Thái Phụng@Gia Vị
3 năm trước
[Tâm Lý] Tự Hủy Hoại Mình: Tại Sao Bạn Cần Phải Kiểm Soát Bản Thân
Bạn muốn phát triển lên một tầm cao mới ở mọi khía cạnh của cuộc sống, nhưng có điều gì đó vẫn tiếp tục cản đường bạn. “Điều gì đó” có thể là ở chính bản thân bạn.
Tất cả chúng ta đều tự phá hoại mình ở một mức độ nào đó. Có thể là bỏ qua các lớp tập luyện hoặc trễ hẹn khiến cho mọi việc trở nên nghiêm trọng. Có thể rất khó để vượt qua “bản chất” của chính chúng ta.
Nhưng khi hành vi tự hủy hoại bản thân trở nên liên tục, nó có thể dẫn đến việc bạn phải đối mặt với những thách thức trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, bao gồm gia đình, trường học, công việc và các mối quan hệ.
Hiểu được lý do tại sao sự tự phá hoại xảy ra và cách đối phó với nó sẽ là một bước tiến gần hơn để bạn mở ra tiềm năng thực sự của bản thân mình.
Tự phá hoại là gì?
Tự hủy hoại bản thân có thể được coi là một kiểu suy nghĩ và hành vi mà bạn tự thực hiện, điều này thường xảy ra theo cách mà bạn không hề hay biết và nó tạo ra những trở ngại cho việc đạt được mục tiêu của bạn.
Nếu điều này nghe có vẻ tiêu cực, hãy nghĩ nó theo cách lạc quan; từ "phá hoại" dường như có chút nhầm lẫn về nghĩa hoặc một từ không thực sự có nghĩa như cách mà mọi người vẫn thường dùng để giao tiếp.
Shirani Pathak , một nhà trị liệu tâm lý được cấp phép ở San Jose, California giải thích: “Tự phá hoại bản thân không có nghĩa là phá hoại tất cả. “Đó thực ra là một cơ chế bảo vệ được tạo ra bởi tâm lý của bạn để giữ cho bạn an toàn trước bất kỳ mối nguy hiểm hoặc tổn hại tiềm ẩn nào. Tâm lý của chúng ta luôn coi những điều quen thuộc là sự an toàn”
Nói cách khác, bạn thậm chí không nhận thức được hành vi tự phá hoại và đây không phải là điều bạn cố ý làm.
“Khi chúng ta lội ra vùng nước xa lạ để tìm sự thay đổi, điều này có thể kích hoạt tất cả các hồi chuông cảnh báo trong hệ thống cơ thể để cho chúng ta biết rằng : Nguy hiểm! Sự nguy hiểm!" Pathak cho biết. “Sau đó, bộ não sẽ gửi lệnh cho chúng ta thực hiện một hành vi quen thuộc để đưa chúng ta trở lại vùng nước quen thuộc.”
Dấu hiệu cho biết rằng bạn đang tự phá hoại
Hành vi tự hủy hoại bản thân có những dấu hiệu khác nhau đối với từng người. Nó phần lớn phụ thuộc vào bối cảnh.
Tuy nhiên, theo cách tổng quát hơn, đây là một số dấu hiệu có liên quan đến bạn:
Sự trì hoãn
Trốn tránh trách nhiệm, ngay cả khi đó là vì bạn "quên"
Thất hứa hoặc không thực hiện đúng cam kết
Thiếu sự chuẩn bị
Lệch lạc giữa mong muốn và hành động của bạn
Đến muộn trong các cuộc hẹn hoặc cuộc họp quan trọng
Sử dụng chất gây nghiện
Từ bỏ khi mọi thứ trở nên khó khăn hơn
Ví dụ về hành vi tự phá hoại
Bạn có một cuộc phỏng vấn việc làm quan trọng vào buổi sáng. Bạn đi nhậu khuya với bạn bè vào đêm hôm trước.
Gia đình bạn đang trả học phí đại học của bạn. Bạn trượt kỳ thi đầu vào vì bạn không chuẩn bị cho nó.
Bạn muốn kết hôn và bắt đầu với một gia đình mới. Bạn chọn một một người mà bạn không có tình cảm làm bạn đời.
5 lý do khiến bạn tự hủy hoại mình
Tự phá hoại bản thân không phải là một căn bệnh, nhưng nó có thể là dấu hiệu của nhiều điều. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến hành vi tự phá hoại:
1.Hội chứng kẻ mạo danh
Nếu bạn đang trải qua cảm giác thiếu tự tin hoặc bạn nghĩ rằng mình không đủ tài năng bởi vì bạn đang mắc hội chứng kẻ mạo danh, bạn có thể phạm lỗi chứ không chọn cách mạo hiểm để ai đó phát hiện ra rằng bạn là “kẻ lừa đảo”. Tất nhiên, không phải trường hợp nào cũng vậy, nhưng bạn có thể cảm thấy như vậy, bất chấp trình độ học vấn, kinh nghiệm và thành tựu của bạn.
2. Bạn đang không dứt khoát
Sự mâu thuẫn đến việc có cảm xúc lẫn lộn về ai đó hoặc điều gì đó, bạn không chắc chắn về quyết định tiếp theo phải thực hiện. Nó có thể khiến bạn cảm thấy như mình đang ở trong một tình huống khó khăn và tất cả các lựa chọn của bạn đều mang đến những thách thức.
Khi bạn tự phá hoại, bạn sẽ di chuyển mọi thứ theo hướng này hay hướng khác một cách vô thức, vì vậy bạn không còn bị mắc kẹt với việc đưa ra quyết định khó khăn đó nữa. Điều này có thể làm giảm cảm giác bị choáng ngợp hoặc lo lắng về việc ra quyết định của bạn.
3. Sợ thành công
Keischa Pruden , một nhà trị liệu được cấp phép ở Ahoskie, Bắc Carolina cho biết: “Một người có thể tự phá hoại bản thân vì sợ thành công”.
“Điều đó nghe có vẻ khó hiểu, nhưng thành công đi kèm với trách nhiệm và chấp nhận rủi ro nhiều hơn. Một người có thể khi có thêm sự áp lực để thành công, ”cô nói thêm.
Thông thường, thành công ngày càng tăng sẽ mang lại một số thay đổi như những gì được liệt kê ở trên, và hơn thế nữa, chẳng hạn như nơi bạn sống, cho những người bạn dành thời gian cùng. Điều này có thể đi kèm với cảm giác mất mát hoặc sợ hãi trước những điều chưa biết.
4. Sợ người khác nghĩ gì
Không có gì lạ khi tự phá hoại bản thân để tránh căng thẳng đến từ kỳ vọng của người khác.
Pruden nói: “Trong tiềm thức, một người có thể sợ bị bạn bè, những người thân yêu từ chối hoặc chế giễu nếu họ không đạt được mục tiêu của mình. Đối với một số người, áp lực đó có thể dẫn đến những suy nghĩ hoặc hành vi dẫn đến việc tự hủy hoại bản thân”.
5. Tránh cảm xúc đau đớn
Jocelyn Patterson, một cố vấn sức khỏe tâm lý được cấp phép ở Sarasota, Florida, cho biết hành vi tự hủy hoại bản thân giúp giảm thiểu nguy cơ đối mặt với sự khó chịu.
“Tự phá hoại bản thân có thể khiến chúng ta dễ dàng thốt lên rằng 'đó không phải là số phận của tôi' thay vì bị tụt lại phía sau với cảm giác khó chịu rằng việc không đạt được mục tiêu là lỗi của chính chúng ta," cô nói.
“Không ai thích cảm giác hối tiếc, bối rối hoặc xấu hổ,” cô nói thêm. “Ngay cả khi hành động của chúng ta là có ý thức, chúng ta cũng sẽ trở nên thoải mái hơn khi nói rằng 'không có được cơ hội đó là lựa chọn của tôi.’”
6 cách để trao quyền cho bản thân và tránh tự hủy hoại bản thân
Nhận thức rõ hơn về xu hướng tự hủy hoại bản thân có thể giúp bạn hành động. Dưới đây là một số mẹo để xem xét:
Định hình lại hành vi của chính mình
Pathak chia sẻ rằng cách hiệu quả nhất để ngăn chặn hành vi tự hủy hoại bản thân là thay đổi cách suy nghĩ của bạn theo nhiều hướng .
“Một khi bạn ngừng xem nó là sự phá hoại và bắt đầu coi nó như một phần của bộ não để cố gắng giữ cho bạn an toàn, thì bạn có thể phát triển kỹ năng hiếu ký trắc ẩn của mình để nhận ra những gì đang xảy ra và những gì bạn sợ hãi,” cô nói.
Khi bạn trở nên hiếu kỳ về nỗi sợ hãi của mình, bạn có thể bắt đầu vượt qua chúng. Cô ấy nói thêm, "Bạn có thể tạo ra các của não để khiến đồng minh sợ hãi thay vì kẻ thù khi bạn đang thực hiện các thay đổi."
Xác định những sai lệch về nhận thức mà bạn thường mắc phải cũng có thể giúp bạn trong quá trình này.
Theo dõi các phản ứng
Người ta nói rằng cách chúng ta làm một việc là cách chúng ta làm mọi thứ.
Bạn có thể thấy hữu ích khi viết nhật ký và suy nghĩ về các tình huống tiếp tục xuất hiện.
Patterson nói: “Nếu bạn thấy mình trong những tình huống tương tự nhiều lần - cho dù đó là cuộc phỏng vấn công việc mơ ước, mối quan hệ lâu dài hay cuộc tranh cãi không bao giờ giải quyết được - hãy tự hỏi bản thân tại sao,” Patterson nói.
“Tại sao tôi lại kết thúc ở đây? Nếu bạn cảm thấy trải nghiệm của mình diễn ra theo một vòng luẩn quẩn, chẳng hạn như 'Ngày chuột chũi” (Groundhog Day), thì sự tự hủy hoại bản thân có thể là lý do, "cô ấy nói.
Tạo các hành động thay thế
Dưới sự tự hủy hoại bản thân, thường có một cảm xúc khó chịu mà bạn không muốn cảm thấy, chẳng hạn như sợ thất bại, sợ thành công, sợ bị bỏ rơi, sợ ràng buộc hoặc sợ không tương xứng.
Khi bạn đã xác định được đó là gì, hãy cân nhắc sử dụng nhật ký để liệt kê ra những hành vi tự phá hoại (hoặc tự bảo vệ) mà bạn thường thực hiện.
Từ đó, xác định ba hành động thay thế có thể giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu. Dưới đây là ví dụ về một số cảm giác thông thường và các hành động sau đó.
Sợ thăng chức
-> Hành động tự bảo vệ: Giữ im lặng trong các cuộc họp ngay cả khi bạn có điều muốn nói
-> Hành động có thể thay thế:
Trao đổi với người quản lý về nỗi sợ hãi của mình
Liên hệ với một người cố vấn
Ghim những lời tự khẳng định tích cực tại bàn làm việc của mình
Sợ bị bỏ rơi
-> Hành động tự bảo vệ: Lừa dối bạn của mình, vì vậy tôi phải "rời đi" trước
-> Hành động có thể thay thế:
Tâm sự với người yêu về những cảm giác khó khăn mà mình phải trải qua
Gợi ý liệu pháp dành cho cặp đôi
Đọc sách về lý thuyết gắn bó
Sợ ràng buộc
-> Hành động tự bảo vệ: Chờ đợi cho đến phút cuối cùng để gửi đơn đăng ký đại học
-> Hành động có thể thay thế:
Lên kế hoạch về tiến độ có thể quản lý của các khóa học với cố vấn hướng dẫn
Bày tỏ nỗi sợ hãi với cha mẹ tôi
Đăng ký vào 5 trường dự phòng
Thực hiện các thay đổi nhỏ
Nếu tự hủy hoại bản thân đã là thói quen của bạn trong một thời gian dài - chẳng hạn như nhiều năm - sẽ rất khó để bạn bắt đầu thực hiện các bước làm mọi thứ khác đi. Thay vào đó, hãy cố gắng làm từ từ và cần nhiều thời gian để thay đổi.
Tiến sĩ Suraji Wagage, một nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép ở Los Angeles, California cho biết: “Những thay đổi lớn trong hành vi bắt đầu từ những thay đổi rất nhỏ trong hành vi”. “Thực hiện hành động theo những cách nhỏ sẽ giúp bạn hướng tới mục tiêu đồng thời giúp bạn chấp nhận được những cảm xúc khó khăn sẽ gặp phải khi hành động.”
Tự sự theo hướng tích cực
Pruden nói: “Hãy tìm ra cuộc đối thoại nội tâm tiêu cực của bạn và thay đổi nó thành cách tự nói chuyện tích cực hơn. “Một khi bạn có quan niệm tích cực hơn về bản thân, bạn có thể bắt đầu ngừng tự hủy hoại bản thân và hướng tới cuộc sống mà bạn xứng đáng có được.”
Bạn có thể thấy hữu ích khi ghi chú lại những suy nghĩ vô ích trong ngày. Ghi chúng vào nhật ký hoặc điện thoại của bạn. Sau đó, biểu thị một suy nghĩ thay thế phù hợp hơn theo cách bạn muốn, bạn có thể biểu thị nó trong đầu, biểu đạt ra thành tiếng hoặc bằng cách viết ra giấy.
“Điều này là không thể” trở thành “Điều này thật mới mẻ, tôi đang học cách để làm chủ điều này.” Khi bạn thay đổi câu chuyện bên trong của mình, thực tế bên ngoài của bạn có thể bắt đầu phản hồi lại sự thay đổi đó.
Liên hệ để được hỗ trợ
Tự phá hoại có thể trở nên phức tạp và bạn không cần phải chịu đựng điều này một mình.
Chuyên gia sức khỏe tâm thần có thể giúp bạn khám phá các kiểu suy nghĩ của mình và chỉ cho bạn cách mà chúng dẫn đến một số hành vi nhất định.
Bạn có thể thấy hữu ích khi sử dụng các công cụ tìm kiếm của chúng tôi để tìm một nhà trị liệu gần bạn.
Tóm lược
Tự hủy hoại bản thân là cách bộ não của bạn cố gắng bảo vệ bạn khỏi nỗi đau về tình cảm.
Nếu nó không còn phục vụ bạn, có rất nhiều lựa chọn có sẵn để bắt đầu thay đổi mọi thứ. Bạn có thể xác định các hành vi của mình, đưa ra các bước hành động thay thế và làm việc với chuyên gia sức khỏe tâm thần để giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.
Quan trọng nhất, khi bạn chuyển sang một cách sống mới, hãy cố gắng nhân từ với bản thân, Wagage nói.
Cô nói: “Tất cả chúng ta đều hành động theo những cách củng cố những câu chuyện mà chúng ta kể về bản thân. “Nếu bạn có những câu chuyện nội tâm tiêu cực về bản thân, điều đó thật đau đớn và khó khăn. Cố gắng giảm thiểu những cơn đau trong tương lai là lẽ tự nhiên, ”cô nói.
Và một khi bạn suy nghĩ khác đi, bạn có thể hành động theo một cách hoàn toàn khác.
Tác giả: Hilary I. Lebow
-------------
Dịch giả: Thái Phụng
Biên tập: Bích Ngọc
Link bài gốc: Self-Sabotage: Why You Hold Yourself Back
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: YBOX.VN”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(***) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
119 lượt xem