Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] 11 Điều "Kỳ Lạ" Xảy Ra Với Cơ Thể Khi Bạn Tức Giận

Tức giận là một cảm xúc lành mạnh mà ta thường cảm thấy với nhiều mức độ khác nhau trong cuộc sống hàng ngày. Đôi lúc nó xảy ra nhất nhanh, như khi ai đó cắt ngang bạn trên đường. Và đôi khi nó có thể trở thành một cơn cuồn nộ khiến bạn gần như không nhận ra chính mình. Dù là gì đi nữa, cũng giống những cảm xúc khác – như nỗi buồn hoặc niềm vui -  tức giận có thể gây ra những tác động kỳ lạ đến cơ thể bạn.

Theo tiến sĩ tâm lý học Michele Barton: “Khi bạn tức giận, cơ thể bạn sẽ hình thành những thay đổi nhất định cả về thể chất và tinh thần. Bạn đang giải tỏa hormone và các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters) khác nhau nhiều hơn mức thông thường nên cơ thể bạn bị choáng ngợp bởi adrenaline và những chất hóa học khác, điều này tạo nên sự thôi thúc mà bạn cảm thấy khi tức giận. Những chất hóa học này cũng tác động đến não của bạn, nó sẽ phản ứng khác so với bình thường khi những chất hóa học và hormone khác nhau này không xuất hiện.”

Xin nhắc lại một lần nữa, cơn giận thỉnh thoảng xuất hiện là điều hoàn toàn lành mạnh. Nhưng nếu nó đặc biệt dữ dội hoặc bạn thường xuyên tức giận, đó có thể là một điều bất lợi. Theo tiến sĩ Barton: “Những tác động của nó lên cơ thể rất giống với trường hợp của những người trải nghiệm lo âu trong thời gian dài. Tất cả những thay đổi hình thành trong cơ thể khi bạn tức giận mục đích là diễn ra trong một thời gian ngắn. Khi cơn giận tồn tại lâu hơn, những thay đổi đó bắt đầu ảnh hưởng đến toàn bộ các cơ quan, sự tiêu hóa, giấc ngủ, tâm trạng…..” Dưới đây là một số cách kỳ lạ mà sự tức giận có thể tác động đến cơ thể bạn, cả trong ngắn hạn và dài hạn, cũng như những gì cần làm nếu bạn nghĩ bạn có vấn đề về sự giận dữ.



1. “Chuông cảnh báo” của bạn reo lên.

Tức giận không phải một điều xấu; nó chỉ là một “dấu hiệu cảnh báo” xuất hiện khi cơ thể có những thay đổi khác thường. “Giận dữ thường có trách nhiệm nhắc nhở chúng ta khi giới hạn của chúng ta bị vượt qua, khi giá trị của chúng ta lâm nguy hoặc khi chúng ta không thành thật với chính mình” theo chia sẻ của tiến sĩ tư vấn kiêm huấn luyện viên Barbara Cox. Đó là lý do lớn giải thích vì sao tức giận là một cảm xúc lành mạnh cần có và vì sao ta cần phải chú ý đến nó.


2. Bạn có thể trở thành một người khác

Bạn đã bao giờ tức giận đến nỗi mất kết nối với chính mình trong một phút chưa? Theo tiến sĩ tâm lý học lâm sàng Joshua Klapow: ”Tức giận là một cảm xúc sinh lý cao. Có rất nhiều thay đổi diễn ra khi chúng ta giận dữ đến mức ta gần như trở thành một người khác – dù chỉ trong phút chốc – nếu chúng ta tức giận đủ nhiều. Adrenalin phóng thích khắp cơ thể chúng ta khiến ta cảm thấy mạnh mẽ và sẵn sàng hành động. Chúng ta gần như chuyển từ trạng thái “bình thường” thành “Hulk siêu phàm.”


3. Huyết áp của bạn tăng lên

Hiện tượng này là một phần của trạng thái thay đổi sinh lý khi bạn tức giận, tốc độ bơm máu của tim bạn sẽ tăng lên và máu được đẩy mạnh lên não – điều này lý giải vì sao mặt của một số người đỏ bừng lên khi họ giận dữ. Hơi thở của bạn cũng trở nên nông hơn khi bạn đối mặt với phản ứng “chống trả hoặc bỏ chạy” (“fight- or- flight” response).


4. Sự phản xạ và các nhóm cơ trung tâm của cơ thể bạn sẽ kết nối với nhau

Bởi vì chiến đấu (fight) là một phần trong phản ứng “chống trả hoặc bỏ chạy”, nên cơ thể bạn sẽ sẵn sàng đáp trả kè thù. Theo Klapow: “Chúng ta thủ thế theo phản xạ, sẵn sàng cho “trận chiến” bằng cách siết chặt nắm đấm, quai hàm và cơ bụng.”


5. Bạn trở nên tập trung cao độ

Tức giận liên quan mật thiết với phản ứng nổi tiếng “chống trả hoặc bỏ chạy”, cái mà ta thường liên tưởng đến sự căng thẳng hay lo sợ. Tiến sĩ Klapow phát biểu rằng: “Tức giận cũng hoạt động theo cách tương tự, chính là cơ thể ta đang sẵn sàng để chiến đấu.”

Kết quả là, khả năng xử lý những thông tin phức tạp của chúng ta bị giảm, dẫn đến một trạng thái gần giống với mất trí nhớ tạm thời (fugue state). Klapow chia sẻ: “Chúng ta nhìn thế giới qua lăn kính giận dữ và chúng ta có thể có một khoảng thời gian khó khăn để nhận thức, nghe và tương tác với người khác."


6. Hệ tiêu hóa của bạn hoạt động chậm lại

Khi bạn cực kỳ tức giận, cơ thể chỉ đơn giản quyết định đây không phải là thời gian cho việc tiêu hóa, và do đó làm chậm quá trình tiêu hóa lại. Tiến sĩ Barton nói: “Những thay đổi này là kết quả do hệ thống "chống trả hoặc bỏ chạy" tác động nên.”


7. Bạn có thể bị đãng trí

Theo như tư vấn viên Rebecca Frank, giận dữ gây ra sự phóng thích mạnh mẽ hormones trong não bạn, bao gồm cả cortisol. Điều này không có hại trong thời gian ngắn, nhưng nếu bạn tức giận mỗi ngày, nó có thể ảnh hưởng xấu đến não của bạn.

Frank nói rằng: “Corstiscol tăng lên có thể giết chết các tế bào thần kinh ở vùng hải mã, nơi chúng ta tạo ra ký ức. Điều này làm gián đoạn sự sáng tạo lên những ký ức mới và nó lấn át các hoạt động ở vùng hãi mã, dẫn đến làm giảm trí nhớ ngắn hạn. Nó cũng ngăn cản bạn trong việc hình thành những ký ức mới. Đó là lý do vì sao tình các huống căng thẳng cao độ thì khó ghi nhớ hơn.”


8. Bạn có thể rơi vào một mô hình của sự tức giận

Như Franks chia sẻ: “Quá nhiều cortisol sẽ làm giảm serotonin – đó là hormone làm bạn hạnh phúc. Sự thiếu hụt Serotonin có thể làm cho bạn cảm thấy tức giận và đau đớn dễ dàng hơn, cũng như tăng hành vi gây gổ và dẫn đến trầm cảm.” Nó có thể hình thành một mô hình trong tâm trí bạn theo thời gian.

“Mọi tình huống mà chúng ta phản ứng sẽ hình thành một mô hình trong não ta và khi những mô hình này được củng cố nhiều lần bởi những phản ứng giống nhau, điều này làm tăng khả năng chúng ta sẽ lại tức giận trong nhiều tình huống, thậm chí là giận dữ vô cớ.”


9. Bạn có thể bị bệnh

Frank cũng chia sẻ thêm rằng sự tức giận quá mức và liên tục có thể làm thể chất bạn yếu đi. “Nó ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bạn. Bạn càng căng thẳng và tức giận thì bạn càng dễ bị bệnh.”

 

10. Bạn thật sự có thể “ nhìn thấy màu đỏ”  (see red)

Còn nhớ những gì tôi nói về hiện tượng máu cuộn lên đầu chứ? “Một số người thật sự có thể “thấy màu đỏ” (see red), do máu chảy vào các mao mạch trong mắt tăng lên. Đây có thể là kết quả của sự tức giận khi phản ứng “chống trả hoặc bỏ chạy” leo thang.” – theo chia sẻ của Bermard Golden, chuyên gia kiểm soát cơn giận và tác giả sách Overcoming Destructive Anger: Strategies That Work.


11. Bạn có thể toát mồ hôi và run rẩy

Do phản ứng “chống trả hoặc bỏ chạy”, bạn có thể nhận thấy những thay đổi vật lý khác cũng xuất hiện. Theo nhà trị liệu tâm lý Alisa Kamis-Brinda: “Việc toát mồ hôi diễn ra giúp cơ thể chúng ta không bị nóng quá mức. Chúng ta run rẩy hoặc cảm thấy căng thẳng trong các cơ bắp của mình do sự tăng lên của oxy.” Điều này có thể dẫn tới căng thẳng nhức đầu, và buồn nôn.

Vậy, vấn đề của tức giận là như thế nào? Một khía cạnh của nó bao gồm việc phản ứng với cơn giận theo cách vượt ngưỡng cho phép. Như Frank chia sẻ: “Một hình thức không lành mạnh của cơn giận xuất phát từ sự bộc phát, mất kiểu soát, la hét, cô lập và các hành vi tâm lý khác.” Bạn cũng có thể kiềm chế con tức giận, nhưng điều đó cũng không tốt chút nào.

Nếu bạn nghĩ bạn đang đối mặt với vấn đề về tức giận, bạn chắc chắn nên trao đổi với một nhà tâm lý trị liệu. Một nhà tâm lý trị liệu có thể giúp bạn tìm ra cách tốt hơn để kiểm soát cảm xúc của mình, từ đó bạn có thể bảo vệ sức khỏe bản thân và xử lý những tình huống căng thẳng theo một cách hợp lý hơn.

------------------------------------

Dịch giả: Nguyễn Hiền - ToMo - Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn Hiền - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: https://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

408 lượt xem

lh-fulllh-x