Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo] Cách Làm Món Bánh Quẩy Đúng Điệu Gốc Trung Quốc

Bánh mì dài được chiên, hay còn gọi là quẩy ở Trung Quốc, được coi như MVP của bữa sáng ở Trung Quốc. Không chỉ có vị rất đặc biệt mà nó còn thường là một món ăn được phục vụ đa dạng linh hoạt trong các nhà hàng Trung Quốc cho bữa sáng. Đúng vậy đấy, bạn không hề đọc sai tí nào đâu. Đây không phải là một loại bánh mì que từ vườn Olive. Nó thường khá mỏng ( hoặc không mỏng lắm, tùy thuộc vào cách bạn cảm nhận như thế nào). Loại bánh mỳ que này là một đoạn bột đã được nhào nặn dài được chiên ngập mỡ có nguồn gốc từ Trung Quốc và được dùng ở khá nhiều các nhà hàng Đông Nam Á.

Cách ăn “bánh quẩy” như thế nào

Có rất nhiều cách ăn bánh quẩy, thường là ăn cùng cháo yến mạch, chút thịt băm nhỏ, bao quay lớp bột bánh, đó là cách dùng ưa thích của tôi, dù chẳng liên quan lắm tới vẻ tươi mới màu vàng của bánh.
Mặc dù đó là một món ăn phổ biến ở nhiều nhà hàng trên khắp các con phố ở Hồng Kong, Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan, hay chính các nhà hàng Trung Quốc ở đây, thì món ăn này vẫn còn khá là mới mẻ trong bản đồ ẩm thực Trung Quốc tại Mĩ.
Bên cạnh cái tên Trung Quốc của nó, bạn có thể tìm thấy trên các menu ở Mĩ với tên gọi khác như : “bánh que chiên vàng Trung Quốc”, “bánh Doughnut Trung Quốc”. Nhưng dù bạn gọi với cái tên nào đi chăng nữa thì đừng gọi nó là bánh rán Trung Quốc.
Tiếng Quảng Đông có nghĩa là “ con quỷ chiên dầu”, bởi theo thần thoại, món ăn này được dùng để tạo ra để chống lại cuộc nổi loạn của Tần Cối, một nhân vật tai tiếng trong lịch sử Trung Hoa, được coi như kẻ phản bội bán nước. Ban đầu, món ăn này có hình dạng như hai người cùng nắm tay có kết nối ở giữa, thể hiện cho Tần Cối và vợ của ông ấy, cả hai đều dùng một tay kết hợp với kẻ thù để đem lại những tang thương cho quốc gia.
Do đó, món bánh này được chiên ngập dầu như những gì cần làm để trừng phạt kẻ phản bội. Để giữ lại cái truyền thuyết này, thì ngày nay, món bánh quẩy được tạo nên đặc biệt hai chân dài kết hợp với nhau ở giữa với mỗi cái thể hiện là người chồng và người vợ.


Truyền thống văn hóa Trung Hoa trong tôi

Lớn lên trong một gia đình Trung Quốc truyền thống, tôi thường đi ra ngoài ăn sáng vào cuối tuần, dù đó là bánh hấp sủi cảo, súp mì hay cháo. Dù ăn gì, thì bố tôi vẫn luôn gọi thêm một đĩa quẩy ăn cùng. Ngày đó, tôi còn nhỏ lại còn kén cá chọn canh, tôi thường giữ lại sợ mì trong súp và ăn toàn bộ bánh quẩy.
Thậm chí ngay cả khi bố mẹ tôi bắt ăn cháo của mình – thứ mà tôi ghét kinh khủng – thì tôi vẫn ăn nhưng phải kèm với quẩy thì mới được. Trong khi nhiều đứa trẻ khác chỉ muốn kem và bánh cupcakes ăn kèm với bữa ăn, thì tôi lại chỉ thích ăn kèm cùng quẩy.

Món bánh quẩy đúng điệu

Khi được ăn lúc mới chiên xong, bánh quẩy sẽ có màu vàng nhẹ, với quấn xoay chặt vào nhau và lớp bông của bột ở bên trong, khá giống với một cái bánh doughnut kiểu cổ điển. Sự khác biệt giữa bánh quẩy Trung Quốc với bánh rán Mỹ là phiên bản Trung Quốc không ngọt.
Thay vào đó, món ăn là sự kết hợp hòa quyện của bột tươi, trộn với muối và đường và hỗn hợp bên trong. Một điểm cộng khác là: bánh quẩy có thể chia làm hay, mỗi người một phần rất dễ dàng – mà chỉ tốn 2-3 đô la.

Trở lại tuổi thơ

Khi lớn lên, tôi ít ăn trưa cuối tuần cùng với bố mẹ hơn vì thế mà cũng ít ăn quẩy hơn. Thành thật mà nói, tôi không còn nhớ nhiều về bánh quẩy trong suốt một khoảng thời gian dài, nhưng không phải bởi nó không còn ngon với tôi nữa. Thường khi chúng ta xa nhà, rời xa những món ăn mà mình từng lớn lên cùng, chỉ đơn giản bởi đó là sự nổi lạn hay một sự tự do không còn gò bó.
Nó sẽ như kiểu: “ Bây giờ con đã là người lớn, con có thể ăn món tráng miệng trước bữa tối chứ”
Cũng gần giống với kiểu đã có một thời gian tôi tự nói: “ sẽ chẳng bao giờ tôi ăn món ăn Trung Quốc nữa, nhất là những thứ mà bố mẹ tôi bắt ăn”
Nhưng cũng thật thú vị là, chính sự trưởng thành đã đem tôi trở về với tuổi thơ của mình, hay quan trọng hơn cả là những truyền thống văn hóa có ý nghĩa. Trong những năm gần đây, tôi càng khao khát được ăn những món ăn của tôi thơ hơn bao giờ hết.
Phong cách văn hóa ẩm thực châu Á ở Mĩ đã thay đổi rất nhiều từ khi tôi còn là một đứa trẻ. Từ những người mê nhạc Jazz cho tới những nhà ẩm thực đều thử tất cả những loại món ăn Trung Quốc và có rất nhiều những nhà hàng kiểu này ở mọi nơi. Tôi đã từng không còn ăn món ăn Trung Quốc chỉ vì sự nổi loạn của tuổi trẻ và giờ thì tôi ăn đồ Trung Quốc giống như là hàng nghìn thế kỉ mới ăn vậy.
Mặc dù việc chọn lựa món ăn Trung Hoa hay đồ ăn châu Á thì thực sự làm mọi người phải bối rối nhưng những nhà hàng vẫn luôn phục vụ những đồ ăn theo phong cách truyền thống vẫn là một sự lựa chọn tốt nhất.


Công thức cho bánh quẩy

Bạn có thể tự làm món bánh quẩy đúng điệu ngay tại nhà chỉ với công thức đơn giản sau:
Thành phần:
- 2 cốc bột
- 2 thìa bột nở
- ½ thìa banking soda
- 1 cốc nước
- 1 chút dầu thực vật
- 1 thìa đường
- ½ thìa muối- dầu chiên ngập

 Cách làm

-Trộn tất cả các nguyên liệu với nhau vào một cái tô lớn.
-Nhào đều bột trong khoảng 5 phút. Cố định vào hình dạng như quả bóng, bao vỏ ngoài và để trong tủ lạnh từ 2 tiếng tới qua đêm.
-Sau đó lấy ra từ tủ lạnh và để trong nhiệt độ phòng.
-Đun dầu khoảng 400 độ F.
-Trải đều bột ra và cuộn tròn theo hình dạng, để cắt thành khoảng 6 inch một đoạn.
-Cắt đều mỗi cái thành khoảng 1 inch chiều rộng và 6 inch chiều dài.
-Ngâm chìm trong nước, để nước ở phần chính của cái bánh là nhiều nhất, đặt một cái phần gậy bột khác lên trên, sau đó nhẹ nhàng nhấn vào sâu với nhau để chúng có thể làm một và bắt đầu chiên.
-Hết sức cẩn thận khi đặt bột vào trong chảo nóng và đang xôi với đũa để nó có thể nở ra ngay lập tức. Bánh sẽ nở và nổi lên trên. Khi đạt tới độ vàng óng, lấy ra khỏi dầu và để vào giấy thấm dầu.
-Có thể ăn cùng với cháo hoặc mì súp, hay đơn giản là ăn riêng cũng đủ đem đến vị ngon thần sầu cho món bánh quẩy này.

----------

Tác giả: Peter Trinh

Link bài gốc: how to make youtiao like you're from china

Dịch giả: Hà Lệ Thúy - ToMo - Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Hà Lệ Thúy - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,953 lượt xem