[ToMo] Khoa Học Thực Tế Đằng Sau Các Cảm Xúc Ở Dạng Hoạt Hình Trong Inside Out 2 (Những Mảnh Ghép Cảm Xúc Phần 2)
Các fan của Inside Out lần cuối cùng nhìn thấy Riley khi cô bé cuối cùng cũng đã chấp nhận các cảm xúc của bản thân lúc 11 tuổi — cùng Vui Vẻ (Joy), Sợ Hãi (Fear), Buồn Bã (Sadness), Giận Dữ (Anger), và Chảnh Chọe (Disgust), hay còn gọi là năm cảm xúc cốt lõi trong bộ não của cô bé. Trong phần kết của bộ phim được yêu thích của Pixar, bộ phim giành giải Oscar năm 2015. Đổi lại, cô bé nhận được một bảng điều khiển "mở rộng" hoàn toàn mới. Trên đó nhấp nháy một đèn khẩn cấp màu đỏ có nhãn "Dậy thì". "TUỔI DẬY THÌ là cái gì thế?" Chảnh Chọe hỏi. "Chắc nó chả quan trọng mấy đâu", Vui vẻ nói.
Hai năm sau trong Pixar—hay chín năm theo
thời gian thực—Riley bây giờ 13 tuổi và tuổi dậy thì thực sự rất quan trọng
trong Inside Out 2, phần tiếp theo của Dave Holstein và Meg LeFauve ra mắt vào
ngày 14 tháng 6. Bên trong bộ não tuổi teen của cô bé, giờ đã là thiếu nữ, bốn
cảm xúc mới đang chuyển động dù cô bé có thích hay không: Ghen Tị (Envy),
màu xanh ngọc và nhỏ xíu với đôi mắt to lấp lánh; Xấu Hổ (Embrassment),
đỏ tươi và to một cách buồn cười và luôn (không thành công) ẩn sau mũ trùm đầu;
Chán Nản (Ennui), một gã nhà quê nói giọng Pháp, hay như cô bé nói,
"cái mà bạn gọi là, sự nhàm chán"; và Lo Âu (Anxiety), có thể
nói là cảm xúc phức tạp nhất trong số những cảm xúc này, với mái tóc rối bù và
cánh tay đầy hành lý. (Cùng với những cảm xúc mới này là một dàn diễn viên lồng
tiếng mới toàn sao bao gồm Ayo Edibiri, Paul Walter Houser, Adèle Exarchopoulos
và Maya Hawke.)
Nhưng đừng để bị đánh lừa bởi ánh mắt lấp lánh của Ghen Tị hay đôi lông mày nhướn lên của Lo Âu; những nhân vật hoạt hình đáng yêu này—và mọi thứ khác trong bộ phim dựa trên não bộ—thực ra phức tạp và có nguồn gốc từ khoa học thần kinh nhiều hơn vẻ ngoài của chúng đấy. Ngay cả khi trẻ em không hiểu ngay từ lần đầu, thì khoa học của bộ phim là có thật, phức tạp và chính xác. Và để làm đúng, Pixar đã đưa các chuyên gia vào.
Tiến sĩ Dacher Keltner (sinh viên tốt nghiệp
Stanford), giáo sư Berkeley và đồng giám đốc của Trung tâm Khoa học Greater
Good, với một công việc phụ hấp dẫn là một phần của nhóm tư vấn Inside Out,
cùng với các nhà tâm lý học Paul Ekman và Lisa Damour. Tiến sĩ Keltner và biên
kịch kiêm đạo diễn Những mảnh ghép cảm xúc Pete Docter, người cũng đã viết
Monsters, Inc (Công Ty Quái Vật) và Up! (Vút Bay) của Pixar và hiện là giám đốc sáng tạo của công ty, ban đầu đã gắn bó với nhau
qua những thách thức trong việc nuôi dạy con gái tuổi vị thành niên trước khi
quyết định hợp tác. Công việc của Keltner không đơn giản của Keltner là gì? Đó
là đảm bảo rằng câu chuyện sáng tạo, đổi mới của Inside Out về những giọng nói
bên trong não trẻ em phản ánh đúng thực tế khoa học thần kinh. Đương nhiên, điều
đó không phải lúc nào cũng dễ dàng.
Tạp chí TIME đã gọi Keltner đến trụ sở
chính của ông tại Cao đẳng Berkeley để trò chuyện sôi nổi về việc quay trở lại
với những gì hiện nay, trong khoảng thời gian tập trung vào phần tiếp theo của
Pixar, một thương hiệu phim, cách mà các nhà sản xuất chọn năm nhân vật đầu
tiên và bây giờ là bốn nhân vật cốt lõi nữa, tại sao cái gọi là cảm xúc "xấu"
cũng có thể tốt như những cảm xúc còn lại, và khi Riley đủ lớn để lái xe, điều
gì có thể xảy ra tiếp theo trong bộ não bận rộn của cô bé.
Tạp Chí TIME: Ông Là Cố Vấn Cho Inside Out 1 và 2. Làm Thế
Nào Chuyện Đó Lại Xảy Ra?
Tiến sĩ Dacher Keltner trả lời: Tôi đã giảng dạy một khóa học về cảm xúc của con người trong 30 năm tại Berkeley—đó là niềm tự hào và niềm vui của tôi. Vào những ngày đầu trước khi có podcast, chúng tôi đã ghi âm khóa học và Pete Docter đã xem một bản. Một ngày nọ, anh ấy gọi tôi bất ngờ và nói, "Này anh bạn, tôi đang nghĩ đến việc làm một bộ phim về cảm xúc. Đến đây." Mọi việc diễn ra tốt đẹp đến nỗi anh ấy lại gọi tôi đến để làm Inside Out 2, và chúng tôi lại bắt đầu.
Có Phần Nào Trong Ông Nghĩ Rằng, "Một
Bộ Phim Dành Cho Trẻ Em Về Khoa Học Thần Kinh Ư? Liệu Nó Có Hiệu Quả Không?"
Vâng, thực tế là vậy. Mặc dù xuất thân từ một gia đình nghệ thuật—bố là nghệ sĩ và mẹ dạy văn—nhưng tôi không giỏi nghệ thuật lắm. Tôi rất khó hình dung Inside Out có thể thể hiện sự phức tạp về mặt kỹ thuật của não bộ như thế nào, và tôi thực sự không hình dung được. Tôi chỉ làm khoa học và trả lời các câu hỏi của họ. Câu hỏi đầu tiên của Pete dành cho tôi về Inside Out là: Có bao nhiêu cảm xúc?
Thế…Có Bao Nhiêu Cảm Xúc Vậy?
Hai mươi, vì vậy ban đầu tôi nghĩ rằng nên
có 20 cảm xúc trong phim. Chính Pete đã nói, 'Về mặt nghệ thuật, chúng ta không
thể làm điều đó, nên hãy chọn năm thôi.' Điều này phản ánh một cách thú vị về
chính bản thân khoa học cảm xúc, thứ mà từ khoảng năm 1975 đến năm 1995, tất cả
đều là về năm cảm xúc đầu tiên từ phần đầu của Inside Out:
Giận Dữ (Anger), Sợ Hãi (Fear), Buồn Bã (Sadness), Chảnh Chọe (Disgust) và
Vui Vẻ (Joy). Đó là công trình của Paul Ekman, cũng là cố vấn cho cả hai
bộ phim. Dãy cảm xúc thứ hai, khi mà giờ Riley đã là một thiếu niên, phức tạp
hơn nhiều. Thanh thiếu niên trở nên rất tự ti và rất quan tâm đến ý kiến của
người khác, vì vậy những cảm xúc xã hội như lo lắng, ghen tị và xấu hổ này xuất
hiện, thứ mà cá nhân tôi đã dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu.
Ông Đã Học Được Gì Về Xấu Hổ?
Tôi đã thực hiện tất cả những nghiên cứu tốn
công, nhàm chán này về việc liệu sự xấu hổ có phải là một cảm xúc hay không. Nó
có biểu cảm riêng biệt không? Có. Nó có quá trình sinh lý riêng biệt không? Có, là đỏ mặt. Nó làm gì? Nó khiến chúng ta nhận thức được sự phán xét của người
khác. Tại sao chúng ta lại có nó? Xấu hổ là một cảm xúc trong bối cảnh xã hội bảo
vệ các chuẩn mực giữ chân mọi người trong các nhóm. Nếu bạn vi phạm một chuẩn mực
xã hội, bạn đỏ mặt, và sự đỏ mặt đó khiến mọi người tha thứ cho bạn. Nó cho mọi
người biết rằng bạn nhận thức được các chuẩn mực xã hội, biết mình đã phạm sai
lầm và xin lỗi. Thật đau đớn khi trải nghiệm xấu hổ, nhưng nó rất cần thiết cho
cuộc sống xã hội của chúng ta.
Còn Ghen Tị Thì Sao? Nó Cũng Cần Thiết Chứ?
Ghen tị là cảm giác bạn có khi người khác có thứ bạn muốn. Có thể là thăng chức ở công ty, hoặc lời mời dự tiệc hoặc được chú ý tại bàn ăn trưa nếu bạn là một cô bé 13 tuổi. Ghen tị là khi người khác có thứ bạn muốn và bạn cảm thấy mình cũng xứng đáng có được điều đó. Nhưng có một nghiên cứu mới từ Châu Âu phân biệt loại ghen tị ác ý—có thể bạn phá hoại công việc của ai đó hoặc bạn nói xấu họ để cố gắng hạ bệ họ—với một dạng ghen tị lành mạnh hơn, trong đó người đố kỵ làm việc chăm chỉ hơn để kiếm được phần thưởng đó. Loại ghen tị đó có thể thực sự là một điều tốt và tạo ra hiệu ứng tuyệt vời. Ghen Tị trong phim không phải là nhân vật phản diện, và họ đã rất cẩn thận khi khắc họa cô ấy theo cách đó: Đáng yêu và có đôi mắt to lấp lánh.
Làm Thế Nào Để Ông Có Thể Biến Một Thứ Cảm
Xúc Lớn, Đáng Sợ Như Lo Âu Thành Một Thứ Dễ Thương Và Dễ Hiểu Với Trẻ Em?
Trước hết, tất cả chúng ta đều rất riêng
tư. Tôi đã từng rất lo lắng trong nhiều năm và liên tục lên cơn hoảng loạn.
Nhưng tôi thực sự tin rằng khoảnh khắc chấp nhận cảm xúc của mình cũng chính là
khoảnh khắc nó không còn đáng sợ nữa. Đó là lúc bạn có thể nói rằng, "Đúng
vậy, mình đang hoảng loạn vì có một công việc khó khăn phải làm và mọi chuyện
không diễn ra tốt đẹp và đó đều là những lý do chính đáng để lo lắng." Sau
đó, bạn nhận ra và chấp nhận rằng bạn chỉ đang có phản ứng của con người, và chắc
chắn, tim bạn đang đập thình thịch nhưng bạn sẽ không chết. Có một nhân vật hoạt
hình nhỏ thể hiện tất cả những cảm xúc đó thật tuyệt vời đối với trẻ em. Tôi
không thể nói cho bạn biết có bao nhiêu phụ huynh đã nói rằng, "Cậu con
trai bé bỏng của tôi thích nhân vật Giận Dữ đó! Trông giống hệt như cảm
xúc của con tôi vậy."
Lo Âu Có Phải Là Một Cảm Xúc Đặc Biệt Khó Để Miêu Tả Trong Phim Không?
Đúng là như vậy, vì cô ấy phức tạp hơn người
đồng cấp của mình, Sợ Hãi. Sợ Hãi liên quan đến mối nguy hiểm vật
lý tức thời—ví dụ như ổ cắm điện cho em bé—trong khi Lo Âu đang dự đoán
những gì có thể sai trong tương lai. Điều đó đáng lo ngại hơn nhiều. Nhưng toàn
bộ quan điểm của cô ấy là hướng đến sự không chắc chắn và tưởng tượng ra những
mối nguy hiểm tiềm ẩn và nỗ lực ngăn chặn chúng. Ngay cả Lo Âu cũng có mục
đích; nó hướng tâm trí chúng ta đến các mối đe dọa. Hiện tại một vài trong số
này không có thật, nhưng một số thì rất thực tế. Ví dụ, lo lắng về khí hậu là rất
thực tế, những người trẻ tuổi luôn cảm thấy nó và điều này rất quan trọng. Đó
là một phần thách thức trong quá trình phát triển, nhưng điều đó không làm cho
mọi việc dễ dàng hơn đối với những đứa trẻ 13 tuổi.
Nhân Vật Mới Cuối Cùng, Ennui, Có Vẻ Hơi Khó Hiểu, Đúng Không? Làm Sao Cô Ấy Lọt Vào Danh Sách?
Tôi nghĩ Ennui sẽ là nhân vật được
các bậc phụ huynh yêu thích. Có một số cảm xúc mà thanh thiếu niên rất giỏi khiến
các bậc phụ huynh phát điên. Cái liếc mắt, thái độ, sự khinh miệt tột độ—đó là Ennui,
hay chán nản trong tiếng Pháp. Nhân tiện, tôi đã đưa ra một lời kêu gọi cho sự
phẫn nộ, thứ mà tôi nghĩ cũng sẽ rất tuyệt.
Thanh thiếu niên rất giỏi về điều đó và họ là những người sẽ thay đổi thế giới.
Tuy nhiên, chán nản cũng hữu ích, bởi vì khi bạn tách khỏi mọi thứ khác, bạn có
thể tham gia vào sự sáng tạo. Chán nản cho bạn biết khi nào bạn nên làm điều gì
đó khác biệt. Chán nản dạy cho bạn biết điều gì quan trọng với mình.
Nếu Những Mảnh Ghép Cảm Xúc Phần 3
Là Về Tương Lai Của Chúng Ta, Ông Muốn Thấy Những Cảm Xúc Nào Tiếp Theo?
Nếu Riley 15 hoặc 16 tuổi thì, trời ơi, nghiêm túc đấy. Cô bé sẽ rời khỏi nhóm bạn bè của mình và hòa nhập vào xã hội, hy vọng sẽ làm được điều gì đó tốt đẹp. Vì vậy, tôi sẽ đưa vào những cảm xúc đạo đức, tất nhiên Có Phẫn Nộ (Indignation), nhưng cũng có cả Kính Sợ (Awe), Khát Khao (Desire) và Trắc Ẩn (Compassion). Tôi đã dạy những phụ nữ trẻ trong 33 năm và có thể nói với bạn rằng họ rất, rất khắc nghiệt với bản thân. Họ khắc nghiệt với cuộc sống cảm xúc của mình, kiểu như, tôi không nên cảm thấy thế này hoặc tôi tệ khi cảm thấy như vậy. Điều đó không đúng. Miễn là bạn không làm tổn thương mọi người, tôi nghĩ rằng mọi cảm xúc đều tốt. Đó là toàn bộ mục đích của bộ phim này.
----------
Tác giả: Rosemary Counter
Link bài gốc: : The Real Science Behind the Animated Emotions of Inside Out 2
Dịch giả: Vũ Anh Minh - ToMo
- Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi
chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch
Giả: Vũ Anh Minh - Nguồn: ToMo
- Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy
đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ
bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo - Learn
Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông
tin bổ ích hằng ngày!
(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập
sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng
tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.
------------
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
102 lượt xem