Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[Tâm Lý] Tranh Luận Nhiều Hơn Để Tình Yêu Luôn Thăng Hoa

Những lý do phản trực quan khiến bạn và nửa kia cần phải tranh cãi nhiều hơn.
 
NHỮNG Ý CHÍNH
  • Chúng ta cố gắng tránh xung đột vì sợ sẽ làm tổn hại mối quan hệ, hoặc gây ra những chuyện tồi tệ hơn. Tuy nhiên, nỗi sợ hãi của chúng ta có lẽ đã đặt nhầm chỗ, chúng ta dễ tha thứ nhưng khó quên. Những gì chúng ta “cho đi” tích tụ lâu ngày và cuối cùng trở nên quá khó để níu kéo.
  • Hôn nhân giữa những cặp vợ chồng thường xuyên né tránh xung đột thì càng tồi tệ hơn. Họ ít hạnh phúc và không còn dành cho nhau những sự quan tâm.
  • Các cặp đôi yêu lâu thường xem tranh luận là cơ hội để thấu hiểu lẫn nhau. Điều quan trọng là đừng để mọi chuyện đi quá xa. 

Tranh luận với nửa kia là một việc khó khăn, nhưng đó là điều cần thiết để tình yêu của cả hai trở nên bền vững.
 
Mặc dù một số người sống với nhau hoàn toàn phù hợp, hòa thuận và tìm được hạnh phúc viên mãn, nhưng không phải cặp vợ chồng nào cũng như vậy.
 
Tranh luận giữa các cặp đôi. Thôi nào, tại sao lại không? Trong bất kỳ sự kết hợp nào giữa hai người trưởng thành độc lập và bình đẳng cùng chia sẻ trách nhiệm và cảm thấy an toàn, chắc hẳn đều sẽ có những khác biệt trong quan điểm. Đó có thể là một điều gì đó nhỏ nhặt (ví dụ: ăn tối ở đâu, sơn phòng màu gì) hoặc quan trọng hơn (ví dụ: nuôi dạy con cái, chi tiêu tiền bạc). Cho dù là gì đi chăng nữa, thì cơ hội đạt được thỏa thuận hoàn hảo là rất mong manh. (Nếu bạn tò mò muốn biết các cặp đôi khi yêu thường tranh luận về điều gì khác, hãy đọc bài viết “10 nguồn xung đột phổ biến nhất trong các mối quan hệ”). Với vô vàn sự mâu thuẫn tiềm ẩn, các cặp vợ chồng vẫn thường chọn cách tránh né những cuộc cãi vã.

Điều gì thúc đẩy việc tránh xung đột?
 
Nỗi sợ. Đối với mỗi người, mối quan hệ đóng vai trò vô cùng quan trọng và là nguồn gốc của sự viên mãn và ổn định. Với suy nghĩ đó, chúng ta không ngần ngại làm bất cứ thứ gì, mà không ngờ rằng chính những việc làm đó lại gây khó chịu hoặc đe dọa một phần thiết yếu trong cuộc sống của chính mình. Không mấy ngạc nhiên khi nghiên cứu phát hiện rằng trò chuyện với nhau về tình trạng của mối quan hệ (ví dụ: Chúng ta là gì của nhau? Chuyện này rồi sẽ đi tới đâu?) là một trong những vấn đề cấm kỵ hàng đầu mà 70% những người yêu nhau thường né tránh và là chủ đề số một không bao giờ được nhắc đến của đại đa số các cặp đôi (Baxter & Wilmot, 1985). Có lẽ suy nghĩ về dấu hiệu tan vỡ tiềm tàng của mối quan hệ đã kích động sự lo âu, nên không ai muốn đối diện với chúng. Nhưng nó có thể trở thành mối đe dọa lớn nhất cho tình cảm lứa đôi.
 
Suy nghĩ khơi gợi và moi móc chuyện cũ
 

Thông thường, các cặp vợ chồng đều cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách chôn vùi mọi mâu thuẫn. Đơn giản là “để mọi thứ trôi qua”, không muốn “vướng vào”, quyết định việc đó là “không đáng” hoặc “sao cũng được”. Hai bên đều muốn xoa dịu căng thẳng và ngăn ngừa tranh cãi. Thế nhưng chiến lược này có một điểm yếu chết người: những vấn đề đó hiếm khi tồn tại lâu dài.
 
Đó là bởi vì mọi lỗi lầm đều được khắc sâu trong tâm trí của đối phương. Chúng ta dễ dàng tha thứ nhưng khó quên. Kết quả là chúng ta nhiều lần "bới móc quá khứ", những lỗi lầm gợi chúng ta nhớ về những sự việc đã xảy ra trước đó (Cortes & Wilson, 2016). Mô hình suy nghĩ này khiến những xích mích trở nên nghiêm trọng hơn. Bỗng chốc, chúng ta không chỉ khó chịu về việc bị lơ tin nhắn, mà còn về sự thiếu tôn trọng từ lâu của đối phương.
 
Chúng dồn nén và tích tụ, cho đến khi chúng ta không còn có thể chịu đựng được nữa. Giờ đây, tất cả những suy nghĩ khơi gợi đó nhanh chóng trở thành thứ mà chúng ta lạm dụng để công kích người yêu bằng những lời phàn nàn mà chúng ta đã giữ trong lòng bấy lâu (Gottman & Silver, 1995). Người ấy không bao giờ có thể ngờ sẽ có một ngày một vấn đề dù chỉ là nhỏ nhặt lại có thể khiến mọi chuyện thành ra như vậy. Thay vì phản ứng tích cực hoặc hiệu quả, nhiều khả năng người ấy sẽ phòng vệ và chống trả. Lối suy nghĩ này sẽ khiến những vấn đề vụn vặt ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn. Ngay lúc này, một lời nhận xét vô hại dù với mục đích làm rõ và thỏa hiệp cũng có thể trở thành thứ giết mối quan hệ. Trớ trêu thay, đó chính xác là những gì bạn đang cố gắng tránh né.
 
Né tránh tranh luận có thể khiến mối quan hệ trở nên tồi tệ hơn về sau
 

Vấn đề ở đây là việc lãng tránh tranh luận cũng tương tự như là bạn đang làm rất nhiều việc mà chẳng mang lại lợi ích gì. Việc tránh né xung đột không chỉ không giúp ích mà còn thực sự gây tổn hại cho các mối quan hệ (Caughlin & Golish, 2002). Đặc biệt, sau khi cố tình ngó lơ, giao tiếp của các cặp đôi sẽ bị ảnh hưởng, họ ít hạnh phúc hơn và 7 tuần sau đó không còn để tâm đến mối quan hệ của họ như trước (Clifford và cộng sự, 2017). Khi các cặp vợ chồng giả vờ mạnh mẽ, điều đó vô tình tạo ra căng thẳng làm tổn hại đến sự hài lòng (Thompson & Vangelisti, 2016). Lựa chọn “không đề cập đến tranh cãi” không chỉ làm giảm sự hài lòng, mà còn khiến mối quan hệ đó trở nên độc hại hơn và thống kê cho thấy phụ nữ là người luôn cảm thấy đau buồn hơn (Foran & Slep, 2007).

Hãy bỏ qua những tranh luận gây hại nhiều hơn là có lợi, ngay cả khi chúng khiến bạn cảm thấy tốt hơn vào lúc này. Nghiên cứu trên 1.500 người trưởng thành chỉ ra rằng những người tham gia báo cáo cảm thấy tốt hơn vào những thời điểm né tránh xung đột với đối tác của mình (Birditt và cộng sự, 2015). Tuy nhiên, vào ngày hôm sau, chính những người đó cho biết tâm trạng của họ dần tồi tệ hơn và đồng thời mức độ cortisol cũng tăng lên (liên quan đến một loạt các vấn đề dẫn đến căng thẳng). Bài học rất đơn giản: nếu bạn né tránh những tranh cãi gay gắt ngay bây giờ, thì bạn sẽ phải trả giá bằng một mối quan hệ tồi tệ hơn về sau.

Cách tốt hơn: Xem tranh luận là cơ hội
 
Thay vào đó, bạn cần nắm lấy mọi cơ hội hiện hữu để củng cố mối quan hệ của mình. Ngay cả khi điều đó có vô cùng trắc trở. Trong trường hợp không ai phạm sai lầm, việc tranh luận sẽ khiến cả hai rất khó chịu. Tuy nhiên, cảm giác bất an đó cũng mang lại cho bạn cơ hội để tiến triển mối quan hệ. Bằng cách đối diện trực tiếp với các vấn đề, bạn sẽ có thể đạt được một số mức độ thỏa hiệp để vấn đề được giải quyết. Khi vượt qua được tất cả những thử thách, mối quan hệ của bạn sẽ có ít điều phải lo lắng hơn.
 

Không có tranh luận thì không có tiến bộ. Điều đó không có nghĩa là chúng ta lúc nào cũng phải tranh luận và tìm cớ để bắt đầu một cuộc cãi vã. Nói đúng hơn, tâm lý “tranh luận nhiều hơn” là để giải quyết những khác biệt phát sinh tự nhiên giữa hai cá thể vì lợi ích của mối quan hệ. Đừng lo lắng, mọi mối quan hệ đều có rất nhiều cơ hội. Tuy nhiên bạn cần phải luôn trong tư thế sẵn sàng. Bạn hiếm khi phải tranh luận trong các mối quan hệ, và hoàn toàn có thể tránh được những cuộc cãi vã lớn. Để làm được điều này, bạn cần phải trở thành một người biết lắng nghe và làm cho đối tác của mình cảm nhận được. Khi những vấn đề nhỏ được giải quyết, chúng sẽ dễ quản lý hơn và dễ kiểm soát hơn. Quan trọng hơn là chúng không thể đe dọa mối quan hệ của bạn.
 
"... đừng sợ mang đến cho tôi tin xấu. Tin xấu sẽ không thuyên giảm theo thời gian. Vì vậy, nếu bạn nhận được tin xấu, hãy đưa nó về phía trước."  ~ William McRaven
 
Những điều cần lưu ý...
 
Những điều có vẻ là lẽ thường (ví dụ như tranh cãi gây hại cho các mối quan hệ) có thể là một lời khuyên tồi tệ. Mỗi cặp vợ chồng sẽ có những chia sẻ về tranh luận của họ. Cố gắng tránh né những cuộc xung đột đó có hại nhiều hơn là có lợi. Bạn có thể giả vờ rằng bạn không sao trong một khoảng thời gian, nhưng không bao giờ là mãi mãi. Bỏ qua những vấn đề có thể mang lại niềm hạnh phúc tạm thời, nhưng cuối cùng chính việc làm đó lại là một quả bom nổ chậm. Bạn phải tự hỏi bản thân: "Trước khi sẵn sàng rời bỏ mối quan hệ, bạn định 'để mọi thứ trôi qua' đến khi nào?
 
Mối quan hệ nào cũng cần được giải quyết thông qua những cuộc trò chuyện khó khăn hoặc khó xử. Việc đối diện với chúng sẽ mang lại lợi ích cho mối quan hệ ngay lập tức và theo thời gian (Jensen & Rauer, 2016). Bỏ một chút công sức cũng đáng để giúp mối quan hệ của bạn luôn bền chặt và phát triển.


Nguồn (trong bài viết)

Baxter, L. A., & Wilmot, W. W. (1985). Taboo topics in close relationships. Journal of Social and Personal Relationships, 2(3), 253-269.

Birditt, K. S., Nevitt, M. R., & Almeida, D. M. (2015). Daily interpersonal coping strategies: Implications for self-reported well-being and cortisol. Journal of Social and Personal Relationships, 32(5), 687-706.

Caughlin, J. P., & Golish, T. D. (2002). An analysis of the association between topic avoidance and dissatisfaction: Comparing perceptual and interpersonal explanations. Communication Monographs, 69(4), 275-295.

Clifford, C. E., Vennum, A., Busk, M., & Fincham, F. D. (2017). Testing the impact of sliding versus deciding in cyclical and noncyclical relationships. Personal Relationships, 24(1), 223–238.

Cortes, K., & Wilson, A. E. (2016). When slights beget slights: Attachment anxiety, subjective time, and intrusion of the relational past in the present. Personality and Social Psychology Bulletin, 42(12), 1693–1708.

Foran, H. M., & Slep, A. M. S. (2007). Validation of a self-report measure of unrealistic relationship expectations. Psychological Assessment, 19(4), 382–396.

Gottman, J. M., & Silver, N. (1995). Why marriages succeed or fail: And how you can make yours last. New York, NY: Simon & Schuster.

Jensen, J. F., & Rauer, A. (2016). Young adult females’ relationship work and its links to romantic functioning and stability over time. Journal of Social and Personal Relationships, 33(5), 687–708.

Thompson, C. M., & Vangelisti, A. L. (2016). What happens when the standard for openness goes unmet in romantic relationships? Analyses of stress, coping, and relational consequences. Journal of Social and Personal Relationships, 33(3), 320–343.

 
Tác giả: Gary W. Lewandowski Jr
----------------------------

Dịch giả: Đông Đông

Biên tập: Thanh Ngô

Nguồn ảnh: behance.net

Link bài gốc: For Relationship Success, Argue More Not Less

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.

(***) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

346 lượt xem

lh-turn-offlh-plus