[ToMo] 14 Dấu Hiệu Cho Thấy Bạn Là Người Có Tư Duy Độc Lập Mà Không Tuân Theo Số Đông
Người có tư duy độc lập là gì và tại sao nên trở thành
người có tư duy độc tập ở xã hội ngày nay?
Người có tư duy độc lập là một hiện tượng tăng trưởng
hiếm hoi trong xã hội của chúng ta. Con người kết nối vì có sự tương hợp và tâm
lý bầy đàn, và đây là điều có lý. Hàng thiên niên kỷ về trước, những cơ chế tiến
hóa này đã giúp chúng ta tồn tại trong thời kỳ tiền sử hoang dã.
Nhưng kể cả ngày nay, trong một thế giới hiện đại vốn
đã an toàn hơn rất nhiều so với thời kỳ cổ kim, chúng ta vẫn có xu hướng tuân
theo ý kiến cộng đồng và đi theo số đông. Vì sao? Bởi vì nó mang cho chúng ta cảm
giác thoải mái và an toàn hơn. Số đông thì làm gì có sai lầm, đúng không?
Nhưng, với sự đuổi theo cái gọi là “bình thường”,
chúng ta thường trở thành nạn nhân của những định kiến và thiên hướng. Đó là lý
do vì sao mà một người có tư duy độc tập sẽ có nhiều khả năng đưa ra nhận xét
đúng đắn hơn. Đầu tiên, hãy giải thích định nghĩa của nó.
Khái niệm của nhà tư tưởng độc lập
Người có tư duy độc lập là người đưa ra quyết định và
giải pháp dựa trên chính khía cạnh và đánh giá riêng của họ. Đó là người nghĩ
cho bản thân họ nhiều hơn là cứ vô thức tuân theo ý kiến của cộng đồng và quan
điểm của người khác.
Suy nghĩ độc lập nghĩa là sử dụng kỹ năng tư duy phản
biện của bạn và luôn thành thật với chính bạn, kể cả khi quan điểm của bạn có
đi ngược lại so với số đông.
Những dấu hiệu của nhà tư tưởng độc lập: đây có
phải là bạn?
Bây giờ, hãy cùng liệt kê một số ít dấu hiệu bộc lộ một
nhà tư tưởng độc lập. Bạn giống bao nhiêu trong số này?
1. Bạn suy nghĩ chín chắn
Tư duy độc lập và tư duy phản biện luôn song hành với
nhau. Suy nghĩ chín chắn có nghĩa là nhận thức và đánh giá thông tin mà không
thiên vị và tin tưởng mù quáng, có nghĩa là bạn rút ra kết luận của riêng mình dựa trên những bằng chứng.
Những người có tư duy độc lập luôn cố gắng nhìn nhận một
tình huống dưới sự phán đoán, cho dù nó liên quan đến chính trị, công việc hay
cuộc sống cá nhân của họ.
2. Bạn luôn hoài nghi
Một người có suy nghĩ độc lập sẽ không chấp nhận mọi
việc đều như nhau. Nếu đây là bạn, bạn luôn dành suy nghĩ cho sự nghi ngờ vì bạn
biết rằng mọi thứ không phải lúc nào cũng như vẻ ngoài và sự thật hiếm khi đúng
một cách tuyệt đối.
Bạn hầu như không chắc chắn về bất cứ điều gì, có thể
là tình hình kinh tế thế giới, ý nghĩa của cuộc sống, hoặc quyết định của chính
bạn.
3. Bạn không phụ thuộc vào ý kiến số
đông
Người có tư duy độc lập thường đặt nghi vấn cho ý kiến
số đông, nhưng họ không làm thế chỉ vì muốn nổi bật giữa đám đông. Họ không
quan tâm việc khoang và tỏ ra khác biệt. Nhưng họ quan tâm đến việc tìm kiếm sự thật, và đây là
lý do vì sao họ luôn đánh giá những ý kiến cộng đồng qua lăng kính của tư duy
phản biện.
Một người có khả năng suy nghĩ độc lập nhận ra rằng số
đông chưa chắc sẽ đúng, và những quan điểm và ý kiến phổ biến có thể sai lầm.
4. Bạn không có bất kỳ quan điểm chính
trị hoặc tôn giáo cụ thể nào
Một nhà tư tưởng độc lập khó có thể trung thành mù
quáng với một đảng phái chính trị hoặc một tổ chức tôn giáo. Thông thường, họ sẽ
không tuân theo bất kỳ quan điểm chế độ cụ thể nào. Điều này là do họ không thích
ép nhận thức của mình vào cái hộp của các diễn giải đã được thiết lập sẵn.
Ngay cả khi họ nhận thấy một số quan điểm chính trị hoặc
tôn giáo cụ thể phù hợp hơn, họ sẽ đảm bảo rằng họ không đâm đầu vào niềm tin
mù quáng. Đây là một trong những ví dụ điển hình nhất về tư duy độc lập.
5. Bạn không làm chỉ vì bạn bị yêu cầu
làm theo
Suy nghĩ độc lập có nghĩa là nghĩ cho bản thân nhiều
hơn là cứ bất chấp tuân theo người khác.
Đó là lý do vì sao mà người có suy nghĩ độc lập thường có khả năng cao
là không chọn quân đội hay ngành nghề phục vụ cộng đồng. Họ sẽ chọn một công việc
sẽ mang đến một lượng tự do nhất định.
Nếu bạn là một nhà tư tưởng độc lập, bạn không cảm thấy
lời nói xuông hoặc yêu cầu của một người nào đó đủ thúc đẩy bạn thực hiện theo.
Bạn cần biết rõ vì sao bạn cần phải làm việc đó.
6. Không dễ dàng gì để người nào đó áp đặt
suy nghĩ của họ lên bạn
Những nhà tư tưởng độc lập lắng nghe người khác và sẵn
sàng cân nhắc những quan điểm của mọi người mà không phải của chính họ. Tuy
nhiên, họ không dễ dàng thay đổi suy nghĩ chỉ vì một người nào đó đang cố gắng
mang họ đặt vào suy nghĩ của người đó.
Không quan trọng lời nói người đó có thuyết phục thế
nào, bạn muốn đánh giá mọi khía cạnh của một vấn đề trước khi đưa ra kết luận bất
kỳ.
7. Bạn không làm mọi thứ vì tâm lý bầy đàn hoặc áp lực từ bạn bè
Nếu bạn là một
người có tư duy độc lập, bạn rất cứng đầu. Điều đó có nghĩa là bạn ít có khả
năng làm việc gì bất chấp chỉ vì những người khác cũng đang làm.
Ngay cả ở thời thơ ấu và những năm tháng thiếu niên khi
áp lực từ bạn bè đặc biệt năng nề, cá nhân có khả năng suy nghĩ độc lập sẽ có
xu hướng đặt câu hỏi cho những hành động của người khác thay vì làm theo họ mà
không suy nghĩ lại. Cứng đầu là một tính cách quan trọng của tư duy độc lập.
8. Bạn không cần sự công nhận
Là một người có tư duy độc lập, bạn biết mình cần gì
mà chẳng cần đến sự công nhận của người khác. Nếu bạn cảm thấy điều đó là đúng,
bạn sẽ làm việc đó ngay cả khi mọi người xung quanh (hoặc số đông) không đồng
tình với lựa chọn của bạn.
Hãy nhớ rằng suy nghĩ độc lập nghĩa là dựa vào đánh
giá riêng của một người nào đó ngay từ đầu.
9. Bạn không tin tưởng mù quáng vào những
người có thẩm quyền
Cho dù đó là sếp của bạn, một đơn vị được đánh giá cao
hoặc một giáo sư của trường đại học nổi tiếng, bạn sẽ không vô thức tin vào mọi
thứ họ nói chỉ vì họ có thẩm quyền.
Bạn nhận ra rằng mọi người đều có thể mắc sai lầm và
đôi lúc con người cũng bị điều khiển bởi những ý định khác hơn là vẻ ngoài của
nó. Cuối cùng thì có một địa vị xã hội cao hoặc quyền lực cũng không đảm bảo được
họ luôn đúng. Và chắc chắn không gì bằng một con người trung thực.
10. Bạn tranh việc
dán nhãn và có định kiến
Mọi người thường trở thành nạn nhân của những thành kiến
về nhận thức và các kiểu suy nghĩ rập khuôn vì mọi thứ dễ dàng hơn theo cách
này. Đi theo con đường dễ dàng của các lối tắt tinh thần mang lại cho họ đặc
quyền là không thể suy nghĩ cặn kẽ. Nhưng với một nhà tư tưởng độc lập lại là một
câu chuyện khác.
Họ không thích bất cứ điều gì hạn chế suy nghĩ tự do -
có thể là định kiến, nhãn mác, hoặc sai lệch nhận thức.
11. Bạn luôn kiểm
tra lại thông tin
Là một người cso tư duy độc lập, bạn cảm thấy mình cần
phải đánh giá cẩn thận tất cả các thông tin sẵn có trước khi đưa ra quyết định
hoặc đi đến kết luận.
Cho dù đó là tình huống công việc hay một thuyết âm
mưu mà bạn bắt gặp trên web, bạn kiểm tra kỹ mọi thứ bạn nghe, học hoặc đọc. Bạn
muốn chắc chắn rằng thông tin bạn nhận được là thực tế và khách quan.
12. Bạn luôn để tư duy rộng mở và không vội kết luận
Thật dễ dàng để nghe những cuộc tán gẫu từ đồng nghiệp
và vội vàng đưa ra kết luận về sếp của bạn. Cũng thật dễ dàng để xem một câu
chuyện khủng khiếp trên tin tức và đánh giá chung cho toàn bộ quốc gia về tình
huống đó.
Một người có suy nghĩ độc lập sẽ không làm thế. Họ luốn
cố nghĩ thoáng bởi vì họ biết đằng sau một khía cạnh của câu chuyện thường sẽ
có nhiều điều hơn thế. Nghĩ thoáng, nghĩ rộng mở là một trong những đặc điểm
chính yếu của suy nghĩ độc lập.
13. Bạn chuộng sự
thật xấu xí hơn là sự giả dối hoa mỹ
Suy nghĩ độc lập có nghĩa là chấp nhận sự thật, ngay cả khi nó không thú vị và tồi tệ. Nếu bạn có phẩm chất này, bạn không trốn tránh sự thật và nhận ra rằng có thể không phải lúc nào mọi thứ cũng đúng với mong đợi của bạn.
Bạn không hài lòng với những sự thật nửa vời và những
lời nói dối trắng trợn. Bạn chọn ý nghĩ rõ ràng về những gì đang diễn ra hơn là
sống trong thế giới ảo tưởng.
14. Bạn không
quan tâm người khác nghĩ gì
Khi bạn có những suy nghĩ riêng khác với mọi người, điều
đó cũng có nghĩa là bạn không coi trọng quan điểm của họ về bạn.
Bạn không quan tâm đến việc được yêu thích và chấp nhận.
Bạn quan tâm nhiều hơn đến việc trở thành một con người trung thực và tử tế, mặc
dù mọi người có thể không phải lúc nào cũng chia sẻ niềm đam mê của bạn với sự
thật.
Nhưng bạn cảm thấy chẳng sao khi bị hiểu lầm và thậm
chí bị từ
chối vì bạn biết rằng mình không thể đáp ứng được kỳ vọng của tất cả mọi người.
Vì sao tư duy độc lập quan trọng?
Trong thời đại tân tiến ngày nay, chúng ta cảm thấy
quá tải với những thông tin. Chúng có ở khắp mọi nơi – web tin tức, kênh phát
sóng trên TV, và mạng xã hội liên tục tấn công chúng ta với những câu chuyện mới.
Tất cả mọi người từ cha mẹ đến những quan chức cấp cao đang cố áp đặt suy nghĩ
của họ lên chúng ta.
Ngày càng khó khăn để tách biệt chân lý và sự thật ra
khỏi lời nói dối, sự tuyên truyền và sự giả mạo.
Vì lý do này, luyện tập suy nghĩ độc lập quan trọng
hơn bao giờ hết. Khả năng đánh giá thông tin dưới góc nhìn phán đoán, chẳng
quan trọng nó đến từ đâu – hàng xóm của chúng ta hay chính phủ - giúp bạn giữ sự
chính xác của phán xét.
Suy nghĩ cho bản thân là một sức mạnh to lớn trong xã
hội của chúng ta vốn được thúc đẩy bởi tâm lý bầy đàn và sự tuân thủ đáng sợ. Nếu
bạn là người có suy nghĩ độc lập, tôi khuyến khích bạn không nên bỏ cuộc ngay cả
khi ý kiến của bạn đi ngược lại số đông.
Cuối cùng, trung thành với bản thân là điều quan trọng
nhất.
-------------
Tác giả: Anna LeMind, B.A.
Link bài gốc: 14 Signs You Are an Independent Thinker Who Doesn’t Follow the Crowd
Dịch giả: Lâm Ánh Ngọc - ToMo - Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Lâm Ánh Ngọc - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.
(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: https://bit.ly/ToMo-hiring.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
8,797 lượt xem