Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[THTT] Bạn Có Đang Sống Với Những Chiếc Mặt Nạ?

Khi bạn quên mất “gương mặt” thật của chính mình.


        Tôi có một thằng bạn khá thân dù rằng nhỏ nó hơn tôi một tuổi, chúng tôi ở chung phòng trọ, cùng học chung một trường đại học, trong mắt người khác ( kể cả tôi) nó là một người khá thành công, vì nó rất thích thi thố, đặc biệt là mấy cuộc thi hùng biện hay gì gì đó trong và ngoài trường, và cũng đoạt được một vài giải, nó nói với tôi là đoạt giải thì thích lắm, nhưng chỉ vui được một vài tuần, sau đó cuộc sống lại đâu vào đấy, sáng đi học, chiều đi có ca thì đi làm thêm, lâu lâu cắm nét đi vòng vòng cho hết ngày, nói chung là hầu như không có gì thay đổi, tôi thường “xì” một cái rõ to vì rõ ràng là vừa được tiền thưởng lại thêm các mối quan hệ còn muốn chi nữa, nó bảo cái chính là vì kết quả nó học tập không tốt như nó nghĩ nên nó đi thi để cảm thấy bản thân mình có chút giá trị và làm bản thân bị ép buộc bận rộn một chút vì đơn giản nếu không có sức ép, thì nó chây ì ra, hồi trước chỉ vì nó không chịu nói ra mà crush của nó chờ lâu quá đi thích người khác, sau này mới nói nó, khi làm bài nghiên cứu với nhóm trong trường đại học thì nó làm mà không hoàn tất, cứ “từ từ” nên cuối cùng đến mấy ngày cuối không đủ thời gian, bài làm bị chê sơ sài,… ( cái này tôi rất giống phần đông sinh viên hiện nay, nhưng có phải vì vậy nên nó thấy  bình thường ?), bạn bè bắt đầu thất vọng vì tưởng nó giỏi mà hóa ra lại không.


        Vì mấy việc đó mà có hôm nó bắt tôi ngồi chơi game với nó suốt đêm, sau đó còn đi uống bia ngồi khóc ngon lành, nói chung bên ngoài ai cũng thấy hình ảnh một người giỏi giang,thi thố, giải thưởng nhiều, nhưng ít ai thấy, số cuộc thi nó tham gia và số giải nó đạt được cách biệt như thế nào, và vì hào quang của các cuộc thi trước mà nó tham gia nên giống như nó đang sống hai cuộc sống vậy, một thì giỏi giang trong mắt bạn bè và cha mẹ ( vì ba mẹ nó thấy nó thi thố có giải nên nghĩ việc học nó tốt, ít khi hỏi tới ),  một thì gặp rắc rối với việc học, cuộc sống tình cảm và né tránh bằng cách tham gia nhiều cuộc thi hơn nữa, một vòng lẫn quẩn,nhưng nó biết rằng khi nó tốt nghiệp mọi thứ sẽ đảo lộn, giống như là nó đang sống hai cuộc sống cùng lúc,  và chẳng biết lúc nào chúng sẽ đâm sầm vào nhau,…


 CHẾT TIỆT ! thằng nhóc này là TÔI đấy !


Đây chính xác là cuộc sống của tôi một năm về trước, hai cuộc sống cùng một lúc, luôn sợ rằng khi mọi người phát hiện ra việc tôi không giỏi giang như họ nghĩ,để tránh những rủi ro có thể xảy đến cho hình tượng giỏi giang, tôi đã nói dối khá nhiều để giữ nó bền vững ( đặc biệt là với ba mẹ mình ), chỉ đến khi cuối ngày về phòng tôi mới được là chính mình, nhưng càng ngày điều đó càng khó khăn, những lời nói dối ngày một lớn dần và không biết khi nào cây kim trong bọc sẽ lòi ra, người ta thường nói bạn lo lắng điều gì thì nó càng dễ xảy ra và điều này – không may – đã xảy ra với tôi, khi cầm phiếu điểm ba học kì với điểm thuộc “top” thấp trong lớp, ba mẹ tôi đã rất sốc, ông bà không nói gì nhưng tôi biết họ rất thất vọng, đặc biệt là mẹ vì mẹ tôi thường đem giải thưởng các cuộc thi của tôi ra khoe khi gặp bạn bè, vẻ mặt của mẹ lúc đó là điều đã khiến tôi bị trầm cảm một thời gian.

Vậy thì điều gì đã khiến chúng ta đeo nên những chiếc mặt nạ, không dám sống thật trong cuộc sống ?, thông qua kinh nghiệm của bản thân tôi đã làm một khảo sát nhỏ với bạn bè của mình và thu được ba lý do đáng lưu ý như sau.



     1.    Sự kỳ vọng

                                                                                                                                                   Khi cha mẹ kì vọng những đứa trẻ là “ siêu nhân”.

 

Một trong những yếu tố đầu tiên mà được nhiều người đề cập nhất  trong khảo sát của tôi đó là bởi vì sự kì vọng, sự kì vọng này có thể đến từ người thân, bạn bè hoặc gia đình, trong đó kì vọng từ gia đình là có sức ảnh hưởng hơn cả, đặc biệt là đối với những gia đình xem trọng một vấn đề gì đó hoặc xem một thành tựu họ đạt được trong quá khứ là mục tiêu đương nhiên của con cái trong tương lai, điều này gây một áp lực không nhỏ lên những người nhỏ hơn trong gia đình, không lạ khi chúng ta biết rằng tỉ lệ học sinh tự tử ở các trường tại châu á vượt qua nhiều lần các trường ở châu âu, hầu hết trước đó các em đều đã có một khoảng thời gian khó khăn nói dối hoặc giấu diếm kết quả học tập, kì vọng cũng có lẽ chính là lý do vì sao ngày họp phụ huynh học sinh ở Việt Nam luôn là một nỗi ám ảnh với nhiều thế hệ học sinh nên nỗi kỳ vọng chính là lý do tất yếu vậy.

 

     2. Tham vọng của người khác trong xã hội

 

 

 

“Nếu bạn không thực hiện ước mơ của mình, người khác sẽ bắt bạn thực hiện ước mơ của họ” câu này có thể suy ra là :” nếu bạn không là chính mình, người khác sẽ bắt bạn trờ thành người mà họ muốn” và thế là để trở thành người mà họ muốn một là bạn phải đeo lên một chiếc mặt nạ che đi bản thân, hoặc hai là bạn phải quên đi bản thân của mình. Một trong những bài báo rất hay mà mình đã đọc trước đây có tựa đề là “ đừng bao giờ làm cho một ông chủ người Nhật” , trong bài báo này có đề cập đến một vài lý do rằng bạn không nên làm việc cho một ông chủ hay một công ty Nhật Bản nếu bạn từng mong ước một ngày làm chủ chính mình, bài báo đề cập đến những cách thức và văn hóa các công ty Nhật sử dụng để biến một người có thể ban đầu rất hoài bão trở thành một nhân viên trung thành cả đời cho công ty: một mức lương dư dả nhưng không đủ làm bạn giàu, thái độ cực kì xem trọng nhân viên, biến mối quan hệ chủ- tớ thành mối quan hệ của những người trong gia đình, những điều trên khiến bạn cảm thấy an toàn trong công ty và ý định lăn xả chịu những rủi ro ban đầu lúc trẻ trở thành những điều “ dại dột”, một trong những câu nói nổi tiếng nhất của Steve Jobs là “ hãy tham vọng, hãy dại dột” vì chỉ khi chúng ta làm những điều chúng ta mong ước, tham vọng thì mới là chính chúng ta, còn không thì đáng tiếc có lẽ chúng sẽ đeo lên chiếc mặt nạ nào đó ( đáng sợ hơn chúng ta có thể quên đi chính bản ngã của mình ) và giúp người khác xây dựng ước mơ của họ .

 

     3. Công nghệ


 

            Mọi người đều là thẩm phán trong  “ Tòa facebook”

 

Việc từ chối con người thật của chúng ta chưa bao giờ dễ dàng như ngày nay, với sự trợ giúp của công nghệ, internet, mạng xã hội, bạn có thể dễ dàng tạo ra một nhân diện, một cuộc sống trong một thế giới hoàn toàn khác, nơi bạn có hàng ngàn gương mặt khác nhau và được làm những điều mình thích, nhưng có vẻ vì quá tự do nên chúng ta cũng không thèm để tâm đến những người dùng khác, chúng ta đã được sống thật với bản thân mình nhưng với phần “con” hơn là phần “người”  chưa một thế hệ nào mà chúng ta có nhiều “ thẩm phán” như này nay, nơi mà mỗi bài viết là một phiên tòa và tất cả mọi người đều có quyền xét hỏi, chửi rủa mà không cần đắng đo hay suy nghĩ về những hậu quả. Cụm từ “ sống ảo “ cũng ám chỉ một hoạt động mà chắc chắn mười năm trước sẽ không ai nghĩ đến, nơi luôn phải có những bức hình ảo nhất, sang trọng nhất, nơi mà sự đẳng cấp của nhau sẽ được đong đếm bằng từng lượt thích, nhưng điều hay nhất ở thế giới ảo đó là sự ảo của ảo, bạn có từng sử dụng hai tài khoản mạng xã hội trở lên không, một cho bạn, và một cho  “ con người khác của bạn”, cuộc sống trên mạng tưởng chừng ảo nhưng lại không ảo chút nào, nó sẽ định hình phần nào đó con người bạn và cách mà người khác nhìn bạn ở cuộc sống thật, những vụ cãi vã, đấu khẩu dẫn đến bạo lực xuất phát từ những hiềm khích trên mạng đã không còn là những điều lạ lẫm ngày nay.

Tôi không nói những chiếc mặt nạ luôn xấu. Trong cuộc sống này con người chúng ta có thể mang rất nhiều chiếc mặt nạ,đôi khi là để bảo vệ bản thân mình hoặc vì mục đích khác ở những buổi dạ tiệc, chiếc mặt nạ tạo nên sự quyến rũ và bí ẩn, đối với nhưng tên trộm cướp, chiếc mặt nạ khiến chúng khó bị nhận diện hơn, nhưng đáng sợ hơn là những chiếc mặt nạ vô hình mà chúng ta tạo ra, biến bản thân thành những người khác nhau để làm hài lòng người khác, để quên đi chính cuộc sống của mình, “một đôi giày tốt sẽ mang chủ của nó đến những nơi tốt, một chiếc mặt nạ sẽ mang chủ nó đến với những kẻ đeo mặt nạ khác mà thôi”, nếu chúng ta sống giả dối với người khác thì làm sao ta có thể mong người khác sống chân thật với mình được đúng không, vậy làm sao để biết là khi nào mình đang đeo một chiếc mặt nạ mà không phải là con người thật của mình?, đơn giản thôi đó là khi chiếc mặt nạ ngày một nặng dần vì những lời nói dối được bồi đắp ngày càng nhiều để che đậy sự thật, hay đơn giản là : bạn có đang mệt mỏi như cách bạn muốn, hay như cách họ ( người khác ) muốn ?, hãy bỏ đi chiếc mặt nạ của mình như tôi, ban đầu sẽ vô cùng khó khăn, nhưng sau đó bạn sẽ thấy được bản ngã của mình. Con người người ta có hai ngày quan trọng nhất trong cuộc đời, ngày họ sinh ra và ngày họ biết lý do sống của mình, và bạn sẽ không thể có được ngày thứ hai nếu bạn dấu “mình” sau những chiếc mặt nạ. Tháo bỏ chúng thật không dễ dàng, giống như tôi đã trải qua, nhưng kết quả rằng bạn sẽ có thể nhìn rõ ngày quan trọng thứ ai trong cuộc đời cũng là một điều đáng mong đợi đấy J.

 

                                                                                                   Tác Giả: Võ Trung@ ĐH Kinh tế Luật 

                                                   Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link: https://www.facebook.com/profile.php?id=100014393345276 

  --------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (1 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng củaYBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,099 lượt xem, 1,067 người xem - 1067 điểm