Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] 10 Khuynh Hướng Tâm Lý Bóp Méo Lý Trí Của Chúng Ta

*Bài viết được trình bày dưới dạng song ngữ Việt - Anh.

Chúng ta vẫn thường thích cho rằng mình có đủ lý trí và tư duy logic, mà không để ý đến sự thật đáng buồn là tất cả chúng ta đều bị tác động bởi những thiên hướng nhận thức. Chúng làm méo mó các suy nghĩ, chi phối lòng tin của ta và gây ảnh hưởng đến các quyết định và đánh giá mà chúng ta phải đưa ra hàng ngày.

While we might all like to believe that we are rational and logical, the sad fact is that we are constantly under the influence of cognitive biases that distort our thinking, influence our beliefs, and sway the decisions and judgments we make each and every day.

Thi thoảng những thiên hướng này thể hiện khá rõ ràng và bạn thậm chí có thể tự mình nhận ra được những khuynh hướng đó. Những thiên hướng khác biểu hiện rất ít đến nỗi chúng hầu như không thể nhận ra ngay được.

Sometimes these biases are fairly obvious, and you might even find that you recognize these predispositions. Others are so subtle that they are almost impossible to notice.

Vì sức chú ý của chúng ta là một nguồn hữu hạn và ta cũng không thể đánh giá từng chi tiết và sự việc trong việc hình thành nên các suy nghĩ và quan điểm, do đó có một nơi rộng rãi để những khuynh hướng này đi vào quá trình suy nghĩ và ảnh hưởng đến các quyết định của ta. Dưới đây chỉ là một vài những khuynh hướng tâm lý nhận thức có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách tư duy của bạn, cách bạn cảm nhận và hành xử.

Since our attention is a limited resource and we can't possibly evaluate every possible detail and event in forming our thoughts and opinions, there is ample room for these biases to enter our thought process and affect our decisions. The following are just a few of the different cognitive biases that have a powerful influence on how you think, how you feel, and how you behave.


1. Khuynh hướng xác nhận (The Confirmation Bias)

Khuynh hướng xác nhận dựa trên việc con người có xu hướng nghe thường xuyên hơn các thông tin xác nhận những niềm tin mà họ đã sẵn có. Thông qua thiên kiến này, con người hay tỏ ra ủng hộ các thông tin khẳng định lại những niềm tin mà họ đã định sẵn.

The confirmation bias is based on finding that people tend to listen more often to information that confirms the beliefs they already have. Through this bias, people tend to favor information that confirms their previously held beliefs.

Thiên hướng này có thể được viện chứng cụ thể khi đề cập đến các vấn đề như việc kiểm soát sử dụng súng và sự nóng lên toàn cầu. Thay vì lắng nghe phía đối lập và xem xét toàn bộ sự việc một cách logic và lý trí thì mọi người lại thường chỉ tìm kiếm những thứ giúp củng cố, xác nhận lại điều mà họ nghĩ là đúng đắn.

This bias can be particularly evident when it comes to issues like gun control and global warming. Instead of listening to the opposing side and considering all of the facts in a logical and rational manner, people tend simply to look for things that reinforce what they already think is true.

Trong nhiều trường hợp, người đứng ở cả hai phía của một vấn đề có thể lắng nghe cùng một câu chuyện nhưng mỗi phía sẽ có một cách hiểu câu chuyện khác nhau khiến họ công nhận giá trị của quan điểm hiện tại của mình. Thiên kiến xác nhận thường hay biểu hiện là nó đang tác động để làm cho con người có thành kiến đối với quan điểm của họ.

In many cases, people on two sides of an issue can listen to the same story, and each will walk away with a different interpretation that they feel validates their existing point of view. This is often indicative that the confirmation bias is working to "bias" their opinions.


2. Khuynh hướng nhận thức muộn (The Hindsight Bias)

Khuynh hướng nhận thức muộn là một khuynh hướng nhận thức phổ biến bao gồm việc mọi người có xu hướng thấy các sự việc, kể cả các sự việc ngẫu nhiên, dễ đoán hơn tưởng tượng.

The hindsight bias is a common cognitive bias that involved the tendency of people to see events, even random ones, as more predictable than they are.

Trong một thí nghiệm tâm lý cổ điển, các sinh viên được yêu cầu để dự đoán xem liệu họ có nghĩ rằng người được đề cử Clarence Thomas có được nhận vào Tòa Án Tối Cao nước Mỹ không. Trước khi Thượng nghị viện bầu cử, 58% sinh viên nghĩ rằng Thomas sẽ được bổ nhiệm. Sinh viên sau đó được bỏ phiếu lại theo sự xác thực của Thomas, và có đến tận những 78% sinh viên nói rằng họ tin là Thomas sẽ được bổ nhiệm.

In one classic psychology experiment, college students were asked to predict whether they thought then-nominee Clarence Thomas would be confirmed to the U.S. Supreme Court. Prior to the Senate vote, 58 percent of the students thought Thomas would be confirmed. The students were polled again following Thomas’s confirmation, and a whopping 78 percent of students said they had believed Thomas would be confirmed.

Xu hướng nhìn lại sự việc và tin rằng chúng ta “đã biết nó suốt từ trước” mang tính phổ biến một cách đáng kinh ngạc. Sau khi làm bài kiểm tra, học sinh thường xem lại các câu hỏi và thốt lên “Mình biết ngay mà! Mình đã biết cái này rồi!” mặc dù họ đã bỏ qua câu hỏi ngay lần đầu nhìn thấy chúng. Các nhà đầu tư nhìn lại và tin rằng họ đáng lẽ đã có thể dự đoán được công ty công nghệ nào sẽ trở nên có sức mạnh ưu thế hơn cả.

This tendency to look back on events and believe that we “knew it all along” is surprisingly prevalent. Following exams, students often look back on questions and think “Of course! I knew that!” even though they missed it the first time around. Investors look back and believe that they could have predicted which tech companies would become dominant forces.

Khuynh hướng nhận thức muộn xảy ra là do nhiều lý do, bao gồm khả năng "nhớ nhầm" những dự đoán trước đó, chiều hướng xem xét các sự kiện là việc không thể tránh khỏi, và cả khuynh hướng tin rằng chúng ta có thể đã nhìn trước được các sự kiện nhất định nào đó.

The hindsight bias occurs for a combination of reasons, including our ability to "misremember" previous predictions, our tendency to view events as inevitable, and our tendency to believe we could have foreseen certain events.


3. Khuynh hướng mỏ neo (The Anchoring Bias)

Chúng ta cũng thường tỏ ra bị tác động quá mức trước thông tin đầu tiên mà ta nghe được, một hiện tượng được biết đến như là khuynh hướng mỏ neo hay hiệu ứng mỏ neo. Ví dụ, con số đầu tiên được nêu ra trong một cuộc thương lượng giá cả sẽ điển hình trở thành một mức mỏ neo để cho các thương lượng về sau dựa vào đó. Các nhà nghiên cứu thậm chí đã tìm ra rằng việc chọn một con số ngẫu nhiên có thể ảnh hưởng đến điều mà con người phỏng đoán khi được hỏi những câu hỏi không liên quan, chẳng hạn như câu có bao nhiêu quốc gia ở châu Phi.

We also tend to be overly influenced by the first piece of information that we hear, a phenomenon referred to as the anchoring bias or anchoring effect. For example, the first number voiced during a price negotiation typically becomes the anchoring point from which all further negotiations are based. Researchers have even found that having participants choose a completely random number can influence what people guess when asked unrelated questions, such as how many countries there are in Africa.

Khuynh hướng nhận thức phức tạp này không chỉ ảnh hưởng đến những thứ như thương lượng tiền lương hay giá cả. Ví dụ, bác sĩ có thể trở nên nhạy cảm với thiên hướng mỏ neo khi chẩn đoán bệnh cho bệnh nhân. Ấn tượng đầu tiên với người bệnh của bác sĩ thường tạo nên một điểm mỏ neo mà thi thoảng có thể tác động vào và gây ra những chẩn đoán bệnh tình không chính xác. Nếu bạn gặp một bác sĩ mới và cô ấy yêu cầu bạn kể cho cô nghe toàn bộ câu chuyện của bạn mặc dù mọi thứ đã được ghi trong hồ sơ bệnh án của bạn, thì đây là lý do. Thường thì các bác sĩ hay bất cứ ai tương tự cố gắng tìm hiểu đến gốc rễ của một vấn đề chính là những người khám phá những mảnh thông tin quan trọng đã không được chú ý đến như kết quả của hiệu ứng mỏ neo.

This tricky little cognitive bias doesn't just influence things like salary or price negotiations. Doctors, for example, can become susceptible to the anchoring bias when diagnosing patients. The physician’s first impressions of the patient often create an anchoring point that can sometimes incorrectly influence all subsequent diagnostic assessments. If you ever see a new doctor and she asks you to tell her your whole story even though everything should be in your records, this is why. It is often the physician, or analogously anyone trying to get to the bottom of a problem, who discovers a vital piece of information that was overlooked as a result of the anchoring bias.


4. Hiệu ứng sai lệch thông tin (The Misinformation Effect)

Trí nhớ về những việc cụ thể của chúng ta cũng hay bị ảnh hưởng nặng nề bởi những thứ xảy ra sau chính sự việc ấy, một hiện tượng được biết đến như là hiệu ứng sai lệch thông tin. Một người chứng kiến tai nạn ô tô hay hành vi phạm tội có thể tin rằng sự hồi tưởng của họ là hoàn toàn chính xác và rõ ràng nhưng các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng trí nhớ lại nhạy cảm một cách đáng kinh ngạc đối với ngay cả những tác động vô cùng nhỏ.

Our memories of particular events also tend to be heavily influenced by things that happened after the actual event itself, a phenomenon known as the misinformation effect. A person who witnesses a car accident or crime might believe that their recollection is crystal clear, but researchers have found that memory is surprisingly susceptible to even very subtle influences.

Trong một thí nghiệm kinh điển được thực hiện bởi chuyên gia về trí nhớ Elizabeth Loftus, những người xem một video về ô tô đâm nhau, sau đó được hỏi một trong hai câu hỏi hơi khác nhau một chút: “Các chiếc xe có tốc độ như thế nào khi chúng va nhau?” hoặc “Các chiếc xe có tốc độ như thế nào khi chúng đâm mạnh vào nhau?”

In one classic experiment by memory expert Elizabeth Loftus, people who watched a video of a car crash were then asked one of two slightly different questions: “How fast were the cars going when they hit each other?” or “How fast were the cars going when they smashed into each other?”

Khi những người chứng kiến trả lời câu hỏi một tuần sau đó thì các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự thay đổi nhỏ trong cách đặt câu hỏi khiến người tham gia nhớ lại những thứ họ không thực sự chứng kiến. Khi được hỏi liệu họ có nhìn thấy bất cứ mảnh kính vỡ nào không thì những người được hỏi câu hỏi có cụm “đâm mạnh vào” có thể báo cáo sai lệch rằng họ có nhìn thấy mảnh kính vỡ trong khi thực tế lúc xem đoạn băng họ không nhìn thấy có mảnh kính vỡ nào cả.

When the witnesses were then questioned a week later, the researchers discovered that this small change in how questions were presented led participants to recall things that they did not actually witness. When asked whether they had seen any broken glass, those who had been asked the “smashed into” version of the question were more likely to report incorrectly that they had seen broken glass.


5. Khuynh hướng người thực hiện - người quan sát (The Actor  - Observer Bias)

Cách mà chúng ta nhận thức về những người khác và cách chúng ta quy chụp cho những hành động của họ xoay quanh nhiều biến thể, nhưng nó có thể bị tác động nhiều bởi liệu rằng chúng ta là người thực hiện hay người quan sát trong một tình huống. Khi đó là hành động của chính chúng ta thì ta rất hay quy cho mọi thứ là do tác động của ngoại cảnh. Bạn có thể phàn nàn rằng bạn làm hỏng một cuộc họp quan trọng bởi vì bạn bị mệt mỏi sau chuyến bay dài hay rằng bạn làm bài kiểm tra kém bởi vì giáo viên ra đề với quá nhiều câu hỏi đánh đố, đánh lừa học sinh.

The way we perceive others and how we attribute their actions hinges on a variety of variables, but it can be heavily influenced by whether we are the actor or the observer in a situation. When it comes to our own actions, we are often far too likely to attribute things to external influences. You might complain that you botched an important meeting because you had jet lag or that you failed an exam because the teacher posed too many trick questions.

Tuy nhiên, khi đi giải thích hành động của người khác thì chúng ta lại hay quy cho cách hành xử của họ là do chính bản thân họ gây ra. Một người đồng nghiệp xử lý rất kém một bài thuyết trình quan trọng bởi vì anh ta lười nhác và kém cỏi (không phải vì anh ta cũng bị mệt mỏi sau chuyến bay dài) và một người bạn học cùng làm bài kiểm tra kém bởi vì cô ấy không siêng năng và không thông minh (và cũng không phải là cô ấy có một bài kiểm tra như bạn với những câu hỏi đánh đố như thế)

When it comes to explaining other people’s actions, however, we are far more likely to attribute their behaviors to internal causes. A colleague screwed up an important presentation because he’s lazy and incompetent (not because he also had jet lag) and a fellow student bombed a test because she lacks diligence and intelligence (and not because she took the same test as you with all those trick questions).


6. Hiệu ứng đồng thuận giả (The False-Consensus Effect)

Mọi người cũng có một khuynh hướng đáng ngạc nhiên nữa là đánh giá quá cao số lượng những người đồng tình với suy nghĩ, thái độ, hành vi và các giá trị của mình.  Khuynh hướng này được biết đến như là hiệu ứng đồng thuận giả. Nó có thể dẫn con người không chỉ đến suy nghĩ lệch lạc, rằng mọi người khác đều tán thành với họ - mà có khi còn có thể khiến họ tự đề cao quan điểm bản thân quá mức.

People also have a surprising tendency to overestimate how much other people agree with their own beliefs, behaviors, attitudes, and values, an inclination known as the false consensus effect. This can lead people not only to incorrectly think that everyone else agrees with them—it can sometimes lead them to overvalue their own opinions.

Các nhà nghiên cứu tin rằng hiệu ứng đồng thuận giả xảy ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Thứ nhất, những người mà ta dành nhiều thời gian nhất như gia đình và bạn bè thì thường chia sẻ các quan điểm và niềm tin giống ta. Bởi thế mà chúng ta bắt đầu nghĩ rằng lối suy nghĩ này là quan điểm đa số kể ca khi chúng ta đang ở cùng những người không phải là thành viên trong gia đình hay bạn bè.

Researchers believe that the false consensus effect happens for a variety of reasons. First, the people we spend the most time with, our family and friends, do often tend to share very similar opinions and beliefs. Because of this, we start to think that this way of thinking is the majority opinion even when we are with people who are not among our group of family and friends.

Một lý do quan trọng khác nữa khiến thiên hướng nhận thức này cản trở chúng ta quá đỗi dễ dàng là vì tin rằng những người khác cũng giống như ta là một điều tốt cho lòng tự tôn của ta. Nó làm ta cảm thấy mình "bình thường" và giữ cái nhìn lạc quan về bản thân trong các mối quan hệ với những người xung quanh.

Another key reason this cognitive bias trips us up so easily is that believing that other people are just like us is good for our self-esteem. It allows us to feel "normal" and maintain a positive view of ourselves in relation to other people.


7. Hiệu ứng lan tỏa (The Halo Effect)

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng học sinh thường đánh giá các giáo viên ưa nhìn là thông minh, tốt bụng và hài hước hơn những giáo viên kém hấp dẫn hơn. Xu hướng để ấn tượng ban đầu về một người tác động đến cách ta nghĩ về họ về sau này được biết đến là hiệu ứng lan tỏa.

Researchers have found that students tend to rate good-looking teachers as smarter, kinder, and funnier than less attractive instructors. This tendency for our initial impression of a person to influence what we think of them overall is known as the halo effect.

Thiên hướng nhận thức này có thể có sức ảnh hưởng rất mạnh trong thế giới thực. Ví dụ, một người đi xin việc có bề ngoài thu hút, hấp dẫn và dễ thương, đáng yêu thì nhiều khả năng cũng sẽ được coi như là tài giỏi, thông minh và có đủ tư cách phù hợp với công việc.

This cognitive bias can have a powerful impact in the real world. For example, job applicants perceived as attractive and likable are also more liable to be viewed as competent, smart, and qualified for the job.

Cũng được biết đến như là “định kiến về sức thu hút vẻ bề ngoài” hay “nguyên tắc cái gì đẹp thì sẽ là tốt”, chúng ta hoặc là bị ảnh hưởng hoặc là sử dụng hiệu ứng lan tỏa để tác động đến những người khác gần như mỗi ngày. Hãy nghĩ đến một sản phẩm được quảng cáo trên TV bởi một người phụ nữ ăn mặc đẹp, duyên dáng và nói năng tự tin so với một người phụ nữ ăn mặc xuề xòa và nói lầm bầm khó nghe. Vẻ bề ngoài của ai sẽ thu hút và thúc đẩy bạn ra ngoài và mua sản phẩm đó?

Also known as the "physical attractiveness stereotype" or the "what is beautiful is 'good' principle" we are either influenced by or use the halo to influence others almost every day. Think of a product marketed on TV by a well-dressed, well groomed, and confident woman versus a woman who is poorly dressed and mumbling. Which appearance would be more likely to prompt you to go out and buy the product?


8. Khuynh hướng tự đề cao bản thân (The Self-Serving Bias)

Một khuynh hướng tâm lý phức tạp khác nữa mà đánh lạc hướng tư duy của bạn đó là khuynh hướng tự đề cao bản thân. Về cơ bản là mọi người hay nhận công trạng về bản thân khi thành công nhưng lại đổ lỗi cho những tác nhân ngoại cảnh cho các thất bại.

Another tricky cognitive bias that distorts your thinking is known as the self-serving bias. Basically, people tend to give themselves credit for successes but lay the blame for failures on outside causes.

Khi bạn hoàn thành tốt một đồ án, chắc chắn bạn cho rằng đó là do bạn đã làm việc chăm chỉ. Nhưng khi mọi thứ tồi tệ thì bạn lại đổ lỗi cho hoàn cảnh hay do kém may mắn. Thành kiến này có một vai trò quan trọng; nó giúp ta bảo vệ được lòng tự tôn. Tuy nhiên, nó có thể thường hay dẫn đến những quy kết sai lầm như đổ lỗi cho người khác vì những thiếu sót của bản thân.

When you do well on a project, you probably assume that it’s because you worked hard. But when things turn out badly, you are more likely to blame it on circumstances or bad luck. This bias does serve an important role; it helps protect our self-esteem. However, it can often also lead to faulty attributions, such as blaming others for our own shortcomings.


9. Cảm tính về sự sẵn có (The Availability Heuristic)

Sau khi nhìn thấy vài mẩu tin về nạn trộm xe hơi xảy ra trong khu phố bạn ở, bạn bắt đầu tin rằng những tệ nạn đó thật sự rất phổ biến. Khuynh hướng này đánh giá khả năng xảy ra của một việc gì đó dựa trên việc có bao nhiêu trường hợp tương tự dễ dàng xảy đến trong suy nghĩ của ta, được biết đến là cảm tính về sự sẵn có. Đây là một đường tắt tâm lý cần thiết giúp tiết kiệm thời gian khi ta đang cố gắng xác định rủi ro.

After seeing several news reports of car thefts in your neighborhood, you might start to believe that such crimes are more common than they are. This tendency to estimate the probability of something happening based on how many examples readily come to mind is known as the availability heuristic. It is essentially a mental shortcut designed to save us time when we are trying to determine risk.

Vấn đề với việc tin vào cách suy nghĩ này đó là nó thường dẫn đến các đánh giá kém và quyết định sai lầm.  Ví dụ, người hút thuốc nào mà không bao giờ biết rằng một ai đó có thể sẽ chết bởi một căn bệnh liên quan đến khói thuốc, có thể sẽ đánh giá quá thấp các mối nguy hại về sức khỏe do khói thuốc gây ra. Hoặc, nếu bạn có hai người chị và năm người hàng xóm mắc phải căn bệnh ung thứ vú, bạn có thể tin là căn bệnh này thậm chí còn phổ biến hơn cả các con số thống kê liệt kê ra.

The problem with relying on this way of thinking is that it often leads to poor estimates and bad decisions. Smokers who have never known someone to die of a smoking-related illness, for example, might underestimate the health risks of smoking. In contrast, if you have two sisters and five neighbors who have had breast cancer, you might believe it is even more common than statistics tell us.


10. Khuynh hướng lạc quan (The Optimism Bias)


Một thiên hướng nhận thức nữa mà có nguồn gốc từ cảm tính về sự sẵn có được biết đến là thiên kiến lạc quan. Về cơ bản, chúng ta thường quá lạc quan về cái tốt của bản thân. Ta đánh giá quá cao khả năng những điều tốt đẹp sẽ đến với mình trong khi đó đánh giá quá thấp những sự việc tiêu cực có thể xảy đến và ảnh hưởng đến cuộc sống của mình. Chúng ta cho rằng những sự kiện như ly dị, mất việc, bệnh tật và cái chết xảy đến với những người khác.

Another cognitive bias that has its roots in the availability heuristic is known as the optimism bias. Essentially, we tend to be too optimistic for our own good. We overestimate the likelihood that good things will happen to us while underestimating the probability that negative events will impact our lives. We assume that events like divorce, job loss, illness, and death happen to other people.

Vậy thì có những tác động nào mà sự lạc quan phi hiện thực này có thể ảnh hưởng đến đời sống của chúng ta? Nó có thể dẫn con người đến những nguy cơ về sức khỏe như hút thuốc, ăn uống không khoa học, hay không thắt dây an toàn.

So what impact does this sometimes unrealistic optimism really have on our lives? It can lead people to take health risks like smoking, eating poorly, or not wearing a seat belt.

Tin xấu là có nghiên cứu đã phát hiện rằng thiên kiến lạc quan khó loại bỏ một cách đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, tin vui đó là thiên hướng này giúp tạo ra khả năng liệu trước tương lai, mang cho con người niềm hy vọng và động lực họ cần để đạt được mục tiêu. Vì vậy, tuy các khuynh hướng nhận thức có thể bóp méo tư duy của bạn và thi thoảng có thể dẫn đến các quyết định sai lầm nhưng không phải lúc nào chúng cũng có tác động xấu.

The bad news is that research has found that this optimism bias is incredibly difficult to reduce. There is good news, however. This tendency toward optimism helps create a sense of anticipation for the future, giving people the hope and motivation they need to pursue their goals. So while cognitive biases can distort our thinking and sometimes lead to poor decisions, they are not always so bad.


Điểm mấu chốt của các thiên lệch nhận thức (Bottom Line on Cognitive Biases)

Các thiên kiến nhận thức kể trên là khá phổ biến và nhìn chung ảnh hưởng nhiều đến tư duy của chúng ta và sau cùng là việc đưa ra quyết định. Rất nhiều thiên hướng đó là không thể tránh khỏi. Chúng ta chỉ đơn giản là không có thời gian để đánh giá mọi suy nghĩ trong từng quyết định vì sự hiện diện của bất kỳ khuynh hướng nào. Nhưng hiểu rõ những khuynh hướng này là rất có ích để biết được cách mà chúng có thể dẫn chúng ta đến những quyết định lầm lỡ trong cuộc đời.

The cognitive biases above are common, and collectively influence much of our thoughts and ultimately, decision making. Many of these biases are inevitable. We simply don't have the time to evaluate every thought in every decision for the presence of any bias. But understanding these biases is very helpful in learning how they can lead us to poor decisions in life.

----------

Tác giả: Kendra Cherry

Link bài gốc: 10 Cognitive Biases That Distort Your Thinking

Dịch giả: Nguyễn Phương Thảo - ToMo: Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn Phương Thảo - Nguồn: ToMo: Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo: Learn Something New để đọc các bài dịch song ngữ và cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,629 lượt xem

lh-fulllh-x