Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public2 năm trước

[Tâm Lý] Ý Nghĩa Thật Sự Của Chân Thật

What It Really Means to Be Authentic

Cuối cùng, chỉ có một câu trả lời.

In the end, there's only one answer.

NHỮNG ĐIỂM CHÍNH

KEY POINTS

  • Chân thật không giống như trung thực, kiên định hoặc sống thật.

    Authenticity is not the same as honesty, consistency, or being real.

  • Chân thật thể hiện qua con người thật của một người và cách cư xử sao cho phù hợp với các giá trị, niềm tin, động cơ và khuynh hướng nhân cách.

    Authenticity is acting according to one’s true self and behaving congruently with values, beliefs, motives, and personality disposition.

  • Chân thật phần lớn là chủ quan, nghĩa là chúng ta chỉ cảm nhận được nó khi sự đánh giá của ta nhằm vào một tình huống cố định đang chứng minh cho những cảm nhận đó.

    Authenticity is largely subjective, meaning we feel it only when our appraisal of the situation justifies the feeling.

Bạn có đang sống một cuộc sống đúng đắn, chân thành, trung thực và hoàn toàn đích thực không?

Are you living a truly, genuinely, honestly, and fully authentic life?

Chỉ có một câu trả lời đúng cho câu hỏi này.

There is only one correct answer to this question.

Trong những năm gần đây, chân thật hay chính danh đã trở thành một thuật ngữ để mô tả không chỉ các tác phẩm nghệ thuật, túi hàng hiệu hay đồ trang sức quý giá mà dùng để miêu tả con người. Chân thật được coi là một phẩm chất quan trọng và được miêu tả như một điều kiện tiên quyết cho một cuộc sống cân bằng và lành mạnh. Sự khuyến khích để trở nên chân thật có nhiều hình thức và bao gồm các thông điệp về việc vượt qua nỗi sợ hãi, cởi mở với những điểm yếu của bản thân và tự do thể hiện con người thật của mình. Rõ ràng, nhiều người trong chúng ta coi trọng cá tính đích thực và coi đó là sức mạnh giải phóng giúp chúng ta đi theo con đường phù hợp với con người thật của mình trong cuộc sống. Chúng ta cố gắng trở nên “thật” và ngưỡng mộ những người khác vì sự chân thành tỏa ra từ họ. Bên cạnh đó, vậy sự thay thế là gì? Lừa dối người khác? Giả tạo? Thiếu chân thành? Giả mạo?

In recent years, being authentic has become a term to describe not just works of art, designer bags, or precious jewelry but people as well. Authenticity is considered an important quality and is portrayed as a requisite for a balanced and healthy life. Encouragement to be authentic has taken many forms and includes messages about overcoming our fears, being open to our vulnerabilities, and expressing our true selves freely. Evidently, many of us value authenticity and consider it a liberating force that empowers us to take a path in life consistent with who we truly are. We strive to be authentic and admire other people for being authentic. Besides, what’s the alternative? Striving to be phony? Duplicitous? Disingenuous? Fake?


Đâu Là Nét Nghĩa Chính Xác Của Chân Thật

What exactly does it mean to be authentic?

 Nguồn: Google

Chân thật là hành động theo đúng bản chất thật của một người, và đức tính này mang nét nghĩa là hành xử phù hợp với các giá trị, niềm tin, động cơ và khuynh hướng nhân cách của một người.

Authenticity is acting in accordance with one’s true self, and being authentic means behaving in congruence with one’s values, beliefs, motives, and personality dispositions.

Phải thừa nhận rằng, phấn đấu để trở nên chân thành đặt ra khá nhiều câu hỏi. Đâu là con người thật của tôi? Là cái tôi mà tôi biết về con người thật của mình? Điều gì sẽ xảy ra nếu những khía cạnh trong con người thật của tôi bị che khuất khỏi nhận thức? Tôi phải sống đúng với con người thật của bản thân mọi lúc không? Điều gì sẽ xảy ra nếu những suy nghĩ về bản thân của tôi và những gì mọi người nhìn nhận về tôi không tương thích với nhau? Liệu điều đó có khiến tôi mất đi sự chân thành không? Hay nó có nghĩa là những người nghĩ rằng tôi thiếu đi tính “thật” đã hiểu sai?

Admittedly, striving to be authentic raises more questions. What is my true self? Is the self that I know my true self? What if there are aspects of my true self that are obscured from my awareness? Do I have to be my true self all the time? What if who I think my true self is and what others consider my true self to be, are a mismatch? Does that make me inauthentic? Or does it mean people who think I’m inauthentic got it wrong?

Có lẽ để hiểu rõ hơn tính “thật” nghĩa là gì, ta cần tìm hiểu xem đâu không phải “chân thật”.

Perhaps to understand better what authenticity means, it may be helpful to consider what authenticity is not.\


Chân Thực Không Có Nghĩa Là...

Being Authentic Does Not Mean...

Nguồn: Google

Thành Thật. Tính “thật” ở đây không giống như sự trung thực. Trung thực là phẩm chất của sự thật. Ngụ ý rằng chúng ta sẵn sàng và có thể chia sẻ một sự thật. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta chọn che giấu sự thật. Chúng ta có thể chia sẻ một phần của sự thật và che giấu những phần khác. Chúng ta có thể “nhào nặn” sự thật và thể hiện nó theo những cách dễ chịu hơn. Thậm chí, chúng ta còn có thể chia sẻ điều gì đó hoàn toàn không đúng sự thật—thỉnh thoảng là lời nói dối vô hại—nếu ta cho rằng điều đó là cần thiết để bảo vệ mình hoặc người khác. Bạn đã bao giờ xin nghỉ ốm mà không thực sự ốm chưa?

Being Honest. Authenticity is not the same as honesty. Honesty is the quality of being truthful. It implies that we are willing and able to share a truth. Sometimes, however, we choose to withhold the truth. We may share some parts of the truth and conceal other parts. We may “massage” the truth and present it in ways that make it more palatable. We may even share something entirely untrue—the occasional white lie—if we deem it necessary to protect ourselves or someone else. Have you ever called in sick without being really sick?

Đã bao giờ bạn nói với ai đó rằng cuộc sống này thật đẹp, khi bạn nghĩ rằng cuộc sống của mình thật tồi tệ vào ngay lúc đó? Bạn đã bao giờ giả vờ cười khúc khích khi ai đó pha trò mà bạn cho là chẳng hài hước chút nào chưa? Đôi khi chúng ta che dấu sự thật nhưng không hề có ý định lừa gạt hoặc dối trá với ai. Điều đó làm cho chúng ta bớt đi đôi phần chân thực không?

Have you ever told someone that life is good, even when you think your life sucks at the moment? Have you ever pretended to chuckle when someone made a joke that you thought wasn’t funny at all? Sometimes we withhold the truth without intending to be dishonest or deceitful. Does that make us inauthentic?

Ngược lại với điều đó, ta vẫn giữ cho mình tính “thật”, ngay cả khi chúng ta không trung thực. Nếu bạn nở một nụ cười giả tạo trước trò đùa chẳng  mấy vui vẻ chút nào của tôi, tại thời điểm đó, bạn sẽ đưa ra lựa chọn dựa trên những gì bạn coi trọng (tử tế hơn là thành thật), những gì bạn tin tưởng (nói sự thật có thể làm tôi tổn thương), và những gì bạn dự định (xây dựng mối quan hệ). Khi đó, bạn đang thể hiện sự chân thành.

On the contrary, we are being abundantly authentic, even when we are not being honest. If you fake-laugh at my not-funny-at-all joke, at that moment, you make a choice based on what you value (being kind over being honest), what you believe (telling me the truth may hurt me), and what you intend (to build rapport). You are being authentic.


Kiên Định. Đức tính chân thực không giống như nhất quán. Kiên định có nghĩa là việc ta là ai, cách chúng ta thể hiện, cách chúng ta phản ứng và ứng phó không thay đổi theo từng tình huống. Điều này có nghĩa là những hành vi của chúng ta sẽ được lặp lại và có thể đoán trước được. Giống như trung thực, ta đánh giá cao sự kiên định bởi vì khi một thứ có thể dự đoán được có nghĩa là nó đáng tin cậy và điều này đồng nghĩa rằng người khác có thể tin tưởng chúng ta. Đây là cách xây dựng các mối quan hệ xã hội an toàn và lành mạnh.

Being Consistent. Authenticity is not the same as consistency. Consistency means that who we are, how we show up, and how we react and respond do not vary from situation to situation. It means that our behavior is repeatable and predictable. Like honesty, we value consistency because being predictable means being reliable, and being reliable means that other people can trust us. This is how we build safe and healthy social bonds.

Tuy nhiên, kiên định cũng chỉ là tương đối. Chúng ta không phải là cùng một người trong mỗi tình huống. Ta nhận tín hiệu từ hoàn cảnh và thích nghi. Trên thực tế, các nghiên cứu về tâm lý học về nhân cách cho thấy mọi người khác nhau ở mức độ họ tiếp thu và thích ứng với các dấu hiệu môi trường mà không ảnh hưởng đến tính “thật”. Hầu hết chúng ta thể hiện với đồng nghiệp và với gia đình theo hai cách khác nhau. Tuy nhiên, trong cả hai trường hợp, chúng ta đều thể hiện đức tính “thật” của mình. Trên thực tế, tùy thuộc vào từng tình huống, chúng ta có thể có những phản ứng khác nhau dù cho đối phương là cùng một người.

Consistency, however, is relative. We are not the same person in each situation. We pick up cues from the context, and we adapt. In fact, studies in personality psychology show that people differ in how much they pick up and adapt to environmental cues without compromising authenticity. Most of us show up one way with co-workers and a different way with family. However, in both cases, we are being authentic. In fact, depending on the situation, we may have different reactions even toward the same person.

Khi bạn nở một nụ cười từ thiện trước trò đùa không mấy vui vẻ của tôi vì bạn đề cao sự tử tế, bạn có thể chọn nói ra suy nghĩ thực sự của mình nếu tôi hỏi bạn liệu trò đùa đó có thành công trong một vở hài độc thoại hay không. Cười trừ và nói “trò đùa đó thật tệ hại” là những câu trả lời rất mâu thuẫn, nhưng bạn sẽ thể hiện được đức tính “thật” của mình trong cả hai trường hợp. Bạn sẽ hành động dựa trên các giá trị, niềm tin và cảm xúc của mình.

While you make a fake laugh at my not-funny-at-all joke because you choose kindness, you may choose to share what you really think if I asked you whether my joke would land well during a stand-up comedy routine. Fake laughs and “this joke sucks” are very inconsistent responses, but you would be authentic in both cases. You would have acted based on your values, beliefs, and feelings.


Sống thật. Chân thật khác với sống thật. Trong một nghiên cứu năm 2021 về sự chân thật, các nhà tâm lý học đã định nghĩa chân thật hay chân thành là “hành xử thể hiện ra bên ngoài, theo cách mà một người cảm nhận những gì có ở bên trong, không nhắc tới những hệ quả cá nhân hoặc xã hội trọng tâm nhất”. Sống thật là hành vi bên ngoài phản ánh những trải nghiệm bên trong của chúng ta. Ta hành động theo cách mà ta cảm thấy. Các tác giả của nghiên cứu coi tính thực tế là thành phần cốt lõi của tính “thật”. Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy rằng chúng ta thường ít chọn lối sống như vậy, thay vào đó là duy trì đức tính chân thành.

Being Real. Authenticity is not the same as realness. In a 2021 study about authenticity, psychologists defined realness as “behaving on the outside the way one feels on the inside, without regard for proximal personal or social consequences.” Being real means that our external behavior reflects our internal experience. We act the way we feel. The authors of the study consider realness a core component of authenticity. However, it is easy to see that we would often choose not to be real and remain authentic.

Chúng ta chọn cách che giấu ý định, cảm xúc và giữ kín suy nghĩ của mình vì tôn trọng các chuẩn mực xã hội hoặc vì sợ gây ra hậu quả không đáng. Việc áp dụng bộ lọc xã hội như thế này có thể không “thật”, nhưng nó minh chứng cho sự khôn ngoan, dễ thích nghi và chân thành. Trên thực tế, đó có thể là một dấu hiệu cho việc kiểm soát tốt tính bốc đồng! Có vẻ như để có đức tính “chân thành”, bạn không cần phải sống thật.

We often choose to mask our intentions, hide our feelings, and keep our thoughts private out of respect for social norms or out of fear of consequences. Applying this kind of social filter may not be “real,” but it may be wise, adaptive, and still authentic. In fact, it may be a sign of good impulse control! It appears that to be authentic, you don’t have to be real.

Trên thực tế, tôi có thể xem qua toàn bộ danh sách các đức tính để chứng minh mức độ liên quan của chúng với đức tính chân thật - chân thành như: sự quyết đoán, dễ tổn thương, độc đáo, đồng cảm, tự tin và yêu bản thân. Mỗi thuật ngữ đề cập đến một phẩm chất quan trọng, một điều mà có lẽ chúng ta cần hiểu rõ hơn hoặc phát triển thêm. Nhưng những phẩm chất này không liên quan gì đến sự chân thật.

In fact, I could go through a whole list of attributes to demonstrate how unrelated they are to authenticity: assertiveness, vulnerability, originality, empathy, confidence, and self-love. Each term refers to an important quality, something that perhaps we need to understand better or develop more. But these qualities have nothing to do with authenticity.


Vậy Chân Thật Có Nghĩa Là Gì?

So What Does Authentic Mean?

 Nguồn: Google 

Hầu hết các định nghĩa về “chân thật” trong tài liệu tâm lý đều nhấn mạnh một khía cạnh là nền tảng của nó: nhận thức. Nhận thức về trải nghiệm bên trong, động cơ, niềm tin, giá trị và khuynh hướng của chúng ta. Tuy nhiên, định nghĩa này đôi khi cũng không hoàn toàn đúng khi chúng ta cho rằng nhận thức đối với hầu hết mọi người là một loại khát vọng với mức độ thành công khác nhau trong quá trình đạt được nó. Một cái nhìn sâu sắc khá khó nắm bắt.

Most definitions of authenticity in the psychological literature highlight one aspect as its cornerstone: awareness. Awareness of our inner experience, our motives, our beliefs, our values, and our dispositions. However, even this definition falls apart when we consider that awareness for most people is an aspiration with varying degrees of success at achieving it. Insight is elusive.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng ta không hiểu rõ về bản thân như chúng ta nghĩ. Khả năng tự nhận thức hạn chế có khiến chúng ta trở nên thiếu chân thật? Chúng ta có nên chịu trách nhiệm cho việc là thiếu chân thật vì không biết một vài điều về bản thân mình không? Không phải hành động của chúng ta phù hợp với những gì chúng ta thực sự biết, bất kể chúng ta có thể thiển cận đến mức nào? Làm thế nào chúng ta có thể được đánh giá khách quan về kinh nghiệm chủ quan?

Research has shown that we do not know ourselves as well as we think we do. Does limited self-awareness make us inauthentic? Should we be held accountable as inauthentic for not knowing things about ourselves? Aren’t our actions consistent with what we actually know, regardless of how shortsighted we may be? How could we be judged objectively about our subjective experience?

Sau khi đọc thêm về sự chân thật, tôi bắt đầu tự hỏi liệu đây không phải là phẩm chất cá nhân hay một đặc điểm tính cách. Có lẽ chân thành là một cảm xúc. Rốt cuộc, nó có nhiều thuộc tính mà cảm xúc có.

After reading more about authenticity, I began to wonder whether authenticity is not a personal quality or a personality trait. Maybe authenticity is an emotion. It has, after all, many of the attributes that emotions have.

  • Tạo ra ảnh hưởng. Chân thành khiến chúng ta cảm thấy dễ chịu và có giá trị tích cực.

    It generates affect. Being authentic makes us feel good and has a positive valence.

  • Dao động. Đôi khi, chúng ta cảm thấy chân thật và những lần khác thì không.

    It fluctuates. Sometimes, we feel authentic and other times, we don’t.

  • Thật khó để báo trước. Chúng ta không thể dự đoán chính xác liệu chúng ta có cảm thấy sự chân thành vào một thời điểm nào đó trong tương lai hay không.

    It is hard to forecast. We can’t predict accurately whether we will feel authentic at some future point in time.

  • Bị ảnh hưởng bởi sự tiến bộ với các mục tiêu. Chúng ta cảm thấy chân thực khi đạt được mục tiêu hành động phù hợp với các giá trị, niềm tin và động cơ của mình.

    It is affected by our progress with our goals. We feel authentic when we achieve the goal of acting in alignment with our values, beliefs, and motives.

  • Có thể tự đề cập hoặc hướng tới người khác. Chúng ta cảm thấy dễ chịu khi nhìn nhận bản thân là một người chân thật hoặc khi chúng ta nhìn nhận người khác tương tự.

    It may be self-referential or directed toward others. We feel good when we see ourselves as authentic or when we perceive another person as authentic.

  • Những cảm xúc trái ngược. Ví dụ về những cảm xúc này có thể là sợ hãi, đe dọa, thất vọng hoặc ghê tởm.

    It has opposite emotions. Examples of these emotions could be fear, threat, disappointment, or disgust.

  • Phần lớn là chủ quan. Chúng ta cảm nhận được sự chân thật chỉ khi đánh giá về hoàn cảnh thể hiện cảm xúc. Ví dụ: chúng ta sẽ không bao giờ miêu tả ai đó có hành vi gây rối, thô tục hoặc bạo lực là chân thực. Chúng ta dành sự đánh giá đó cho những thứ khiến ta hài lòng.

    It is largely subjective. We feel it only when our appraisal of the situation justifies the feeling. For example, we would probably never describe someone who engages in disruptive, vulgar, or violent behavior as being authentic. We reserve that assessment for things that make us feel good.


Điều Gì Còn Sót Lại Trong Ta?

Where Does That Leave Us?

Chật thật có thể thể hiện hoặc không thể hiện ra bên ngoài. Bất cứ điều gì bạn cảm thấy, suy nghĩ hoặc thực hiện trong thời điểm này đều là thật, ngay cả khi đó không phải là điều bạn muốn cảm nhận, suy nghĩ hoặc thực hiện. Kể cả khi bạn muốn ở một nơi khác và làm những việc khác. Ngay cả khi bạn bị tê liệt bởi nỗi sợ thất bại, điều khiến bạn bỏ qua các cơ hội, thì bạn vẫn là người thành thật. Bạn thành thật khi bạn quá tự tin, từ đó khiến bản thân phải chấp nhận những rủi ro không cần thiết và khi bạn lo lắng về những gì người khác sẽ nghĩ về bạn nếu bạn xuất hiện. Hoặc khi bạn xuất hiện và đánh giá những người khác xung quanh bạn, đó gọi là thành thật. Bất kể tình trạng khó khăn của bạn là gì, bất kể hành động của bạn là gì, bất kể tương tác của bạn là gì, thì bạn vẫn là một người chân thật - thành thật.

Authentic means showing up or not showing up. Whatever you feel, think, or do in the moment is authentic, even if it’s not what you want to be feeling, thinking, or doing. Even if you’d rather be somewhere else doing something else. Even when you are crippled by fear of failure, which makes you forego opportunities, you are authentic. You are being authentic when you are overdosing on confidence which makes you take unnecessary risks and when you are worried about what others will think of you if you show up. Or when you show up and judge everyone else around you, that's authentic. Whatever your predicament, whatever your actions, whatever your interactions, you are authentic.

Vậy, bạn có đang sống một cuộc sống đúng đắn, trung thực, chân thành và hoàn toàn thật không? Câu trả lời duy nhất là có. Bạn là người chân thật. Trong mọi tình huống, trong mọi mối quan hệ và trong mọi quyết định bạn đưa ra.

So, are you living a truly, genuinely, honestly, fully authentic life? The only answer is yes. You are being authentic. In every situation, in every relationship, and in every decision you make.

Có thể đôi khi bạn cảm thấy thiếu chân thành. Một sự gian dối. Một người mạo danh. Nhưng chân thành không phải là vấn đề.

There may be times when you feel inauthentic. A fraud. An impostor. But authenticity is not the issue.

Có thể bạn không thích một vài khía cạnh của bản thân. Có thể bạn chưa thành công trong việc kiểm soát những ấn tượng mà người khác có về mình. Có thể bạn nghĩ rằng bạn có thể làm được nhiều hơn trong cuộc sống của bản thân. Có thể bạn chưa khai thác hết tiềm năng của mình. Có thể bạn cảm thấy mệt mỏi với việc che giấu con người thật của mình. Tìm ra nguyên nhân cố hữu của cảm giác thiếu đi cái “thật” sẽ mở ra một con đường thực sự để cân bằng và phát triển. Tập trung nỗ lực để hiểu bản thân hơn, đối mặt với nỗi sợ hãi và dễ tha thứ hơn với bản thân là điều chân thực. Và nếu bạn chọn bỏ qua hoặc không đồng ý với quan điểm của tôi, bạn vẫn đang là một người thành thật đấy thôi.

Maybe you don’t like aspects of yourself. Maybe you haven’t been successful at managing the impressions that other people have of you. Maybe you think you can do more with your life. Maybe you haven’t tapped into your full potential. Maybe you are tired of hiding who you truly are. Discovering the underlying cause of feeling inauthentic creates a real path to balance and growth. Focusing your efforts on understanding yourself better, facing your fears, and being more forgiving with yourself is being authentic. And if you choose to ignore or disagree with my points, you are still being authentic.

Tác giả: Theo Tsaousides 

------------------

Dịch giả: Vân Dung

Biên tập: Nguyễn Minh Thư 

Nguồn ảnh: Google

Link bài gốc: What It Really Means to Be Authentic

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Tên dịch giả - Nguồn: Tâm Lý Học Tuổi Trẻ”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ. 

(**) Tâm lý học tuổi trẻ mong nhận được sự ủng hộ và góp sức của các bạn. Trở thành Cộng tác viên để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức chuyên sâu về tâm lý cho cộng đồng tại đây:  https://ybox.vn/idy8l214r1c6yo

(***) Follow Facebook Tâm Lý Học Tuổi Trẻ tại www.facebook.com/tamlyhoctuoitre để đọc các bài dịch khác và cập nhật các bài viết mới hằng ngày.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

309 lượt xem

lh-fulllh-x