Nguyễn Trần Khánh Thư@Gia Vị
5 năm trước
[ToMo] Liệu Bạn Có Phải Là Một Sociopath - Một Người Mắc Chứng Rối Loạn Nhân Cách Xã Hội?
Bạn rất khó để hòa mình vào cảm xúc của người khác ư? Mọi người đều cho rằng bạn vô cảm ư? Nếu đúng là như vậy, có lẽ bạn đã từng bị buộc tội với những tội ác vô nhân tính nào đó. Trong xã hội ngày nay, các cụm từ như ‘sociopath’ và ‘psychopath’ được nhắc đến khá thường xuyên. Nếu ai đó có cách đối xử tàn nhẫn với người khác cùng các biểu hiện cô lập bản thân khỏi xã hội hoặc không quan tâm đến những gì người khác nghĩ, người xung quanh họ có thể sẽ nói rằng: 'Hm, họ bị thái nhân cách hả?' Nếu một người dường như có thể dễ dàng quyến rũ người khác, nhưng không thể hình thành các mối quan hệ lâu dài bởi vì họ dường như vô tâm, hoặc không thể thực sự quan tâm đến những người khác, thì đó chính là dấu hiệu nhận biết một ‘sociopath’.
Nhưng, trong tâm lý học và tâm thần học, những thuật ngữ này rất hiếm khi được sử dụng. Cả psychopath và sociopath đều không được liệt kê như một căn bệnh trong lĩnh vực tâm lý học. Bởi vì bản thân chúng không phải là một tình trạng rối loạn riêng biệt, mà chỉ là những triệu chứng khi chẩn đoán các bệnh tâm lý khác như Rối loạn Nhân cách Xã hội. Điều này có nghĩa là không có số liệu thống kê về số người mắc chứng ‘sociopathic’ hay ‘psychopathic’, nhưng ước tính con số sẽ rơi vào khoảng 4% dân số.
Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi trong tiêu đề gần như chắc chắn là ‘Không’. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể có các đặc điểm của một ‘sociopath’.
1. Một người ‘sociopath’ là gì?
Các đặc điểm xác định của một người thái nhân cách xã hội là bề ngoài rất thông minh, vui vẻ và quyến rũ. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau khi quen biết hoặc bắt đầu một mối quan hệ, ta liền nhận thấy rõ có sự lừa dối và thao túng thường xuyên ở họ, hay có thể nói là gần như liên tục. Vì vậy, sự quyến rũ là điều cần được chú ý đầu tiên. Những người theo chủ nghĩa ‘sociopath’ có thể thu hút rất nhiều người, nhưng họ không có khả năng kết bạn hoặc duy trì những mối quan hệ có ý nghĩa. Thông thường, những người thái nhân cách (tức sociopaths) rất giỏi nói dối và gian lận, và không có khả năng cảm thấy tội lỗi hay hối hận.
2. Các đặc điểm nhận dạng của một ‘sociopath’ là:
Vẻ ngoài quyến rũ và thông minh
Rất tự tin và là ‘linh hồn’ của bất kỳ bữa tiệc nào
Mạnh dạn và tự cao
Hiếm khi cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ
Không hối hận
Nói dối liên tục
Có cảm giác rằng họ đang thổi phồng về sự vượt trội của chính bản thân
Có xu hướng hay phóng đại
Cố chấp không đáng tin cậy
Hung hăng và liều lĩnh
Không tuân thủ các chuẩn mực xã hội
Không có ảo tưởng và các dấu hiệu khác của suy nghĩ phi lý trí
Không căng thẳng hoặc lo lắng
Biểu hiện các hành vi chống xã hội mà không có lý do rõ ràng
Phán đoán kém và không rút kinh nghiệm
Không thể nắm bắt ý nghĩa hoặc chấp nhận một cuộc tình
Bốc đồng hoặc không lên kế hoạch trước
Không có bất kỳ sự đồng cảm nào với người khác
Không thể đọc cảm xúc của người khác
3. Điều gì tạo nên một Sociopath?
Theo nghiên cứu gần đây của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ, khoảng 70% bệnh nhân mắc chứng thái nhân cách đến từ những ngôi nhà vắng mặt người cha. Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng nếu một đứa trẻ không được thể hiện tình cảm, không được gần gũi về mặt tình cảm với cha mẹ, một hoàn cảnh như vậy có thể khiến cho đứa trẻ bị rối loạn chức năng. Từ đó, đứa trẻ ấy sẽ thể hiện các khuynh hướng thái nhân cách trong cuộc sống sau này. Tuy chịu nhiều tác động từ yếu tố môi trường nhưng, dường như hành vi ‘sociopathic’ bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân, ta cũng có được nhiều cách giải thích khác biệt, có khả năng là do yếu tố di truyền, nếu cha hoặc mẹ có các đặc điểm thái nhân cách thì khả năng con cái của họ mắc phải cũng sẽ tăng lên. Các nhà nghiên cứu khoa học thần kinh cũng đã phát hiện ra rằng nhiều người được chẩn đoán mắc chứng Rối loạn Nhân cách Xã hội có những bất thường về thần kinh ở thùy trán của não. Phần não này là trung tâm phán đoán và kiểm soát bản thân.
4. Bạn có thể làm gì nếu biểu hiện một số đặc điểm của ‘sociopath’?
Danh sách trên là tập hợp các phẩm chất khá kém hấp dẫn nhỉ? Nhưng tin tốt là những đặc điểm ấy có thể thay đổi được. Ví dụ, nếu được cho biết rằng bạn thiếu sự đồng cảm hay cảm thấy tâm trạng của người khác hoàn toàn là một điều "bí ẩn" bạn không thể hiểu nổi, thì bạn có thể điều chỉnh hành vi này. Trí tuệ cảm xúc có thể học hỏi được.
5. Vậy làm cách nào để tăng sự đồng cảm, nhận thức xã hội và khả năng yêu thương của bạn?
Thông thạo ngôn ngữ của cảm xúc: để đạt được trí tuệ cảm xúc, bạn phải có khả năng nhận biết và gọi tên cảm xúc của mình, sau đó hiểu được điều gì đang xảy ra. Vì vậy, ví dụ, nếu bạn cảm thấy buồn, bạn có thể xác định nỗi buồn ấy và sau đó tiếp tục hiểu rõ về xúc cảm ấy hơn và nói điều gì đó như 'Buồn là cảm giác mất mát điều gì đó quan trọng, và vì vậy cảm giác buồn giúp xác định được những gì tôi quan tâm đến và điều gì là quan trọng đối với tôi với tư cách là một con người.'
Đặt tên cho cảm xúc của bạn. Một khi bạn hiểu rõ hơn về cảm xúc, điều quan trọng là phải gọi tên được những gì bạn đang cảm thấy.
Đừng lúc nào cũng sử dụng ngôi thứ nhất. Thay vì nói ‘Hiện tại tôi rất tức giận’, hãy tự nghĩ: ‘Giận dữ là một trong những cảm xúc của tôi’. Điều này giúp bạn tránh xa cơn tức giận, giúp bạn hiểu rằng cảm xúc rồi cũng sẽ nhạt phai, và là một yếu tố chứa những nguồn thông tin có thể hữu ích cho bạn.
Ngồi lại với cảm xúc của bạn. Hãy để bản thân buồn bã, tức giận hoặc thất vọng trong một vài khoảnh khắc trong khi bạn đếm đến mười hoặc chỉ hít vào… thở ra…
Cảm nhận bằng cơ thể của bạn. Cơ bắp của bạn có căng không? Bạn có cảm giác gì ở đầu hoặc ngực không? Điều này sẽ giúp định tâm lại để bạn có thể hiểu rõ hơn điều gì đang xảy ra với mình và cách xử lý cảm xúc tiêu cực đó.
Hãy loại bỏ ý nghĩ rằng một số cảm xúc là xấu. Mặc dù cảm thấy sợ hãi hoặc tức giận có vẻ mang tính chất tiêu cực, nhưng chúng thực sự là những yếu tố hữu ích vì có thể giúp bạn giữ an toàn cho bản thân, hoặc sửa sai và tìm kiếm công lý. Nhưng nếu cứ quanh quẩn với những điều tiêu cực và nghĩ rằng cảm xúc ấy là xấu, bạn sẽ ẩn giấu nó vào nơi khuất tối trong trái tim, từ đó, phát sinh ra những vấn đề sau này.
Tìm kiếm các hình mẫu. Khoa học thần kinh đã dạy chúng ta rằng não sẽ tuân theo các kết nối thần kinh hiện có. Ví dụ, nếu bạn luôn có xu hướng kiềm chế cảm xúc của mình và đó chính là điều bạn đã học được từ rất sớm từ bố mẹ, thì đây là một khuôn mẫu hành vi đã được thiết lập sẵn trong hệ thống thần kinh. Nhưng nếu bạn đưa nó vào nhận thức, bạn có thể thay đổi tiến trình hoạt động của hệ thống thần kinh, và phản ứng lại thay vì chỉ hành động một cách không kiểm soát như trước.
-------------
Tác giả: Bridget Freer
Link bài gốc: Are You A Sociopath?
Dịch giả: Nguyễn TRần Khánh Thư- ToMo - Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn Trần Khánh Thư - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.
(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
561 lượt xem