[Tâm Lý] Tình Yêu Và Sự Ràng Buộc: Liệu Có Phải Tình Yêu Đích Thực?
Nguồn: unplash
Yêu và được yêu là một trải nghiệm tuyệt vời. Không phải ai cũng biết rõ khi nào họ thực sự yêu và khi nào họ cảm thấy ràng buộc, ham muốn hay say mê. Sự nhầm lẫn này có thể khiến nhiều người thấy không chắc chắn về tình yêu và mối quan hệ chung của họ, hình thành nghi ngờ thày vì cam kết.
Sự thật là tình yêu nằm ngoài sự kiểm soát, vì vậy các mối quan hệ không phải lúc nào cũng vững chắc như chúng ta nghĩ ban đầu. Cảm giác và cảm xúc là không cố định, và chúng không phải lúc nào cũng dễ dàng nhận ra. Điều đó có nghĩa là luôn có khả năng chúng ta cảm nhận không như chúng ta nghĩ và những cảm giác này dễ thay đổi và chuyển biến khác đi theo thời gian.
Hầu hết mọi người khao khát sự ổn định trong một mối quan hệ. Họ muốn mối quan hệ sẽ không tan vỡ và rằng cuối cùng họ sẽ không chia ly với bạn tâm giao của họ. Mặc dù không thể đảm bảo được điều đó, nhưng có một số cách giúp bạn biết liệu mối quan hệ mà bạn đang có có xứng với thời gian của bạn hay không.
Bài viết này giải thích sự khác biệt giữa tình yêu và sự ràng buộc và miêu tả chi tiết những cách để phân biệt hai khái niệm này. Cùng đọc thông tin bên dưới và tìm hiểu sự khác biệt giữa hai khái niệm, cũng để biết bạn đang ở đâu trong mối quan hệ của chính mình.
Thứ nhất, Tình yêu là gì?
Tình yêu thực sự là một cảm xúc rất phức tạp. Có nhiều cảm xúc khác có xu hướng bắt chước yếu tố cấu thành nên tình yêu. Đôi khi thật khó để xác định xem những gì bạn đang cảm nhận có phải là tình yêu đích thực hay không khi trải qua những cảm giác mà bạn chưa từng cảm nhận trước đây.
Để đơn giản hóa nó thì: Tình yêu là sự vị tha.
Nguồn: unplash
Khi nói đến mối quan hệ với người mình yêu, chúng ta thường tập trung vào việc hình thành tình cảm ràng buộc với họ. Chúng ta yêu và tôn trọng tất cả những gì họ có và họ cho ta hy vọng, nâng cao lòng tự trọng của chúng ta. Mặc dù nhu cầu của bản thân rất quan trọng, nhưng chúng ta đặt nhu cầu của người quan trọng với mình lên đầu và thỏa hiệp với họ. Mối quan hệ bền chặt giữa bạn và người yêu có thể vượt qua hầu hết chướng ngại vật. Những kiểu quan hệ này là những mối quan hệ mà cả hai bên đều thích dành thời gian cho nhau, quan tâm đến nhau và cố gắng làm cho người kia hạnh phúc. Đúng là có những lúc những mối quan hệ này trở nên căng thẳng, một người trở nên phụ thuộc quá nhiều vào người kia, hoặc một bên có thể khiến bên kia khó chịu, nhưng cuối cùng thì những mối quan hệ dựa trên tình yêu thương và sự tôn trọng lẫn nhau thường có thể tiếp tục.
Ở một thái cực khác, ta có sự ràng buộc
Sự ràng buộc tượng trưng cho ích kỷ.
Khi chúng ta ràng buộc với ai đó, chúng ta thường ở lại mối quan hệ đó để đáp ứng nhu cầu của chúng ta. Ràng buộc với ai đó có nghĩa là chúng ta nhận được điều gì đó từ mối quan hệ và chúng khiến chúng ta ở lại - hợp thức hóa, rời bỏ khỏi những vấn đề của chính chúng ta. Những kiểu quan hệ tự cho mình là trung tâm này thường không lành mạnh với tất cả những người liên quan. Mặc dù sự ràng buộc có vẻ giống như tình yêu, nhưng khi hình thành những ràng buộc không lành mạnh hoặc phụ thuộc không cần thiết vào người kia, những lúc thăng trầm trong chuyện tình cảm xảy ra nhiều hơn và có một số dấu hiệu nhận biết giúp xác định liệu chúng ta chỉ đang bị ràng buộc hay đang yêu.
Tình yêu và sự ràng buộc: Những dấu hiệu cần chú ý
Dưới đây là một số tình huống hoặc cảm giác phổ biến nhất mà bạn có thể gặp phải trong mối quan hệ của mình để giúp bạn phân biệt giữa tình yêu đích thực hay chỉ là sự ràng buộc.
Bạn cảm thấy lo lắng và khó chịu khi không ở bên người yêu.
Tình yêu dựa trên sự tin tưởng. Niềm tin là nền tảng cho phép hai người sinh hoạt hàng ngày mà không phải lo rằng liệu người kia có làm gì hủy hoại mối quan hệ. Mặt khác, sự ràng buộc có xu hướng khiến mọi người đấu trí để tránh bị bỏ rơi và cảm thấy lo lắng hoặc buồn bã khi bạn đời của họ không còn nữa. Nó cũng thúc đẩy hành vi kiểm soát và xóa sạch niềm tin lẫn nhau. Khi ở bên nhau, người ràng buộc có thể rất hạnh phúc, nhưng khi rời đi, họ lại lo lắng. Nếu họ không thể liên lạc với người kia, họ có thế thấy tình thế tệ hơn và tìm mọi cách để liên lạc với họ. Nếu bạn cảm thấy như vậy khi người yêu không gần bạn, có khả năng bạn đang bị ràng buộc chứ không phải yêu.
Bạn không là chính mình khi không đi cùng người yêu
Khi bạn yêu một ai đó, bạn bắt đầu phát triển một bản sắc chung - có thể nói là phiên bản yêu đương của chính bạn. Phiên bản này là mọi thứ bạn và người yêu làm cùng nhau và nhiều người sẽ có thể nhìn thấy thực thể riêng biệt này đã được tạo ra từ mối quan hệ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn mất hết cảm giác về con người thật của mình. Không gian là cần thiết để các mối quan hệ phát triển. Các cặp đôi vẫn nên giữ bản sắc riêng, làm riêng mọi thứ, xử lý các vấn đề và cảm xúc của riêng họ (theo cách lành mạnh) và tận hưởng thời gian xa nhau ngay cả khi họ đang trong một mối quan hệ.
Trong các mối quan hệ không thỏa mãn khi một hoặc cả hai bị ràng buộc, mối quan hệ trở thành trọng tâm duy nhất. Một số người có thể từ bỏ hoàn toàn cuộc sống và phát triển cá nhân của họ. Họ cố gắng dành từng giây từng phút cho nửa kia của mình và họ sẽ hy sinh thời gian cũng như sự tự do của mình để đảm bảo rằng họ có thể ở bên người bạn đời của mình. Theo thời gian, họ đánh mất cuộc sống của chính mình. Thay vào đó, họ chỉ đơn giản tồn tại trong mối quan hệ và tìm cách loại bỏ cả hai người khỏi danh tính duy nhất của họ. Họ cũng có thể trở nên quá phụ thuộc vào người mà họ ràng buộc đến mức không thể hoạt động trong một số khả năng nhất định nếu không có họ. Chúng ta có thể thấy những cuộc tranh giành quyền lực, giữ điểm số, kiểm soát hành vi, trò chơi đấu trí và những tin nhắn đe dọa tình cảm trong những mối quan hệ kiểu này, nơi mà người ta lợi dụng cả người thân. Sự ràng buộc thường là bị chi phối bởi sự chiếm hữu, ngược lại, tình yêu thực sự cho hai người có không gian.
Nguồn: unplash
Cách người yêu đối xử với bạn quyết định toàn bộ tâm trạng của bạn
Khi hai người đang yêu cãi nhau, điều đó có thể khiến mọi thứ trở nên tồi tệ, nhưng không nhất thiết làm hỏng cả ngày. Tuy nhiên, khi ai đó ràng buộc với người yêu ở mức độ không lành mạnh, cách họ đối xử với người yêu của họ sẽ quyết định cảm giác của họ trong phần còn lại của ngày và tâm trạng của họ thường sẽ cực đoan. Ví dụ, nói rằng người yêu họ quyết định phớt lờ họ. Họ có thể phản ứng bằng cách cảm thấy khủng khiếp, khóc lóc hoặc thể hiện những hành vi tiêu cực khác do hành động của người yêu họ. Tương tự như vậy, sự quan tâm hoặc quà tặng có thể nâng tâm trạng lên rất cao và khiến người yêu vui vẻ cả ngày. Những thay đổi tâm trạng mạnh mẽ này có thể tạo ra một môi trường độc hại, trong đó người yêu có thể từ chối hoặc trao tình yêu để giành quyền kiểm soát đối với người ràng buộc. Nhìn chung, dấu hiệu ràng buộc này có thể là một trong những khía cạnh nguy hiểm hơn của một mối quan hệ.
Bạn muốn nhiều hơn những gì người yêu của bạn muốn
Tình yêu là đường hai chiều và sự tin tưởng lẫn nhau sẽ phát triển khi cả hai bên cho và nhận để giữ mối quan hệ lành mạnh. Những người đang yêu làm những việc để đảm bảo rằng cả họ và người yêu họ đều hạnh phúc. Bạn mong đợi rằng người yêu bạn sẽ chăm sóc bạn và bạn đã nỗ lực để chăm sóc người yêu của mình. Trong một mối quan hệ có vấn đề về sự ràng buộc không lành mạnh, một bên sẽ tiếp tục lấy của đối phương mà không cần hoặc không muốn trả lại. Điều này quay trở lại chủ đề rằng sự ràng buộc là ích kỷ. Một người đang ở trong mối quan hệ đó bởi vì ai đó đang dành cho họ sự chú ý mà họ khao khát.
Nếu một người quá ràng buộc hoặc chiếm hữu, họ thường sẽ buộc mối quan hệ tiến triển nhanh hơn để giữ người yêu của họ trong mối quan hệ. Nếu áp lực được phép tiếp tục, cả hai người bắt đầu oán giận bởi vì họ bị mắc kẹt trong một mối quan hệ mà không ai thực sự muốn. Nhìn chung, một người muốn nhiều hơn người kia có thể là một dấu hiệu chính cho thấy một trong hai người đã được ràng buộc.
Mặc dù tình yêu và sự ràng buộc có vẻ như là hai điều rất giống nhau khi đã trải nghiệm qua, nhưng có thể rất dễ phân biệt khi bạn chia nhỏ chúng ra và chúng tôi chân thành hy vọng rằng danh sách trên sẽ giúp bạn hoàn thành việc này tốt hơn. Trong một số trường hợp, các mối quan hệ bị ràng buộc quá mức có thể độc hại đến mức không thể cứu vãn, trong khi một số mối quan hệ có thể được khắc phục bằng cách phù hợp và cả hai bên cùng tạo ra thay đổi. Tuy nhiên, quan điểm đến từ ngoài cuộc là cần thiết để làm được điều này (nếu mối quan hệ đó cần cứu vãn).
Kết luận
Nếu bạn tin rằng có sự ràng buộc không lành mạnh trong mối quan hệ hiện tại của mình và cả bạn và người yêu đều muốn làm những điều tạo ra những thay đổi tích cực và khắc phục vấn đề này, hãy biết rằng luôn có sự trợ giúp. Bạn có thể học cách hình thành một tình cảm gắn bó lành mạnh hơn và những mối liên kết bền chặt hơn. Bắt đầu bước đầu tiên ngay hôm nay.
Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về chủ đề này:
Bạn đang yêu hay chỉ đang bị ràng buộc?
Sự ràng buộc có mạnh mẽ hơn tình yêu không?
Bạn có thể chỉ gắn bó về mặt cảm xúc nhưng không yêu không?
Tình yêu là cảm xúc hay sự ràng buộc?
Có thể yêu mà không bị ràng buộc không?
Có thể biến sự ràng buộc thành tình yêu không?
Làm thế nào để bạn biết khi ai đó bị ràng buộc với bạn?
___________
Dịch giả: Nguyễn Vy
Biên tập: Hạnh Châu
Link bài gốc: How do you know if you are truly in love with someone?
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Tâm lý học tuổi trẻ mong nhận được sự ủng hộ và góp sức của các bạn. Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức chuyên sâu về tâm lý cho cộng đồng tại đây: https://ybox.vn/idy8l214r1c6yo
(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(****) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
1,400 lượt xem