[ToMo] Làm Thế Nào Để Sắp Xếp Mớ Hỗn Độn Trong Tâm Trí Bạn Lúc Này?
Nếu bây giờ trong đầu
bạn đang chứa một mớ cực kỳ hỗn độn những vấn đề vè công việc và cuộc sống, hãy
làm theo những bước đơn giản này từ Ryder Carroll, người sáng tạo Bullet
Journal.
Bạn có từng cảm thấy tâm trí mình đang phải đối mặt với một
danh sách khổng lồ những thứ cần làm? Bạn có luôn cố gắng cập nhật nó, nhớ từng
thứ một trên danh sách, điều chỉnh những việc ưu tiên thực hiện và xóa bỏ những
thứ không cần thiết?
Ryder Carroll – nhà thiết kế sản phẩm làm việc tại Brooklyn
đã gợi ý một giải pháp cho vấn đề này: Viết nhật ký. “Chúng ta phải bày tỏ suy
nghĩ của mình để có thể sắp xếp lại tâm trí,” ông nói. “Giữ những suy nghĩ
trong đầu là đều không thể giống như bạn đang cố với tay nắm lấy nước vậy.
Nhưng khi bạn viết chúng ra giấy, bạn có thể hình dung chúng rõ ràng hơn và sắp
xếp trật tự những thứ cần làm một cách hợp lý”.
Khi trưởng thành, Carroll rất dễ bị phân tâm bởi mọi thứ xung quanh. Ông ấy kể rằng “Khi còn nhỏ, vấn đề lớn nhất của tôi là không thể tập trung vào quá nhiều thứ cùng một lúc… Khi trưởng thành, vấn đề lại là tôi quá bận rộn. Nhưng bận rộn không có nghĩa là làm việc hiệu quả. Rất nhiều khi, nó nói lên rằng bạn đang trong một trạng thái quá tải các thứ phải làm”.
Nghe có vẻ quen thuộc
ư?
Cách giúp Carroll đối mặt với vấn đề này chính là viết nhật
ký. Bằng cách này, Carroll cho rằng mình sẽ tìm thấy mục tiêu, khát vọng và những
mối quan tâm của ông ấy; vạch ra những cách để giải quyết chúng; và tìm ra cách
phân chia thời gian và năng lượng của mình. Carroll là người tạo nên Bullet
Journal một hệ thống ghi chép công việc và kế hoạch hiệu quả mà có thể bạn đã từng
nhìn thấy trên các phương tiện truyền thông xã hội – nhưng ông ấy cho rằng bạn
không cần phải thực hiện theo phương pháp đó để có được sự bình yên trong trí
óc thông qua bút máy (hoặc bút chì) và giấy.
Để bắt đầu dọn dẹp những danh sách dài vô tận các thứ phải
làm trong đầu óc của mình, Carroll khuyên bạn nên lấy một cuốn sổ tay với bút
và làm theo các bước sau đây:
1. Tạo một danh sách tóm tắt cho trí óc: Carroll nói “Hãy viết ra những việc bạn cần làm, những việc nên làm và những việc bạn muốn làm.”
2. Xem xét lý do tại
sao bạn làm những việc này. “Bạn không cần phải đào tận sâu xuống hang thỏ”,
anh ấy chia sẻ - hãy chỉ chú ý đến những việc bạn đang làm. “Chúng ta cứ luôn cố
bắt bản thân mình gánh những trách nhiệm không cần thiết” – Carroll nói. “Chúng
ta bị chi phối bởi những thứ mình nên làm và có thể làm, nhưng lại quên hỏi bản
thân rằng... ‘Tôi có thật sự muốn làm những việc này?’”
3. Đối với mỗi mục
trong danh sách của bạn, hãy hỏi hai câu hỏi: “Nó có quan trọng không?” và “Nó có
cần thiết đối với bản thân tôi hay đối với những người mà tôi yêu?, Carroll
nói, “Nếu câu trả lời của bạn là không cho cả hai câu hỏi, thì bạn chỉ đơn giản
bị công việc đó làm phân tâm và nó không hề cần thiết, hãy gạch bỏ nó khỏi danh
sách của mình, bạn sẽ cảm thấy mọi công việc hiệu quả hơn.”
4. Thực hiện những mục
còn lại và chia nhỏ chúng ra. Đến bây giờ, danh sách công việc của bạn chỉ
còn lại những thứ quan trọng (như thanh toán hóa đơn và mua sắm hàng hóa) cùng
những thứ khác. Sau đó, Carroll khuyên rằng có vài thứ quan trọng mà bạn vẫn
chưa thực hiện (hoặc chỉ mới làm chút ít), thì hãy chia chúng ra thành những mục
nhỏ hơn và có thể thực hiện được.
Ví dụ, “Nếu bạn muốn học nấu ăn, đừng bắt đầu với một bữa ăn phức tạp dành cho sáu người”, anh ấy nói. “Thậm chí khi bạn không làm hỏng bữa ăn đó, thì một sự bắt đầu đầy khó khăn có thể làm bạn nản lòng”. Những việc nhỏ hơn, theo Carroll, “có thể giúp chúng ta nuôi dưỡng tính hiếu kỳ, và sau đó phát triển thành một niềm đam mê mãnh liệt”. Với việc nấu ăn, hãy bắt đầu bằng những công thức đơn giản nhất, sử dụng các nguyên liệu và cách nấu quen thuộc của bạn.
Mối mục nhỏ nên có mối liên hệ với “một danh sách các hành động
và nhiệm vụ rõ ràng”, Carroll chia sẻ, và bạn chỉ cần dành chưa đầy một tháng để
hoàn thành chúng. Anh ấy cho rằng “Nếu bạn ước tính thực hiện những việc đó
trong khoản thời gian dài hơn một tháng, điều đó cũng ổn. Chỉ cần chia nó thành
những mục nhỏ hơn nữa”. Các mục nhỏ đó không cần phải gắn liền với đam mê hoặc
sở thích ban đầu – đó có thể là bất cứ điều gì mà bạn muốn khám phá thêm.
5. Dành thời gian mỗi
ngày – dù chỉ có 5 phút – để sửa đổi danh sách công việc của bạn. “Chúng ta
phải tập thói quen luôn cập nhật danh sách cần làm của mình bằng những điều mới
được khám phá ra mỗi ngày”, Carroll nói. “Nếu không, nó không còn tính chính
xác nữa, và chúng ta sẽ dần đi sai hướng. Và rồi, những sự chi phối tâm trí phiền
phức bắt đầu trở lại vào cuộc sống của chúng ta”. Đồng thời khi phát hiện thấy
một việc không còn cần thiết đối với bạn nữa, hãy gạch bỏ nó khỏi danh sách cần
làm.
“Thật không may vì thời gian không phải là thứ có thể lấy lại
được,” anh nói, “Trách nhiệm của chúng ta chính là tìm được thứ mình muốn làm
và theo đuổi chúng đến cùng". Hãy ghi những sở thích mới của bạn vào nhật
ký và chia chúng ra thành những mục nhỏ để thực hiện. “Điều này cung cấp cho
chúng ta rất nhiều dữ liệu cá nhân”, Carroll chia sẻ thêm, “và dữ liệu đó có thể
nói lên nhiều điều thú vị trong cuộc sống của bạn: những gì bạn từng thử qua,
những gì bạn chưa thử, những việc bạn nên làm nhiều hơn, những việc nào là hiệu
quả, còn việc nào là không.”
----------
Tác giả: Hailey Reissman
Link
bài gốc: How to
declutter your mind
Dịch
giả: Thùy Trang -ToMo-Learn Something New
(*) Bản
quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên
tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Thùy Trang - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài
viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không
được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**)
Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các
bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày!
(***) Trở thành Cộng tác viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
1,994 lượt xem