[Tâm Lý] Tự Nhận Thức Bản Thân Là Gì? Tiến Trình Phát Triển, Các Kiểu Tự Nhận Thức Và Cách Để Cải Thiện
Tự nhận thức là khả năng một người nhận biết và hiểu được những thứ đã khiến người đó trở thành một cá nhân độc lập như hôm nay, chúng bao gồm nhân cách, hành động, giá trị, niềm tin, cảm xúc và suy nghĩ của họ. Về bản chất thì đây là một trạng thái tâm lý mà khi đó cái “tôi” trở thành trung tâm của sự chú ý.
Self-awareness is your ability to perceive and understand the things that make you who you are as an individual, including your personality, actions, values, beliefs, emotions, and thoughts. Essentially, it is a psychological state in which the self becomes the focus of attention.
Tuy rằng tự nhận thức tập trung vào khái niệm về bản thân của bạn nhưng nó không phải là điều mà bạn sẽ tập trung sâu sắc mỗi một khoảnh khắc trong ngày. Thay vào đó, nó như một sợi len đan vào chủ đề “bạn là ai” và chúng sẽ hiện lên ở những thời điểm khác nhau tùy theo tình huống và nhân cách của bạn.
While self-awareness is central to who you are, it is not something you are acutely focused on at every moment of every day. Instead, self-awareness becomes woven into the fabric of who you are and emerges at different points depending on the situation and your personality.
Đây là một trong các thành tố xuất hiện đầu tiên của khái niệm bản thân (self-concept). Con người không bẩm sinh nhận thức về bản thân một cách hoàn toàn. Nhưng có các bằng chứng cho thấy trẻ sơ sinh đã có phần nào cảm giác sơ bộ về tự nhận thức bản thân.
It is one of the first components of the self-concept to emerge. People are not born completely self-aware. Yet evidence suggests that infants do have a rudimentary sense of self-awareness.
Trẻ sơ sinh có sự nhận thức khi chúng bị tách ra khỏi những người hoặc thứ khác, điều này được ủng hộ với các bằng chứng về hành vi như phản xạ cơ bản đi tìm vú mẹ khi có thứ gì đó chạm vào mặt chúng. Các nhà nghiên cứu cũng có phát hiện rằng ngay cả trẻ mới sinh cũng đã có khả năng phân biệt giữa sự đụng chạm của mình và cái không phải mình (1).
Infants possess the awareness that they are separate beings from others, which is evidenced by behaviors such as the rooting reflex in which an infant searches for a nipple when something brushes against their face. Researchers have also found that even newborns are able to differentiate between self- and non-self touch (1).
Các nghiên cứu cho thấy có sự xuất hiện của cảm giác tự nhận thức ở mức phức tạp hơn trong độ tuổi 1 và chúng phát triển nhiều hơn một cách đáng kể trong khoảng 18 tháng tuổi. Hai nhà nghiên cứu Lewis và Brooks-Gunn đã thực hiện nghiên cứu về tiến trình phát triển của khả năng tự nhận thức (2).
Studies have demonstrated that a more complex sense of self-awareness emerges around one year of age and becomes much more developed by approximately 18 months of age. Researchers Lewis and Brooks-Gunn performed studies looking at how self-awareness develops (2)
Các nhà nghiên cứu đã chấm một nốt đỏ lên mũi của trẻ sơ sinh và giữ đứa trẻ đó trước một cái gương. Những đứa trẻ nhận ra được bản thân mình trong gương đã chạm vào mũi có chấm đỏ của chúng thay vì chạm vào hình ảnh trong gương. Điều này cho thấy ít nhất chúng cũng có sự tự nhận thức ở một mức độ nào đó.
Lewis và Brooks-Gunn cũng phát hiện rằng gần như không có đứa trẻ dưới 1 tuổi nào sẽ chạm vào mũi mình thay vào chạm vào hình ảnh trong gương (có thể hiểu rằng chúng không nhận ra người trong gương cũng là chính mình).
The researchers applied a red dot to an infant's nose and then held the child up to a mirror. Children who recognized themselves in the mirror would reach for their own noses rather than the reflection in the mirror, which indicated that they had at least some level of self-awareness.
Lewis and Brooks-Gunn found that almost no children under one year of age would reach for their own nose rather than the reflection in the mirror.
Khoảng 25% trẻ sơ sinh từ 15 đến 18 tháng tuổi chạm vào mũi của mình, trong khi đó thì tỉ lệ trẻ từ 21 đến 24 tháng tuổi làm điều đó là 70%.
About 25% of the infants between 15 and 18 months reached for their own noses while about 70% of those between 21 and 24 months did so.
Một điều quan trọng cần lưu ý là nghiên cứu của Lewis và Brooks-Gunn chỉ cho thấy khả năng tự nhận thức về thị giác của trẻ sơ sinh; trẻ em có thể tự nhận thức được bản thân qua các hình thức khác cho dù là ở giai đoạn đầu đời như vậy. Ví dụ như nhóm tác giả Lewis, Sullivan, Stanger, và Weiss gợi ý rằng việc thể hiện cảm xúc có bao gồm khả năng tự nhận thức cũng như là nghĩ về bản thân khi so sánh với người khác.
It is important to note that the Lewis and Brooks-Gunn study only indicates an infant's visual self-awareness; children might actually possess other forms of self-awareness even at this early point in life. For example, researchers Lewis, Sullivan, Stanger, and Weiss suggested that expressing emotions involves self-awareness as well as an ability to think about oneself in relation to other people.
Các nhà khoa học đã nhận định rằng khu vực não bộ tên là vùng vành cung võ não trước trán (anterior cingulate cortex) nằm ở thùy trán đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển khả năng tự nhận thức. Các nghiên cứu cũng đã sử dụng ảnh chụp não bộ để cho thấy khu vực này được kích hoạt ở những người lớn có sự tự nhận thức (3).
Researchers have proposed that an area of the brain known as the anterior cingulate cortex located in the frontal lobe region plays an important role in developing self-awareness. Studies have also used brain imaging to show that this region becomes activated in adults who are self-aware (3).
Thực nghiệm của Lewis và Brooks-Gunn gợi ý rằng sự tự nhận thức bắt đầu xuất hiện ở trẻ từ 18 tháng tuổi, đây là độ tuổi trùng khớp với hiện tượng phát triển nhanh chóng của tế bào hình thoi ở vùng vành cung vỏ não trước trán được nhắc ở trên.
The Lewis and Brooks-Gunn experiment suggests that self-awareness begins to emerge in children around the age of 18 months, an age that coincides with the rapid growth of spindle cells in the anterior cingulate cortex.
Tuy nhiên, lại có một nghiên cứu phát hiện bệnh nhân vẫn giữ được sự tự nhận thức cho dù bị tổn thương ở nhiều vùng não bao gồm cả thùy đảo (insula lobe) và vùng vành cung võ não trước trán (4).
However, one study found that a patient retained self-awareness even with extensive damage to areas of the brain including the insula and the anterior cingulate cortex (4).
Điều này cho thấy những vùng não được nhắc đến không phải là điều bắt buộc cho phần lớn khía cạnh của sự tự nhận thức và việc nhận thức thay vào đó có thể sinh ra từ các sự tương tác được phân bố trong mạng lưới não bộ.
This suggests that these areas of the brain are not required for most aspects of self-awareness and that awareness may instead arise from interactions distributed among brain networks.
Vậy thì trẻ em có thể nhận thức mình là cá thể riêng biệt tới mức độ nào? Một học thuyết lớn về sự tự nhận thức, được giới thiệu bởi Nhà tâm lý học phát triển Philippe Rochat cho biết rằng có tất cả 5 mức độ tự nhận thức. Trẻ em phát triển qua những giai đoạn này từ lúc mới sinh cho đến độ tuổi tầm 4-5 tuổi (1):
Phân biệt: Đứa bé bắt đầu thu nhận được hình ảnh phản chiếu của chính nó. Nó có thể phát hiện ra có gì đó khác hoặc đặc biệt trong việc nhìn nhận phản chiếu của mình.
Tình huống: Đứa bé bắt đầu nhận ra rằng hình ảnh phản chiếu, sự tồn tại và chuyển động của nó là riêng biệt so với những người xung quanh nó.
Nhận diện/đồng nhất hóa: Đây là giai đoạn mà đứa bé hoàn toàn nhận biết được hình ảnh phản chiếu của nó trong gương. Nó biết, “Đây là mình”.
Cố định: Các đứa trẻ có cảm giác hoàn chỉnh về bản thân chúng và có thể nhận diện được chính mình trong các bức ảnh và video, cho dù ngoại hình có sự thay đổi.
Ý thức về bản thân mình: Đứa trẻ thích nghi với góc nhìn từ người thứ ba (ngôi thứ 3) về bản thân chúng, chúng nhận thức được rằng người khác sẽ nhìn nhận chúng theo những cách nào đó. Điều này sẽ dẫn đến việc sinh ra các cảm giác như tự hào hay xấu hổ.
So how exactly do children become aware of themselves as separate beings? One major theory of self-awareness, introduced by developmental psychologist Philippe Rochat, suggests that there are five levels of self-awareness. Children progress through these stages between birth and approximately age 4 or 5 (1):
Differentiation: A baby begins to acknowledge their own reflection. They may detect there is something different or special about looking at their reflection.
Situation: A baby begins to recognize their own reflection, being, and movements as separate from those around them.
Identification: This is the stage during which a child fully knows that it is their own reflection in a mirror. They know, "This is me."
Permanence: They have a complete sense of themselves and can identify themselves in pictures or videos, even as their appearance changes.
Self-consciousness: A child adapts a third-person point of view of themselves; they become aware of the idea that others perceive them in certain ways. This may result in feelings such as pride or shame.
Các nhà tâm lý học thường chia sự tự nhận thức thành 2 kiểu khác nhau, một là công cộng hai là cá nhân.
Psychologists often break self-awareness down into two different types, either public or private.
Kiểu tự nhận thức này xuất hiện khi người ta ý thức được về cách họ hiện hữu trong mắt người khác. Sự tự nhận thức công cộng điển hình thường sẽ xảy ra trong những trường hợp khi người đó ở vị trí là trung tâm của sự chú ý.
This type emerges when people are aware of how they appear to others. Public self-awareness typically emerges in situations when people are at the center of attention.
Kiểu tự nhận thức này thường có tác dụng thúc ép con người tuân thủ theo các chuẩn mực xã hội. Khi mà chúng ta ý thức được mình đang bị quan sát và đánh giá, ta thường cố gắng hành xử trong những cách được chấp nhận và ước mong trong xã hội.
This type of self-awareness often compels people to adhere to social norms. When we are aware that we are being watched and evaluated, we often try to behave in ways that are socially acceptable and desirable.
Tự nhận thức công cộng cũng có thể dẫn tới hậu quả về lo âu bị đánh giá, đó là khi một người trở nên căng thẳng, lo âu hoặc lo lắng về cách người khác nhìn nhận họ.
Public self-awareness can also lead to evaluation anxiety in which people become distressed, anxious, or worried about how they are perceived by others.
Ví dụ
Bạn có thể trải nghiệm sự tự nhận thức công cộng ở nơi làm việc, khi bạn đang thực hiện một buổi thuyết trình quy mô lớn. Hoặc bạn có thể đã trải qua cảm giác này trong lúc kể chuyện cho một nhóm bạn.
You may experience public self-awareness in the workplace, when you're giving a big presentation. Or, you may experience it when telling a story to a group of friends.
Kiểu này xảy ra khi con người trở nên ý thức về một số khía cạnh về bản thân họ, nhưng chỉ trong một cách riêng tư. Ví dụ như việc tự nhìn mặt bạn trong gương là một dạng của tự nhận thức cá nhân.
This type happens when people become aware of some aspects of themselves, but only in a private way. For example, seeing your face in the mirror is a type of private self-awareness.
Ví dụ
Cảm giác bồn chồn trong dạ dày khi nhận ra bạn quên học bài cho một kì thi quan trọng hoặc trái tim rung động khi thấy người bạn crush đều là một số ví dụ của tự nhận thức cá nhân.
Feeling your stomach lurch when you realize you forgot to study for an important test or feeling your heart flutter when you see someone you are attracted to are also examples of private self-awareness.
Vậy thì làm thế nào để cải thiện khả năng tự nhận thức? Có rất nhiều cách để bạn luyện tập đối mặt với bản thân và cảm xúc của mình, kết quả kéo theo là gia tăng được sự tự nhận thức bản thân (5).
So how do you grow self-awareness? There are many ways you can practice being present with yourself and your emotions, which, in turn, can help improve your self-awareness (5).
Thiền có thể là một bài tập đặc biệt hữu dụng bởi vì bạn không cần lo lắng mình phải thay đổi bất cứ điều gì - chỉ đơn giản chú ý về những thứ đang diễn ra, trong khi thiền có thể đem lại một sự nhận thức tốt hơn về những suy nghĩ và cảm giác của bạn.
Meditation can be an especially useful practice because you don't have to worry about changing anything—simply noticing what happens during a meditation can bring greater awareness of your thoughts and feelings.
Có thể bạn để ý rằng bạn đã giữ cơ thể mình ở trạng thái căng cứng thông qua hành động căng cơ hàm mình, hoặc là khi bạn có xu hướng lo lắng quá mức về tương lai đến mức khó tỉnh thức với thời điểm hiện tại. Đây chính là mọi thông tin có giá trị có thể giúp bạn thêm hiểu bản thân và những khuynh hướng của mình (6).
Maybe you notice that you hold tension in your body by clenching your jaw, for instance, or that you tend to worry so much about the future that it's hard to be in the present moment. This is all valuable information that can help you get to know yourself and your tendencies (6).
Viết nhật ký là một bài thực hành việc suy ngẫm về bản thân, nó có thể giúp bạn để ý những xu hướng suy nghĩ và hành động của bạn, và ngay cả những lĩnh vực trong cuộc sống mà bạn ước có thể cải thiện. Nó có thể xem là một cách thực hành mang tính trị liệu nhằm đạt được sự hiểu biết sâu sắc về các sự kiện và mối quan hệ trong đời bạn (7).
Journaling is a practice in self-reflection that can help you notice the ways in which you tend to think and behave, and even which areas in your life you may wish to improve. It can be a therapeutic way to gain insight into your life events and relationships (7).
Trong quá trình trị liệu, ví dụ như với liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) - một nhà trị liệu làm việc với bạn để nói về những khuôn mẫu suy nghĩ hoặc hành vi tiêu cực.
During therapy—such as cognitive behavioral therapy (CBT)—a therapist works with you to address negative thought patterns or behaviors.
Thông qua việc hiểu về nguyên nhân ngầm ẩn của những suy nghĩ tiêu cực đó, ví dụ như, bạn có thể tiến tới một vị trí thuận lợi hơn để thay đổi chúng và đổi sang sử dụng những cơ chế ứng phó lành mạnh hơn chẳng hạn (8).
By understanding the underlying cause of your negative thoughts, for instance, you're in a more advantageous position to change them and use healthy coping mechanisms instead (8).
Tự nhận thức bản thân và trí thông minh cảm xúc (EQ) đi song song với nhau. EQ là khả năng một người nhận thức được cảm xúc của họ cũng như của những người khác. Một người có EQ cao là có thể phản hồi một cách hiệu quả tới những cảm xúc với lòng thấu cảm và lòng trắc ẩn (9).
Self-awareness and emotional intelligence (EQ) go hand in hand. EQ refers to a person's ability to perceive their own emotions as well as the emotions of other people. Someone with a high EQ is able to effectively respond to emotions with empathy and compassion (9).
Đương nhiên, không ai là hoàn hảo hết, và EQ chỉ là một kĩ năng như mọi kĩ năng khác. Nhưng với việc học cách thể hiện cảm xúc của chính mình một cách lành mạnh và luyện tập lắng nghe tích cực trong các mối quan hệ, chính bạn cũng đang đóng góp một phần cho việc phát triển khả năng tự nhận thức của mình.
Of course, no one is perfect, and EQ is a skill like any other. But by learning to express your own emotions in a healthy way, and practicing active listening in your relationships, you're contributing to the expansion of your own self-awareness as well.
Đôi khi, một người có thể trở nên tự nhận thức quá mức và đưa mình vào một trạng thái gọi là sự tự ý thức về bản thân (self-consciousness) (10). Có bao giờ bạn cảm thấy mọi người đều đang theo dõi bạn, phán xét những hành động của bạn và chờ đợi xem bạn sẽ làm gì tiếp theo chưa? Trạng thái cao hơn của tự nhận thức bản thân có thể dẫn bạn đến cảm giác ngượng nghịu và lo lắng ở một số tình huống nào đó.
Sometimes, people can become overly self-aware and veer into what is known as self-consciousness (10). Have you ever felt like everyone was watching you, judging your actions, and waiting to see what you will do next? This heightened state of self-awareness can leave you feeling awkward and nervous in some instances.
Trong nhiều trường hợp, những cảm giác về tự ý thức này chỉ tồn tại nhất thời và trồi lên trong những lúc ta trở thành “trung tâm của sự chú ý”. Tuy nhiên thì đối với một số người, việc tự ý thức quá mức có thể mang lại kết quả là một trạng thái mãn tính như rối loạn lo âu xã hội.
In a lot of cases, these feelings of self-consciousness are only temporary and arise in situations when we are "in the spotlight." For some people, however, excessive self-consciousness can reflect a chronic condition such as social anxiety disorder.
Trong khi tự nhận thức đóng một vai trò quan trọng trong cách chúng ta hiểu bản thân và liên kết với người khác và thế giới, việc tự ý thức bản thân quá mức có thể dẫn tới các thách thức như lo âu và căng thẳng (11).
While self-awareness plays a critical role in how we understand ourselves and how we relate to others and the world, excessive self-consciousness can result in challenges such as anxiety and stress (11).
Nếu như bạn đang gặp khó khăn với sự tự ý thức bản thân, thảo luận về những triệu chứng của bạn với một bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần để biết thêm về những gì bạn có thể làm để ứng phó với những cảm giác này.
If you struggle with self-consciousness, discuss your symptoms with a doctor or mental health professional to learn more about what you can do to cope with these feelings.
NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP (FREQUENTLY ASKED QUESTIONS)
1. Có khả năng tự nhận thức nghĩa là gì (What does it mean to have self-awareness?)
Tự nhận thức đều dùng để chỉ khả năng hiểu rõ chính các suy nghĩ, cảm nhận, giá trị, niềm tin và hành động của bạn. Điều này có nghĩa là bạn hiểu bạn là ai, bạn muốn gì, bạn đang cảm thấy như thế nào, tại sao bạn lại làm những điều bạn đang làm.
Being self-aware is all about having an understanding of your own thoughts, feelings, values, beliefs, and actions. It means that you understand who you are, what you want, how you feel, and why you do the things that you do.
2. Đâu là 4 yếu tố để dẫn tới sự tự nhận thức (What are the four keys to self-awareness?)
Có rất nhiều cách để nghĩ về tự nhận thức bản thân, nhưng 4 yếu tố thường được nhắc tới bao gồm chánh niệm, lòng tự trắc ẩn, suy ngẫm và sự liên hệ ngược.
There are many different ways to think about self-awareness, but four keys that are often mentioned included mindfulness, self-compassion, reflection, and feedback.
Chánh niệm cho phép con người ý thức được rõ ràng hơn về bản thân ở hiện tại, trong khi đó thì lòng trắc ẩn cho phép họ làm điều gì đó mà không tự phán xét chính mình. Suy ngẫm và liên hệ ngược cho phép người đó nhận lấy cái họ học được và dùng nó cải thiện bản thân để đạt được mục tiêu và tối đa hóa tiềm năng của họ.
Mindfulness allows people to become more aware of themselves in the present, while compassion allows them to do so without passing judgment on themselves. Reflection and feedback allow people to take what they have learned and improve themselves in order to achieve their goals and reach their full potential.
3. 5 thành tố của sự tự nhận thức là gì? (What are the five elements of self-awareness?)
5 thành tố của sự tự nhận thức là:
Sự ý thức: Điều này có nghĩa là nhận thức được những trải nghiệm bên trong của mình, bao gồm các cảm xúc và suy nghĩ.
Sự tự biết bản thân: Thành tố này tập trung vào việc hiểu bạn là ai, bao gồm các niềm tin, giá trị và động lực của bạn.
Trí thông minh cảm xúc: Ở đây quan tâm đến khả năng hiểu và quản lý cảm xúc.
Chấp nhận bản thân: Khía cạnh này bao quanh việc chấp nhận bản thân và thể hiện cho bản thân thấy lòng thấu cảm và trắc ẩn đối với chính mình.
Suy ngẫm về chính mình: Thành tố này của sự tự ý thức bao gồm khả năng suy nghĩ thấu đáo về những cảm nhận, suy nghĩ và mục tiêu của bạn nhằm mục đích đạt được càng nhiều thông tin hơn về chủ đề “bạn là ai” và vị trí của bạn trên thế giới.
The five elements of self-awarenesses are:
Consciousness: This means being aware of your internal experiences, including your emotions and thoughts.
Self-knowledge: This element is focused on your understanding of who you are, including your beliefs, values, and motivations.
Emotional intelligence: This element is focused on the ability to understand and manage emotions.
Self-acceptance: This aspect is centered on accepting who you are and showing yourself compassion and kindness.
Self-reflection: This element of self-awareness involves being able to think deeply about your feelings, thoughts, and goals in order to gain an even better understanding of who you are and your place in the world.
Tác giả: Kendra Cherry
Tài liệu tham khảo
Rochat, P. Five levels of self-awareness as they unfold early in life. Consciousness and Cognition. 2003;12(4):717-31. doi:10.1016/S1053-8100(03)00081-3
Brooks-Gunn J, Lewis M. The development of early visual self-recognition. Dev Review. 1984;4(3):215-39. doi:10.1016/S0273-2297(84)80006-4
Moeller SJ, Goldstein RZ. Impaired self-awareness in human addiction: deficient attribution of personal relevance. Trends Cogn Sci (Regul Ed). 2014;18(12):635-41. PMID: 25278368
Philippi CL, Feinstein JS, Khalsa SS, et al. Preserved self-awareness following extensive bilateral brain damage to the insula, anterior cingulate, and medial prefrontal cortices. PLoS ONE. 2012;7(8):e38413. doi:10.1371/journal.pone.0038413
Sutton A. Measuring the effects of self-awareness: Construction of the self-awareness outcomes questionnaire. Eur J Psychol. 2016;12(4):645-658. doi:10.5964/ejop.v12i4.1178
Xiao Q, Yue C, He W, Yu JY. The mindful self: A mindfulness-enlightened self-view. Front Psychol. 2017;8:1752. doi:10.3389/fpsyg.2017.01752
Snyder, M. Journaling. R. Lindquist, M. Snyder, & M. F. Tracy (Eds.). In: Complementary and alternative therapies in nursing. Springer Publishing Company; 2014.
Nakao M, Shirotsuki K, Sugaya N. Cognitive–behavioral therapy for management of mental health and stress-related disorders: Recent advances in techniques and technologies. BioPsychoSocial Med. 2021;15(1). doi:10.1186/s13030-021-00219-w
Serrat O. Understanding and developing emotional intelligence. Knowledge Solutions. 2017:329-339. doi:10.1007/978-981-10-0983-9_37
Dasilveira A, Desouza ML, Gomes WB. Self-consciousness concept and assessment in self-report measures. Front Psychol. 2015;6:930. doi:10.3389/fpsyg.2015.00930
Stein DJ. Social anxiety disorder and the psychobiology of self-consciousness. Front Hum Neurosci. 2015;9:489. doi:10.3389/fnhum.2015.00489
-------------
Dịch giả: Khả Di
Biên tập: Mẫn Nhy
Nguồn ảnh: Pinterest
Link bài gốc: What Is Self-Awareness
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Tâm lý học tuổi trẻ mong nhận được sự ủng hộ và góp sức của các bạn. Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức chuyên sâu về tâm lý cho cộng đồng tại đây: https://ybox.vn/idy8l214r1c6yo
(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.
(****) Follow Instagram tamlyhoctuoitre_ybox tại https://www.instagram.com/tamlyhoctuoitre_ybox/ để đọc thêm nhiều quotes hay mỗi ngày.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
448 lượt xem