Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Tóm Tắt Sách "Cuộc Đào Thoát Vĩ Đại" - Những Lời Khuyên Để Thu Hẹp Khoảng Cách Trong Xã Hội Hiện Đại

Tác giả : Angus Deaton

Cuốn sách Cuộc đào thoát vĩ đại khẳng định một sự thật: loài người chưa bao giờ được sống sung sướng như bây giờ. Tuy nhiên, chính những thành tựu về công nghệ hay chính trị đã khiến đời sống ta sung túc hơn ấy, đáng tiếc lại không được phân phát đều đến tay mọi người dân. Qua việc khảo cứu lịch sử bất bình đẳng và cả thời nay, Cuộc đào thoát vĩ đại đã đưa ra những lời khuyên đầy giá trị để thu hẹp khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.

Ai nên đọc cuốn sách này?

  • Bất cứ ai quan tâm đến bất bình đẳng toàn cầu
  • Bất cứ ai quan tâm đến kinh tế học và chăm sóc sức khỏe.

Tác giả cuốn sách này là ai?

Angus Deaton từng đạt giải Nobel Kinh tế năm 2015, hiện đang là Giáo sư tại trường Đại học Princeton và Trường Woodrow Wilson về công vụ và các vấn đề quốc tế. Ông cũng là tác giả của cuốn sách Phân tích các khảo sát hộ gia đình (The Analysis of Household Surveys)Kinh tế học và hành vi khách hàng (Economics and Consumer Behaviour).

1. Chưa từng có thời đại nào mà cuộc sống tốt đẹp như bây giờ

Ngày nay, khi nghe tin tức, ta có thể cảm thấy mọi việc đang trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Nhưng bạn không thể nhìn được cả bức tranh từ chúng. Trên thực tế, thay vì trở nên tồi tệ, xét về trung bình, cuộc sống của con người chưa bao giờ tốt như bây giờ.   Cho tới khoảng 250 năm về trước, phần lớn dân số thế giới sống trong nghèo đói. Và mặc dù rất nhiều thứ đã được cải thiện, vẫn có hơn 1 tỷ người sống trong cảnh nghèo đói cùng cực, chịu đựng hoàn cảnh sống tồi tệ như tổ tiên ta.   Nhưng về tổng hòa hạnh phúc - bao gồm khả năng tiếp cận tới các dịch vụ y tế, lương cao, sống thọ, hạnh phúc, các cơ hội giáo dục và phát triển cũng như chất lượng sống - đã gia tăng đáng kể.    Ví dụ, một bé gái da trắng thuộc tầng lớp trung lưu Mỹ ngày nay có tuổi thọ trên 80 năm (với khả năng 50/50 có thể sống tới 100 tuổi). Cô cũng có những cô hội giáo dục và triển vọng kinh tế tốt hơn bố mẹ mình.   Tuy nhiên, cho dù vậy, vẫn tồn tại sự bất công lớn trong chất lượng sống trên toàn thế giới. Mặc dù mọi người kiếm được nhiều tiền hơn và tận hưởng chất lượng sống tốt hơn bao giờ hết, vẫn có khoảng cách cực kì lớn giữa các quốc gia giàu và nghèo.   Ví dụ tiêu chuẩn y tế ở Sierra Leone thực sự còn tồi tệ hơn ở nước Mỹ năm 1910, lúc có khoảng 25% trẻ em chết trước 5 tuổi. Và có hơn một nửa dân số Cộng hòa dân chủ Congo sống với mức thu nhập ít hơn 1 đô la một ngày.   Tin tốt lành là những sự bất bình đẳng có thể dẫn tới phát triển - nếu chúng được tận dụng đúng cách. Ví dụ, với sự khác biệt giữa tỉ lệ tử vong ở trẻ em ở nước giàu và nước nghèo, các quốc gia nghèo sẽ cố gắng áp dụng những sáng tạo giúp các quốc gia giàu gia tăng tuổi đời, vì vậy giảm những sự bất bình đẳng này.

2. Tổ tiên của ta sống cuộc đời ngắn ngủi và đau ốm hơn nhiều chúng ta ngày nay

Những con người đầu tiên, các thành viên của cộng đồng săn bắn-hái lượm, sống đời khỏe mạnh, nhưng rất ngắn. Những người thuộc bộ tộc di cư sống tới khoảng 40 tuổi và dành cả ngày để đi tìm thức ăn và chỗ ở.   Nghe thì có vẻ khổ sở, nhưng điều này không hoàn toàn đúng. Ví dụ, những bộ tộc này có bữa ăn khá đủ chất, và chia sẻ những gì họ tìm được với người  khác. Thay vì bị kẹt trong những ngôi làng bẩn thỉu, họ có thể di chuyển đến nơi khác trước khi để mất vệ sinh khiến bệnh dịch lây lan, và họ dùng bữa với nhiều loại rau và thịt nhiều dinh dưỡng, có lẽ còn lành mạnh hơn những gì ta tiêu dùng ngày nay.   Sau đó, 1000 năm sau Cuộc cách mạng đá mới, những người săn bắn hái lượm này bắt đầu định cư với lối sống nông nghiệp cùng với các loài động vật mới được thuần hóa. Chính cuộc cách mạng nông nghiệp này lại dẫn đến sự suy giảm trong chất lượng sống và tỉ lệ tử vong trên diện rộng gây ra bởi bệnh dịch do sống tập trung.   Người ta vẫn tưởng yên ổn ở một ngôn làng sẽ gia tăng sự thịnh vượng của tổ tiên ta. Dù sao, sống an cư lạc nghiệp nghĩa là sẽ bớt phụ thuộc vào mùa và khí hậu, bớt di chuyển và bớt cạnh tranh thức ăn với các bộ tộc khác.   Nhưng hóa ra sự thật lại ngược lại: định cư thực sự làm giảm hạnh phúc. Những ngôi làng và thành phố ban đầu này rất bẩn, do mọi người để đồ ăn cạnh chuồng các thú nuôi, và bệnh dịch lây lan nhanh qua đường thương mại.   Vì vậy, cả chất lượng sống và tuổi thọ đều giảm trong Cuộc cách mạng đá mới. Mọi người sống ngắn hơn, và thường chết trẻ do bệnh dịch hoặc nạn đón sau hạn hán.

3. Những thay đổi về xã hội, chính trị, kinh tế, và khoa học đã làm suy giảm nhanh chóng tỉ lệ tử vong trong vòng 250 năm qua

Chỉ trong thế kỉ 21, tuổi thọ ở các quốc gia giàu như Anh đã tăng 30 năm! Chuyện này xảy ra như thế nào? Lý do lớn nhất của sự gia tăng bất ngờ tuổi thọ này là sự sụt giảm ở tỉ lệ tử vong của trẻ.   Cho tới gần đây, mọi người vẫn sống khá ngắn và tỉ lệ tử vong ở trẻ khá cao. Tuy nhiên, với những cải thiện trong chăm sóc sức khỏe và ngăn ngừa bệnh dịch, rất nhiều quốc gia đã giảm tỉ lệ này xuống còn 0.5%. Nếu bạn nhìn kĩ, một vài thế kỉ trước, có gần 1/3 tổng số trẻ em không sống quá 4 tuổi, thì đây những bước tiến khổng lồ.   Ngoài ra, nhờ dinh dưỡng, y tế, giáo dục tốt hơn mà hầu hết các trẻ sinh ra ở các quốc gia giàu có thể sống đủ lâu để nhìn các cháu, thậm chí các chắt của mình - một điều bất khả thi cách đây vài thế kỉ.   Một yếu tố quan trọng khác là sự lan tỏa kiến thức khoa học và những phát triển khác. Những tiến bộ như thuyết vi khuẩn, ổn định quản trị, cải thiện vệ sinh và gia tăng nghiên cứu vào việc ngăn ngừa bệnh dịch và điều trị đã giúp nâng cao y tế và tỉ lệ tử vong ở nhiều quốc gia.   Ví dụ, khi thành phố London đảm bảo tình hình vệ sinh của họ ở những năm đầu thế kỉ 19, tỉ lệ mắc bệnh nhanh chóng giảm do chính phủ đã chiến đấu chống lại dịch tả hiệu quả năm 1854.   Điều này không có nghĩa là sự tiến bộ luôn đi theo một đường thẳng. Ví dụ, Nạn đói lớn của Trung Quốc, từ năm 1959 đến 1961, gây ra cái chết cho khoảng 30 trệu người. Rồi, có 34 triệu người đã chết vì HIV/AIDS. Và đừng quên rằng vẫn còn rất nhiều trẻ em trên thế giới hiện nay vẫn nhiễm và tử vong do các bệnh có thể ngăn ngừa được như tả, sở hay tiêu chảy.

4. Tỉ lệ tử vong trẻ em ở các nước nghèo vẫn còn cao

Trong phần trước, bạn đã biết được rằng có những phương pháp khá đơn giản để ngăn chặn đa phần các bệnh dịch đã đeo bám loài người hàng ngàn năm: vệ sinh đúng chuẩn. Vậy tại sao trẻ em ở các quốc gia nghèo vẫn tiếp tục phải chịu tỉ lệ tử vong cao?    Kiến thức về những cải tiến vệ sinh hay việc sử dụng một số vắc xin rẻ tiền, nhưng hiệu quả có thể giúp ngăn chặn những bệnh dịch và nhiễm trùng có thể tiếp cận trên khắp thế giới. Song tại rất nhiều quốc gia, những kiến thức này vẫn không được đưa vào sử dụng. Tại sao?   Thông thường, đơn giản là chính phủ thiếu động lực để ban hành những biện pháp này, và cư dân địa phương vẫn chưa được giáo dục đầy đủ để hiểu rằng chỉ những thay đổi đơn giản có thể cứu mạng sống của con họ.   Do đó, những trẻ tử vong vì những căn bệnh có thể dễ dàng chữa trị hoặc ngăn chặn được như tiêu chảy, hay suy sinh dưỡng nhiều năm liền trước khi chết do hệ miễn dịch yếu kém của họ bị tấn công mở virus.   Đi cùng vấn đề này là tình trạng các quốc gia nghèo thường có rất ít hoặc không có các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cung cấp bởi chính phủ. Do đó, rất nhiều người không có khả năng tiếp cận với thuốc men hiện đại. Ví dụ, Zambia và Senegal phân bổ chỉ một tỉ lệ rất nhỏ ngân sách để cải thiện sức khỏe của công dân so với các quốc gia như Anh.   Không may, có rất nhiều các quốc gia phi dân tri thường không hành động vì lợi ích của người dân. Đa số, chất lượng y tế tốt chỉ dành cho những người giàu, trong khi phần đa vẫn phải chịu khổ và chứng kiến con cái của bệnh ra đi bởi những căn bệnh hoàn toàn chữa trị được.   Một nguyên nhân khác khiến vấn đề tệ hơn là rất nhiều người thậm chí còn không nhận ra rằng chính phủ có thể và nên giúp cải thiện sức khỏe cho người dân, và chưa bao giờ được giáo dục về quyền công dân của mình. Ví dụ, cuộc khảo sát toàn của tổ chức Gallup thường xuyên khảo sát công dân của họ về những vấn đề chính yếu mà chính phủ của họ nên tập trung. Chăm sóc sức khỏe có xếp hạng rất thấp, dưới cả những ưu tiên như tạo công ăn việc làm.

5. Ở các quốc gia giàu, chăm sóc người cao tuổi là một vấn đề lớn

Nhờ các sáng tạo công nghệ và đột phá khoa học, tuổi thọ ở các quốc gia giàu có đã gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, sự tăng trưởng dường như đã đến ngưỡng. Chúng ta đã có tiến bộ đáng kể trong việc nâng cao tuổi đời của trẻ em, nhưng dường như ta đã đi đến ngõ cụt trong việc kéo dài tuổi thọ của người già.   Trên thực tế, các bệnh như ung thư vẫn là nguyên nhân tử vong hàng đầu của những người già. Những nguy cơ chết người lớn nhất mà họ phải đối mặt ở các quốc gia giàu là các bệnh tim mạch, ung thư, và viêm phổi.   Thay vì tử vong bởi các bệnh và nhiễm trùng cơ bản, người già ngày nay chết bởi các bệnh mãn tính bắt đầu trầm trọng từ tuổi 50 hay già hơn. Vì lí do đó, hàng tỷ đô la đang được đổ vào các nghiên ung thư, bệnh tim mạch và bệnh cơ bản Alzheimer's.   Nhưng đổ ngày càng nhiều tiền cho chăm sóc sức khỏe không nhất thiết là giải pháp cho các vấn đề này. Ví dụ, ở Mỹ, có khoảng 18%  thu nhập từ thuế được dành cho y tế - gấp đôi so với các quốc gia khác. Tuy vậy, người Mỹ cũng đâu sống thọ gấp đôi dân số các nước khác.   Một trong số những tiến bộ quan trọng nhất về y tế và xã hội của thời đại chúng ta là cách lựa chọn cách sống. Ví dụ, mọi người ngày nay hút thuốc ít hơn và sống lành mạnh hơn những người ở thập niên 70 hay 80. Họ biết mình có khả năng sống một cuộc đời đủ dài và viên mãn và bạn bắt đầu làm việc chăm chỉ để đạt được mục tiêu đó.   Thay vì ném tiền vào các sáng kiến sức khỏe, chúng nên được sử dụng vào việc cải thiện y tế và tiêu chuẩn sống, có tác dụng phòng hơn hơn là chỉ chữa trị những triệu chứng khi chúng phát triển.

6. Bản chất của bất bình đẳng đã thay đổi theo thời gian

Khi nghĩ về bất bình đẳng, ta thường chỉ nhìn về khoảng cách giữa người giàu và người nghèo trong xã hội của mình. Tuy nhiên, ngày nay ta phải bắt đầu tư duy toàn cầu.   Đúng là quốc gia nào cũng có sự bất công, nhưng chênh lệch lớn nhất nằm ở giữa các quốc gia.   Trước thời Khai sáng và Cách mạng công nghiệp, hầu hết các quốc gia đều có chỗ đứng tương tự nhau, và sự bất công tài sản lớn nhất nằm ở những người nông dân nghèo và giới quý tộc giàu có, sở hữu những mảnh đất mà dân cày làm thuê.   Tuy nhiên, thời Khai sáng về căn bản đã tiêu diệt giới quý tộc và cùng với sự gia tăng của giới trung lưu, những chênh lệch khổng lồ này đã bắt đầu thu hẹp.   Với một vài quốc gia, các cuộc cách mạng công nghệ và tri thức này mang lại khối tài sản lớn; một số khác thì bị bỏ lại. Trong khi Mỹ và nhiều quốc gia châu Âu tận hưởng sự giàu có và tiêu chuẩn sống nâng cao, rất nhiều các quốc gia châu Phi và Đông Á vẫn vật lộn qua ngày để tiến lên.   Ví dụ, ở châu Phi số người nghèo thực sự còn tăng gấp đôi từ năm 1981 và 2008, từ 169 triệu người lên 303 triệu người.   Sự chênh lệch giữa người dân trong một quốc gia cũng không bị loại bỏ hoàn toàn. Ví dụ, ở Mỹ, một nước khá giàu, nhưng vẫn có sự bất công lớn.   Ở Mỹ, giới 1% - giới có thu nhập cao nhất trong dân số - kiểm sát phần lớn tài sản, trong khi phần còn lại dân số chỉ có cuộc sống tốt hơn bố mẹ họ một chút, hay thậm chí vẫn sống trong nghèo đói.   Và hậu quả của cái nghèo không chỉ xoay quanh chuyện trả tiền nhà hay đồ ăn. Nghèo đói cũng làm người ta mất khả năng tham gia vào các tiến trình xã hội và chính trị, cũng khi khả năng học Đại học thấp hơn.   Mặt khác, giới siêu giàu (top 0.01% những người có thu nhập cao nhất, chiếm giữ 4.5% tổng thu nhập nước Mỹ) đang trở nên ngày càng giàu hơn. Đó cũng một cơ sở để người ta lập luận rằng nước Mỹ đang xây dựng một chế độ quý tộc hiện đại.

7. Toàn cầu hóa sẽ không giúp mọi quốc gia thoát nghèo

Toàn cầu hóa đã giúp ta mua được nhiều đồ hơn, với giá rẻ hơn, từ nhiều khu vực trên thế giới hơn bao giờ hết. Nó không chỉ giúp người tiêu dùng mua sắm thoải mái hơn, mà còn có tác động bất ngờ lên đói nghèo.   Toàn cầu hóa khiến cho những sáng tạo lan tỏa ra khắp địa cầu. Ví dụ, cơ sở hạ tầng viễn thông đã giúp những đổi mới thông tin và khoa học có thể dễ dàng tiếp cận qua Internet. Ngày này, người ta dễ dàng di chuyển, giao dịch và nói chuyện xuyên châu lục, tất cả đều nhờ sáng tạo công nghệ đó.   Ta có thể lầm tưởng rằng các quốc gia nghèo ngày nay có thể dễ dàng sử dụng thông tin và các phát kiến mà các nước giàu đã tích tụ trong 250 qua, và nhanh chóng bắt kịp họ. Tuy nhiên, không may thay, khả năng tiếp cận thông tin không phải là điều kiện đủ duy nhất để thoát nghèo.   Ở rất nhiều nước khắp thế giới, việc thiếu các thể chế căn bản có thể ngăn cản tăng trưởng và tiến bộ. Mặc dù kiến thức để chữa trị các bệnh dịch hay để thiết lập một nền dân chủ hoạt động được sẵn có, nhưng các thể chế cần để áp dụng những sáng tạo này thì không.   Một vài quốc gia, bao gồm Hong Kong, Nhật Bản và Singapore cũng như Trung Quốc và Ấn Độ, thực sự đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Nhưng sự phát triển của họ lại khiến các quốc gia như Liberia và Afghanistan thụt lùi. Dù một vài quốc gia đã trở thành nước thu nhập trung bình, một số lại trở nên nghèo hơn 10 năm về trước.   Cộng hòa dân chủ Congo là một ví dụ điển hình. Do các vấn đề chính trị và kinh tế khổng lồ và kinh niên, người dân ở đấy đang có một cuộc sống tồi tệ hơn cả sau Thế chiến thứ 2. 

8. Viện trợ các nước nghèo thực sự còn làm vấn đề tồi tệ hơn

Từ thiện là giúp đỡ những người đang thiếu thốn. Và đây là việc làm tốt, phải không? Điều đó còn phụ thuộc vào việc bạn cho gì và cho như thế nào.   Các quốc gia giàu thường mắc bệnh ảo tưởng viện trợ (aid illustion). Thực sự thì viện trợ phát triển dưới dạng bơm tiền từ quốc gia giàu sang quốc gia nghèo xảy ra khắp nơi trên thế giới. Riêng trong năm 2011, các chính phủ khắp thế giới cung cấp hơn $133.5 tỷ cho viện trợ phát triển và các quỹ từ thiện cũng như tổ chức phi chính phủ gây quỹ $30 tỷ nữa. Khoản này sẽ đủ để kết thúc đói nghèo một lần và mãi mãi phải không?   Tuy nhiên, điều ngược lại đang diễn ra. Dù các nước giàu vẫn còn tưởng rằng chỉ đơn giản ném tiền vào các nước nghèo sẽ chấm dứt sự đau khổ của con người, thiếu tiền lại không phải là nguyên nhân duy nhất của đói nghèo. Chính phủ tồi, các thể chế hoạt động sai trái, các quyền con người và dân sự không được bảo vệ mới là vấn đề chính yếu.   Tài trợ tiền có thể dễ dàng rơi vào tay những chế độ tham nhũng, không có chút mong muốn chấm dứt đòi nghèo và đau khổ bởi vì nó sẽ ngừng dòng viện trợ lại. Ví dụ, Zimbabwe đang nằm dưới chế độ độc tài của Robert Mugabe, và nhận các khoản viện trợ chiếm tới 10% nguồn thu nhập quốc gia.   May thay, có một số cách khác để chống đói nghèo hiệu quả hơn. Ví dụ, lan tỏa kiến thức khoa học, thông tin về tiến trình dân chủ, khoản kiều hối được những người di cư gửi về hoặc hỗ trợ vốn từ các nhà đầu tư đều là giải pháp tốt hơn là viện trợ phát triển bằng tiền.   Quan trọng nhất là các quốc gia có thể dỡ bỏ các hạn ngạch thương mại, ngăn cản nông dân ở những quốc gia nghèo gia nhập vào thị trường quốc tế. Ví dụ, Ngân hàng thế giới có thể cung cấp hỗ trợ ngoại giao cho những nước cần một sân chơi công bằng hơn khi đàm phán thương mại, và những người di cư từ châu Phi có thể được cho phép để sang các quốc gia giàu học Đại học trong một khoảng thời gian nhất định.   Tóm lại, có rất nhiều cách để giúp các quốc gia thoát nghèo. Tuy nhiên, chỉ đơn thuần ném tiền vào vấn đề dường như không phải là biện pháp hữu hiệu nhất.

Tổng kết

Thông điệp chính trong cuốn sách này là: Con người chưa bao giờ có cuộc sống tốt đẹp như ngày nay. Ở các nước giàu, các phát triển khoa học và chính trị đã khiến cuộc sống dễ chịu hơn. Tuy nhiên, rất nhiều nước đã bị bỏ lại phía sau và họ cần giúp đỡ để bắt kịp với tiêu chuẩn sống hiện đại. Nguồn : tramdoc.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,662 lượt xem