Văn Hà Phương@Gia Vị
5 năm trước
[Tâm Lý] The Queen’s Gambit: Câu Chuyện Về Khả Năng Hồi Phục Tâm Lý. (Phần 1)
Phần 1: Cuộc Đụng Độ Giữa Một Show Netflix Và Nghiên Cứu Về Khả Năng Hồi Phục Tâm Lý Của Con Người.
Cảnh báo: Bài viết có tiết lộ nội dung phim The Queen's Gambit.
The Queen's Gambit, một miniserie của Netflix dựa trên một tiểu thuyết viễn tưởng của Walter Tevis viết năm 1983, kể về một cô gái mồ côi với khả năng đánh cờ thiên bẩm. Nó cũng khắc họa một câu chuyện về sự kiên cường, với việc nữ chính phải vượt qua những chấn thương tâm lý, bố mẹ thì một người mất sớm, người còn lại bỏ rơi mình, một tuổi thơ đầy những biến động, những tác động về tâm lý và sinh lý đã tạo nên sự gan dạ, táo bạo và sự trưởng thành.
Tóm lại, bất chấp những tổn thương mà nhân vật chính phải trải qua và sự khó khăn để vượt qua việc lạm dụng chất, cô ấy cuối cùng cũng đánh bại được 1) các thuộc tính với cơ sở di truyền mạnh mẽ; 2) những mối quan hệ chặt chẽ; và 3) một sự hỗ trợ cho những khả năng của cô ấy - những yếu tố được phát hiện trong nghiên cứu để khiến con người ta trở nên kiên cường (Werner, 2000; Afifi & MacMillan, 2011).
The Queen's Gambit mở màn với một cảnh một người phụ nữ trong bộ dạng thật thảm hại; bị đánh thức bởi tiếng gõ của người làm trong khách sạn, một điều để báo hiệu cho khán giả rằng cô ta chắc chắn đang trễ giờ. Cô chạy vòng quanh căn phòng của mình để tìm một chiếc giày, một lần nữa tính không kỷ luật lại được thể hiện, khi cô ta với lấy một chai nước nhỏ để uống vội vài viên thuốc.
Đột nhiên, một cảnh hồi tưởng hiện lên một vụ tai nạn xe tàn khốc với một người phụ nữ đã tử vong, và một đứa trẻ, chính là nhân vật chính của chúng ta, Elizabeth "Beth" Harmon. Đứng gần đó, người tại hiện trường đang mô tả việc Beth sống sót “không một thương tích trên người” giống như một “phép màu”, khi đó, một người khác trả lời rằng, “Tôi nghĩ là cô ấy sẽ nhìn nhận sự việc theo cách đó đấy.”
Beth được đưa tới một cô nhi viện, nơi mà viện trưởng, cô Dierdorf, chào mừng cô bằng câu, “Tôi biết giờ phút này em đang cảm thấy vô cùng mất mát, nhưng sau khi những buồn đau khi làm em tuyệt vọng, những lời cầu nguyện và niềm tin sẽ xoa dịu tâm hồn em. Đến khi em tìm thấy một lối đi khác cho bản thân mình.” Đây như là một điềm báo trước cho chuyến hành trình mà Beth sắp trải qua, đến cuối cùng cô cũng tìm thấy lối đi riêng cho mình sau khi nhận ra được nhưng mất mát được chôn giấu.
Trước đó, chúng ta đã nhận ra tài năng được di truyền của Beth: trí tuệ của cô ấy. Chúng ta cũng biết được mẹ cô ấy cũng có tài năng thiên bẩm, nhận bằng Ph.D chuyên ngành toán học ở đại học Cornell. Tài năng này được di truyền cho con gái bà, khi cô ấy có thể dễ dàng hoàn thành bài thi toán của mình sớm hơn người khác, khiến cho giáo viên nhờ cô ấy đập bụi những miếng lau bảng trong khoảng thời gian còn lại của buổi học. Điều thú vị là, những đứa trẻ kiên cường thường có những hành động “giúp đỡ người khác” (Rachman, 1978) và chúng cũng được nhìn nhận là có “khả năng tập trung vào công việc và khả năng đọc hiểu tốt hơn bạn cùng trang lứa” (Werner, 1987).
Nhờ hành động giúp đỡ này mà Beth gặp được ông Shaibel, một người trông trẻ tại trại mồ côi, và có được khái niệm đầu tiên về môn cờ vua. Ngày tiếp theo, cô lại gặp ông Shaibel, nhờ ông chỉ cô cách chơi cờ, nhưng ông đã từ chối.
Trong khoảng thời gian này, cô được chỉ dẫn bởi Jolene, một cô gái khác trong cô nhi viện, người nắm giữ vai trò chị cả, rằng không nên uống viên thuốc xanh hằng ngày được đem tới cho đám trẻ, phải đợi đến buổi đêm để uống. Những đứa trẻ kiên cường này, trên thực tế, rất hòa đồng - một tính cách thường dựa trên di truyền, khiến Beth trở thành bạn tốt cả Jolene - một người rất hiểu biết về những ông bố bà mẹ đại diện như ông Shaibel.
Mặc dù lúc ban đầu cô đã rời đi một cách thất vọng sau khi bi từ chối lần thứ ba bởi ông Shaibel, đêm hôm đó, khi đang chìm đắm với viên thuốc xanh, Beth mơ thấy một bàn cờ, mặc dù cô không hề biết cách chơi. Ngày tiếp theo, với một sức sống mới, cô yêu cầu ông dạy cờ cho mình, và nghe ông nhận xét rằng “con gái thì không chơi cờ.” Quả thực, giới tính giờ đã trở thành một rào cản xác định buộc cô phải đương đầu với những kẻ khác, đặc biệt là trong bộ môn cờ vua.
Trong nghiên cứu về khả năng hồi phục tâm lý, những đứa trẻ kiên cường nhất cho thấy “sự lưỡng tính một cách tích cực, sự kết hợp giữa ‘tính nam’ và ‘tính nữ’ tạo nên một bản ngã hoàn chỉnh và có niềm tin về sự nắm giữ vận mệnh của chính mình”. Đó có thể là đặc tính này giúp cô có động lực đánh bại ông Shaibel, người cuối cùng cũng đồng ý chơi cờ với cô, và sự phủ nhận những thứ quá mức nữ tính, như con búp bê được tặng bởi ông Ganz, đồng môn chơi cờ của ông Shaibel, được cô tống thẳng vào thùng rác, và bỏ đi tên đệm có phần nữ tính của mình, “Harmon,” trong cuộc chiến trên bàn cờ.
Hãy theo dõi để xem tiếp phần II!
------------------------------------------------------------------------
Dịch giả: Văn Hà Phương
Biên tập: BranDy
Nguồn ảnh: Google
Link bài gốc: https://www.psychologytoday.com/intl/blog/romantically-attached/202011/the-queens-gambit-story-psychological-resiliency
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(***) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
434 lượt xem