giáng Sinh.”

“I’m thinking about Christmas.”

“Tuyệt vời đó Claire à.”

“Very nice, Claire.”

Một vài phút sau…

A few minutes later . . .

“Còn bây giờ bố biết con đang nghĩ gì không bố?”

“You know what I’m thinking about now, dad?”

“Không, Claire à. Con đang nghĩ gì nè?”

“No, Claire, what are you thinking about?”

Claire vừa nói vừa cười: “Bây giờ con đang nghĩ tới ngày Halloween.”

“Now, I’m thinking about Halloween,” Claire said with a smile.

Nguồn ảnh: Google

Khi còn là trẻ mẫu giáo, Claire không chỉ cho bố cô ấy thấy rằng cô ấy có lý thuyết về tâm trí mà còn thể hiện một sự thành thạo ấn tượng trong việc điều hướng những suy nghĩ đó để kiểm soát thế giới nội tâm của mình.

As a preschooler, Claire not only showed her dad that she had theory of mind but also demonstrated an impressive mastery of directing those thoughts to control her own internal world.

Tôi cho rằng đây là kỹ năng mà những người cho lời khuyên đang cố gắng giúp bạn phát triển. Cơ bản, họ không nói rằng: “Đừng nghĩ về những gì người khác nghĩ,” điều đó gần như là không thể đối với những người trên năm tuổi mà có chút lòng trắc ẩn. Thay vào đó, họ nói: “Khi bạn nghĩ về những gì người khác nghĩ, hãy sử dụng nó cho những điều tốt đẹp tiềm ẩn và sau đó vứt bỏ nó,” theo kiểu Marie Kondo. (Chú thích của dịch giả: Marie Kondo là một chuyên gia dọn dẹp nổi tiếng người Nhật Bản. Phương pháp dọn dẹp của cô dựa trên việc giữ lại những vật dụng chỉ mang lại niềm vui và vứt bỏ những thứ không cần thiết.)

I contend that this is the skill that the advice givers are trying to get you to develop. Essentially, they are not saying, “Don’t think about what other people think,” which would be almost impossible for those of us over the age of five who have even a bit of empathy. Rather, they are saying, “When you think about what others think, use it for its potential good and then dispose of it,” in a Marie Kondo kind of way.

Nguồn ảnh: Google

Trung bình, con người có hơn 6.000 suy nghĩ mỗi ngày, loại hình thanh lọc nhận thức này có thể mang lại lợi ích cho chúng ta, giải phóng nguồn lực tâm lý của chúng ta cho những suy nghĩ tích cực hơn. Nhưng giống như việc loại bỏ những vật dụng không mong muốn trong nhà là một thách thức đối với nhiều người, việc loại bỏ những suy nghĩ và cảm xúc không mong muốn trong não cũng vậy. Đặc biệt đối với những người dễ bị lo lắng và tr*m c*m, lo âu và trầm tư hoặc đắm chìm trong những suy nghĩ tiêu cực liên quan đến các sự kiện trong quá khứ là điều phổ biến và không thích hợp.

Considering the average human has more than 6,000 thoughts per day, this type of cognitive purging would likely do us good, freeing up our mental resources for more positive thinking. But just like ridding our homes of unwanted items is a challenge for many of us, so is ridding our brains of unwanted thoughts and feelings. Particularly for those prone to anxiety and depression, worry and rumination — or stewing on negative thoughts associated with past events — is common and maladaptive.

Lo âu và trầm tư cũng được dự đoán bởi trí thông minh ngôn ngữ, có nghĩa là càng thông minh (về mặt ngôn ngữ), chúng ta càng có khả năng có một tâm trí trầm ngâm và lo lắng hơn. Đây là lý do tại sao nhiều người trong chúng ta thấy khó khăn khi chuyển đổi năng lượng nhận thức của mình khỏi những sự kiện trong quá khứ làm chúng ta bực bội và hướng đến những điều mang lại niềm vui cho chúng ta. Những “bước đi số hóa” của chúng ta là lý do chủ yếu đổ thêm dầu vào đống lửa lo lắng và trầm tư, bối cảnh giao tiếp xã hội lấy công nghệ làm trung gian hiện nay khiến việc này trở nên đặc biệt khó khăn.

Worry and rumination are also predicted by verbal intelligence, meaning that the smarter we are (in a verbal sense), the more likely we are to have a ruminating and worrying mind. This is why many of us find it difficult to shift our cognitive energy away from the past events that vex us and toward the things that give us joy. Adding more fuel to embers of worry and rumination, the current landscape of technology-mediated social communication makes it especially difficult because of the mostly permanent nature of our digital steps.

Nguồn ảnh: Google

Ba mươi năm trước, khi chúng ta tự đánh giá ảnh hưởng của mình đối với người khác, chúng ta dựa vào những ký ức không hoàn hảo và nhanh chóng phai mờ về những sự kiện để giúp lấp đầy những khoảng trống trong nhận thức của chúng ta. May mắn thay, tâm trí có thể tha thứ cho bản thân, quên đi những chi tiết không mấy tích cực của những sự kiện trong quá khứ và nhớ lại những điều tốt đẹp nhất thông qua một xu hướng lạc quan rõ rệt. Một mánh khóe của bộ nhớ cho phép chúng ta duy trì lòng tự trọng, cái tôi và quan điểm tích cực.

Thirty years ago, when we self-evaluated our effects on others, we relied on imperfect and quickly fading memories of events to help fill gaps in our perceptions. Luckily, the mind can be forgiving to the self, forgetting some damning details of past events and remembering the most promising via a pronounced positivity bias — a trick of memory that allows us to maintain our self-esteem, ego and positive outlook.

Xu hướng nhớ rõ những chi tiết tích cực hơn những chi tiết tiêu cực có thể được thể hiện rõ hơn ở những người Pollyanna trong số chúng ta. Theo nguyên tắc Pollyanna, con người nói chung có xu hướng gợi lại nhiều chi tiết dễ chịu hơn những chi tiết khó chịu. Những người làm điều này nhiều nhất cũng đánh giá cao sự hạnh phúc và lạc quan của bản thân.

This tendency to better remember positive details over negative ones may be particularly pronounced in the Pollyannas among us. According to the Pollyanna principle, people in general have a tendency to recall more pleasant than unpleasant details. And those of us who do this the most also rate ourselves highly on happiness and optimism.

Nguồn ảnh: Google

Những người hạnh phúc và tích cực có xu hướng ghi nhớ những chi tiết hạnh phúc và tích cực. Vậy còn những lúc họ không dựa vào trí nhớ của họ thì sao? Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó?

So happy, optimistic people tend to remember happy, optimistic details. But what about when they don’t have to rely solely on their memory? What happens then?

Thật không may, thế giới tương tác qua trung gian máy tính ngày nay ít khoan dung hơn nhiều và sự lạc quan không thể giúp bạn xóa bỏ hiện thực trắng đen rõ ràng này. Các tương tác xã hội thường được lưu trữ vĩnh viễn trong tin nhắn và hình ảnh mà người ta có thể quay lại xem và xem lại nhiều lần.

Unfortunately, today’s world of computer-mediated interactions is much less forgiving, and optimism can’t help you erase black-and-white realities. Social interactions are often recorded permanently in  messages and pictures that one can go back to view and review repeatedly.

Đi ngược lại với các tương tác mặt đối mặt và các cuộc gọi điện thoại, nhiều kênh liên lạc kỹ thuật số chẳng hạn như tin nhắn văn bản hoặc email được đánh giá cao dựa trên thang đo là tính kiên trì, nghĩa là giao tiếp diễn ra qua các kênh này được coi là mang tính tương đối lâu dài.

In contrast to face-to-face interactions and phone calls, many digital communication channels — such as text message or email — are rated highly on a measure called persistence, meaning the communication that occurs over these channels is perceived to be relatively permanent.

Nguồn ảnh: Google

Đã bao nhiêu lần bạn xem qua email hoặc tin nhắn văn bản bạn đã gửi, đọc lại để xem liệu bạn có nói những điều bạn muốn nói theo cách bạn muốn hay không? Bạn đã bao giờ gửi một tin nhắn tiếp theo để sửa lỗi cho chính mình chưa? Rõ ràng, một số người trong chúng ta vẫn tiếp tục chán nản và hối tiếc về những tin nhắn mình đã gửi.

How many times have you looked over an email or text message you’ve sent, rereading it to see if you said what you wanted to say in the way you wanted to say it? Ever sent a follow-up message correcting yourself? Clearly, some of us stew on and regret messages we’ve sent.

Việc loại bỏ suy nghĩ của người khác và những sai lầm trực tuyến của chúng ta có thể đặc biệt khó khăn nếu suy nghĩ của chúng ta liên quan đến các kết nối xã hội chặt chẽ, những điều cần thiết cho cảm giác thân thuộc và tình yêu của chúng ta. Đây cũng là khuynh hướng tự nhiên của con người, có thể được hiểu rõ nhất trong hai khuôn khổ lý thuyết lớn hơn.

Letting go of others’ thoughts and our own online missteps might be especially difficult if our thoughts concern our close social connections, which are essential to our feelings of belongingness and love. This too is a natural human inclination, which can be best understood within two larger theoretical frameworks.

Đầu tiên là lý thuyết học tập xã hội của Albert Bandura, lý thuyết này cho thấy rằng chúng ta không tự nhiên trở thành con người hiện tại. Đúng hơn là chúng ta bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh.

First is Albert Bandura’s social learning theory, which suggests that we do not become who we are in a vacuum. Rather, we are influenced by those around us.

Nguồn ảnh: Google

Từ khi chúng ta còn là những đứa trẻ sơ sinh, chúng ta nhìn và bắt chước người khác. Chúng ta học hỏi gián tiếp từ cách người khác được khen thưởng và trừng phạt, đồng thời chúng ta điều chỉnh hành vi của mình để có thể tối đa hóa phần thưởng và tránh bị trừng phạt. Do đó, bối cảnh xã hội của chúng ta rất quan trọng, sự tán thành hay không tán thành của người khác sẽ định hình hành vi trong tương lai của chúng ta. Đó là một nguyên lý cơ bản trong việc học tập của con người.

From the time we are babies, we watch and mimic others. We learn vicariously from the ways that others are rewarded and punished, and we adapt our behaviors so we can maximize rewards and avoid punishment. Hence our social contexts matter, and approval and disapproval from others shapes our future behavior. It is a basic tenet of human learning.

Trong khi đó, tầm quan trọng mà chúng ta gán cho sự chấp thuận này có liên quan đến một lý thuyết khác, hệ thống phân cấp nhu cầu của Abraham Maslow, một kim tự tháp phản ánh động lực của con người hướng tới sự tự khẳng định bản thân, với các bậc mô tả nhu cầu cơ bản của con người.

Meanwhile, the importance we attach to this approval is related to another theory, Abraham Maslow’s hierarchy of needs, a pyramid reflecting human motivation toward an actualized self, with rungs depicting basic human needs.

Nguồn ảnh: Google

Ngoài nhu cầu sinh lý (như thức ăn, nước uống) và nhu cầu an toàn (như công việc và nơi ở ổn định), con người còn có nhu cầu về tình yêu. Khi còn nhỏ, những nhu cầu này thường được đáp ứng bởi một số ít người, thường là các thành viên trong gia đình, nhưng khi chúng ta dành nhiều thời gian hơn ở không gian công cộng với bạn bè và những người có ảnh hưởng xã hội khác, nhu cầu về tình yêu và sự thuộc về của chúng ta sẽ mở rộng để lấp đầy những không gian này.

Right above physiological needs (like food and water) and safety needs (like a stable job and place to live), humans have a need for love. As children, these needs are often satisfied by a small number of people, usually family members, but as we spend more time in public spaces with peers and other agents of social influence, our need for love and belongingness expands to fill these spaces.

Theo khuôn mẫu lý thuyết này, quan tâm đến những gì mọi người nghĩ là một quá trình bảo vệ được thiết kế để giúp chúng ta xây dựng một mạng lưới thân thuộc và bao gồm cả những kết nối xa cách, bảo vệ chúng ta khỏi việc đánh mất tình yêu từ những người mà chúng ta chia sẻ mối quan hệ thân thiết nhất.

Framed in accordance with this theory, caring about what people think is a protective process, designed to help us build a net of belongingness, which includes even distant connections, and safeguard us against the loss of love from those with whom we share our closest bonds.

Nguồn ảnh: Google

Giả sử như bây giờ bạn đã chấp nhận rằng bạn nghĩ đến suy nghĩ và cảm xúc của người khác và đó là một điều tốt, tôi muốn bạn hướng sự chú ý của mình tới những người mà suy nghĩ của họ chiếm phần lớn thời gian của bạn theo nghĩa tương tự. Lượng thời gian bạn dành để nghĩ về suy nghĩ của người khác có thể tỷ lệ nghịch với khoảng cách của họ. Bạn có thể dành thời gian nghĩ về suy nghĩ của những người không có mối quan hệ thân thiết nhất với bạn. Tại sao điều này có thể xảy ra?

Assuming that you’ve now embraced the idea that you do think of others’ thoughts and feelings and that is a good thing, I want you to direct your attention toward the people whose thoughts consume most of your time in a relative sense. The amount of time you spend thinking about another’s thoughts might be inversely related to their distance. You may spend time thinking about the thoughts of people who aren’t among your closest connections. Why might this be?

Lý thuyết “giảm thiểu sự không chắc chắn” cho thấy rằng các cá nhân có nhu cầu giảm bớt sự không chắc chắn về các cá nhân khác với mục tiêu xây dựng mối quan hệ có thể giải thích phần lớn hiện tượng này. Việc nhận ra suy nghĩ và động cơ của những người có mối liên hệ xa cách với chúng ta không chỉ đặc biệt khó khăn.

Uncertainty reduction theory — which suggests that individuals have a need to reduce uncertainty about other individuals in order to build relationships — likely accounts for much of this phenomenon. It is not only exceptionally difficult to discern the thoughts and motivations of those who are distantly connected to us.

Hơn nữa, vì đây là những kết nối lỏng lẻo nhất nên chúng ta có thể dành nhiều thời gian hơn để phân tích các tương tác của mình với họ, vì chúng ta không quá chắc chắn về cách họ suy nghĩ và cảm nhận. Đó cũng là lý do khiến chúng ta cảm thấy khó chịu khi họ không trả lời tin nhắn ta hoặc bị phớt lờ những lời đề nghị mang tính xã hội của mình.

What’s more, since these are our loosest connections, we might spend more time analyzing our interactions with them because we are most uncertain about how they think and feel. It’s also the reason we feel unease when we are left on read or ghosted in response to our social overtures.

Nguồn ảnh: Google

Việc phớt lờ đánh vào một trong những điểm yếu dễ bị tổn thương nhất của chúng ta: Đó là khao khát “được biết”. Chúng ta khao khát được biết. Chúng ta muốn biết mọi chuyện kết thúc như thế nào. Chúng ta muốn hiểu thế giới xung quanh đang hoạt động ra sao.

Ghosting hits humans at one of our most vulnerable weak spots: Our desire to know. We have a need for closure. We want to know how things end. We want to understand how the world is working around us.

Khi ai đó ngó lơ chúng ta, điều đó để lại trong ta một thắc mắc, sự thắc mắc này có thể khiến ta phát điên. Chúng ta khao khát câu trả lời về mối quan hệ mà không thể ép buộc chúng đến với ta. Rồi khi những mối quan hệ đó có giá trị đối với chúng ta, sự lo lắng ngày càng tăng lên theo thời gian.

When someone ignores us, it leaves us wondering — and wondering can be maddening. We are left craving answers about the relationship and unable to force them to come. And when those relationships are valuable to us, our anxiety increases as the hours and days tick by.

Nhưng sự không chắc chắn liên quan đến việc bị phớt lờ không phải là nguyên nhân thực sự khiến chúng ta đau khổ. Chắc chắn là chúng ta muốn biết, nhưng hơn cả việc muốn biết, chúng ta còn khao khát sự kết nối giữa con người với nhau.

But the uncertainty related to ghosting is not what really causes us pain. Certainly we want to know, but more than wanting to know, we crave human connection.

Hành vi phớt lờ là tín hiệu của một mối liên kết yếu hoặc căng thẳng. Vì vậy, hành vi này thực sự tấn công chúng ta ở một điểm dễ bị tổn thương hơn nữa chính là: mong muốn được thuộc về và được yêu thương. Việc phớt lờ là một dấu hiệu cảnh báo lớn cho thấy chúng ta có thể mất đi người mình yêu hoặc người mà chúng ta muốn yêu.

Ghosting is a signal of a weak or strained connection. So ghosting actually hits us at an even greater point of vulnerability: Our desire to belong and be loved. Ghosting is a big red flag that we might be losing someone we love or someone we wanted to love.

Nguồn ảnh: Google

Đây là lý do vì sao những người bị phớt lờ đôi khi phải dùng đến những biện pháp tuyệt vọng để lấp đầy những khoảng trống trong sự bất an của họ. Họ có thể liên lạc lại rất nhiều lần với người đã phớt lờ họ, ngay cả khi liên tục bị ngó lơ. Họ có thể bắt đầu theo dõi người đã phớt lờ họ trên mạng xã hội. Trong trường hợp này, họ đang sử dụng Internet như một nguồn thông tin để có được những thông tin nhỏ về cuộc sống hằng ngày của người đã phớt lờ họ.

This is why people who are ghosted sometimes resort to desperate measures to fill their gaps in uncertainty. They might reach out multiple times to the ghoster, even when continually ignored. They might start to surveil the ghoster on social media. In this case, they are using the internet as an information source to get bits of information about how the ghoster is moving through the world.

Hành vi phớt lờ tổn thương chúng ta ngay chính nơi mà ta dễ tổn thương nhất. Người đã phớt lờ bạn biết rõ điều này, nhưng họ vẫn chọn làm vậy. Nếu ai đó phớt lờ bạn, họ chơi game và không hề quan tâm đến bạn ngay lúc này. Chắc chắn rằng trường hợp họ làm mất điện thoại mình hoặc họ đang cực kỳ bận rộn là chuyện có thể xảy ra.

Ghosting hurts us where we are most vulnerable. Ghosters know this, and yet they still choose to do it. If someone ghosts you, they are either playing a game or they don’t care about you right now. Sure, it’s possible they might have lost their phone or they may be super busy.

Nhưng nếu ai đó thật sự muốn nói chuyện với bạn, họ sẽ tìm cách. Còn nếu không, cứ mặc kệ họ. Ngay lập tức.

But if someone really wants to talk to you, they will find a way. If they don’t, move on. Immediately.

Đừng theo dõi họ. Đừng ám ảnh về họ. Đừng phí một phút một giây nào để tra tìm trên internet về những câu trả lời như liệu họ có thật sự quan tâm hay không.

Don’t stalk them. Don’t obsess. Don’t waste a single moment scanning the internet searching for answers about whether or not they really care.

Cuộc đời này rất ngắn, thời gian của bạn lại càng quý giá hơn.

Life is short, and time is precious.

Tác giả: Tiến sĩ Michelle Drouin

------------------

Dịch giả: Ngọc My

Biên tập: Gia Thịnh

Link bài gốc: Why does it hurt so much when we get ghosted? A psychologist explains

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Tâm lý học tuổi trẻ mong nhận được sự ủng hộ và góp sức của các bạn. Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức chuyên sâu về tâm lý cho cộng đồng tại đây: https://ybox.vn/idy8l214r1c6yo

(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.

(****) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.

------------------


----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

41 lượt xem