Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[THTT] Nếu Hướng Nội Là Một Lời Nguyền Và Luôn Chịu Thua Thiệt, Thì Tại Sao Họ Vẫn Tồn Tại Qua Quá Trình Chọn Lọc Khắc Nghiệt Của Xã Hội?

Trong một thế giới không ngừng nói…

Trong một xã hội ồn ào, phù phiếm, thực dụng,…

Trong một thế giới dường như thiết kế riêng dành cho người hướng ngoại.

Trong học thuyết tiến hóa Darwin, nguyên nhân tiến hóa: do tác động của chọn lọc tự nhiên bao gồm hai quá trình song song, là đào thải những biến dị có hại, và tích luỹ những biến bị có lợi cho bản thân sinh vật, là quá trình sống sót của những dạng sinh vật thích nghi nhất.

Theo quy luật của tiến hóa, người hướng nội quả là một biến dị bị đào thải và là lời nguyền với những người sở hữu nó. Bởi tìm đâu ra nơi tồn tại cho những người cầm tinh hướng nội vốn được mặc định là: rụt rè, nhút nhát, nhạy cảm, lãng mạn, theo đuổi sự tĩnh lặng và những giá trị đạo đức,…trong cuộc sống quay cuồng này.

Thế thì, câu hỏi được đưa ra là: tại sao người hướng nội không chỉ tồn tại mà còn sống qua được quá trình tiến hóa và chọn lọc khắc nghiệt của tự nhiên?

Khám phá sự hướng nội

   Nhà nhân chủng học C.A. Valentine đã từng viết: Truyền thống văn hóa phương Tây có quan niệm khá lạc hậu nhưng lan truyền rộng rãi và tồn tại dai dẳng về cá tính. Người ta cho rằng người hành động, người thực tế, người hiện thực, hoặc người hòa đồng, trái ngược với người suy tư, người mơ mộng, người lý tưởng, hoặc người nhút nhát. Và hơn tất cả, họ “dán nhãn” con người gắn với hai nhóm tính cách bên trên thành người hướng ngoại và người hướng nội.

  Nhà tâm lý Mari Olsen Laney, tác giả cuốn sách “Thuận lợi của những người hướng nội”cho biết: “Điều đó là do năng lượng.”

Theo Olsen Laney thì những người hướng nội sản sinh ra năng lượng trong suốt thời gian ngồi im lặng và suy ngẫm trong khi năng lượng của người hướng ngoại được gia tăng bằng cách làm việc bận rộn, hoặc ở những nơi sôi động, nơi thường xuyên có nhiều người xung quanh.

   Cha đẻ của thuật ngữ hướng nội (introversion) và hướng ngoại (extraversion) là nhà tâm lý học Thụy Sĩ Carl Jung. Đã phổ biến chúng vào năm 1921.

Theo quan điểm của Jung, người hướng nội là những người lấy năng lượng bằng việc ở một mình. Còn người hướng ngoại lấy năng lượng bằng việc tiếp xúc với những người khác.

  Kể từ đó, rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên đặc điểm hướng nội, hướng ngoại của con người.

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện hai thuật ngữ đó trên hơn một trăm loài trong tự nhiên. Điển hình là những cá thể chim "hướng ngoại", hiếu chiến, sẽ tồn tại hiệu quả hơn khi nguồn thức ăn khan hiếm. Nhưng khi thức ăn sẵn có, thì những cá thể "hướng nội" luôn cảnh giác và tránh mạo hiểm, sẽ biết cách tiết kiệm năng lượng và tránh khỏi những kẻ săn mồi tốt hơn những cá thể hướng ngoại hiếu chiến không cần thiết.

  Scott Barry Kaufman đã giải thích trong bài viết của mình trên tạp chí Scientific American, không phải xu hướng muốn hòa nhập xã hội khiến bạn trở thành một người hướng ngoại – mà chính là động lực muốn giành được sự chú ý của mọi người (những người hướng nội ít có động lực như vậy hơn). Vì thế họ tỏ ra hăng hái và hào hứng hơn trong các mối quan hệ xã hội – nhưng như thế không có nghĩa là họ không cảm thấy mệt mỏi khi làm vậy.

Những điều này khẳng định một góc nhìn:

cũng có nghĩa:

  Hướng nội không phải là một “biến dị” bất lợi cần bị đào thải. Mà cả hướng nội và hướng ngoại đều mang trong mình một nguồn năng lượng cần phải kiểm soát, tích lũy rồi chuyển hóa để làm nên chiến lược sinh tồn hiệu quả trong quá trình đào thải khắc nghiệt của tự nhiên.

Giống như cô công chúa Elsa trong bộ phim hoạt hình Frozen, một khi đã chế ngự được sức mạnh của mình, cô có thể biến sức mạnh của mình từ một lời nguyền thành món quà, những người hướng nội cũng có thể biến "lời nguyền" của mình thành nguồn năng lượng sáng tạo nên nhiều sắc màu của cuộc sống như nhận định của Telegraph:

“Nếu thế giới không có những người hướng nội… có thể sẽ không có thứ gọi là nghệ thuật”.

Bí ẩn của người hướng nội

  Những người hướng nội giống như cánh cửa khép hờ mở hé mà bên trong tối ưu, bên ngoài rực rỡ như mặt trời. Người ở ngoài nhìn vào chỉ thấy một khe tối, còn người bên trong ngó ra được cả cái mênh mông.

  Họ nhìn thấy trong mắt người khác không chỉ thấy tròng trắng tròng đen,… mà có cái gì đó đang trong cổ là biết liền. Có điều có người nói ra, có người im lặng, dẫu thế nào cũng là chia sẻ.

Bởi…

Họ rất “nhạy cảm”.

  Một tính cách được xem là yếu điểm của người hướng nội, đã được họ chuyển hóa thành một nguồn năng lượng tích cực, thú vị cho những người xung quanh.

Nhìn gần hơn, bạn sẽ thấy gì?

  Người hướng nội mới là những người được sinh ra để kết nối thế giới, như nhận định của Sophia Dembling:

"Người hướng ngoại tỏa ánh sáng lấp lánh, người hướng nội lan tỏa ánh sáng khiêm nhường. Nếu bạn đánh giá cao thứ ánh sáng yên tĩnh mà ấm áp của riêng mình, người khác cũng sẽ nhìn thấy chúng!"

Họ

    ...là những thỏi nam châm đầy sức hút mặc dù họ chẳng sở hữu thứ ánh sáng rực rỡ khiến người ta bị quyến rũ. Mà họ chính là thứ ánh sáng nhẹ nhàng trong đêm, phát sáng một cách khiêm nhường. Và khi bạn nhận ra chúng đẹp đến mê hoặc, bạn sẽ không còn muốn rời xa thứ ánh sáng đó nữa.

Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu vô cùng khi ngồi cạnh một người hướng nội vào cái ngày mà bạn đang buồn chán, hoặc đang gặp stress. Họ sẽ là bảo hiểm Prudential của bạn với slogan: luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu. Họ luôn tìm kiếm, suy nghĩ một cách thấu đáo về chủ đề, nội dung câu chuyện để chọn lọc từ ngữ nhẹ nhàng,đẹp. Đó là cách họ cẩn trọng trong lời nói để tránh làm tổn thương người khác.

Và đó là một điều tuyệt vời trong việc giúp bạn xoa dịu tinh thần.

     ... là người khá điềm tĩnh và họ được cho là những người ít có khả năng gây ra sự ồn ào. Họ không thích sự tranh chấp, không thích đôi co mâu thuẫn, và cũng chẳng thích thú gì với việc phải đụng tay đụng chân. Bởi họ có nhiều khả năng để dùng lý lẽ thuyết phục, nên họ sẽ đưa ra các giải pháp cân bằng hơn cho các vấn đề.

Một người hướng nội nổi tiếng, Bill Gates, nhà đồng sáng lập của Microsoft, đã nói trong một buổi phỏng vấn của ABC:

"Đúng vậy, tôi nghĩ người hướng nội có thể làm mọi thứ rất tốt. Nếu đủ tinh tế, bạn có thể học cách thu lượm lợi ích từ việc là một người hướng nội. Chúng có thể là sẵn lòng "đi trốn" một vài ngày và nghĩ giải pháp cho một vấn đề khó, đọc mọi thứ bạn có thể, nghiêm túc thúc đẩy bản thân để nghĩ vượt ra khỏi tầm của vấn đề đó. Sau đó, nếu bạn nghĩ ra một điều gì đó, nếu bạn muốn chiêu mộ người khác, hãy làm họ cảm thấy hào hứng và dựng lên một công ty xung quanh ý tưởng đó. Bạn cũng nên học những gì những người hướng ngoại học và nên chiêu mộ một số người hướng ngoại. Tận dụng cả hai xu hướng tính cách này, bạn sẽ có một công ty phát triển cả về suy nghĩ chuyên sâu và xây dựng đội ngũ."

Theo lời chia sẻ của Bill Gates, chúng ta thấy rằng người hướng nội có thể tương tác với tất cả các loại cá tính. Họ yêu chuộng sự hòa quyện, bổ trợ cho nhau, giúp mọi thứ trở nên tốt đẹp và hoàn hảo hơn.

    ... là người thách thức, là người biết tiết lộ thông tin có kiểm soát khiến người khác phải tò mò.

    ... là người trung thành và chung thủy.

Người hướng nội thực thụ

  Mọi người đều quy chụp cho người hướng nội là nhút nhát, không dám thể hiện bản thân, ngại giao tiếp, thường hay cô lập, thiếu quyết đoán, suy nghĩ quá nhiều....

Nhưng có ai lại dám khẳng định Albert Einstein, Isaac Newton, Abraham Lincoln, Mahatma Gandhi, Bill Gates, Larry Page, Mark Zuckerberg... là người như vậy khi họ cũng là những người hướng nội? Họ đều là những người hướng nội đã thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của chúng ta. Họ là những người đã chỉ cho chúng ta thấy, người hướng nội có thể trở nên tuyệt vời như thế nào.

Tuy nhiên, đây là nơi mà người nhút nhát và người hướng nội, dù là khác biệt, có một cái chung sâu sắc: Cả hai loại đều không được xã hội xem trọng, và điều này khiến cho cả hai thấy được xã hội này đánh giá quá cao quyền lực như thế nào, và sự tôn kính quyền lực làm chúng ta không thấy được những điều tốt đẹp, thông minh và minh triết. 

Vì những lý do rất khác nhau, người nhút nhát và hướng nội có thể chọn sống đằng sau hậu trường hay theo đuổi công việc “thầm lặng” như phát minh, nghiên cứu, hoặc cầm tay người sắp chết (chăm sóc người bệnh). Đó không phải là những công việc quyền lực, nhưng những người làm những công việc ấy luôn luôn là những hình mẫu đáng ngưỡng mộ trong xã hội này.

Như vậy, chỉ cần người hướng nội, họ đối diện với nỗi sợ của chính mình, đừng hoài nghi bản thân thì họ chính là người nắm rõ quy tắc và sẽ không đi theo lối mòn cũ, những luật lệ sẵn có của cuộc sống.

Tác giả: Voi Con

Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link: https://www.facebook.com/voi.con.73932646

--------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (tổng giá trị 21 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng của YBOX.VN? Xem chi tiết tại link: http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info 

 (*) Bản quyền bài viết thuộc về Cuộc thi Triết học Tuổi trẻ do Ybox đồng sáng lập và tổ chức. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Tên tác giả - Nguồn: Triết Học Tuổi Trẻ". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ cú pháp đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,702 lượt xem, 1,575 người xem - 1578 điểm