Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public4 năm trước

[ToMo] 9 Mô Hình Kinh Doanh Đột Phá Trong Năm Nay - Một Cánh Cửa Mới Được Mở Ra Cho Công Ty Của Bạn !

Hãy cân nhắc về sự thay đổi mô hình kinh doanh sao cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế!

Các công ty thường phải đối mặt với câu hỏi: liệu mô hình kinh doanh hiện tại của họ có còn hợp thời hay không. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra cho bạn thấy các mô hình kinh doanh hiện đang thành công nhất và cũng có tính phân phối cao nhất và cách họ kiếm tiền ra sao. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra một vài ví dụ về các công ty đã làm việc với các mô hình kinh doanh này. Hãy cố gắng đọc hết bạn nhé!

Tin tức, truyền thông xã hội, hay một vài cuộc nói chuyện phiếm trong quán “pub”, rất nhiều người đang thảo luận về các mô hình “ kinh doanh đột phá” và đôi khi họ cảm thấy đã chán ngấy thế giới đầy phá cách này. Nhưng tại sao chủ đề này lại quan trọng đối với mọi người đến như vậy và chúng ta cần phải biết gì về nó? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được lý do tại sao những mô hình kinh doanh đột phá mới này lại quan trọng đến vậy và tại sao mọi người chí ít cũng nên hiểu những điều cơ bản về các mô hình kinh doanh thành công nhất.
Đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn, chúng ta cần phải biết: ở nơi nào doanh nghiệp của mình có thể phát triển. Tìm hiểu các mô hình kinh doanh là rất quan trọng để hiểu cách thức để định vị giá trị công ty của bạn cũng như để tạo thêm nguồn thu nhập. Với sự thúc đẩy của thị trường, các mô hình kinh doanh mới giúp các công ty có thể chiếm trọn “spotlight” và đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ.

“Disrupt or be disrupted” - Đổi mới hay là chết?

Câu nói này được sử dụng rất nhiều ở Thung lũng Silicon. Mọi người nơi đây luôn cố gắng tìm kiếm cơ hội hay “thị trường ngách” với hy vọng tạo ra một bước đột phá trong các ngành công nghiệp bằng mô hình kinh doanh mới. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi ở nơi đây có rất nhiều lời bàn tán về những thứ đang diễn ra trong lĩnh vực này. Nhưng tôi xin nói trước một điều: thường thì không bao giờ có những mô hình kinh doanh đa phức hoàn toàn mới, các mô hình kinh doanh hiện có thường chỉ được sử dụng cho một ngành mới, một sản phẩm mới hoặc một dịch vụ mới.

Như một minh chứng, chúng ta có thể thấy một số ngành công nghiệp đã phải chiến đấu với một mô hình kinh doanh đột phá như thế nào: dịch vụ taxi truyền thống đã bị lép vế trước Uber - 1 nền tảng kết nối tài xế và khách thông qua Internet, thay vì phải quay số điện thoại mới ở mỗi thành phố để tìm taxi.

Các mô hình kinh doanh đột phá thành công thường có tác động ngược lại vào khách hàng, công nghệ mới đã thay đổi hành vi của khách hàng và sự thay đổi này mở ra các mô hình kinh doanh có thể đáp ứng được những nhu cầu mới của họ: các mô hình doanh thu đăng ký, các nền tảng và nhiều mô hình khác đều được đề cập đến.

Một nguyên tắc khác cũng rất quan trọng, đó là kết hợp các mô hình kinh doanh khác nhau. Nhiều công ty có tiếng đã kết hợp các mô hình kinh doanh và sử dụng các mô hình khác nhau cho các bộ phận khác nhau trong công ty của họ. Sự kết hợp chính xác giữa các sản phẩm sáng tạo và mô hình kinh doanh sáng tạo đã đóng một vai trò quan trọng trong thành công của công ty.

Dưới đây là 9 mô hình kinh doanh có thể sẽ trở thành một bước đột phá mới trong ngành công nghiệp và tôi nghĩ mọi người nên biết đôi chút về nó.

9 mô hình kinh doanh đột phá cho công ty của bạn 

Danh sách này không nêu ra toàn bộ các mô hình đột phá, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến 9 mô hình kinh doanh quan trọng nhất, cái mà đã đem đến những đổi mới quan trọng nhất ở nhiều thị trường và bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ giải thích ngắn gọn lý do hoạt động của chúng và những ví dụ về mô hình kinh doanh này. Tôi hy vọng rằng qua bài viết này mọi i người có thể hiểu các mô hình kinh doanh quan trọng nhất và các nguyên tắc cơ bản của chúng

1.Mô hình Freemium

Đây là một trong những mô hình kinh doanh được hay được ứng dụng nhất. Tại mô hình này, người tiêu dùng nhận được một sản phẩm hoặc dịch vụ miễn phí tuy nhiên nó chỉ có các chức năng cơ bản được cung cấp, đối với các phiên bản cao cấp thì khách hàng phải trả tiền. Qua mô hình này, bạn có thể nhanh chóng tiếp cận một thị trường khách hàng rộng lớn, mở rộng quy mô kinh doanh của mình sang các thị trường mới và nâng cao thu nhập khi khách hàng trả phí để sử dụng dịch vụ

Mô hình này thường được áp dụng cho các sản phẩm hoặc dịch vụ có chi phí thấp hoặc chi phí tiếp thị và thông tin khách hàng có giá trị cao hơn chi phí hoạt động. Chìa khóa cho các mô hình như vậy cũng là chuyển đổi. Bạn cần tìm một dịch vụ hay sản phẩm miễn phí và có thể hấp dẫn khách hàng, nhưng để họ lựa chọn trả phí cho phần mềm cao cấp thì phần mềm miễn phí cũng không nên quá hoàn hảo đâu nhé !

Một vài app điển hình: Spotify, Linkedin, Xing, Canva.com, MailChimp

2.Mô hình Subscription - doanh thu đăng ký

Trong mô hình này, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp dưới dạng đăng ký. Người sử dụng sẽ phải trả một khoản phí đăng ký cho việc truy cập tới dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn, họ có thể lựa chọn trả 1 lần cho cả năm hay trả định kỳ theo tháng. Đối với nhà cung cấp thuê bao, điều này khiến họ có thể giữ chân khách hàng lâu hơn. Đối với khách hàng, điều này có lợi thế là họ không phải mua dịch vụ nhiều lần và được hưởng những cải tiến mới của dịch vụ.

Các sản phẩm vật lý cũng có thể được chuyển đổi thành một gói đăng ký. Amazon là một nền tảng điển hình cho việc chuyển đổi này, bạn có thể dễ dàng mua các sản phẩm như chất tẩy rửa, mỹ phẩm, v.v. qua đây. Mô hình đăng ký mang lại rất nhiều lợi ích vì nó cho phép bạn tạo thu nhập theo thời gian và phát triển công ty một cách ổn định hơn.

Ví dụ điển hình: Amazon, Netflix, Internet Provider

3. Free offerings - Miễn phí

Đây là một mô hình rất phổ biến, một ví dụ nổi tiếng nhất hiện nay có lẽ là công cụ tìm kiếm Google. Đối với nhiều người làm kinh doanh, đây là một mô hình kinh doanh “khó hiểu” nhất, nhưng lại mang tới tiềm năng rất lớn đối với một số dịch vụ. Vì các mô hình kinh doanh như vậy cung cấp các chức năng của họ cho người dùng hoàn toàn miễn phí, trong khi kiếm tiền từ dữ liệu của họ.

Khi bạn đang dự tính tạo lập một dịch vụ miễn phí, thì bạn cũng cần phải lập một kế hoạch tăng trưởng dài hạn. Có nghĩa là bạn sẽ phải đầu tư trong một khoảng thời gian dài trước khi dịch vụ của bạn có thể tiếp cận được một số lượng người dùng lớn đủ để tạo ra lợi nhuận.

Ví dụ điển hình: Google, Facebook

4.Marketplace Model- Mô hình thương mại điện tử

Đối với một số ngành, thương mại điện tử đã và đang có sức mạnh công phá lớn. Mô hình kinh doanh này là hình thức bán hàng giữa doanh nghiệp và khách hàng thông qua một nền tảng chung. Lợi nhuận thường được tạo ra thông qua phí môi giới, hoa hồng hoặc chi phí giao dịch cố định. Bên cạnh đó, lợi nhuận còn được tạo ra khi khách hàng đăng ký làm thành viên hoặc thông qua quảng cáo hay các dịch vụ cao cấp khác.

Ví dụ điển hình: Amazon, Alibaba, Uber, eBay

5. Kinh tế chia sẻ - Mô hình tiếp cận qua quyền sở hữu - Thuê & Cho thuê

Theo định nghĩa cổ điển, nền kinh tế chia sẻ liên quan tới sự “cho phép”. Trong mô hình này, hàng hóa hoặc dịch vụ thường chỉ có thể được mua hoặc cung cấp cho người dùng trong một khoảng thời gian giới hạn. Một ví dụ được chúng tôi đặt ra đó là chia sẻ xe hơi. Xe được cài đặt sẵn việc sử dụng trong một thời gian và quãng đường nhất định. Nhìn chung, tất cả các sản phẩm có thể ứng dụng được mô hình này, từ các công ty tư nhân  cho tới công ty lớn, bất động sản hoặc “tài sản vô hình”.

Ví dụ điển hình: Airbnb, Sharoo, Mobility, Lyft

6. User Experience Premium - Trải nghiệm cao cấp

Đây là một mô hình cao cấp có thể dễ dàng quan sát bằng cách sử dụng Apple. Trải nghiệm khách hàng tốt sẽ làm tăng giá trị sản phẩm. Dịch vụ, thương hiệu và đặc biệt là trải nghiệm của khách hàng được nâng cao thì giá thành sản phẩm cũng sẽ được gia tăng.

Ví dụ điển hình: Tesla, Apple và Premium-Brands

7. Pyramid Model - Mô hình kim tự tháp

Đây là một trong những mô hình bán hàng điển hình đã có từ nhiều năm nay. Phần lớn doanh thu đến từ thành viên liên kết và người bán lại, các mô hình kim tự tháp này có thể được xây dựng nhanh chóng và dễ dàng quản lý. Mô hình này thu hút các sản phẩm có tỷ suất lợi nhuận cao.

Ví dụ điển hình: Amazon Affiliate, Microsoft, Dropbox

8. Ecosystem - Hệ sinh thái - Tạo hệ sinh thái của riêng bạn

Gắn bó với khách hàng trong một thời gian dài thông qua quy trình “khóa chặt” là giấc mơ của mọi doanh nhân. Ví dụ: nếu bạn có điện thoại di động của hãng Apple hay Android, bạn có thể được bao gồm trong hệ sinh thái này. Để sử dụng, bạn cần phải mua phần cứng và sử dụng phần mềm chỉ có thể tương thích với cùng một hệ thống. Điều này làm cho việc thay đổi trở nên khó khăn và từ đó ngăn cản sự cạnh tranh giữa các hãng.

Ví dụ điển hình: Apple, Google

9. On-demand Model - Mô hình theo yêu cầu

Thời gian là tiền bạc, đó là cấu trúc của mô hình kinh doanh này. Quyền truy cập ngay lập tức được “bán” bởi người dùng muốn tiết kiệm thời gian. Việc giao hàng, sản phẩm hoặc dịch vụ có thể được cung cấp tại thời gian mà bạn yêu cầu. Video theo yêu cầu, taxi theo yêu cầu và nhiều hệ thống khác là những ví dụ điển hình. Ở mô hình này, các công ty hoặc  nhà bán hàng cung cấp dịch vụ của họ cho những người mua hàng không có nhiều thời gian.

Ví dụ điển hình: Amazon Prime, Uber, Upwork, Dịch vụ đám mây

Nhận định của tôi về vấn đề này

Công nghệ đã thay đổi thế giới của chúng ta và sẽ tiếp tục như vậy. Chúng ta phải thừa nhận rằng các mô hình kinh doanh cổ điển như mua và bán với giá cao sẽ không còn hoạt động đơn lẻ nữa. Do đó, hãy xem xét 9 xu hướng chính trong các mô hình kinh doanh này nhé ! Qua đây, bạn có thể xây dựng các lĩnh vực kinh doanh mới hoặc thậm chí sử dụng kiến thức của bạn để tham gia vào các ngành công nghiệp khác .

Một lần nữa, tôi muốn bạn nhớ đến những ví dụ. Một mô hình kinh doanh thành công có thể bao gồm nhiều yếu tố khác nhau và kết hợp các dòng thu nhập khác nhau

------------

Tác giả: BENJAMIN TALIN

Link bài gốc: 9 Disruptive Business Models For 2021 – New Opportunities For Companies

Dịch giả: Nguyễn Minh Châu - ToMo - Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn Minh Châu - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

505 lượt xem

lh-fulllh-x