[Tâm Lý] Thế Nào Là Tranh Luận Không Tốt? Và Làm Thế Nào Để Khắc Phục?
Những cuộc tranh luận sắc bén mang trong mình hai ý nghĩa: thứ nhất là để mở mang đầu óc của ta trước những sự thật mà chúng ta không thể nhìn thấy, và thứ hai là giúp những người khác cũng thấy được điều tương tự. Và sau đây là cách tránh những cạm bẫy phổ biến và bắt đầu tranh luận như một bậc thầy.
***
Đôi lúc, chúng ta bị rơi vào những tình huống buộc ta phải tranh luận cho một quan điểm nào đó, dù chúng ta đang thuyết phục một nhà đầu tư hay cạnh tranh để có được một hợp đồng. Khi việc phải mãnh liệt thuyết phục một thứ gì đó được đặt lên làm ưu tiên, thì điều quan trọng phải để tâm đến là ta không nên cãi cùn, vì làm thế sẽ mất đi cơ hội dẫn đến một cuộc tranh luận hữu ích hơn. Để đạt được điều này thì việc biết một số cách phổ biến mà mọi người sử dụng để tránh những cuộc tranh luận vô bổ lại có ý nghĩa vô cùng. Mặc dù việc giữ bình tĩnh và không sa đà vào việc sử dụng những lý lẽ “kém sang” khi phải trả lời mấy kẻ troll trên Twitter hoặc trong một cuộc đối đầu nảy lửa trên bàn ăn tối vào ngày Lễ Tạ Ơn, nhưng việc nhận ra những tình huống để tránh khỏi có thể giúp ta né được những rủi ro đáng kể.
“Nếu đưa một tên nghèo ra tòa tuyên án, thì bên nào sẽ phải trả các khoản phí?”
— Charles Dickens
“If the defendant be a man of straw, who is to pay the costs?”
— Charles Dickens
Trước tiên, ta phải định nghĩa được ba loại sai lầm trong lập luận hay ngụy biện logic phổ biến này: “người rơm (straw man)”, “người sáo rỗng (hollow man)” và “người sắt (iron man)”.
Nguồn ảnh: Google
Lập luận của người rơm là một hình thức ngụy biện, người này sẽ bóp méo quan điểm và ý kiến của đối phương - khiến cho chúng dễ bị bác bỏ hơn. Nó giống như chuyện một người dựng bằng rơm sẽ dễ đánh hơn so với một con người làm từ xương và thịt, tranh luận với thằng người rơm thì rất dễ ăn phần thắng.Và nhìn từ xa nhìn nó cũng giống như một con người vậy, lập luận người rơm mang một dàn ý sơ bộ của một cuộc thảo luận thực sự. Đối với người ngoài cuộc, thì vài lúc nó rất giống một cuộc tranh luận có ý nghĩa đấy. Nhưng thực tế thì nó chẳng có một tí chất hay điểm mạnh nào cả. Mục đích duy nhất của nó là để dễ được bác bỏ. Một cuộc tranh luận mà khiến bạn không hề thấy nó bất tiện hay thách thức gì hết. Một cuộc tranh luận rõ ràng là phi logic. Lập luận của người rơm không hẳn là không có giá trị; nó chỉ không xác đáng.
Điều cần nhớ là không nên bị nhầm lẫn giữa cái “lập luận của người rơm” với một bản tóm tắt ngắn gọn của một bài tranh luận phức tạp. Khi đang tranh luận, đôi khi chúng ta cần phải giải thích lý lẽ của đối phương lại cho chính họ để chắc chắn rằng ta đã hiểu những luận điểm đó rồi. Nên trong trường hợp này, việc viết ra một bản giải thích sơ lược là điều tất yếu. Nó chỉ biến thành lập luận của người rơm khi bản tóm tắt đó được dùng để giúp đối phương tấn công luận điểm mình dễ hơn, thay vì tạo điều kiện cho việc làm rõ hiểu biết của mình.
Có một số chiến thuật phổ biến được sử dụng để xây dựng lập luận của người rơm. Một là per fas et nefas (có nghĩa là “thông qua đúng và sai” trong tiếng Latinh), và chiến thuật này bao gồm bác bỏ một ý kiến của đối thủ, sau đó khẳng định rằng mọi lập luận của họ nói không có uy tín. Thông thường, loại lập luận người rơm này sẽ tập trung vào một chi tiết không liên quan hoặc không quan trọng, chọn phần yếu nhất của lập luận. Dù họ không có ý kiến gì với nguyên bài tranh cãi, nhưng họ có ngụ ý là sẽ bác bỏ nó hoàn toàn. Như Doug Walton, giáo sư triết học tại Đại học Winnipeg, đã nói: “Chiến thuật người rơm về cơ bản là tách một phần nhỏ trong lập trường của người tranh luận ra và sau đó coi phần nhỏ đó như thể nó đại diện cho nguyên cả phần quan điểm khái quát của họ, dù người tranh luận không có ý như vậy. Đó là một hình thức khái quát hóa một khía cạnh nhỏ với một khía cạnh lớn hơn, bao quát hơn, và nó không đại diện cho quan điểm tổng thể của người tranh luận.”
Do loại bỏ hầu hết sắc thái quan trọng trong việc đơn giản hóa quá mức một cuộc tranh luận nên sẽ khiến nó dễ dàng bị tấn công hơn. Một ví dụ là “lập luận bơ đậu phộng”, cho rằng sự sống không thể tiến hóa thông qua chọn lọc tự nhiên vì chúng ta không thấy sự xuất hiện tự phát của các dạng sống mới bên trong lọ bơ đậu phộng đã được đậy kín. Lập luận khẳng định thuyết tiến hóa khẳng định sự sống xuất hiện thông qua sự kết hợp đơn giản giữa vật chất và nhiệt, cả hai đều có trong một lọ bơ đậu phộng. Nó cũng là cách lập luận của người rơm vì nó sử dụng một phát biểu không chính xác về sự tiến hóa như là đại diện cho toàn bộ lý thuyết. Người bảo vệ sự tiến hóa bị mắc kẹt trong việc giải thích một lập trường mà họ thậm chí còn không có: tại sao sự sống không tự phát triển bên trong một lọ bơ đậu phộng.
Một chiến thuật khác là phóng đại quá mức một dòng lập luận đến mức vô lý, do đó dễ bác bỏ hơn. Một ví dụ là ai đó tuyên bố rằng một chính trị gia không phản đối việc nhập cư, do đó, ủng hộ các biên giới mở mà không có hạn chế nào đối với những người có thể vào một quốc gia. Thấy rằng đó sẽ là một quan điểm yếu kém mà ít người nắm giữ, chính trị gia sau đó cảm thấy có nghĩa vụ phải bảo vệ các biện pháp kiểm soát biên giới và có nguy cơ mất quyền kiểm soát cuộc tranh luận và bị buộc tội là kẻ đạo đức giả.
“Ngọn lửa khi đốt cháy một thằng rơm không thể dùng để soi sáng”.
— Adam Gopnik
“The light obtained by setting straw men on fire is not what we mean by illumination.”
— Adam Gopnik
Các lập luận của người rơm nhằm để phản hồi các điểm vô lý có thể xuất hiện thêm các lập luận ad hominem, nó có liên quan nhưng không bác bỏ lập luận—ví dụ: trả lời cho quan điểm rằng tua-bin gió là phương tiện tạo ra năng lượng thân thiện với môi trường hơn nhiên liệu hóa thạch bằng cách nói, "Nhưng tua-bin gió thì xấu." Điểm này có một kết nối lỏng lẻo, nhưng cách nhìn của các tuabin gió không làm mất đi lợi ích của chúng đối với việc phát điện. Một người đưa ra quan điểm ad hominem như vậy có thể sẽ làm như vậy vì họ biết rằng họ không có phản bác nào đối với khẳng định thực tế.
Trích dẫn một lập luận ngoài ngữ cảnh là một chiến thuật khác của lập luận người rơm. “Khai thác trích dẫn” là phương pháp loại bỏ bất kỳ phần nào của nguồn chứng minh mâu thuẫn, thường sử dụng dấu chấm lửng để lấp đầy khoảng trống. Chẳng hạn, áp phích phim và lời giới thiệu sách đôi khi sẽ trích dẫn từ các bài phê bình không hay ngoài ngữ cảnh để làm cho chúng nghe có vẻ tích cực. Vì vậy, “Tôi thấy thật đáng kinh ngạc với mức độ dở tệ của bộ phim này” trở thành “Thật đáng kinh ngạc” và “Cuốn sách hoàn hảo cho những ai muốn phát khóc vì chán” trở thành “Cuốn sách hoàn hảo”. Điều này khiến cho những người viết đánh giá phải đối mặt với trận chiến khó khăn để cố gắng không viết bất cứ điều gì có thể bị bóc tách khác với ý định ban đầu mà họ viết.
Lập luận của người sáo rỗng (Hollow man arguments)
Lập luận sáo rỗng không cũng tương tự như lập luận của người rơm. Cái khác biệt là đưa một thứ luận điểm yếu kém rồi gán nó cho một nhóm không có thực. Có người sẽ bịa ra một quan điểm dễ bác bỏ, rồi cho rằng quan điểm đó được đưa ra do một nhóm mà họ không đồng tình với. Tranh luận với một đối thủ không tồn tại là một cách khá dễ dàng để giành chiến thắng trong bất kỳ cuộc tranh luận nào. Những người sử dụng lập luận rỗng tuếch thường sẽ ủng hộ ngôn ngữ mơ hồ, không cụ thể mà không đưa ra bất kỳ nguồn hoặc nêu rõ đối thủ của họ là ai.
Lập luận của người sáo rỗng được đưa vào cuộc tranh luận vì chúng là một cách lười biếng để đưa ra quan điểm mạnh mẽ mà không gây rủi ro cho bất kỳ ai bác bỏ người đưa ra luận điểm hoặc cần phải chịu trách nhiệm về sức mạnh thực sự của một dòng lập luận. Trong Why We Argue (And How We Should): A Guide to Political Disagreement, Scott F. Aikin và Robert B. Talisse viết rằng “các diễn giả phạm phải phép lập luận rỗng không khi họ phản ứng gay gắt trước những lập luận mà chưa từng có ai ở phe đối lập đưa ra. Hành động dựng lên một người đàn ông trống rỗng là một thất bại trong tranh luận vì nó đánh lạc hướng sự chú ý khỏi những lý do và lập luận thực tế mà phe đối lập đưa ra. . . . Đó là một sự bịa đặt hoàn toàn của phe đối lập.”
Một ví dụ về lập luận của người sáo rỗng là tuyên bố rằng các nhà hoạt động vì quyền động vật muốn con người và động vật không phải người có vị thế pháp lý hoàn toàn bình đẳng, nghĩa là chó sẽ phải bắt đầu mặc quần áo để tránh bị bắt vì hành vi không đứng đắn nơi công cộng. Đây là lối lập luận rỗng không vì không ai nói rằng tất cả các luật áp dụng cho con người cũng nên áp dụng cho chó cả.
“Cách thông minh để giữ cho mọi người thụ động và ngoan ngoãn là hạn chế nghiêm ngặt phạm vi ý kiến có thể chấp nhận được, nhưng cho phép tranh luận rất sôi nổi trong phạm vi đó.”
— Noam Chomsky
“The smart way to keep people passive and obedient is to strictly limit the spectrum of acceptable opinion, but allow very lively debate within that spectrum.”
— Noam Chomsky
Lập luận của người sắt (Iron man arguments)
Lập luận của người sắt là lập luận được xây dựng theo cách có thể chống lại các cuộc tấn công của kẻ thách thức. Rất khó tránh khỏi những lập luận của người sắt vì chúng có nhiều điểm trùng lặp với các kỹ thuật tranh luận hợp pháp. Sự khác biệt là liệu người sử dụng chúng làm như vậy để ngăn chặn sự chống đối hoàn toàn hay họ sẵn sàng thay đổi ý kiến và lắng nghe người chống đối. Bị chứng minh là sai rất đau đớn, đó là lý do tại sao chúng ta thường sử dụng các lý lẽ của người sắt để bảo vệ bản thân khỏi điều đó một cách thiếu suy nghĩ.
Ai đó sử dụng lập luận của người sắt thường đưa ra lập trường của riêng họ mơ hồ đến mức không ai nói gì về điều đó có thể làm suy yếu lập trường đó. Họ sẽ sử dụng tự do các cảnh báo trước, biệt ngữ và các thuật ngữ không chính xác. Điều này có nghĩa là họ có thể yêu cầu bất kỳ ai không đồng ý đã không hiểu họ hoặc họ sẽ lặp lại lập luận của mình nhiều lần. Bạn có thể so sánh điều này với ngôn ngữ được sử dụng trong tử vi trung bình hoặc trong một chiếc bánh may mắn. Nó mơ hồ đến mức khó có thể không đồng ý hoặc gọi nó là không chính xác vì nó không thể sai. Nó giống như đấm bốc với một luồng hơi nước.
Một ví dụ là một chính trị gia trả lời một câu hỏi khó về chính sách của họ bằng cách nói: “Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng ta phải thực hiện những hành động tốt nhất có thể để mang lại lợi ích cho người dân của đất nước này. Ưu tiên của chúng tôi trong tình huống này là thực hiện các chính sách có tác động tích cực đến mọi người trong xã hội.” Họ đã trả lời câu hỏi đấy, chỉ cần không nói bất cứ điều gì mà bất cứ ai có thể phản bác lại thôi.
Vậy mục đích của tranh luận là gì? Nếu được hỏi hầu hết ai cũng sẽ nói rằng vì việc đó sẽ khai sáng cho những người chìm trong bóng của những ý tưởng sai lầm, độc hại. Xem nó như một cử chỉ tử tế. Xem nó như việc tìm ra sự thật.
Nhưng cái cách mà chúng ta hay hướng đến khi tham gia vào cuộc tranh luận lại không tương đồng với ý định chính của ta.
Hầu hết chúng ta chỉ thực sự tranh luận vì muốn chứng minh rằng mình là nhất và đối thủ của mình đang sai. Mối quan tâm của ta đâu hướng đến sự thật. Thậm chí ta còn không xem xét khả năng rằng đối thủ của mình đang có thể đúng đấy chứ, và ta có thể học một thứ gì đó từ họ.
Như nhiều thập kỷ nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra, rằng bộ não của chúng ta luôn muốn tiết kiệm năng lượng, và đó là một phần lý do tại sao ta không muốn thay đổi suy nghĩ của mình về bất cứ điều gì hết. Việc bám víu vào niềm tin hiện có của chúng ta bằng mọi hình thức có thể và loại bỏ những gì mà gây nên thách thức cho chúng thì đơn giản hơn. Những lập luận lủng củng thúc giục ta tham gia vào một thứ gì đó trông giống như một cuộc tranh luận nhưng không gây ra bất kỳ rủi ro nào buộc ta phải tra hỏi bản thân mình về cái lập trường mà mình đang bảo vệ.
Ngoài ra chúng ta còn tranh luận vì những lý do khác nữa. Đôi khi chúng ta muốn tìm thú vui cho bản thân. Hoặc muốn chứng minh rằng ta thông minh hơn người khác. Hoặc ta đang giấu giếm chuyện ta nghiện liều adrenalin - có được từ việc đánh nhau. Và đó là những gì chúng tôi đang làm, ta đang đánh nhau chứ không phải tranh luận. Trong những trường hợp này, không có gì ngạc nhiên khi các chiến thuật “kém sang” như sử dụng “lập luận người rơm” hoặc “người sáo rỗng” lại xuất hiện.
Huống thật thì việc thừa nhận chúng ta đã sai về bất cứ điều gì hoặc phải thay đổi suy nghĩ của mình thì không vui gì cả. Nhưng điều cần thiết là nếu chúng ta muốn trở nên thông minh hơn và nhìn thế giới theo đúng bản chất của nó chứ không phải theo cách chúng ta muốn. Bất cứ khi nào chúng ta tham gia vào cuộc tranh luận, chúng ta cần trung thực về ý định của mình. Chúng ta đang cố gắng đạt được những gì? Chúng ta có cởi mở để thay đổi suy nghĩ của mình không? Chúng ta có đang lắng nghe đối thủ của mình không? Chỉ khi nào chúng ta có một cuộc thảo luận cân bằng với khả năng thay đổi suy nghĩ của mình thì cuộc tranh luận mới có hiệu quả, tránh sử dụng những ngụy biện logic.
Lập luận khập khiễng có hại cho tất cả mọi người đang tham gia vào cuộc tranh luận. Chúng chả giúp mình đi đến đâu bởi vì mình không xử lý được quan điểm chính của đối thủ. Điều này có nghĩa là không có niềm tin nào mà có thể thuyết phục được họ. Tồi tệ hơn, loại chiến thuật ngầm này có thể khiến đối thủ cảm thấy thất vọng và khó chịu vì họ cố tình xuyên tạc niềm tin của mình. Họ buộc phải lắng nghe lời bác bỏ một điều gì đó mà ngay từ đầu họ thậm chí còn không tin, điều này xúc phạm trí thông minh của họ. Cảm giác bị tấn công như vậy chỉ khiến họ bám chặt hơn vào niềm tin thực sự của mình. Nó thậm chí có thể khiến họ không sẵn sàng tham gia vào bất kỳ loại tranh luận nào trong tương lai nữa.
Và nếu bạn là người mắc phải cái thói hay xây dựng những lập luận khập khiễng, như nhiều người trong chúng ta, thì điều đó sẽ khiến mọi người tránh thách thức bạn hoặc ngừng bắt đầu thảo luận. Điều đó có nghĩa là bạn không được học hỏi từ họ hoặc đặt câu hỏi về quan điểm của mình. Trong những tình huống trang trọng, việc sử dụng những lập luận dở tệ khiến bạn trông có vẻ như không thực sự có quan điểm mạnh nào ngay từ đầu.
Nếu bạn muốn có những cuộc tranh luận hữu ích và hiệu quả, điều quan trọng là tránh sử dụng những lý lẽ tồi tệ.
Điều đầu tiên chúng ta cần làm để tránh xây dựng những lập luận tồi là chấp nhận đó là điều mà tất cả chúng ta đều dễ mắc phải. Thật dễ dàng để xem xét một ngụy biện hợp lý và nghĩ về tất cả những người mà chúng ta biết đã sử dụng nó. Khó hơn nhiều để nhận ra điều đó trong chính chúng ta. Không phải lúc nào chúng ta cũng nhận ra rằng quan điểm mà chúng ta đang đưa ra không đủ mạnh.
Hầu như không thể tránh khỏi những tranh cãi tồi tệ nếu chúng ta không dành thời gian nghiên cứu cả hai mặt của cuộc tranh luận. Đôi khi bản đồ không phải là lãnh thổ—nghĩa là nhận thức của chúng ta về một ý kiến không phải là ý nghĩa thực sự của ý kiến đó. Điều hữu ích nhất chúng ta có thể làm là cố gắng xem hết toàn vẹn lãnh thổ. Điều đó đưa chúng ta đến với “lập luận của người thép” và bài kiểm tra hệ tư tưởng Turing.
Cách hiệu quả nhất để tránh sử dụng những lập luận không hay và không khuyến khích người khác sử dụng chúng, là hãy tuân theo nguyên tắc bác ái và tranh luận chống lại quan điểm mạnh mẽ nhất và thuyết phục nhất của lập luận bên phe đối phương. Trong trường hợp này, chúng ta hoãn lại sự nghi ngờ và bỏ qua ý kiến của chính mình đủ lâu để hiểu những quan điểm của đối phương đến từ đâu. Ta nhận ra những mặt tốt trong bài luận của họ và phát huy thế mạnh của nó. Đặt câu hỏi để làm rõ bất cứ điều gì bạn không hiểu. Hãy tò mò về quan điểm của người khác. Bạn có thể không thay đổi ý định của họ, nhưng ít nhất bạn sẽ học được điều gì đó và hy vọng sẽ giảm bớt những mâu thuận trong cuộc tranh luận.
“Thà tranh luận một vấn đề mà không giải quyết nó còn hơn là giải quyết một vấn đề mà không tranh luận về nó.”
— Joseph Joubert
“It is better to debate a question without settling it than to settle a question without debating it.”
— Joseph Joubert
Trong tác phẩm Intuition Pumps and Other Tools for Thinking, nhà triết học Daniel Dennett đưa ra một số hướng dẫn chung để sử dụng nguyên tắc bác ái, do nhà tâm lý học xã hội và nhà lý thuyết trò chơi Anatol Rapoport xây dựng:
Bạn nên cố gắng diễn đạt lại quan điểm của đối tượng một cách rõ ràng, sinh động và công bằng đến mức đối tượng của bạn phải nói: “Cảm ơn bạn, phải chi tôi đã diễn giải nó ra như vậy nhỉ?”
Bạn nên liệt kê bất kỳ điểm đồng ý nào (đặc biệt nếu chúng không phải là vấn đề được đồng ý chung hoặc phổ biến).
Bạn nên đề cập đến bất cứ điều gì bạn đã học được từ đối phương của mình.
Chỉ khi đó bạn mới được phép bác bỏ hoặc chỉ trích.
Một lập luận là phiên bản mạnh nhất của quan điểm của đối thủ được gọi là người đàn ông thép. Nó được xây dựng có chủ đích để càng khó tấn công càng tốt. Ý tưởng là chúng ta chỉ có thể nói rằng chúng ta đã thắng một cuộc tranh luận khi chúng ta chiến đấu với một người đàn ông thép chứ không phải một người rơm. Vì chúng ta có xu hướng giải quyết các phiên bản yếu hơn của một cuộc tranh luận, thường là không nhận ra điều đó, điều này cho phép chúng ta thận trọng phạm sai lầm.
Điều này có thể khó khăn như vậy, nhưng nó phục vụ mục đích hình ảnh lớn hơn. Lập luận của người đàn ông thép giúp chúng ta hiểu được một quan điểm mới, cho dù nó có thể lố bịch như thế nào trong mắt chúng ta, nhờ đó chúng ta có vị trí tốt hơn để thành công và kết nối tốt hơn trong tương lai. Nó cho thấy một thách thức chúng tôi đồng cảm và sẵn sàng lắng nghe, bất kể ý kiến cá nhân. Vấn đề là nhìn ra điểm mạnh chứ không phải điểm yếu. Nếu chúng ta cởi mở, không hiếu chiến, chúng ta có thể học hỏi được nhiều điều.
“Biết một chân chỉ biết một nửa sự thật.”
“He who knows only his side of the case knows little of that.”
— John Stuart Mill
Một bài tập rèn luyện phép lập luận thép, phép thử Turing về hệ tư tưởng, đề xuất rằng chúng ta không thể nói rằng chúng ta hiểu lập trường của đối thủ trừ khi chúng ta có thể tranh luận ủng hộ lập trường đó tốt đến mức một người quan sát sẽ không thể biết chúng ta thực sự giữ quan điểm nào. Nói cách khác, chúng ta không nên giữ quan điểm mà chúng ta không thể tranh luận. Bài kiểm tra Turing về hệ tư tưởng là một bài kiểm tra tư duy tuyệt vời để xác định xem bạn có hiểu đối thủ có quan điểm từ đâu.
Mặc dù ta điều này không thể áp dụng cho mọi thứ mà chúng ta không đồng ý với, nhưng nếu khi một cuộc tranh luận cực kỳ quan trọng đối với chúng ta, thì bài kiểm tra Turing về hệ tư tưởng có thể là một công cụ hữu ích để đảm bảo bản thân mình đã chuẩn bị đầy đủ. Ngay cả khi lúc nào ta cũng dùng nó được, nó có thể phục vụ chúng ta trong những trường hợp mang rủi ro cao.
"Khó đàm thoại với kẻ chỉ biết đánh đập"
“You could not fence with an antagonist who met rapier thrust with blow of battle axe.”
— L.M. Montgomery
Giả sử bạn đang tranh luận với một người có quan điểm khác với bạn. Bạn đang trả lời những lập luận đanh thép trong lời giải thích của họ, luôn giữ bình tĩnh và cân nhắc. Nhưng bạn sẽ làm gì nếu đối thủ của bạn bắt đầu dùng những lý lẽ không hay để chống lại bạn? Nếu họ chả thèm nghe bạn thì sao?
Điều đầu tiên bạn có thể làm khi ai đó dùng lý lẽ xấu chống lại bạn là điều đơn giản nhất: chỉ ra điều đó. Giải thích những gì họ đang làm và tại sao nó không hữu ích. Không có ích gì khi chỉ nói với họ rằng họ đang sử dụng lập luận của người rơm hoặc bất kỳ kiểu ngụy biện logic nào khác. Nếu họ không quen thuộc với khái niệm này, nó có thể giống như biệt ngữ xa lạ. Cũng không có ích lợi gì khi sử dụng mấy luận điểm ngụ ý kiểu “à há chịu thua chưa cưng”, vì như vậy sẽ thúc đẩy căng thẳng hơn. Tốt nhất là xác định khái niệm, sau đó nhắc lại niềm tin thực tế của bạn và cách chúng khác với lập luận sai lầm mà họ đang tranh luận.
Edward Damer viết trong Attacking Faulty Reasoning, “Không phải lúc nào cũng có thể biết liệu đối thủ có cố tình bóp méo lập luận của bạn hay đơn giản là không hiểu hoặc diễn giải nó theo cách mà bạn dự định. Vì lý do này, có thể hữu ích nếu tóm tắt lại các đại cương cơ bản. . . hoặc [yêu cầu] đối thủ của bạn tóm tắt nó cho bạn.”
Nếu điều này không hiệu quả, bạn có thể tiếp tục lặp lại quan điểm ban đầu của mình và không cố gắng bảo vệ cái lập luận không hay đó. Nếu đối thủ của bạn tỏ ra không muốn thừa nhận việc họ sử dụng một lập luận không tốt (và bạn chắc chắn 100% đó là những gì họ đang làm), bạn nên cân nhắc xem có nên tiếp tục cuộc tranh luận hay không. Thực tế là hầu hết các cuộc tranh luận mà chúng ta có đều không được suy nghĩ một cách hợp lý; họ bị chi phối bởi cảm xúc. Điều này thậm chí còn phù hợp hơn khi chúng ta tranh luận với những người mà chúng ta có mối quan hệ phức tạp. Đôi khi, tốt hơn là nên rời đi.
Những lý lẽ tồi tệ được thảo luận ở đây là những ngụy biện logic vô cùng phổ biến trong các cuộc tranh luận. Chúng ta thường sử dụng hoặc trải nghiệm chúng mà không hề nhận ra. Nhưng những kiểu tranh luận này không hiệu quả và không có khả năng giúp bất kỳ ai học hỏi được điều gì. Nếu chúng ta muốn lập luận của mình tạo ra sự ủng hộ chứ không phải sự thù địch, chúng ta cần tránh đưa ra những lập luận kém hay.
_______________
Dịch giả: Trâm Anh
Biên tập: Phương Linh
Link bài gốc: Bad Arguments and How to Avoid Them
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Tâm lý học tuổi trẻ mong nhận được sự ủng hộ và góp sức của các bạn. Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức chuyên sâu về tâm lý cho cộng đồng tại đây: https://ybox.vn/idy8l214r1c6yo
(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(****) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.
_______________
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
182 lượt xem