Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Tìm Hiểu Triết Lý Sống Wabi Sabi Nhật Bản

Khái quát

“Wabi Sabi là vẻ đẹp của những điều không hoàn hảo, vô thường và dở dang” – Leonard Koren, trích từ tác phẩm Wabi Sabi dành cho nghệ sĩ, nhà thiết kế, thi sĩ và triết gia. Wabi Sabi có nguồn gốc từ Phật giáo, đó là cảm quan về cuộc sống, đồng thời là một quan điểm mỹ học chi phối tư tưởng của nhiều loại hình nghệ thuật từ xưa đến nay của người Nhật.

Wabi có nghĩa là ý thức tìm kiếm cảm giác đủ đầy về tâm hồn trong sự túng thiếu, nghèo khổ. Wabi bắt nguồn từ Wabu có nghĩa là thất vọng, buồn phiền, đau khổ, sống cuộc sống nghèo nàn, tận hưởng sự tĩnh lặng, tha thứ,.... Sabi có nghĩa là vẻ đẹp toát ra từ sự điềm nhiên, tĩnh lặng. Bắt nguồn từ động từ Sabu có nghĩa là sự hư hỏng dần dần theo thời gian.

Theo nhiều nhà nghiên cứu, Wabi Sabi xuất hiện vào khoảng thế kỉ 15-16, khi nghệ thuật trà đạo dần được phổ biến. Vì trà đạo dạy cho người Nhật tư tưởng trân quý điều giản dị: sử dụng ấm trà cũ, chiếc tách nứt, khung cảnh nơi thưởng trà nền nã, yên bình.

Trải qua nhiều thay đổi, triết lý Wabi Sabi được hoàn thiện bởi thiền sư Matso Basho, quan điểm mỹ học Wabi Sabi ngày nay có thể hiểu là sự cảm nhận và trân trọng vẻ đẹp của những thứ không hoàn hảo, không vĩnh viễn và không trọn vẹn, vốn là ba đặc điểm hiển nhiên của vạn vật. Thời gian trôi đi, vạn vật tuy tàn phai hao mòn nhưng tích lũy được khí chất, đó là vẻ đẹp cốt lõi của sự sống, thời gian và vẻ đẹp không gì có thể sánh bằng.

Nhiều lĩnh vực nghệ thuật Nhật Bản qua hàng nghìn năm qua đã bị ảnh hưởng bởi triết học Thiền Tông và Phật giáo đại thừa, đặc biệt là sự chấp nhận và suy niệm về sự không hoàn hảo, luôn luôn biến chuyển và vô thường của vạn vật. Những nghệ thuật như vậy có thể được minh hoạ như một thẩm mỹ Wabi Sabi.

Triết lý Wabi Sabi ăn sâu vào tiềm thức của người Nhật Bản, thông qua các lĩnh vực nghệ thuật như: Honkyoku (âm nhạc shakuhachi truyền thống của các tăng nhân Thiền tông lang thang), Ikebana, các khu vườn Nhật Bản, vườn thiền và bonsai, thơ Haiku, đồ gốm, tiệc trà,…

Ngày nay, Wabi Sabi vẫn được nhiều nhà thiết kế Nhật Bản và thế giới ưa chuộng. Wabi Sabi thường được kết hợp với các phong cách khác như Scandinavian (Bắc Âu), Rustic (Đồng quê), Zen (Thiền), Minimalism (Tối giản). Có thể nói, điều đáng quý nhất của triết lý Wabi Sabi là quan niệm: mọi vật đều ẩn chứa vẻ đẹp (Everything has beauty).

Triết Lý Wabi-Sabi - Sự Hoàn Hảo Vốn Không Có Nên Đừng Đi Tìm

Mỗi ánh mắt, mỗi nụ cười…đều mang một vẻ đẹp riêng, điều quan trọng là chúng ta có nhận ra được hay không mà thôi.

Vì cuộc sống vô thường không có gì là tuyệt đối, thay vì đi tìm những cái hoàn hảo ở một nơi xa xôi không tồn tại thì sao ta không tận hưởng trọn vẹn cái đẹp ở bên mình? bởi mọi thứ tồn tại xung quanh ta vốn dĩ đã đẹp rồi, vấn đề là con người có thể nhận ra hay không mà thôi.

Wabi-Sabi (侘寂  sá tch) là mt thut ng đại din cho thm m Nht Bn và mt thế gii quan ca nn văn hoá Nht, tp trung vào việc chấp nhận tính phù du và sự không hoàn hảo.

Thẩm mỹ này đôi khi được mô tả như một trong những vẻ đẹp “không hoàn hảo, vô thường, và không đầy đủ”.

Wabi có nghĩa là ý thức tìm kiếm cảm giác đủ đầy về tâm hồn trong sự túng thiếu, nghèo khổ. Bắt nguồn từ Wabu có nghĩa là thất vọng, buồn phiền, đau khổ, sống cuộc sống nghèo nàn, tận hưởng không gian tĩnh lặng.

Sabi bắt nguồn từ Sabu có nghĩa là vẻ đẹp toát ra từ sự tự nhiên, “được” hư hỏng dần dần theo thời gian năm tháng, và cái đẹp cũng sinh ra từ đó.

Một ví dụ điển hình như sản phẩm đồ gốm Hagi nổi tiếng của Nhật Bản, với các hình dáng không thật đối xứng, các màu sắc, hoạ tiết cũng mang một phong cách chưa tinh chế hoặc đơn giản nhất có thể, nhưng chính từ những cái chưa hoàn mỹ đó lại tạo nên cho dòng sản phẩm này một nét độc đáo riêng biệt so với các sản phẩm khác.

Với Wabi-Sabi thì cái đẹp không có khái niệm, không mang tính khoa học mà thuộc về cảm nhận giác quan tâm hồn nên nó gắn liền với cảm xúc của từng người, vì thế mà nó không được xác định một cách rõ ràng, chỉ đến từ sự thuần tuý vốn có của tạo hoá tự nhiên, hoàn toàn vô điều kiện, và đó cũng chính là điểm khác biệt giữa nét đẹp theo triết lý Wabi-Sabi so với nét đẹp hoàn hảo mà nhiều người cố gắng tìm kiếm.

Tới đây thì chắc mọi người đã hiểu ý nghĩa của Wabi-Sabi rồi đúng không? vậy nó giúp ích được gì cho cuộc sống của chúng ta?

  1. Học cách chấp nhận

Vạn vật sinh tự nhiên, tự nhiên sinh con người, vậy thì tại sao con người lại không chấp nhận những thứ thuộc về tự nhiên?

Hoàn hảo cũng giống như ngục tù, nếu cứ sống mãi trong chúng thì ta sẽ bị giam cầm không bao giờ thoát ra được, khi đó thì chấp nhận chính là chiếc chìa khoá mang ta về với sự tự do vốn có.

  1. Đơn giản hoá vấn đề

Đầu óc của chúng ta cũng có giới hạn giống như một chiếc máy tính, nếu cái gì cũng nhồi nhét vào thì càng ngày sẽ càng trở nên chậm chạp, mệt mỏi vì bị chi phối bởi quá nhiều thứ không cần thiết. Nên càng sống đơn giản thì bản thân sẽ càng nhẹ nhõm và thoải mái.

  1. Biến khuyết điểm thành ưu điểm

Đây chính là cảnh giới cao nhất của Wabi-sabi, hãy nhìn mọi thứ xung quanh bằng đôi mắt đẹp nhất, khi đó bạn sẽ thấy được màu hồng của cuộc sống.

Theo japo.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

4,620 lượt xem