Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 tháng trước

[Tâm Lý] Trí Nhớ Là Gì?

What Is Memory?

Trí nhớ giúp chúng ta như thế nào và tại sao đôi khi chúng lại không hoạt động như mong đợi.

How memories help us—and why they sometimes fail

Trí nhớ góp phần hình thành nên bản sắc của mỗi chúng ta. Nó giúp chúng ta thực hiện các hoạt động hàng ngày, xây dựng những mối quan hệ thiết yếu cho sức khỏe tinh thần và ghi nhớ những sự kiện quan trọng trong quá khứ. Tuy nhiên, không phải lúc nào trí nhớ cũng hoàn hảo. Hiểu về bản chất cũng như cơ chế hoạt động của trí nhớ có thể cho bạn những gợi ý để cải thiện khả năng nhớ của mình.

Our memory helps make us who we are. It allows us to function in our daily lives, forge relationships that are vital for our well-being, and remember important events from our past. But memory isn't perfect. Understanding what it is and how it works can offer insights into what you might be able to do to make yours stronger.

Trí nhớ của con người bao gồm cả khả năng lưu giữ và phục hồi thông tin. Tuy nhiên, quá trình này không hoàn hảo. Có những lúc chúng ta quên hoặc nhớ sai điều gì đó hoặc thậm chí có những khi thông tin không được mã hóa đúng cách ngay từ ban đầu.

Human memory involves the ability to both preserve and recover information. However, this is not a flawless process. Sometimes people forget or misremember things. Other times, information is not properly encoded in memory in the first place.

Nguồn: Sưu tầm

Những vấn đề liên quan đến trí nhớ thường chỉ là những phiền toái nhỏ nhặt, chẳng hạn như quên ngày sinh nhật. Thế nhưng, chúng cũng có thể là dấu hiệu của những tình trạng nghiêm trọng hơn như bệnh Alzheimer và một số loại bệnh sa sút trí tuệ khác. Những tình trạng này thường ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Memory problems are often relatively minor annoyances, like forgetting birthdays. However, they can also be a sign of serious conditions such as Alzheimer's disease and other kinds of dementia. These conditions affect quality of life and ability to function.

Bài viết dưới đây sẽ thảo luận về cách trí nhớ được hình thành như thế nào và lý do tại sao có đôi khi chúng ta lại quên một vài ký ức nào đó. Đồng thời, bài viết cũng sẽ liệt kê những loại trí nhớ khác nhau cũng như những bước giúp bạn cải thiện và bảo vệ trí nhớ của mình. 

This article discusses how memories are formed and why they are sometimes forgotten. It also covers the different types of memory and steps you can take to both improve and protect your memory.

Những Ký Ức Được Hình Thành Như Thế Nào
How Memories Are Formed
Để tạo ra một ký ức mới, thông tin phải được chuyển đổi thành một dạng có thể sử dụng được, quá trình này được gọi là mã hóa. Khi thông tin đã được mã hóa thành công, nó được lưu trữ dưới dạng ký ức để sau này có thể sử dụng.

In order to create a new memory, information must be changed into a usable form, which occurs through a process known as encoding. Once the information has been successfully encoded, it must be stored in memory for later use.

Nguồn: Sưu tầm

Từ lâu, các nhà nghiên cứu đã cho thấy những ký ức được hình thành do sự thay đổi trong các nơ-ron của não (hay còn được gọi là các tế bào thần kinh). Theo như những hiểu biết đã được chứng minh đến nay, ký ức được tạo ra thông qua những kết nối tồn tại giữa các nơ-ron này hoặc những kết nối ấy được củng cố thêm hoặc những kết nối mới được phát triển.

Researchers have long believed that memories form due to changes in brain neurons (nerve cells). Our understanding today is that memories are created through the connections that exist between these neurons—either by strengthening these connections or through the growth of new connections.

Đó là lý do tại sao việc ôn tập cũng như luyện tập ghi nhớ thông tin giúp cải thiện khả năng ghi nhớ. Việc thực hành củng cố những kết nối giữa các khớp nối thần kinh cũng giúp lưu trữ trí nhớ.

This is why reviewing and rehearsing information improves the ability to remember it. Practice strengthens the connections between the synapses that store that memory.

Hầu hết thời gian, đa phần các ký ức đã được lưu trữ thường nằm ngoài ý thức của chúng ta, trừ những lúc chúng ta cần sử dụng. Quá trình truy xuất trí nhớ cho phép chúng ta đưa những ký ức đã lưu trữ vào ý thức.

Much of our stored memory lies outside of our awareness most of the time, except when we actually need to use it. The memory retrieval process allows us to bring stored memories into conscious awareness.

Những Ký Ức Sẽ Kéo Dài Bao Lâu?
How Long Do Memories Last?

Đáng tiếc thay ký ức không phải lúc nào cũng kéo dài, do đó, chúng ta thường có xu hướng hay quên nhiều thứ mình đã học được. Một số ký ức rất ngắn, chỉ kéo dài vài giây. Những ký ức như vậy cho phép mọi người tiếp nhận những thông tin từ môi trường xung quanh thông qua các cơ quan cảm giác.

Unfortunately, memories don't always last, so we tend to forget a great deal of the things we learn. Some memories are very brief, just seconds long. Such memories allow people to take in sensory information about the world.

Nguồn: Sưu tầm

Ký ức ngắn hạn thì kéo dài lâu hơn một chút, khoảng từ 20 đến 30 giây. Những ký ức này chủ yếu bao gồm những thông tin mà chúng ta đang tập trung hoặc suy nghĩ đến.

Short-term memories are a bit longer and last about 20 to 30 seconds. These memories mostly consist of the information people are currently focusing on and thinking about.

Một số ký ức có thể kéo dài lâu hơn nhiều - tồn tại hàng ngày, tuần, tháng, hoặc thậm chí hàng thập kỷ. Hầu hết những ký ức dài hạn này không xuất hiện trong nhận thức ngay tức thì, thế nhưng lúc cần thiết, chúng có thể được gợi nhớ lại.

Some memories are capable of enduring much longer—lasting days, weeks, months, or even decades. Most of these long-term memories lie outside of immediate awareness but can be drawn into consciousness when needed.

Sử Dụng Trí Nhớ
Using Memory

Để sử dụng những thông tin đã được mã hóa vào trí nhớ, trước tiên nó phải được khôi phục. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình này, điển hình như loại thông tin nào đang được sử dụng cũng như những dấu hiệu nào sẵn có để khôi phục.

To use the information that has been encoded into memory, it first has to be retrieved. There are many factors that can influence this process, including the type of information being used and the retrieval cues that are present.

Tất nhiên, quá trình này không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Chẳng hạn như bạn đã bao giờ có cảm giác đã có câu trả lời cho một câu hỏi rồi nhưng lại không thể nhớ ra không? Đây là một ví dụ liên quan đến việc khôi phục trí nhớ gây bối rối, được gọi là lethologica hoặc hiện tượng “đầu lưỡi”.

Of course, this process is not always perfect. Have you ever felt like you had the answer to a question just out of your reach, for instance? This is an example of a perplexing memory retrieval issue known as lethologica or the tip-of-the-tongue phenomenon.

Sắp Xếp Trí Nhớ
Organizing Memory

Khả năng truy cập và khôi phục thông tin từ trí nhớ dài hạn cho phép chúng ta sử dụng những ký ức này để đưa ra quyết định, tương tác với người khác và giải quyết vấn đề. Nhưng phải sắp xếp các ký ức theo một cách nào đó thì chúng ta mới có thể khôi phục được chúng một cách dễ dàng. 

The ability to access and retrieve information from long-term memory allows us to actually use these memories to make decisions, interact with others, and solve problems. But in order to be retrievable, memories have to be organized in some way.

Nguồn: Sưu tầm

Mô hình mạng ngữ nghĩa được sử dụng như một cách để hiểu về cách tổ chức của các ký ức. Mô hình này đưa ra những dấu hiệu nhất định liên quan đến ký ức. Việc nhìn thấy hoặc nhớ lại một địa điểm cụ thể có thể kích hoạt những ký ức đã xảy ra ở nơi đó.

One way of thinking about memory organization is the semantic network model. This model suggests that certain triggers activate associated memories. Seeing or remembering a specific place might activate memories that have occurred in that location.

Cũng có đôi khi, một số dấu hiệu hoạt động như những tác nhân, tác động mạnh đến ký ức và đưa chúng vào nhận thức. Mùi hương là một ví dụ điển hình. Khi ngửi một mùi hương nào đó, chẳng hạn như mùi nước hoa hoặc mùi bánh quy mới nướng, chúng ta sẽ nhớ đến một loạt các ký ức sống động liên quan một sự kiện trong quá khứ diễn ra cùng với những người trong sự kiện ấy.

Certain stimuli can also sometimes act as powerful triggers that draw memories into conscious awareness. Scent is one example. Smelling a particular smell, such as a perfume or fresh-baked cookies, can bring forth a rush of vivid memories connected to people and events from a person's past. 

Để nhận diện một mùi hương thì trước tiên, người ấy phải nhớ đến khi nào họ đã ngửi thấy chúng, sau đó kết nối chúng với một thông tin đã diễn ra mà thị giác tiếp nhận được. Vì vậy, khi một số khu vực liên quan đến trí nhớ của não bị tổn thương, khả năng nhận diện mùi hương cũng bị ảnh hưởng.

In order to identify a scent, a person must remember when they have smelled it before, then connect it to visual information that occurred at the same time. So, when areas of the brain connected to memory are damaged, the ability to identify smells is actually impaired.

Đồng thời, các nhà nghiên cứu đã phát hiện mùi hương có thể giúp kích thích những ký ức tự truyện ở những người mắc bệnh Alzheimer. Điều này cho thấy sức mạnh của trí nhớ.

At the same time, researchers have found that scent can help trigger autobiographical memories in people who have Alzheimer's disease. This underscores just how powerful memories can be.

3 Kiểu Trí Nhớ
3 Main Types of Memory

Mặc dù có khá nhiều đề xuất liên quan đến những mô hình khác nhau về trí nhớ thế nhưng mô hình giai đoạn của trí nhớ thường được sử dụng nhiều nhất để giải thích cấu trúc và chức năng cơ bản của trí nhớ. Vào năm 1968, Richard Atkinson và Richard Shiffrin đã đề xuất lý thuyết đầu tiên về trí nhớ, phác thảo ba giai đoạn hoặc loại trí nhớ riêng biệt: trí nhớ cảm giác, trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn.

While several different models of memory have been proposed, the stage model of memory is often used to explain the basic structure and function of memory. Initially proposed in 1968 by Richard Atkinson and Richard Shiffrin, this theory outlines three separate stages or types of memory: sensory memory, short-term memory, and long-term memory.

Trí Nhớ Cảm Giác
Sensory Memory

Trí nhớ cảm giác là giai đoạn đầu tiên của trí nhớ. Ở giai đoạn này, thông tin cảm giác từ môi trường được lưu trữ trong một khoảng thời gian rất ngắn. Đối với thông tin thị giác, thời gian lưu trữ thường tối đa là nửa giây trong khi với thông tin thị giác thì tối đa là ba giây còn đối với thông tin thính giác lại là bốn giây.

Sensory memory is the earliest stage of memory. During this stage, sensory information from the environment is stored for a very brief period of time, generally for no longer than a half-second for visual information and three or four seconds for auditory information.

Nguồn: Sưu tầm

Mọi người chỉ chú ý đến một số khía cạnh nhất định của trí nhớ cảm giác. Việc chú ý đến trí nhớ cảm giác cho phép một phần thông tin này chuyển sang giai đoạn tiếp theo: trí nhớ ngắn hạn.

People only pay attention to certain aspects of this sensory memory. Attending to sensory memory allows some of this information to pass into the next stage: short-term memory.

Trí Nhớ Ngắn Hạn
Short-Term Memory

Trí nhớ ngắn hạn, còn được gọi là trí nhớ hoạt động, là những thông tin mà hiện tại chúng ta đang nhận thức hoặc suy nghĩ đến. Trong tâm lý học Freud, trí nhớ này sẽ được gọi là tâm trí ý thức. Việc chú ý đến các trí nhớ cảm giác tạo ra thông tin trong trí nhớ ngắn hạn.

Short-term memory, also known as active memory, is the information we are currently aware of or thinking about. In Freudian psychology, this memory would be referred to as the conscious mind. Paying attention to sensory memories generates information in short-term memory.

Mặc dù nhiều trí nhớ ngắn hạn của chúng ta bị quên nhanh chóng nhưng khi được chú ý thì chúng lại được tiếp tục chuyển sang giai đoạn tiếp theo: trí nhớ dài hạn. Hầu hết những thông tin được lưu trữ trong trí nhớ hoạt động sẽ được giữ lại trong khoảng từ 20 đến 30 giây.

While many of our short-term memories are quickly forgotten, attending to this information allows it to continue to the next stage: long-term memory. Most information stored in active memory will be kept for approximately 20 to 30 seconds.

Thời gian lưu trữ những trí nhớ ngắn hạn có thể được nới rộng thêm bằng cách sử dụng các phương pháp như phân nhóm trí nhớ để liên kết những thông tin liên quan thành những nhóm nhỏ hơn.

This capacity can be stretched somewhat by using memory strategies such as chunking, which involves grouping related information into smaller chunks.

Trong một bài báo nổi tiếng được công bố vào năm 1956, nhà tâm lý học George Miller đã đưa ra đề xuất rằng khả năng lưu trữ của trí nhớ ngắn hạn khi đọc một danh mục là từ năm đến chín. Hiện nay, một số nhà nghiên cứu trí nhớ cũng tin rằng khả năng thực sự của trí nhớ ngắn hạn khi đọc một danh mục có thể gần với bốn.

In a famous paper published in 1956, psychologist George Miller suggested that the capacity of short-term memory for storing a list of items was somewhere between five and nine. Some memory researchers now believe that the true capacity of short-term memory is probably closer to four.

Trí Nhớ Dài Hạn
Long-Term Memory

Trí nhớ dài hạn đề cập đến việc lưu trữ thông tin liên tục. Trong tâm lý học Freud, trí nhớ dài hạn được gọi là tâm trí tiền ý thức và vô thức.

Long-term memory refers to the continuing storage of information. In Freudian psychology, long-term memory would be called the preconscious and unconscious.

Thông tin này chủ yếu nằm ngoài nhận thức của chúng ta nhưng khi cần sử dụng, chúng có thể được đưa vào trí nhớ hoạt động. Một số ký ức khá dễ nhớ trong khi có những ký ức khác lại khó truy cập hơn nhiều.

This information is largely outside our awareness but can be called into working memory for use when needed. Some memories are fairly easy to recall, while others are much more difficult to access.

Tại Sao Chúng Ta Lại Quên Một Số Ký Ức
Why We Forget Some Memories

Quên là một hiện tượng khá phổ biến. Chúng ta có thể dễ dàng quên tên của một ai đó hoặc bỏ qua một cuộc hẹn quan trọng. Tại sao mọi người lại thường quên những thông tin mà họ đã học được trong quá khứ?

Forgetting is a surprisingly common event. Just consider how easy it is to forget someone’s name or overlook an important appointment. Why do people so often forget information they have learned in the past?

Nguồn: Sưu tầm

Có bốn cách giải thích cơ bản về nguyên nhân tại sao chúng ta lại quên một số ký ức:

  • Thất bại trong việc lưu trữ ký ức

  • Có sự can thiệp làm giảm hiệu quả của trí nhớ

  • Quên có động cơ 

  • Thất bại trong việc truy xuất ký ức

Đôi khi đơn giản là thông tin bị mất khỏi trí nhớ hoặc trong một số trường hợp khác, ngay từ đầu nó đã chưa được lưu trữ một cách chính xác. Một số ký ức chồng chéo lên nhau làm cho việc nhớ lại một số thông tin trở nên khó khăn. Trong một vài trường hợp khác, một số người cố gắng chủ động quên những điều mà họ không muốn nhớ.

There are four basic explanations for why forgetting occurs:

  • Failure to store a memory

  • Interference

  • Motivated forgetting

  • Retrieval failure

Sometimes information is simply lost from memory and, in other cases, it was never stored correctly in the first place. Some memories compete with one another, making it difficult to remember certain information. In other instances, people actively try to forget things that they simply don’t want to remember.

Bạn Cần Làm Gì Để Cải Thiện Trí Nhớ
What You Can Do to Improve Memory

Mặc dù trí nhớ của bạn đã tốt rồi nhưng vẫn có một số cách giúp bạn có thể cải thiện thêm nữa. Một số phương pháp hữu ích có thể giúp bạn đối phó với những tình huống khi quên điều gì đó như sau:

  • Viết ra: Việc dùng bút và giấy để viết ra giúp bạn ghi nhớ thông tin vào não, đồng thời viết ra trên giấy cũng có thể sử dụng như một gợi ý hoặc tài liệu tham khảo mà bạn có thể sử dụng sau này.

  • Gắn ý nghĩa: Bạn có thể dễ dàng nhớ điều gì đó hơn nếu bạn gắn ý nghĩa cho nó. Ví dụ, bạn có thể nhớ tên của một người mới gặp tốt hơn nếu bạn gắn tên của người đó với một người mà bạn đã biết.

  • Lặp lại: Việc lặp lại giúp thông tin được lưu vào trí nhớ lâu dài thay vì trí nhớ ngắn hạn.

  • Phân nhóm: Việc phân loại những thông tin sẽ giúp bạn dễ nhớ và dễ hồi tưởng hơn.

  • Tự kiểm tra: Việc học và ôn luyện thông tin có vẻ là cách tốt nhất đảm bảo bạn nhớ đến chúng nhưng các nhà nghiên cứu đã đưa ra phát hiện rằng việc kiểm tra thông tin mới thực sự là một trong những cách tốt nhất để cải thiện khả năng hồi tưởng.

  • Tạo hình ảnh tinh thần: Cố gắng tạo ra một hình ảnh tinh thần liên quan những thứ bạn thường quên (như nơi để chìa khóa xe của bạn) có thể giúp bạn nhớ tốt hơn.

  • Ngủ đủ giấc: Nghiên cứu cũng cho thấy giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc học tập và hình thành trí nhớ mới.

  • Sử dụng kỹ thuật ghi nhớ: Ôn luyện thông tin, sử dụng các phương pháp nhớ từ vựng cùng với các chiến lược ghi nhớ khác có thể đối phó với các vấn đề nhỏ liên quan đến trí nhớ. 

No matter how great your memory is, there are probably a few things you can do to make it even better. Useful strategies to deal with mild memory loss include:

  • Write it down: Writing with a pen and paper helps implant the memory into your brain—and can also serve as a reminder or reference later on.

  • Attach meaning to it: You can remember something more easily if you attach meaning to it. For instance, if you associate a person you just meet with someone you already know, you may be able to remember their name better.

  • Repeat it: Repetition helps the memory become encoded beyond your short-term memory.

  • Group it: Information that is categorized becomes easier to remember and recall.

  • Test yourself: While it may seem like studying and rehearsing information is the best way to ensure that you will remember it, researchers have found that being tested on information is actually one of the best ways to improve recall.

  • Take a mental picture: Systematically trying to make a mental note of things you often forget (such as where you left your car keys) can help you remember things better.

  • Get enough rest: Research has also found that sleep plays a critical role in learning and forming new memories.

  • Use memorization techniques: Rehearsing information, employing mnemonics, and other memorization strategies can help combat minor memory problems.

Nguồn: Sưu tầm

Làm Thế Nào Để Bảo Vệ Trí Nhớ Của Bạn
How to Protect Your Memory

Mặc dù bệnh Alzheimer và một số vấn đề trí nhớ khác liên quan đến tuổi tác ảnh hưởng đến nhiều người cao tuổi thế nhưng việc mất trí nhớ trong giai đoạn trưởng thành muộn cũng không hẳn là không có cách.

While Alzheimer's disease and other age-related memory problems affect many older adults, the loss of memory during later adulthood might not inevitable.

Trí nhớ có xu hướng suy giảm theo tuổi tác nhưng thông qua các bài kiểm tra nhận thức, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng những người ở độ tuổi 70 thực hiện các bài kiểm tra không kém gì so với những người ở độ tuổi 20.

Certain abilities do tend to decline with age, but researchers have found that individuals in their 70s often perform just as well on many cognitive tests as those in their 20s.

Để bảo vệ não bộ khi già đi, bản có thể thử thay đổi lối sống bằng một số phương pháp sau:

  • Tránh căng thẳng: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng căng thẳng có thể có tác động tiêu cực đến các khu vực của não liên quan đến trí nhớ, bao gồm cả hồi hải mã.

  • Tránh thuốc, rượu, và các chất độc thần kinh khác: Sử dụng thuốc và uống rượu quá mức có thể làm suy giảm các synapse (kết nối giữa các tế bào thần kinh). Tiếp xúc với các hóa chất nguy hiểm như kim loại nặng và thuốc trừ sâu cũng có thể tác động tiêu cực đến não bộ.

  • Tập thể dục đầy đủ: Hoạt động thể chất đều đặn giúp cải thiện hoạt động cung cấp oxy cho não, điều này rất quan trọng cho sự hình thành và phát triển của các synapse.

  • Kích thích trí não: Câu nói “dùng hoặc mất đi” rất đúng trong trường hợp nói đến trí nhớ. Các nghiên cứu cho thấy những người có công việc phải kích thích trí não nhiều hơn có ít khả năng mắc các bệnh liên quan đến sa sút trí tuệ.

  • Duy trì cảm giác tự hiệu quả: Việc duy trì khả năng trí nhớ tốt ở người già có liên kết mật thiết với cảm giác tự hiệu quả. Cảm giác ấy chính là việc mà mọi người có thể kiểm soát cuộc sống và số phận của chính mình. Khi đạt được cảm giác này, mức độ căng thẳng cũng thấp hơn.

To help protect your brain as you age, try some of these lifestyle strategies:

  • Avoid stress: Research has found that stress can have detrimental effects on areas of the brain associated with memory, including the hippocampus.

  • Avoid drugs, alcohol, and other neurotoxins: Drug use and excessive alcohol consumption have been linked to the deterioration of synapses (the connections between neurons). Exposure to dangerous chemicals such as heavy metals and pesticides can also have detrimental effects on the brain.

  • Get enough exercise: Regular physical activity helps improve oxygenation of the brain, which is vital for synaptic formation and growth.

  • Stimulate your brain: When it comes to memory, there is a lot of truth to the old adage of "use it or lose it." Researchers have found that people who have more mentally stimulating jobs are less likely to develop dementia.

  • Maintain a sense of self-efficacy: Having a strong sense of self-efficacy has been associated with maintaining good memory abilities during old age. Self-efficacy refers to the sense of control that people have over their own lives and destiny. A strong sense of self-efficacy has also been linked to lowered stress levels.

Kết Luận
Takeaways

Trí nhớ của con người là một quá trình phức tạp mà các nhà nghiên cứu vẫn đang tiếp tục cố gắng để tìm hiểu. Ký ức tạo nên bản sắc của chính chúng ta thế nhưng quá trình này không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Dù có khả năng nhớ được một lượng thông tin đáng kinh ngạc, chúng ta cũng dễ mắc phải những sai lầm liên quan đến trí nhớ.

Human memory is a complex process that researchers are still trying to better understand. Our memories make us who we are, yet the process is not perfect. While we are capable of remembering an astonishing amount of information, we are also susceptible to memory-related mistakes and errors.

Tác giả: Kendra Cherry


---------------

Dịch giả: Huỳnh Trần Gia Hân

Biên tập: Thục Anh

Link bài gốc: What Is Memory?

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ. 

(**) Tâm lý học tuổi trẻ mong nhận được sự ủng hộ và góp sức của các bạn. Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức chuyên sâu về tâm lý cho cộng đồng tại đây:  https://ybox.vn/idy8l214r1c6yo

(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.

(****) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

33 lượt xem

lh-fulllh-x