Phương Mai Trần@Gia Vị
2 năm trước
[Tâm Lý] Thuyết Tam Giác Tình Yêu Của Sternberg
Sternberg’s Triangular Theory of Love
Dù cho hầu hết mọi người đều đã trải qua điều này trong đời nhưng việc định nghĩa tình yêu vẫn còn là một thách thức. Có rất ít nhà nghiên cứu cố gắng đưa ra một lý thuyết khả thi về khái niệm tình yêu. Một ngoại lệ là thuyết tam giác tình yêu của Sternberg, được tạo nên vào cuối những năm 1980 bởi nhà tâm lý học Robert Sternberg.
Though most have experienced it in their lives, defining love is challenging. Few researchers have put forth a viable theory on the concept of love. One exception is Sternberg's triangular theory of love, developed in the late 1980s by psychologist Robert Sternberg.
Lý thuyết này cho thấy rằng con người có thể có những mức độ thân mật, đam mê và sự cam kết khác nhau tại bất kỳ thời điểm nào. Nghiên cứu đã được thực hiện để xác nhận giá trị của lý thuyết Sternberg. Một nghiên cứu năm 2021 đã đưa ra bằng chứng thực nghiệm ủng hộ tính toàn diện của lý thuyết tam giác về tình yêu.
This theory suggests that people can have varying degrees of intimacy, passion, and commitment at any one moment in time. Research has emerged to confirm the value of Sternberg's theory. A 2021 study offered empirical support for the universality of the triangular theory of love.
Bài viết này thảo luận về ba thành phần của tình yêu mà Sternberg đã mô tả. Nó cũng bao gồm bảy loại tình yêu khác nhau và các thành phần của từng loại.
This article discusses the three components of love that Sternberg described. It also covers the seven different types of love and the components of each type.
3 Thành Tố Tình Yêu Của Sternberg
Sternberg’s 3 Components of Love
Trong thuyết của Sternberg, khái niệm tình yêu là một hình tam giác được tạo thành từ ba thành tố. Một số loại tình yêu này tập trung vào tình yêu giữa hai người trong mối quan hệ lãng mạn hoặc tình dục, nhưng những loại tình yêu này cũng áp dụng cho các hình thức quan hệ giữa các cá nhân khác.
In Sternberg's theory, the concept of love is a triangle that is made up of three components. Some of these types of love are focused on the love between two people in a romantic or sexual relationship, but these types of love also apply to other forms of interpersonal relationships.
3 thành tố đó là:
The three components are:
Sự thân mật liên quan đến sự gần gũi, kết nối và gắn kết
Intimacy, which involves feelings of closeness, connectedness, and bondedness
Niềm đam mê bao gồm những cảm xúc và ham muốn dẫn đến sự hấp dẫn về thể chất, sự lãng mạn và sự thỏa mãn tình dục
Passion, which involves feelings and desires that lead to physical attraction, romance, and sexual consummation
Quyết định/cam kết bao gồm những cảm xúc khiến người ta tiếp tục ở bên ai đó và cùng hướng về những mục tiêu chung
Decision/commitment, which involves feelings that lead a person to remain with someone and move toward shared goals
Nguồn ảnh: Pinterest
Việc tìm kiếm sự cân bằng giữa nhu cầu sinh lý về tình dục và nhu cầu về tình yêu là điều cần thiết, và việc thiếu hoàn toàn cả ba thành phần nêu trên sẽ được coi là không phải tình yêu.
Finding a balance between the physiological need for sex and the need for love is essential, and the complete absence of all three components is categorized as non-love.
Mối tình tay ba không giống như thuyết tam giác tình yêu. Trong một mối tình tay ba, ba người có thể có mối quan hệ đa ái hoặc hai người có thể tranh giành tình yêu của một người thứ ba.
A love triangle is not the same thing as the triangular theory of love. In a love triangle, three people may either be involved in a polyamorous relationship or two people may compete for the love of a third person.
7 Hình Thái Tình Yêu Của Sternberg
Sternberg's 7 Types of Love
Ba thành tố của tình yêu tương tác với nhau một cách có hệ thống. Sự hiện diện của một thành phần hoặc sự kết hợp của hai hoặc nhiều thành phần tạo ra bảy hình thái tình yêu.
The three components of love interact in a systemic manner. The presence of one component or a combination of two or more components create seven kinds of love experiences.
Những kiểu tình yêu này cũng có thể thay đổi theo tiến trình của một mối quan hệ. Ví dụ, một mối quan hệ có thể bắt đầu bằng tình yêu nồng nàn, tiến triển thành tình yêu lãng mạn và cuối cùng đạt đến trạng thái tình yêu vị tha.
These types of love may vary over the course of a relationship as well. For example, a relationship could begin as passionate love, progress into romantic love, and then eventually reach a state of companionate love.
Tình Bạn
Friendship
Thành tố: Sự yêu thích
Components: Liking
Hình thái này là khi có thành phần thân mật hoặc yêu thích nhưng lại thiếu cảm giác đam mê hoặc cam kết theo nghĩa lãng mạn. Tình bạn có thể là gốc rễ của những hình thái tình yêu khác.
This type of love is when the intimacy or liking component is present, but feelings of passion or commitment in the romantic sense are missing. Friendship love can be the root of other forms of love.
Tình Yêu Say Đắm
Infatuation
Thành tố: Sự đam mê
Components: Passion
Sự say đắm được đặc trưng bởi cảm giác ham muốn và đam mê thể xác mà không có sự yêu thích và cam kết. Không có đủ thời gian để phát triển cảm giác thân mật sâu sắc hơn, để tạo thành tình yêu lãng mạn hoặc tình yêu trọn vẹn. Những điều này cuối cùng có thể xảy ra sau giai đoạn say đắm. Sự say đắm ban đầu thường rất mạnh mẽ.
Infatuation is characterized by feelings of lust and physical passion without liking and commitment. There has not been enough time for a deeper sense of intimacy, romantic love, or consummate love to develop. These may eventually arise after the infatuation phase. The initial infatuation is often very powerful.
Tình Yêu Trống Rỗng
Empty Love
Thành tố: Sự cam kết
Components: Commitment
Nguồn ảnh: Pinterest
Tình yêu trống rỗng được đặc trưng bởi sự cam kết mà không có đam mê hay sự thân mật. Có đôi lúc một tình yêu mãnh liệt lại héo mòn thành một tình yêu trống rỗng. Hoặc điều ngược lại cũng có thể xảy ra. Ví dụ, một cuộc hôn nhân sắp đặt có thể bắt đầu trong trống rỗng nhưng dần dần phát triển thành một dạng tình yêu khác.
Empty love is characterized by commitment without passion or intimacy. At times, a strong love deteriorates into empty love. The reverse may occur as well. For instance, an arranged marriage may start out empty but flourish into another form of love over time.
Tình Yêu Lãng Mạn
Romantic Love
Thành tố: Sự thân mật và đam mê
Components: Intimacy and Passion
Tình yêu lãng mạn gắn kết cảm xúc của mọi người thông qua sự thân mật và niềm đam mê thể xác. Những đối tác trong mối quan hệ này có những cuộc trò chuyện sâu sắc giúp họ biết những chi tiết thân mật về nhau. Họ tận hưởng niềm đam mê tình dục và tình cảm. Những cặp đôi này có thể đang ở thời điểm khi họ chưa quyết định về việc cam kết lâu dài hay chưa xác định được những kế hoạch trong tương lai.
Romantic love bonds people emotionally through intimacy and physical passion. Partners in this type of relationship have deep conversations that help them know intimate details about each other. They enjoy sexual passion and affection. These couples may be at the point where long-term commitment or future plans are still undecided.
Tình Yêu Vị Tha
Companionate Love
Thành tố: Sự yêu thích và thân mật
Components: Liking and Intimacy
Tình yêu vị tha là một loại tình yêu thân mật nhưng không nồng nàn. Nó bao gồm thành phần thân mật hoặc yêu thích và thành phần cam kết của tam giác. Nó mạnh hơn tình bạn vì có sự cam kết lâu dài nhưng lại có rất ít hoặc không có ham muốn tình dục.
Companionate love is an intimate, but non-passionate sort of love. It includes the intimacy or liking component and the commitment component of the triangle. It is stronger than friendship, because there is a long-term commitment, but there is minimal or no sexual desire.
Kiểu tình yêu này thường thấy trong những cuộc hôn nhân nơi niềm đam mê đã chết nhưng cặp đôi vẫn tiếp tục có tình cảm sâu sắc hoặc sự gắn kết bền chặt. Đây cũng có thể được coi là tình yêu giữa những người bạn rất thân và giữa những thành viên trong gia đình.
This type of love is often found in marriages where the passion has died, but the couple continues to have deep affection or a strong bond. This may also be viewed as the love between very close friends and family members.
Tình Yêu Khờ Dại
Fatuous Love
Thành tố: Sự cam kết và đam mê
Components: Commitment and Passion
Trong loại tình yêu này, sự cam kết và đam mê hiện diện trong khi sự thân mật hoặc yêu thích lại không có. Tình yêu khờ dại được đặc trưng bởi một cuộc tán tỉnh thoáng qua trong đó niềm đam mê thúc đẩy sự cam kết mà không có ảnh hưởng ổn định của sự thân mật.
In this type of love, commitment and passion are present while intimacy or liking is absent. Fatuous love is typified by a whirlwind courtship in which passion motivates a commitment without the stabilizing influence of intimacy.
Thông thường, việc chứng kiến điều này khiến người khác bối rối không hiểu sao cặp đôi này lại có thể bốc đồng đến vậy. Thật không may, những cuộc hôn nhân như vậy thường không thành công. Nếu thành công thì nhiều người lại cho rằng điều đó là do may mắn.
Often, witnessing this leaves others confused about how the couple could be so impulsive. Unfortunately, such marriages often don't work out. When they do, many chalk the success up to luck.
Tình Yêu Vẹn Toàn
Consummate Love
Thành tố: Sự thân mật, đam mê và cam kết
Components: Intimacy, Passion, and Commitment
Nguồn ảnh: Pinterest
Tình yêu trọn vẹn được tạo thành từ cả ba thành phần và là hình thái toàn diện của tình yêu. Nó đại diện cho một mối quan hệ lý tưởng. Những cặp đôi trải qua loại tình yêu này sẽ có quan hệ tình dục tuyệt vời sau vài năm quan hệ. Họ không thể tưởng tượng mình với bất cứ ai khác. Họ không thể tưởng tượng được hạnh phúc thực sự nếu không có người yêu của họ. Họ cố gắng vượt qua những khác biệt và cùng nhau đối mặt với những sự việc căng thẳng.
Consummate love is made up of all three components and is the total form of love. It represents an ideal relationship. Couples who experience this kind of love have great sex several years into their relationship. They cannot imagine themselves with anyone else. They also cannot see themselves truly happy without their partners. They manage to overcome differences and face stressors together.
Yêu Là Một Động Từ
Love Is a Verb
Theo Sternberg, việc duy trì một tình yêu vẹn toàn có thể khó khăn hơn so với việc đạt được nó ban đầu vì các thành tố của tình yêu phải được đưa vào hoạt động. Nếu không có hành vi và biểu hiện, niềm đam mê sẽ mất đi và tình yêu có thể quay trở lại dạng vị tha.
According to Sternberg, consummate love may be harder to maintain than it is to achieve, as the components of love must be put into action. Without behavior and expression, passion is lost and love may revert back to the companionate type.
Tại Sao Thuyết Tam Giác Tình Yêu Của Sternberg Lại Quan Trọng?
Why Is Sternberg's Triangular Theory of Love Important?
Theo Sternberg, tầm quan trọng của từng thành phần trong tình yêu có thể khác nhau ở mỗi người và ở từng cặp đôi. Cả ba thành phần đều cần thiết cho một mối quan hệ lãng mạn lý tưởng, nhưng mức độ cần có của mỗi thành phần sẽ khác nhau tùy theo mối quan hệ hoặc thậm chí theo thời gian trong một mối quan hệ.
According to Sternberg, the importance of each component of love may differ from person to person and couple to couple. All three components are required for the ideal romantic relationship, but the amount of each component required will differ from one relationship to another, or even over time within a relationship.
Việc biết cách các thành phần tương tác với nhau có thể giúp làm nổi bật những phần có thể cần cải thiện. Ví dụ: nhận ra rằng niềm đam mê đã không còn trong mối quan hệ của bạn có thể giúp bạn tìm cách thắp lại ngọn lửa đam mê.
Knowing how the components interact may help highlight areas that may need improvement. For example, recognizing that the passion has gone out of your relationship can help you look for ways to rekindle the spark.
Tác giả: Marni Feuerman
-------------------------------------------------------------------------------
Dịch giả: Phương Mai
Biên tập: Tú Linh
Nguồn ảnh: Pinterest
Link bài gốc: Sternberg’s Triangular Theory of Love
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Tâm lý học tuổi trẻ mong nhận được sự ủng hộ và góp sức của các bạn. Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức chuyên sâu về tâm lý cho cộng đồng tại đây: https://ybox.vn/idy8l214r1c6yo
(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
132 lượt xem