Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public5 năm trước

[ToMo] 6 Thuật Ngữ Cần Quan Tâm Liên Quan Đến Khủng Hoảng Nợ Xảy Ra

Khi nào một cuộc khủng hoảng nợ trở thành một cuộc khủng hoảng thực tế? Một người trong ngành chia sẻ các thuật ngữ gợi ý về những rắc rối sắp xảy ra.

Khi các chính phủ đứng trước bờ vực phá sản, họ gọi Jill Dauchy, người đã dành hai thập kỷ qua để tư vấn cho các quốc gia gặp khủng hoảng. Là một cố vấn nợ của công ty dịch vụ tài chính Millstein & Co., Dauchy thường có một vị trí hàng đầu tại các cuộc đàm phán cổ phần cao giữa chính phủ và người cho vay. Cô ấy đã thấy một số cuộc đàm phán khôi phục lại niềm tin giữa các bên, những đàm phán khác sụp đổ trong sự bất hòa. Bạn nói về một vấn đề nợ như thế nào để có thể làm mất ổn định khoản tiết kiệm của hàng triệu công dân? Dauchy đã cho chúng ta một hướng dẫn nội bộ về sáu thuật ngữ đàm phán - được xếp hạng theo mức độ quan trọng. Dưới đây cô cũng chia sẻ phương pháp của mình để giải quyết một cuộc khủng hoảng nợ trong một cuộc phỏng vấn với giám đốc châu Âu của TED, Bruno Giussani.

1. Rollover = gia hạn

Giả sử một chính phủ muốn hoãn thanh toán cho khoản vay ba tháng. Họ có thể chỉ cần yêu cầu người cho vay gia hạn thời hạn thêm ba tháng nữa theo tỷ giá thị trường. Phản ứng điển hình là gì? “’Được rồi’, Dauchy nói, ‘và họ gia hạn. Điều đó rất phổ biến và không nhất thiết là một dấu hiệu của khủng hoảng.”

Từng áp dụng: “Gần như là tất cả mọi người,” Dauchy nói.

2. Refinancing = tái cấp vốn

Các cuộc đàm phán trở nên phức tạp hơn đối với các khoản vay từ ba đến năm năm. Thay vì yêu cầu gia hạn, chính phủ có thể vay tiền từ một nhóm người cho vay mới để trả hết cho những người cho vay cũ. Điều này đặc biệt hữu ích khi các khoản thanh toán đến hạn liên tiếp. Chừng nào những người cho vay còn sẵn sàng tham gia cuộc chơi, thì không có lý do gì đáng báo động. “Đây không hẳn là một cuộc khủng hoảng,” Dauchy chia sẻ. “Thông thường thị trường sẽ nói rằng đây là tầm nhìn xa và kế hoạch tốt, và nó phản ứng tích cực với một quốc gia đóng vai trò tích cực trong việc quản lý các khoản nợ của mình và tham gia vào một cuộc trò chuyện mang tính xây dựng với các chủ nợ.”

Những người đã từng áp dụng: “Vào năm 2014, Ghana đã trải qua khá nhiều căng thẳng,” theo lời Dauchy. Với việc bán Eurobond trị giá 1 tỷ đô la vào tháng 10 năm 2015, mà Ghana sẽ sử dụng để thanh toán các khoản nợ trước mắt thì khủng hoảng đã biến mất cho tới giờ.

3. Reprofiling = tái cơ cấu nợ

Điều gì xảy ra nếu không ai sẵn sàng tái cấp vốn cho một khoản vay? Chính phủ trả lời các chủ nợ hiện tại của mình với một yêu cầu đáng lo ngại. “Về cơ bản, một chính phủ sẽ nói với các chủ nợ của mình rằng,

‘Tôi không thể trả cho bạn như chúng ta đã nhất trí ban đầu,” Dauchy nói. “'Hãy đồng ý với các điều khoản thanh toán mới.' Đó có thể là kéo dài thanh toán trong vài năm, tùy thuộc vào hoàn cảnh của đất nước.” Người cho vay có thể trả lời đầy lo lắng như thế này: “Tôi sẽ thu hồi tất cả số tiền nợ và có thể nhiều hơn vì khoản vay sẽ tăng lên,’”Dauchy nói. “Nếu những cuộc đàm phán đó diễn ra kém chất lượng và các chủ nợ đang tìm cách áp dụng một hình phạt, thì đây là lúc mọi thứ có thể trở nên vô cùng khó khăn.”

Từng áp dụng: Hy Lạp, hết lần này đến lần khác, trong các cuộc đàm phán kéo dài với các chủ nợ châu Âu. Và đó là phần dễ dàng. Hãy đọc tiếp đến phần khó.

4. Restructuring = tái cấu trúc

Một thuật ngữ nan giải đã từng bao gồm tất cả các chiến thuật đàm phán ở trên, cộng với triển vọng gây áp lực cho các chủ nợ bị thua lỗ, hoặc một khoản “haircut” (khoản lỗ dự kiến) trên đầu tư của họ. “Tái cấu trúc thực sự là một thuật ngữ chung nhất cho việc đàm phán nợ,” Dauchy nói, nhưng thuật ngữ này đã mang một ý nghĩa mới kể từ khi cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp xuất hiện vào năm 2009. Chỉ đề cập đến từ “tái cấu trúc” khi tưởng tượng đến trường hợp xấu nhất. Từ này đồng nghĩa với mất mát, và các quan chức công cộng, mong muốn tránh sự hoảng loạn, tránh xa từ này trừ khi khoản “haircut” thực sự có khả năng xảy ra. Ấn tượng đó đã được củng cố vào năm 2011, khi các chủ nợ của khu vực tư nhân Hy Lạp đồng ý giảm 50% cho các khoản vay của họ.

Từng áp dụng: Vào năm 2012, Côte d hèIvoire đã đàm phán một thỏa thuận tái cấu trúc khiến một số nhà đầu tư chấp nhận mất 87% cho các khoản vay của họ, theo cơ quan xếp hạng tín dụng của Moody. Các quốc gia đã tạm thời đóng băng ra khỏi thị trường cho vay. Chỉ trong hơn một năm, nó đã có thể vay lại. “Thị trường không nhất thiết phải có những ký ức dài hạn,” Dauchy nói.

5. Holdouts = nắm giữ

Ngay cả khi phần lớn các chủ nợ đồng ý khoản “haircut”, việc trì holdout đơn phương có thể khiến cuộc đàm phán bị đình trệ. “Một holdout sẽ nói, ‘Không, tôi muốn được trả tiền theo các điều khoản ban đầu,’” Dauchy nói. “Nói cách khác, ‘Tôi muốn được trả tiền nhiều hơn hoặc nhanh hơn mọi người khác.’” Vắng mặt ở một thỏa thuận, chủ nợ có thể triển khai cách mua lại. “Ví dụ, nếu một quốc gia có một hãng hàng không thuộc sở hữu của chính phủ, một chủ nợ có thể mua lại máy bay của họ.” Điều tương tự cũng xảy ra đối với các chuyến hàng dầu, chuyển khoản ngân hàng - bất cứ điều gì, thực sự, nằm trong tầm ngắm của quốc gia chủ nợ.

Từng áp dụng: Giữa những cuộc đàm phán căng thẳng vào mùa hè năm 2015, Ukraine đã thuyết phục gần như tất cả các chủ nợ của mình để tái cơ cấu nợ và cắt giảm số tiền mà họ nợ khoảng 20%. Nga từ chối, thề sẽ đấu tranh đến cùng để đòi lại đầy đủ khoản cho vay của mình. Ukraine đã làm dịu thỏa thuận cho các chủ nợ còn lại, trong nỗ lực cô lập các nhà cho vay Nga. Tình trạng “cận kề chiến tranh” vẫn còn tiếp diễn đến ngày nay.

6. Default = khủng hoảng nợ 

Khi một quốc gia chỉ đơn giản là không thể trả nợ cho người cho vay vào ngày đã thỏa thuận, quốc gia đó sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. Thậm chí sau đó, quốc gia này thường có thời gian ân hạn 30 ngày đã được chấp nhận trong hợp đồng cho vay. Tuy nhiên, thị trường có thể không thu hút được nhiều sự thoải mái từ các khoản tiền pháp định. “Bạn có thể cần phải quan tâm khi thị trường, các nhà bình luận và báo chí nói rằng đất nước bạn rơi vào khủng hoảng nợ, bởi vì điều đó bắt đầu gây hoang mang và khó khăn tại các ngân hàng và ATM.”

Từng áp dụng: Vào năm 2012, khi Hy Lạp tái cơ cấu các khoản nợ cho các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu, nhiều nhà bình luận thị trường đã gọi nó là khủng hoảng nợ, trong khi, trên thực tế về mặt lý thuyết không có khủng hoảng nợ nào. Và nó đã xảy ra một lần nữa, vào ngày 30 tháng 6 năm 2015, khi Hy Lạp không trả được cho IMF khoản nợ 1 tỷ đô la. Xét trên phương diện pháp lý, Hy Lạp không bao giờ vỡ nợ, vì thời gian trả nợ còn phải đến cuối tháng 7. “Nhưng mọi người có cảm thấy như vậy không?", Dauchy đặt ra câu hỏi. “Vâng. Có ai viết về nó không? Đầy các mặt báo luôn.” Hy Lạp đã buộc phải đóng cửa các ngân hàng và ngăn tiền tệ thất thoát ra biên giới. Và trong khi sự hoảng loạn lắng xuống sau khi Hy Lạp giả mạo một hợp đồng cứu trợ mới vào tháng 8 năm 2015, câu hỏi vẫn là liệu chính phủ có thể buộc một cộng đồng mệt mỏi thông qua một đợt cắt giảm ngân sách và tăng thuế để trả cho các chủ nợ hay không. Nếu không, mong chờ gì từ một vòng thảo luận sôi nổi khác ở hóa đơn nợ tiếp theo của Hy Lạp, với tổng trị giá lên đến 4,8 tỷ Euro, đáo hạn vào tháng 12 năm 2015.

------------------------------------------------------------------------------------

Tác giả: Dan Kedmey

Link bài gốc: 6 words to watch during a debt crisis

Dịch giả: Triệu Phương Thảo - ToMo - Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Triệu Phương Thảo - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

83 lượt xem