Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Tiếng Quạ Kêu

blogradio.vn - Tôi muốn nói với con gái, ở thế giới người lớn màu trắng của con công và màu đen của con quạ có rất nhiều, nếu chỉ nhìn vào bên ngoài rất khó phân biệt được đâu là người tốt, đâu là kẻ xấu.

Tôi bị đánh thức bởi tiếng quạ kêu, khi bầu trời mới lờ mờ sáng, bầu trời âm u, vạn vật đang ngủ say, xung quanh là không gian tĩnh lặng. Âm thanh này đặc biệt đến ngay cả khi đang say với giấc ngủ chìm sâu sau một ngày dài làm việc mệt nhọc cũng kéo tâm trí tôi từ cơn mê man trở về với thực tại.

Tiếng quạ kêu với tôi và tất cả người Việt là tiếng của loài chim không muốn nghe nhất, bởi mỗi lần nghe tiếng kêu là báo hiệu một điềm xấu sắp xảy ra. Vì khoác trên mình là một màu đen xì là màu của tăm tôi của sự chết chóc, tang thương nên văn hóa hay mượn biểu tượng quạ để diễn tả những ám ảnh khủng khiếp về nỗi đau mất mát, về cái chết. Thức ăn ưa thích của loài quạ là xác thối, đặc chủng của giống loài ban tặng cho cho chim quạ là cái mũi thính có thể đánh mùi từ xa, và đôi mắt tinh anh khi đang bay lượn trên cao cũng có thể quan sát và phát hiện ra thức ăn của chúng. Ở Việt Nam là ghét, sợ nhưng ở Nhật Bản thì rất đỗi bình thường, thân quen, gần gũi.

***

- Mẹ ơi! Tiếng con gì kêu đó?

Khi tôi đang gọi điện thoại cho con gái, tiếng đàn quạ gần nhà đang rướn cổ phát ra âm thanh không vui quạ… quạ… gọi đàn, lọt vào ống nghe của bên kia đầu điện thoại, nơi có cô bé tên Bình An lên 8 tuổi nghe được.

- À, là tiếng con quạ kêu đó con. - Tôi trả lời.

- Ối, con sợ con quạ lắm mẹ ạ.

Phản ứng không ngoài dự kiến suy nghĩ của tôi, tôi trấn an bạn ấy bằng giọng rất bình thản, để bạn nhỏ thấy đó là điều bình thường.

- Có gì đâu mà sợ hả con, nó chỉ là một con chim bình thường thôi mà.

- Con không thích con quạ vì nó có màu đen trông xấu xí, mặt nó trông dữ tợn, nó còn săn tìm xác thối để ăn và tiếng kêu của nó nghe thật đáng sợ.

Tôi im lặng vài giây, chợt nhận ra là mình cần suy nghĩ lựa chọn ngôn từ như thế nào thật đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu để giải thích cho cô bé 8 tuổi xem nó là một loài chim bình thường như bao loài chim khác, để mỗi cuộc điện thoại của mẹ con tôi sẽ không bị gián đoạn bởi âm thanh ấy. Còn tôi đã và đang dần làm quen, xem loài chim này là bạn như cách của người Nhật đối với loài quạ.

Tôi đến Nhật Bản vào tháng 6 khi ông mặt trời vẫn dậy sớm đánh thức muôn vật chào ngày mới bằng ánh nắng vàng ban mai rữc rỡ. Vị trí địa lý tự nhiên đã ưu ái cho đất nước Nhật Bản nằm ở phái đông Châu Á, và phía Tây của Thái Bình Dương nên luôn luôn được đón bình minh sớm nhất thế giới. Mới 4 giờ 30 phút sáng đàn quạ đã xôn xao gọi đàn, ở đây quạ sống theo đàn, vậy nên sẽ đồng loại âm thanh ấy phát ra từ nhiều con quạ gần như cùng một lúc phá tan cả bầu không khí yên lặng tĩnh mịch. Vì sang Nhật chưa lâu nên tôi khá khó chịu vì âm thanh kỳ dị này, theo thói quen không thể nào ngủ lại được, nằm và lắng nghe rồi tự nhủ với đôi tai là hãy tập làm quen nó. Còn với cái đầu thì hãy ví nó như tiếng gà trống gáy vào sáng tinh mơ gọi ông mặt trời dậy và báo hiệu cho muôn loài ngày mới đã bắt đầu.

Ở xứ sở Phù Tang, quạ khá đặc biệt, nó tượng trưng cho lòng biết ơn, may mắm, sức mạnh, chiến thắng và phố biến nhất là một sứ giả thần thánh đại diện cho điềm lành. Nó xuất phát từ câu chuyện: “Theo biên niên sử cổ đại Kojiki và Nihonshoki của Nhật Bản, cũng như kinh sách Thần đạo, con quạ lớn này được gửi từ thiên đường để hướng dẫn Hoàng đế Jimmu trong chuyến hành trình đầu tiên của ông từ vùng sẽ trở thành Kumano đến vùng tiếp theo. Với sự dẫn đường của một con chim ba chân (chính là Yatagrasu-quạn tám cựa) di chuyển Yamato đã giúp Jimmu nhiều lần dành chiến thắng. Dựa trên lời kể này, sự xuất hiện của những con chim lớn theo truyền thống được người Nhật giải thích là bằng chứng về sự can thiệp của thần thánh vào các vấn đề của con người. Sau đó Jimmu lên ngôi và trở thành Hoàng đế thần thoại đầu tiên của Nhật Bản”.

Ngoài ra con quạ ba chân còn biểu tượng cho sự may mắn và chiến thắng nên Liên đoàn bóng đá Nhật bản còn lấy nó làm lô gô đại diện.

Đi bất cứ nơi đâu trên đất nước xứ sở Hoa Anh đào, cũng có thể thấy hình ảnh đàn quạ khắp nơi, nó nhiều đến nỗi lấn át cả số lượng loài chim khác, điều đặc biệt là dù cho mùa đông hay mùa hè con quạ đều hoạt động không ngưng nghỉ.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

15 lượt xem

lh-fulllh-x