[ToMo] 5 Cách Tốt Nhất Để Xoa Dịu Những Nỗi Đau
“Sống không phải là để vượt qua cơn bão, mà là để học cách nhảy múa dưới màn mưa” ~ Vivian Greene
Lòng trắc ẩn là một trong những món quà tuyệt vời nhất của nhân loại. Trong khoảng thời gian chống chọi với nỗi đau, chẳng hạn như sau cái chết của một người thân yêu, những người đang mang nỗi đau dựa vào lòng thấu cảm của mọi người xung quanh để vượt qua thử thách. Song, khi có một ai đó đang đau khổ, chúng ta thường làm nhiều hơn là chỉ nói một câu: “Tôi tiếc thương cho sự mất mát của bạn” bởi vì chúng ta sợ hãi với việc vô tình gia tăng nỗi đau của họ.
Là một người vợ từng đối mặt với sự ra đi ngoài ý muốn
của chồng mình chỉ sau 3 năm chung sống – và là người đã đưa ra lời khuyên cho
rất nhiều người cũng mất đi người mà họ yêu thương – về cả khía cạnh cá nhân và
chuyên môn, tôi hiểu như thế nào là cảm giác chịu đựng nỗi đau sâu sắc.
Những người thiệt hại về mặt tinh thần cảm kích lòng cảm thông, sự quan tâm từ mọi người, nhưng
vẫn có những cách thể hiện sự đồng cảm hữu ích. Dưới đây là 5 điều bạn NÊN và KHÔNG NÊN làm để an ủi những người đang trong tình trạng này.
1. NÊN nói về người đã mất, đừng cho rằng nhắc đến tên hay những câu chuyện về họ sẽ
làm nỗi đau trở nên tồi tệ hơn.
Điều làm tôi đau đớn nhất đó là khi mọi người không
nói về chồng của tôi – Jim. Có rất nhiều người nghĩ rằng nhắc đến tên anh ấy
trong cuộc trò chuyện sẽ khiến tôi đau lòng hay xát muối vào nỗi buồn của tôi.
Sự thật hoàn toàn ngược lại.
Tôi sẽ nói với họ rằng tôi thích nói về Jim và tôi sẽ
luôn như vậy vì đó là cách để tôi giữ anh ấy ở cạnh mình như thuở trước. Tôi
thích được nghe một câu chuyện hài hước về anh ấy hay một kỉ niệm của anh mà ai
đó hào hứng khơi lại.
Nhiều người muốn ở đây vì tôi – thậm chí là để hồi tưởng
về Jim – nhưng vì họ không biết điều gì phù hợp nên họ đã không nhắc đến. Ngay khi
vừa vượt qua nỗi đau và cú sốc vuột mất anh ấy, điều cuối cùng hiện lên
trong tâm trí tôi đó là tôi đã không trò chuyện cùng với ai gần đây và những ai đã có thể có ít phút tâm sự cùng tôi.
Những người đang trong trạng thái đau khổ không có tâm lý tốt nhất để tiếp xúc với bất cứ một ai, thế nên hãy chủ động tiến đến với họ. Chúng tôi cần tất cả những sự trợ
giúp mà chúng tôi có thể nhận được.
2. NÊN đặt câu hỏi, chỉ cần đừng hỏi những câu hỏi mở.
Một trong những điều thông thường nhất mà bạn hay nghe khi
đang buồn là: “Bạn có cần gì hay không?” hay “Tôi có thể làm gì để giúp đỡ không?”
Đây đều là những câu hỏi gây căng thẳng nhất đối với người đang đau khổ. Họ
chân thành và có mục đích tốt đẹp đằng sau câu hỏi đó, nhưng đối với ai đó đang
ngập tràn đau buồn, sốc và lo lắng, v.v. đưa ra quyết định là việc rất khó khăn với họ.
Lấy ví dụ, thức ăn là một trong những thứ gây căng thẳng
nhất khi bạn đang đau buồn. Nghe có vẻ nực cười, nhưng đúng là như thế. Mọi khách
hàng đã mất người thân mà tôi làm việc cùng nói rằng thức ăn cũng khiến họ căng
thẳng.
Một trong những khách hàng của tôi hạnh phúc khi một
thành viên trong gia đình làm bánh cuộn bơ đậu phộng chứa protein nên cô ấy được thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng của mình mà không cần phải tự nấu ăn.
Cuộc sống của tôi đã trở nên dễ dàng hơn khi những bữa
ăn được chuẩn bị bởi bạn bè và gia đình. Tất cả những việc tôi cần làm chỉ là
giữ lạnh cho đến khi tôi muốn ăn nó. Thế là đã bớt đi một việc cần phải lo lắng.
Nên nếu bạn dự định hỏi một người đang đau buồn có cần
gì hay không thì hãy đưa ra cho họ sự lựa chọn đơn giản thôi, như: “Bạn muốn dùng súp
hay sa-lát?” hoặc là đặt câu hỏi với một vài lựa chọn – A, B hay C. Họ vẫn cần
phải lựa chọn, nhưng nó sẽ không phải dựa trên những lựa chọn mơ hồ.
3. NÊN đề nghị gặp gỡ nhau, nhưng đừng cho rằng người đau buồn sẽ muốn làm những việc họ đã từng làm trong quá khứ.
Hãy gặp mặt họ ở nơi họ đang ở chứ không phải ở nơi
họ từng ở.
Jim và tôi yêu thích đoạn đường đi đến những sân
chơi đá bóng và những buổi biểu diễn nhạc sống. Lúc này đây tôi chỉ có thể tận hưởng điều đó với những ai thật sự cho tôi cảm giác an toàn.
Nhiều người cho rằng bởi vì trước đây tôi yêu thích nó
nên hiển nhiên tôi sẽ lại như thế lần nữa. Thật ra là không như thế đâu. Đắm mình trong niềm
vui sướng là một cảm xúc khó khăn sau khi trải qua đau buồn bởi vì bạn đã gần
như cảm thấy tội lỗi khi hạnh phúc. Có lẽ vài người đương đầu với nỗi đau của họ
theo cách đó, nhưng đại đa số những người tôi từng tiếp xúc thì không như thế.
Tôi thích dành cả ngày yên tĩnh với thiên nhiên bên
ngoài hơn, hay khi có những người bạn gọi tôi và bảo: “Hay tụi này ghé nhà cậu và
cùng nhau xem một bộ phim nhé? Cậu không cần tiếp đãi hay lên đồ đâu. Cứ mặc pijama
của cậu là được.”
4. NÊN bỏ những điều nhỏ nhặt ra khỏi cuộc trò chuyện, đừng làm phiền họ bởi những điều
vụn vặt.
Dù đau buồn hay không, nếu một người bạn hay thành viên
trong gia đình đang phải đối mặt với một rắc rối lớn trong cuộc sống, bạn sẽ muốn
giúp đỡ họ, bất chấp cả việc bạn đang đau khổ. Sống là để giúp đỡ lẫn nhau những
khi cần thiết. Đó là khi nó là vấn đề chính đáng.
Lấy ví dụ, tôi đã không còn có bất kỳ kiên nhẫn nào
dành cho những việc nhỏ nhặt. Tôi không quan tâm về vấn đề giao thông hay thời tiết, hay cả nhân viên thu ngân thô lỗ trong siêu thị. Jim đã mất được hai năm rưỡi, còn tôi vẫn phải đấu tranh với việc rời
giường và trải qua một ngày dài. Với những trận chiến hằng ngày như thế, tôi chẳng
còn tí lòng khoan dung nào đối với quan hệ trần tục. Cam đoan với bạn, không chỉ
mình tôi như thế.
Hãy ban cho bản thân bạn và cho họ một ân huệ - nếu vấn
đề của bạn chỉ đủ gây bứt rứt, nóng nảy, hãy tâm sự điều đó với một người
khác.
5. NÊN phóng khoáng và nhẫn nại đối với những cơn giận và sự cố, đừng chỉ trích.
Chỉ bởi vì một người đang đau buồn trông ổn hơn sau một
vài tuần hay vài tháng không có nghĩa họ không còn phải đương đầu với nỗi đau.
Nó chỉ đơn giản là họ trở nên tốt hơn trong việc cải thiện trạng thái bên ngoài
của mình. Đau đớn trong tâm hồn vẫn còn đó và cuộc chiến hằng ngày vẫn tiếp diễn
mặc cho người khác không thấy được.
Những căng thẳng tưởng nhỏ nhưng lại có khả năng vật ngã chúng tôi.
Lấy ví dụ, do cơn mưa làm trì hoãn trận derby bang Michigan, và
vì tôi sinh sống ở Colorado thế nên kênh địa phương đã chuyển sang trận đấu của đội Colorado. Bạn
sẽ tưởng rằng tôi mất chú chó của mình. Tôi gọi cho anh trai (một cách điên cuồng)
và anh ấy giải quyết vấn đề chỉ trong vòng 5 phút.
Bạn cảm thấy như thể bạn đã trải qua rất nhiều thử
thách mà sự thất vọng trong việc không hiểu những gì đang xảy ra xung quanh sẽ
đẩy bạn vào vòng xoáy. Đó là lý do tại sao bạn chỉ có thể tiếp cận với cuộc sống một
ngày tại một thời điểm. Vì vậy, hãy kiềm hãm sự thôi thúc đánh giá tiến triển hay sự lựa chọn của người khác. Những người mang nỗi đau trong tâm hồn như chúng tôi đang thật sự cố gắng làm tốt nhất có
thể.
Tóm lại, điều vô cùng quan trọng đó là hãy luôn là chính mình. Đừng cố gắng thay đổi cách bạn hành động hay tương tác vì để tâm đến cảm giác của những người đau khổ. Chỉ cần giao tiếp như thường lệ với họ và nhớ rằng trạng thái bình thường không phải là một mục tiêu nên đừng quan tâm đến đích đến. Cuộc sống của họ sẽ không bao giờ trở lại như ngày trước, nhưng sự có mặt chắc chắn và sự trợ giúp đáng tin cậy của bạn sẽ khiến cho quá trình nếm trải nỗi đau của họ trở nên nhẹ nhàng hơn chút nào đó.
----------
Tác giả: Samantha Ruth
Link bài gốc: How to Best Comfort Someone Who’s Grieving
Dịch giả: Trần Thu Hà - ToMo - Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Trần Thu Hà - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.
(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: https://bit.ly/ToMo-hiring.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
1,027 lượt xem