Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public5 năm trước

[ToMo] 4 Cách Để Hạn Chế “Cơn Nghiện Nhựa” Của Bạn

Không phải tất cả các loại nhựa đều xấu, nhưng thế giới của chúng ta có lẽ vẫn tồn tại được nếu như không có chúng. Hãy xem xét những ý tưởng tuyệt vời đó – từ một thùng rác có đôi mắt đến một vật thay thế xốp làm từ nấm - và tìm hiểu một vài bước nhỏ mà bạn có thể thực hiện ngay bây giờ.

Trước khi bạn đọc bài báo này, hãy ngừng lại một chút và nhìn xem: Có bao nhiêu vật dụng xung quanh bạn hay trên bạn chứa nhựa? Nó ở khắp mọi nơi và, thật kỳ lạ, chúng ta công nhận sự tồn tại của nó trong một cuộc thi được tổ chức bởi một công ty bi-da. Vào năm 1863, nhà phát minh người Mỹ John Wesley Hyatt đã được truyền cảm hứng bởi giải thưởng $10,000 để tạo ra một vật thay thế cho chiếc ngà voi hiếm có và đắt đỏ - được lấy từ những con voi – để làm những trái bóng bi-da. Sau nhiều năm nghiêm cứu, ông ấy đã phát triển một nguyên liệu dễ uốn mỏng từ cellulose trong sợi bông. Ông ấy đã gọi loại nhựa ban đầu này là “celluloid” và trong một cuốn sách, ông ấy đã viết về nó như một tiềm năng làm thay đổi thế giới; “Sẽ không cần thiết phải tìm kiếm trên Trái đất để khai thác những chất mà ngày càng khan hiếm hơn nữa.”

Nhựa quả thực đã thay đổi thế giới. Nhưng mặc dù chúng khởi đầu như một nguyên liệu thay thế thân thiện với môi trường, nhưng chúng đã dẫn đến hàng loạt vấn để cho chúng ta và cho Trái đất. Nhựa ngày nay hoàn toàn là nhân tạo, được tạo ra bởi dầu tinh luyện. Nhờ vào cấu trúc hóa học phức hợp, chúng không phân hủy và chúng thách thức sự tái chế - một báo cáo mới gây sốc đã tiết lộ chỉ 9% nhựa được tạo ra từ năm 1950 là được tái chế. Với hơn 300 triệu tấn nhựa được sản xuất ra trên thế giới trong một năm, nhựa đang ngổn ngang trong các hố rác, đang dồn đọng một lượng khổng lồ trong đại dương và  đang len lỏi các chất hóa học vào trong thức ăn của chúng ta.

Rất nhiều người trên thế giới – các nhà khoa học và kỹ sư, nhà điều hành và diễn giả - đều đang suy nghĩ cách giải quyết vấn đề về nhựa từ các khía cạnh khác nhau. Bên dưới là một số ý tưởng sâu sắc để tiêu thụ, loại bỏ và sản xuất nhựa một cách hợp lý hơn.

1.Giúp đỡ việc ngăn chặn nhựa thải ra ngoài đại dương

Nhựa trôi nổi. Khi bị vứt đi một cách bừa bãi, những rác thải nhựa có thể bị cuốn đi theo đường cống và kênh rạch, và nó sẽ được đưa ra biển. Dự báo đáng sợ của Liên Hiệp Quốc: trước năm 2050, đại dương sẽ có nhiều nhựa hơn cá. “Nó đang đầu độc hệ thống tuần hoàn của hành tinh,” nhà sinh thái đại dương, nhà diễn giả về đại dương và là người chiến thắng giải thưởng TED năm 2009 Sylvia Earle cho biết.

Làm sạch những mảng nhựa trôi nổi trên các đại dương trên thế giới là một nhiệm vụ khó khăn, vậy nên Earle và đội của bà ấy tại Tổ chức phi lợi nhuận bảo vệ đại dương Mission Blue đã tập trung vào việc cố gắng ngăn chặn chất thải nhựa trước khi chúng đến đó. Đó là lý do tại sao họ yêu “Mr. Trash Wheel” (Bánh xe ngăn rác), tên chính thức của nó là The Waterwheel Powered Trash Interceptor (bánh xe nước ngăn chặn rác), một thiết bị trông rất thân thiện, có đôi mắt giả, hoạt động bằng năng lượng mặt trời và năng lượng nước được đặt tại cảng Baltimore ngập tràn rác thải trôi nổi. Được tạo ra bới kỹ sư John Kellett, nó chứa những cái chĩa luân phiên đẩy rác và những vật phế thải trôi nổi khác lên trên một vòng đai băng chuyền và vào một thùng rác. Từ năm 2014, Mr. Trash Wheel đã thu lượm được nửa triệu thùng xốp, 300.000 túi nhựa và 400.000 ngàn chai nhựa. Vào tháng mười hai năm 2016, một vật chặn rác khác – được gọi là Professor Trash Wheel – đã được thêm vào cảng Baltimore, và các phiên bản khác hiện đang làm việc tại các thành phố Honolulu, Milwaukee, Atlanta, Rio de Janeiro và Panama.

Mission Blue cũng nhấn mạnh Dự án Seabin, cái mà tạo ra và bán những vật chặn rác cho các bến cảng, bên du thuyền và vùng nước lặng. Một cái bơm bên trong cái thùng sẽ hút rác vào mà không giữ lại các sinh vật dưới nước. Trong cuộc thử nghiệm tại các cảng biển ở Châu Âu, mỗi chiếc Seabin được nhận thấy là đã thu gom được nửa tấn rác mỗi năm. Nỗ lực làm sạch không yêu cầu công nghệ quá đắt đỏ. Nhóm Mission Blue cũng là fan hâm mộ lớn của River Warriors of Manila tại Philippines, một nhóm người đã tuần tra các nhánh của con sông Pasig, nơi mà bị ô nhiễm nghiêm trọng. Họ đã thu gom rác và khuyến khích những cư dân khác quan tâm đến kênh rạch. So với trước kia chỉ là những tình nguyện viên, hiện tại River Warriors là những công nhân đã được đào tạo và trả công, đồng thời nó cũng tạo nên công việc cho công đồng.


2. Từ bỏ những sản phẩm nhựa dùng một lần

Không chỉ River Warriors và những chiếc googly-eyed monster là có thể ngăn chặn nhựa thải ra biển – chúng ta cũng có thể thực hiện phần của mình. Quá nhiều chai nước nhựa vẫn đang bị vứt đi – trung bình người Mỹ vứt đi 2.5 triệu cái mỗi giờ đồng hồ - vậy nên hãy sử dụng một cái chai dùng lại được. Hãy tránh vứt đi một chiếc túi nhựa khi mua hàng tạp hóa, cái mà có thể làm ngạt thở các sinh vật dưới nước, bằng việc hãy tự mang chiếc túi của mình. Mission Blue cũng đề xuất một vài thay đổi nhỏ. Lấy nguồn cảm hứng từ Charleston, South Carolina, nơi đã phát động Thử thách mùa hè nói không với ống hút. (Ống hút nhựa có thể trông giống như thức ăn đối với cá và rùa và sẽ mắc kẹt trong hệ thống tiêu hóa của chúng). Trong khi đó, chiến dịch #Topless4Oceans là về việc bỏ qua nắp nhựa của cốc café và nước soda.

Hoặc thậm chí bạn có thể nghĩ về những cái nhỏ hơn. Hơn 800 nghìn tỷ hạt vi nhựa từ sữa rửa mặt, sữa tắm, kem đánh răng, chất tẩy và những sản phẩm gia dụng khác bị đẩy xuống cống mỗi ngày với chỉ riêng nước Mỹ. Các hạt này rất nhỏ và họ đi qua những máy lọc ở các nhà máy xử ký nước thải và đi ra biển, nơi mà các sinh vật biển ăn chúng (và đúng vậy, nếu bạn ăn hải sản, bạn thực sự sẽ ăn những hạt vi nhựa đó). Một bộ luật của Mỹ vào năm 2015 đã cấm các hạt vi nhựa với “các mỹ phẩm tẩy rửa”, nhưng nhiều sản phẩm khác vẫn còn chứa chúng. Chống Lại Hạt Vi Nhựa, một phần của Chiến Dịch Quốc Tế Chống Lại Thành Phần Có Chứa Vi Nhựa Trong Mỹ Phẩm, đã đưa ra một danh sách các sản phẩm tẩy rửa, làm sạch và kem đánh răng không chưa chất vi nhựa. Hơn 20 quốc gia đã được kiểm soát.

Cũng tương tự như vậy, các nghiên cứu cho thấy các vi sợi từ quần áo được làm từ polyester và nylon cũng bị thải vào đại dương với khối lượng đáng kinh ngạc. Thực sự là, một nghiên cứu của Nature đã khám phá ra các vi sợi trong 25% số cá đang được bán, làm tăng một mối quan tâm nghiêm trọng về sức khỏe của con người. Bên cạnh việc chọn lựa những sợi thiên nhiên, bạn có thể giặt quần áo từ sợi tổng hợp thường xuyên nhất có thể và khi bạn giặt quần áo từ polyester, hãy đặt chúng vào nước lạnh để tổi thiểu hóa sự ma sát làm giải phóng sợi vải. Bạn cũng có thể thử dùng một túi giặt Guppy Friend Washing Bag, cái mà sẽ giữ lại những vi sợi và không cho chúng rời khỏi máy giặt của bạn.

3. Ủng hộ các nỗ lực làm cho việc tái chế nhựa dễ dàng hơn

Tái chế nhựa có thể khá phức tạp do một vài nguyên nhân. Đầu tiên, các loại nhựa khác nhau được tạo nên từ những chất căn bản khác nhau – nếu bạn chú ý, chúng thường được đánh dấu từ 1 đến 7 trong một tam giác, để cho thấy chúng được tạo nên từ cái gì. Các thành phố và thị trấn trả cho các công ty tái chế để xử lý mỗi loại một cách riêng rẽ, và từ khi nhựa tái chế trở nên đắt đỏ, rất nhiều cộng đồng chỉ tái chế một vài loại (thường là chỉ loại 1 và 2). Trên hết, nhựa cần được rửa sạch trước khi được tái chế; đúng vậy, các hộp đựng sữa chua cần được rửa cực kỳ sạch hoặc nó sẽ đi đến bãi rác. Trên đó, theo EPA (Cục Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ), 27% các đô thị ở Hoa Kỳ không đưa ra việc thu gom rác trên vỉa hè, điều mà khiến cho việc chúng ta nỗ lực rửa sạch, phân chia và lôi chúng đến nơi tái chế ít có khả năng xảy ra hơn. Do rất cả những yếu tố đó, chỉ 7% nhựa ở nước Mỹ được tái chế. Phần còn lại bị chôn vùi trong các bãi rác hoặc chuyển đến những nước khác để thiêu hủy – một quá trình sẽ gây hại cơ thể những người làm việc.

Thêm vào những khó khăn của việc tái chế: những con số trong tam giác trên sản phẩm che đậy một sự thật rằng thực sự có hàng ngàn loại nhựa và một sản phẩm có thể chứa rất nhiều kiểu khác nhau. Mặc dù kim loại có thể được tách ra một cách dễ dàng để tái chế bởi đặc tính từ của nó, nhưng nhựa thì không thể phân biệt dễ dàng được. Kỹ sư Mike Biddle đã dành 20 năm phát triển giải pháp cho vấn đề này. Công ty được đặt tại California của ông ấy, MBA Polymers đã sử dụng quá trình 30 bước bắt đầu với một núi nhựa được trộn lẫn, nghiền chúng thành những phần nhỏ và phân loại chúng thành từng loại, cấp và màu sắc để tạo nên những viên nhựa nguyên chất, cái có thể sử dụng để tạo nên sản phẩm mới. Trở lại khi Biddle trình bảy bài TED Talk của mình, sản phẩm của ông ấy vẫn đang phát triển; hiện tại các công ty như Nespresso và Electrolux đang sử dụng nó thay cho cái gọi là “nhựa tinh khiết” cho một vài sản phẩm của họ. Trong một ý tưởng về phân loại đáng hứa hẹn khác, năm ngoái công ty tái chế nhựa của Anh Nextek đã tạo nên nhựa “PRISM”, cái mà phản chiếu màu hồng, xanh dương, đỏ và vàng dạ quang tùy thuộc vào từng loại khi được xem dưới ánh sáng hồng ngoại, để dễ phân loại. Vào năm 2016, Nextek đã giành được một sự tài trợ từ chính phủ Anh nhằm phát triển những sản phẩm nhựa đó để đưa vào sử dụng rộng rãi.

Nhà hóa học về polymer Jeannette Garcia nhìn thấy tiềm năng lớn lao trong việc chế tạo những đồ nhựa dễ dàng tái chế. Trong phòng nghiên cứu của cô ấy tại IBM, cô ấy đã lấy những bình nước bị thải ra và nghiền chúng thành bột. Sử dụng một chất phản ứng, cô ấy đã biến đổi chất bột thành nhựa nhiệt rắn, một loại nhựa công nghiệp chắc hơn xương và có thể được sử dụng trong ngành tự động, hàng không và điện lực. Mặc dù nhựa nhiệt rắn căn bản không thể tái chế được, nhưng phiên bản của Garcia có thể bị phân hủy bởi axit sulphuric. Axit có thể được trung hòa và lọc, để lại loại bột nguyên chất. “Hãy tưởng tượng lợi ích khi hoàn thành việc khôi phục lại các nguyên vật liệu,” Garcia nói. “Bạn có thể tái chế không giới hạn”. IBM đang trông chờ được cấp bằng cho công nghệ này hoặc hợp tác với một công ty để sản xuất nó.


4. Trở lại với tự nhiên để đóng gói tốt hơn

Một nhóm các nhà đổi mới khác đang trở lại với nhựa, giống như celluloid năm 1869 của Hyatt, được lấy từ cây. Ngay bây giờ, khi bạn mua một lượng lớn dụng cụ hoặc một số nội thất, nó thường đến với một núi các vật liệu đóng gói bằng xốp. EPA ước tính rằng xốp chiếm một phần tư không gian bãi rác ở Mỹ. Nhà thiết kế trong ngành công nghiệp Eben Bayer có một giải pháp tiềm năng: những đồ đóng gói để bảo vệ vật dụng được làm từ nấm, một ý tưởng ông ấy đã công khai trên sân khấu TED vào năm 2010. Nấm, Bayer nói, là một “hệ thống tái chế tự nhiên”, biến những chiếc lá khô rơi xuống thành đất ở tầng mặt. Dự án Mycofoam của ông ấy sử dụng nhưng phần lãng phí của nông nghiệp – thường là vỏ trấu – và đưa nó vào trong những cái khuôn với sợi nấm, phần sinh dưỡng của nấm. Sợi nấm làm việc giống như một chất kết dính và tạo dáng nhưng phần lãng phí thành một loại polymer phân hủy sinh học, cái mà có thể chịu tác động và bảo vệ được. Bảy năm sau khi Eben nói về MycoFoam trên sân kháu TED, hiện tại nó có thể được tìm thấy trong những gói hàng từ Dell và Merck, và dòng sản phẩm đang mở rộng đến vật dụng bảo vệ tường và phao cứu sinh.

Có rất nhiều loại đóng gói thực phẩm đầy cảm hứng khác đang được thực hiện. Một nhóm các nhà thiết kế người Nhật bản đã tạo ra vật liệu đóng gói từ chất gelatin được tìm thấy trong tảo biển – nó có thể được dùng như các sản phẩm làm đệm, thậm chí cho những đồ dễ vỡ như ly tách. Và các nhà khoa học tại USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) đã tạo ra một loại màng phân hủy sinh học được tạo ra từ protein casein từ sữa có thể được sử dụng cho đóng gói thực phẩm. Nó được cho rằng tốt hơn 500 lần so với nhựa khi giữ khí oxy ở bên ngoài và vì vậy ngăn chặn được việc bị hỏng thức ăn. Thêm vào đó: tấm màng cũng có thể ăn được thay vì bỏ đi. Hãy tưởng tượng, giấy gói một ngày nào đó có thể là một phần của thanh snack phô mai.

---------
Tác giả: Kate Torgovnick May

Link bài gốc: 4 ways to curb our addiction to plastic

Dịch giả: Nguyễn Kim Phượng - ToMo: Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn Kim Phượng - Nguồn: ToMo: Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo: Learn Something New để đọc các bài dịch song ngữ và cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!

(***)Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

189 lượt xem