Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

[ToMo] Làm Như Thế Nào Để Có Thể Tạo Dựng Giá Trị Bản Thân Và Yêu Thương Chính Mình?

Hết hạn

* Bài viết được trình bày dưới dạng song ngữ Việt - Anh

Những ngày gần đây, chúng ta thường nghe nhiều về “lòng tự trọng” và tầm quan trọng trong việc ứng phó với “Lòng tự trọng thấp”, đặc biệt nó như một cách để ngăn ngừa những vấn đề sức khỏe tinh thần như bệnh trầm cảm xảy ra hay ngăn chặn mọi người trở thành nạn nhân của sự lạm dụng tinh thần và thể chất.

We hear a lot about self esteem these days and the importance of dealing with low self esteem, especially as a way of preventing mental health issues such as depression from occurring or preventing people from becoming victims of physical or emotional abuse. What about self-worth though, and is it any different from self-esteem? I believe that it is and feel that we need to be aware of just how important self-worth is.

Giá Trị Bản Thân Và Lòng Tự Trọng (Self-Worth vs Self-Esteem)

“Lòng tự trọng” và “Giá trị bản thân” thường được xem như các thuật ngữ có thể hoán đổi cho nhau nhưng tôi muốn các bạn thấy rằng chúng thực sự có chút khác biệt. Dictionary.com định nghĩa “Giá trị bản thân” là sự ý thức giá trị riêng hay một người có giá trị và “Lòng tự trọng” là sự coi trọng thật sự hay sự ấn tượng sâu sắc về bản thân mình. Tôi hi vọng bạn có thể hiểu được sự  khác nhau tinh tế giữa hai thuật ngữ này.

Self-esteem and self-worth are often referred to as interchangeable terms but I would like to argue that they are in fact slightly different. Dictionary.com defines self-worth as “the sense of one’s own value or worth as a person.” and self-esteem as “a realistic respect for or favourable impression of oneself.”  I hope you can see the subtle difference between the two.

Giá trị bản thân được hiểu rằng với tư cách cá nhân thì bạn thực sự là ai và bạn phải ý thức được giá trị đích thực của mình. Nó không đơn thuần chỉ là việc bạn đánh giá con người mình rồi áp đặt vào cách mà bạn sống hay những điều mà bạn làm, vì chúng chỉ là những tác động bên ngoài. Giá trị bản thân là nhận thức rõ được bản chất bên trong và nhận định được bạn thực sự là người như thế nào.

I feel that self-worth is really about who you are as a person and having a sense of your true value or worth. It’s not about how you measure yourself against how you live your life or what you do, these are external things or actions. Self-worth is understanding your internal self and valuing who you really are.

Bạn có thể bắt đầu đánh giá bản thân theo nhiều cách khác nhau, và bằng các cách như vậy, hãy thực sự bắt đầu xác định giá trị thực của bạn. Nhìn sâu hơn một chút về giá trị bản thân và cách chúng ta bắt đầu xây dựng những điều mà chúng ta sẵn sàng để yêu thương chính mình.

You can begin to value yourself in a variety of different ways, and in so doing, realistically begin to assess your true worth as a person. Let’s look a little closer at the value of self-worth  and how we can begin to build on what we learn to start to love our self.

Tập Trung Vào Những Nhân Tố Bên Ngoài (The Focus On External Factors)

Một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về lòng trắc ẩn, bác sĩ Kristin Neff  nói rằng chúng ta đã quá chú ý tới khái niệm “Lòng tự trọng cao”. Khi chúng ta lưu tâm tới nó, chúng ta sẽ ngừng đem bản thân đi so sánh hay đánh giá với người khác và tập trung nhìn vào những giá trị, niềm tin, hay sự lí tưởng của họ, đó cũng chính là lúc chúng ta nên thực sự quan tâm đến giá trị bên trong con người mình.

One of the world’s leading experts on self-compassion, Dr. Kristin Neff, feels that we pay far too much attention to the concept of high self-esteem. When we do this, we end up comparing or measuring ourselves against someone else and looking at their values, beliefs and ideals, when we really should be more concerned with our own intrinsic value.

Trên thực tế, bác sĩ Neff nói rằng: “Văn hóa cạnh tranh đã tiết lộ rằng chúng ta cần phải đặc biệt và cảm thấy tốt về bản thân vượt mức trung bình, nhưng cùng một lúc tất cả chúng ta không thể vượt mức trung bình.” Vậy điều gì xảy ra ở đây, đó chính là việc chúng ta đã cố gắng định nghĩa về sự ý thức giá trị bản thân bằng việc so sánh bản thân mình với những người mà chúng ta cảm thấy họ giá trị hơn.

In fact, Dr Neff says, “Our competitive culture tells us we need to be special and above average to feel good about ourselves, but we can’t all be above average at the same time.” What happens here is that we try to define our own sense of self-worth by comparing ourselves to others who we feel to be more worthy.

Điều này đã nhanh chóng trở thành một tình cảnh “bất phân thắng bại” và theo nghĩa đen thì chúng ta đã kết thúc một trận chiến thất bại. Bác sĩ Neff đã tóm lại rất ngắn gọn như sau: “Luôn luôn có những người giàu có, hấp dẫn hay thành công hơn chúng ta. Và thậm chí khi chúng ta thấy được khoảnh khắc vàng của lòng tự trọng, chúng ta cũng không thể nắm bắt được nó. Sự ý thức về giá trị bản thân nảy lên như một quả bóng bàn, lên xuống từng nhịp theo sự thành công và thất bại của chúng ta.

This quickly becomes a ‘no win situation’ and we end up literally fighting a losing battle. Dr Neff sums this up very succinctly when she says, “There is always someone richer, more attractive, or successful than we are. And even when we do manage to feel self-esteem for one golden moment, we can’t hold on to it. Our sense of self-worth bounces around like a ping-pong ball, rising and falling in lock-step with our latest success or failure.”

Rất nhiều các cuộc nghiên cứu về giá trị bản thân và lòng tự trọng đã được thực hiện, sự thiết yếu của việc so sánh giá trị bản thân với những yếu tố bên ngoài thực chất có thể gây bất lợi tới sức khỏe và hạnh phúc của bạn. Hơn thế nữa, nó còn có thể gây hại tới sức khỏe tinh thần

As more research is done in the areas of self-worth and self-esteem, the importance of measuring your self-worth against external factors can actually be detrimental to your health and well being.  Furthermore, studies now show that basing your self-worth on external factors can actually be harmful to your mental health.

Tiến sĩ triết học, Jennifer Crocker, nhà tâm lí học thuộc viện nghiên cứu xã hội của đại học Michigan đã tiến hành một cuộc nghiên cứu và thấy rằng những sinh viên các trường cao đẳng, họ lấy những nhân tố bên ngoài làm căn cứ cho giá trị bản thân, ví dụ như ngoại hình, sự chấp thuận từ người khác và thành tích học tập thì không cao mặc dù đã được khuyến khích và trong một tuần được học tập nhiều giờ hơn so với những sinh viên coi thành tích học tập không bằng lòng tự trọng của họ. Crocker cũng nói rằng, những sinh viên coi thành tích học tập làm căn cứ đánh giá “giá trị bản thân” thì khả năng cao sẽ bị căng thẳng hơn và thường xảy ra mâu thuẫn với giảng viên của họ.

A study carried out by Jennifer Crocker, PhD, a psychologist at the University of Michigan’s Institute for Social Research found College students who based their self-worth on external factors, such as appearance, approval from others and academic performance did not receive higher grades despite being highly motivated and studying more hours each week than students who did not rate academic performance as important to their self-esteem. Crocker also reported, students who based their self-worth on academic outcomes were more likely to report conflicts with professors and greater stress.

Bác sĩ Crocker cũng thấy rằng những sinh viên căn cứ vào yếu tố bên trong để đánh giá lòng tự trọng (tôi thấy đó thực sự là giá trị bản thân), giống như một người có đạo đức, hay ý thức về đạo đức của họ cao hoặc chuẩn mực đạo đức, thường sẽ đạt điểm cao và ít có khả năng sử dụng thuốc ma túy, rượu hay có khả năng tăng dối loạn về đường ăn uống. Điều này lại hoàn toàn trái ngược với những sinh viên chỉ tập trung vào yếu tố bên ngoài như một hình thức để xác định về ý thức lòng tự trọng của họ.

Dr Crocker also found that students who based their measurement of self esteem on internal sources (which I would argue is really self-worth), such as being a virtuous person or having a greater sense of morality or moral code, achieved higher grades and were less likely to use drugs and alcohol or to develop eating disorders. This is diametrically opposite to the students who focussed on external sources as a means of gauging their sense of self esteem.

Và điều quan trọng là hãy nhìn một cách khách quan và xem xét về những việc mà bạn đã đạt được trong cuộc sống, cho dù chúng thực sự  không phải những điều quan trọng nhất khiến bạn dựa vào đó để ý thức về giá trị bản thân. Nhưng nó là những phẩm chất đặc biệt làm cho bạn là chính mình, và điều đó là rất quan trọng với sự ý thức về giá trị bản thân.

While it’s important to look outwardly and to take into account things that you accomplish in life, they aren’t the most important things to base your sense of self -worth on. It’s those unique qualities that make you the person that you really are, the real you, that’s more important for your sense of self-worth.

Mặc dù khi bạn tạo dựng giá trị bản thân, nó là rất quan trọng để thừa nhận những thành quả thực tế, nhưng bạn nên xem xét những phẩm chất riêng biệt khiến cho bạn là chính bạn. Một trong số những ý niệm đáng lưu tâm hơn cả đó là tất cả chúng ta là những cá thể đặc biệt. Và chính sự đặc biệt đó đã mang cho mỗi người chúng ta những giá trị riêng biệt. Với ý nghĩ đó, chúng ta cần phải dừng phán xét hay so sánh bản thân mình với người khác mà hãy quay trở lại là chính mình.

Although real accomplishments are important to acknowledge as you build your sense of self, your self-worth should also take in to account the unique qualities that make you you. One of the concepts in mindfulness, is that we all are unique individuals and it’s that uniqueness that gives each and every one of us our own special value as human beings. With that in mind, we need to stop judging or comparing ourselves to others and get back to just being ourselves.

Xây Dựng Giá Trị Bản Thân Của Riêng Mình (Building Our Own Self-Worth)

 

  1. Ngừng So Sánh Bản Thân Với Người Khác (Comparing Yourself To Other People)

Không thừa nhận một phần nào đó của bản thân được xem là “lời chỉ trích bên trong” của bạn. Đó là phần muốn so sánh bạn với người khác và sau đó đưa ra một vài phán xét hay đánh giá về cách mà bạn cho mình là đủ tốt.

Challenge that part of you that which is your ‘inner critic.’That part of you that wants to compare you to other people and then make some sort of judgement or evaluation about how you think you measure up.

“Lời chỉ trích bên trong” giống như tiếng nói nội tâm dai dẳng đem đến những phán xét liên tiếp về những điều mà chúng nghĩ rằng bạn đang làm sai hoặc thậm chí về những gì mà bạn đang suy nghĩ hay cảm nhận về người khác. Nó liên tục ngấm ngầm phá hoại giá trị bản thân và đưa chúng ta tới những hành động và cách cư xử tự hủy hoại mình.

The ‘inner critic’ is like a persistent inner voice which gives a running commentary on what it thinks we’re doing wrong in our own lives or even what we’re thinking or feeling about others, with regard to ourselves. It constantly undermines our sense of self-worth and can lead us to self-sabotaging and self-destructive behaviours and actions.

Khái niệm “Lời chỉ trích bên trong” được bác sĩ tâm lý học lâm sàng Lisa firestone giải thích rõ ràng trong bài viết “7 lý do hầu hết mọi người sợ yêu”, cô ấy nói rằng: “Tất cả chúng ta đều có lời chỉ trích bên trong, nó diễn ra trong trí óc của ta như một kẻ kiểm soát dữ tợn nói với ta rằng chúng ta là đồ vô dụng hay không xứng được hưởng hạnh phúc. Kẻ kiểm soát ấy được hình thành từ tuổi thơ phải trải qua đầy đau khổ và những thái độ chê bai mà chúng ta nhận được cũng như cảm xúc của bố mẹ ta từng có về chính bản thân họ từ khá sớm trong cuộc đời. Mặc dù, những thái độ này có thể gây tổn thương, và qua một thời gian, chúng có thể ăn sâu vào trong tiềm thức của ta. Khi trưởng thành, chúng ta sẽ không nhận ra được chúng là kẻ thù của mình, mà thay vào đó, chúng ta sẽ chấp nhận quan điểm hủy hoại đó như quan điểm của chính mình.

The concept of the ‘inner critic’ is explained quite clearly by Clinical Psychologist Dr. Lisa Firestone explained in her article 7 Reasons Most People Are Afraid of Love in which she says …“We all have a ‘critical inner voice,’ which acts like a cruel coach inside our heads that tells us we are worthless or undeserving of happiness. This coach is shaped from painful childhood experiences and critical attitudes we were exposed to early in life as well as feelings our parents had about themselves. While these attitudes can be hurtful, over time, they have become engrained in us. As adults, we may fail to see them as an enemy, instead accepting their destructive point of view as our own.

Ngay khi chúng ta nhận ra và không chấp nhận “Lời chỉ trích bên trong” này, chúng ta có thể dừng lại việc chấp nhận sự tiêu cực và  tự hủy hoại ý thức bản thân và sau đó chúng ta sẽ thấy bản thân mình thực sự là ai. Cuối cùng thì chúng ta cũng có thể chấp nhận và nắm lấy những ý nghĩ, cảm xúc, hi vọng, khát khao, giá trị riêng biệt. Nếu bạn muốn những lời khuyên cụ thể hơn về cách đối phó với “Lời chỉ trích bên trong” thì hãy xem bài viết này “4 bước để chinh phục lời chỉ trích bên trong bạn”.

Once we recognise and then challenge this ‘inner critic’, we can stop accepting this negative and self destructive sense of self and begin to see ourselves for who really are. We can finally start to accept, and then embrace our own unique thoughts, feelings, hopes, desires and values. If you want more specific advice on dealing with your ‘inner critic’, check out this article – 4 Steps To Conquer Your Inner Critic

  1. Hãy Làm Cuộc Sống Trở Nên Ý Nghĩa Hơn (Make Life More Meaningful) 

Bắt đầu làm những việc thực sự quan trọng đối với bạn vì đó là một cách hay để làm cuộc sống thêm ý nghĩa, và điều đó sẽ tạo dựng nên giá trị bản thân. Không có bất kì nguyên tắc cứng nhắc nào ở đây nhưng một điều đã được chứng minh bởi các nghiên cứu gần đây đó là giá trị của việc cho đi hay giá trị của sự rộng lượng sẽ khiến cuộc sống thêm phần ý nghĩa. Chẳng hạn như một tình nguyện viên tại nơi ở của người vô gia cư, một cửa hàng từ thiện địa phương hay chỉ đơn giản là giúp đỡ bạn bè, gia đình theo những cách thật ý nghĩa.

Doing things that feel important to you as an individual is a good way of adding meaning to your life, which in turn, builds self-worth. There are no hard and fast rules here but one thing that has been proven by recent studies is the value of giving to others or generosity. This could be as a volunteer at a homeless shelter, a local charity shop or just helping friends or family in some meaningful way.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sống rộng lượng sẽ giúp chúng ta sẽ có được những lợi ích về tinh thần và vật chất thực sự như tỷ lệ tử vọng sẽ thấp hơn, giảm căng thẳng và nhận thực mục đích được nâng cao. Sống rộng lượng và giúp đỡ người khác làm cuộc sống bạn thật ý nghĩa và làm tăng thêm nhận thức về giá trị bản thân.

Research has shown that there are very real physical and mental benefits to be gained by being generous such as lower death rates, reduced stress and an enhanced sense of purpose. Being generous and helping others can give more meaning to your life and boost your sense of self-worth.

Mặc dù điều này có thể không hấp dẫn đối với một vài người, nhưng nó cũng là dấu hiệu liên quan đến một vài hình thức hoạt động tôn giáo có thể làm tăng cảm nhận giá trị bản thân và mang lại cuộc sống đầy ý nghĩa ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Sự thờ cúng, lễ cầu nguyện và nhận thức tầm quan trọng của tôn giáo được áp dụng để mong có thể giúp ích cho bệnh dối loạn ăn uống, sự cảm nhận về ngoại hình, cảm xúc tuyệt vọng và vô dụng.

Whilst this may not appeal to everyone, there is also evidence that engaging in some form of religious activity can increase feelings of self-worth and give more meaning to life in teenagers and adolescents. Worship, prayer and a sense of the importance of religion was found to help with eating disorders, body image and feelings of hopelessness and worthlessness.

Mỗi người sẽ luôn có cách riêng trong việc tìm kiếm những ý nghĩa của cuộc sống. Đối với một số người, nó chính là tìm kiến những điều lớn lao hơn cả chính bản thân họ chẳng hạn như những vấn đề về đạo đức con người hay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho con em chúng ta, trong khi đối với một số người khác thì nó chỉ đơn giản như bất kì hoạt động hay lợi ích nào đó thực sự có ý nghĩa với họ.

Everyone will have their own way of finding meaning in their lives. For some, it’s finding something bigger than themselves such as humanitarian issues or building a better world for our children, while for others, it might be something as simple as any activity or interest that’s meaningful to them.

  1. Phát Triển Lòng Tự Trọng Và Tính Toàn Vẹn Cá Nhân (Develop Self Respect & Integrity)

Chúng ta có các nguyên tắc và chúng ta hành động theo những nguyên tắc ấy một cách tôn trọng đó là sự vô giá trong việc trau giồi cấp độ cao hơn của giá trị bản thân. Bác sĩ tâm lý học, Robert Firestone nói rằng: “Tạo ra sự nỗ lực duy trì tính toàn vẹn cá nhân để nhấn mạnh rằng hành động đi đôi với lời nói”. Khi hành động không giống như lời nói phát ra thì chúng ta sẽ dễ bị tổn thương bởi những cuộc tấn công từ “Lời nói chỉ trích bên trong” và sự thiếu tôn trọng bản thân.

Having principles, and acting on those principles in a decent and respectful way is invaluable in cultivating a higher level of self-worth. Psychologist, Dr Robert Firestone says, “Make a concerted effort to maintain personal integrity in your life by insisting that your actions correspond to your words,”. When our actions don’t match our words, we are more vulnerable to attacks from our critical inner voice and less likely to respect ourselves.

Kết Luận (Conclusion)

Hiểu rõ sự khác nhau giữa “Giá trị bản thân” và “Lòng tự trọng” để đối phó với “Lời chỉ trích bên trong”, và ngăn chặn quá trình so sánh bản thân với người khác sẽ làm cho bạn bắt đầu nhận thức được về giá trị bản thân. Khi kết hợp tất cả những điều này với những hoạt động mang lại ý nghĩa cho cuộc sống và phát triển lòng tự trọng, bạn sẽ thấy giá trị bản thân ngày được nâng cao khiến bạn trở thành một người hạnh phúc hơn, khỏe mạnh hơn, giá trị cá nhân cùng với nhận thức rõ mục đích và khả năng yêu thương con người thật sự của bạn.

Understanding the difference between self-worth and self-esteem, challenging your ‘inner critic’, and stopping the process of comparing yourself to others will enable you to start the process of developing your sense of self-worth. When you combine this with engaging in activities that give meaning to your life and develop your self-respect, you will find your sense of self-worth growing, leading to you developing as a happier, healthier, worthwhile individual with a sense of purpose and the ability to love yourself for who you genuinely are.

----------

 

Tác giả: Kevin Flynn

Link bài gốc: HOW TO BUILD SELF-WORTH & LOVE YOURSELF

Dịch giả: Nguyễn Giang My - ToMo: Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn Giang My - Nguồn: ToMo: Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo: Learn Something New để đọc các bài dịch song ngữ và cập nhật thông tin bổ ích hàng ngày!

(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

Hết hạn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

1,814 lượt xem