Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public2 năm trước

[ToMo - Song Ngữ] 8 Cách Để Thoát Khỏi Cảm Giác Tủi Thân

We’ve all been dealt a lousy hand, subjected to injustice and cruelty, or had to suffer the consequences of being born a certain way. And we’re not wrong to reflect on our victimhood. It’s perfectly reasonable and healthy to be acutely aware of how our thriving faces resistance. Thinking about our obstacles is necessary to overcome them, but here lies the trap that’s all too easy to get stuck in. We get caught in self-pity when we get bogged down by these obstacles, and we make a choice – mostly subconsciously – not to try to overcome them. To instead, focus on how we are a powerless victim that the universe conspires against us.

Chúng ta đều từng bị đối xử một cách tồi tệ, chịu đựng sự bất công và tàn nhẫn, hay phải gánh chịu những hậu quả đã xảy ra theo cách nào đó. Và chúng ta không sai khi cho rằng mình là nạn nhân. Ta không có lỗi trong việc nhận thức được bản thân cần phải phản kháng lại những điều sai trái ấy một cách mãnh liệt hơn. Điều đó hoàn toàn hợp lý. Nghiệm lại những trở ngại đã gặp là cách cần thiết để ta có thể vượt qua, nhưng đây cũng là cái bẫy mà ai ai cũng rất dễ mắc phải. Chúng ta cảm thấy tủi thân khi vướng vào những trở ngại này, và ta - đưa ra lựa chọn đó là - giữ lại tất cả những đau khổ đó ở trong tiềm thức của mình - và không cố gắng vượt qua nó. Thay vào đó, cứ chú tâm đến việc chúng ta là nạn nhân và bất lực như thế nào và rằng mọi thứ, mọi vật trong vũ trụ này đều đang âm mưu chống lại ta.


What is Self Pity and How Does it Come About?

Tủi thân là gì và nó xảy đến như thế nào?

Branding ourselves as a victim is a defense mechanism. It permits us to feel entitled and righteous. Telling ourselves this story of our victimization, the loop in our thoughts we are all too familiar with, supplies us with endless excuses not to take personal responsibility for our actions or consequences. This leads to laziness, unhelpfulness, and stagnation.

Tự xem mình là nạn nhân là một cơ chế phòng vệ. Bởi nó mang lại cho ta cảm giác rằng mình có quyền và được đối xử công bằng. Tự nhủ với bản thân về câu chuyện nạn nhân của mình, cứ nhào nặn mãi thứ suy nghĩ mà tất cả chúng ta đều đã quá quen thuộc đó, đưa ra vô số lí do để không chịu trách nhiệm về hành động của mình và hậu quả mà bản thân gây ra. Điều này làm ta lười nhác, vô dụng và trì trệ.

This endless supply of excuses is, naturally, a benefit on the surface of it. “Why bother when I am just a loser? The deck is stacked against me, so what’s the point in trying? Everybody should be nice to me. I don’t owe anybody anything.” It feels good and relieving to tell ourselves these stories.

Tất nhiên, những lời bào chữa không có hồi kết này có một lợi ích trước mắt. "Sao phải bận tâm khi mình chỉ là kẻ thua cuộc thôi chứ? Mình gần như chẳng có cơ hội, vậy cố gắng để làm cái gì? Mọi người nên đối xử tốt với mình. Mình chả nợ ai điều gì cả." Thật dễ chịu và nhẹ nhõm khi tự nhủ với bản thân những câu nói như thế này. 


But the reality is that self-pity is far more harmful than it is helpful. Here’s how:

Nhưng thực tế là tự thương hại bản thân có hại hơn là lợi. Đây là cách lí giải cho điều này:

How Does Self Pity Harm Us?

Tại sao tủi thân lại có hại?

Here’s how to recognize warning signs you’re about to start your own pity party.

Đây là cách nhận biết các dấu hiệu cảnh báo bạn sắp bắt đầu những dòng suy nghĩ thương hại mình.

1. Self Limiting

1. Tự giới hạn bản thân 

In making these kinds of statements, it should be evident that our self-pity will prevent us from attempting to achieve our goals in life. We will become pretty comfortable – comfortably uncomfortable – listening to the voices that tell us we’re not good enough even to try. So we languish in laziness instead of taking risks and putting in the effort. If we pity ourselves compulsively, we will aim low and never dare to dream.

Khi đưa ra lời khẳng định này, rõ ràng sự tủi thân sẽ là một vật ngáng con đường hướng tới mục tiêu của chính mình. Chúng ta sẽ trở nên khá an nhiên – thoải mái ngay trong sự khó chịu, lo âu – lắng nghe giọng nói bên tai rằng mình không đủ giỏi để thử điều đó. Vì thế, ta mòn mỏi chờ đợi trong sự biếng nhác thay vì chấp nhận những rủi ro và nỗ lực cho một điều gì đó. Nếu ta có xu hướng tự thương hại bản thân, ta sẽ chỉ đặt mục tiêu không cao và chẳng bao giờ dám ước mơ nữa.

Make sure to also watch out for those thoughts that paint us as a noble warrior, braving the winds of a universe hell-bent on getting us down. Our self-pity can manifest as righteousness in this way, making it easy for us to rest on our laurels and believe that that’s good enough. We feel special and unique in our suffering, and we attempt to gratify ourselves with this narrative in place of real achievement and effort. Again, this is a lie we are telling ourselves to prevent us from the possibility of experiencing further feelings of failure. Our motivation withers away as a result.

Cũng hãy nhớ rằng nên đề phòng luồng suy nghĩ tô dệt nên hình tượng mình như một vị chiến binh cao quý, bất chấp đương đầu với sự uốn lượn của vạn vật luôn muốn hạ gục chúng ta. Theo cách này, ta tự thương hại mình theo một cách thể hiện chính đáng, khiến cho bản thân dễ ngủ quên trong chiến thắng mà tin rằng thế đã là đủ. Chúng ta cảm thấy mình đặc biệt và duy nhất trong nỗi thống khổ của bản thân, rồi cố gắng để hài lòng với câu chuyện này thay cho thành tích và những nỗ lực thực sự. Lần nữa, nó là một lời nói dối mà ta đang tự nói với bản thân để ngăn mình cảm thấy thất bại hơn nữa. Kết quả là động lực của chúng ta dần khô héo đi.

2. Selfishness

2. Lòng ích kỷ 

It can make us less concerned with the struggles of others going on around us. It’s a tricky form of selfishness – one we might not recognize at first. After all, we are the victim, not the perpetrator! But in identifying ourselves as the victim, we will likely become less sensitive to others’ needs or value them as less important than our own. All people face injustice, and there’s no actual saying who’s inner battle deserves the most attention. If we are always the victim, we don’t afford others the space to have their own experience of hardship. Meanwhile, our self-pity can breed jealousy and resentment of the good things we think other people have that we don’t.

Nó có thể khiến ta ít quan tâm hơn đến những khó khăn của người khác đang diễn ra xung quanh mình. Đó là một trạng thái ích kỷ khá rắc rối - điều mà lúc đầu chúng ta không hề nhận ra. Rốt cuộc thì, ta là nạn nhân, chứ không phải là thủ phạm! Nhưng khi tự nhận mình là nạn nhân, ta có thể sẽ trở nên ít nhạy cảm hơn với nhu cầu của người khác hoặc coi họ là kém quan trọng hơn nhu cầu của mình. Ai cũng phải đối mặt với sự bất công, và cũng không thể nói rằng cuộc chiến nội tâm của ai là đáng được chú ý nhất. Nếu chúng ta luôn là nạn nhân, chúng ta sẽ chẳng cho người khác chỗ nào mà họ cảm nhận được những khó khăn, đau khổ. Trong khi đó, sự tự thương hại bản thân có thể làm ta ghen tị và oán giận với những điều tốt đẹp có ở người khác nhưng lại không có ở mình. 

3. Anger and bitterness

3. Giận dữ và cay nghiệt 

It often pairs with anger and bitterness towards others, and even those who don’t deserve it. You won’t often find someone who is pitying and feeling sorry for themselves at present moment without also blaming others and feeling anger towards them. It doesn’t feel good to go around in life feeling angry at the world, for the victims of our wrath nor us and our inner peace.

Cảm giác tủi thân thường đi đôi với sự tức giận và cay nghiệt đối với người khác, cả với những ai không đáng bị như vậy. Bạn sẽ hiếm khi thấy một người nào đó vừa thương hại vừa thấy tiếc cho bản thân mà không đổ lỗi cho người khác rồi cảm thấy tức giận với những người đó. Thật chẳng hề tốt với những người mà ta muốn trút giận lên họ và với cả sự bình yên trong tâm trí của chính mình khi sống mà oán hận với cả thế giới.

In doing this, we will spread our self-pity to others. Victimhood is contagious – when we are inattentive to others’ needs, we are simply perpetuating the cycle. Not only will we feel like the universe is cold and people suck, but now others will too.

Khi làm điều này, chúng ta sẽ gieo rắc nỗi tủi thân cả cho người khác. Tình trạng tự cho mình là nạn nhân "dễ lây lan" – đó là khi ta không quan tâm đến nhu cầu của người khác, và chỉ đơn giản là đang kéo dài chu kỳ. Không chỉ mỗi chúng ta cảm thấy mọi thứ thì lạnh lẽo, con người thì tồi tệ, mà giờ đây những người khác cũng cảm nhận như vậy.

4. Damages relationships

4. Làm tổn hại đến những mối quan hệ 

Needless to say, this will damage our relationships. People find it draining to be around excessively self-pitying and bitter friends. Caught in the trap of self-pity, we will find it hard to celebrate our friends’ wins, using their successes as just more proof that we don’t have it as good as them. Worse still, we may be pleased with their losses.

Không phải nói, điều này sẽ làm tổn hại các mối quan hệ của chúng ta. Mọi người cảm thấy mệt mỏi khi ở cạnh với người bạn quá hay tủi hờn và cay nghiệt. Chúng ta sẽ khó mà ăn mừng chiến thắng của bạn bè khi bị mắc kẹt trong cái bẫy của sự tủi thân, ta sẽ lấy thành công đó để than thở rằng ta không được như họ. Tệ hơn nữa, ta có thể hài lòng trước những mất mát của chính bạn bè mình.

5. Harms our physical health

5. Tổn hại đến sức khỏe thể chất 


It’s harmful to our emotional state influences our physical health. One study from the 90s suggests that people who thought they were “hopeless” had a 20% increase in their blood vessels’ hardening – about the same as smoking a 20-pack of cigarettes a day! Equally, the anger that often rides alongside our self-pity can significantly increase our heart disease and stroke risk. Chronic self-pitying can lead to anxiety, depression which can again impact our physical health and negatively affect us.

Tủi thân có hại cho trạng thái cảm xúc của bản thân, ảnh hưởng đến cả sức khỏe thể chất. Một nghiên cứu từ những năm 90 cho thấy rằng những người nghĩ rằng họ "vô phương cứu chữa" có nguy cơ xơ cứng mạch máu tăng đến 20% ​​- tương đương với việc hút 20 bao thuốc lá mỗi ngày! Tương tự, sự tức giận thường đi đôi với sự tủi thân có thể làm gia tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Tự thương hại kinh niên có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm, một lần nữa có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và ảnh hưởng tiêu cực đến bản thân.

So, knowing the dangers of self-pity, how can we let it go?

Vì vậy, khi biết tủi thân nguy hại thế nào, thì làm cách nào ta có thể buông bỏ được nó?


Còn tiếp...

----------------------------

Tác giả: Amber Murphy

Link bài gốc: Self Pity: 8 Ways to Let Go of Feeling Self Pity

Dịch giả: Tố Quyên - ToMo - Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Tố Quyên - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

123 lượt xem

lh-fulllh-x