Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo - Song ngữ] Anime - Phương Tiện Kể Chuyện Đa Diện Và Phức Tạp

Anime and manga are storytelling mediums equal to movies and books. Anime has more flexibility and one unique strength that movies cannot have.

Anime và manga là phương tiện kể chuyện giống như phim ảnh và sách. Thế nhưng, anime sở hữu tính linh hoạt cao hơn và có một điểm mạnh độc nhất mà phim ảnh không thể có được.

Anime and manga are a style of their own, just like Cubism or Pointillism. Some people lump anime into the “Superflat” art movement because of the flat nature of anime art. But whatever you want to call it, anime is valuable. Back in 2001, animation cells from the anime Princess Mononoke– animation cells were once thought to be trash–sold for thousands of dollars (Watson, 2001).

Anime và manga là các phong cách riêng, giống như Lập thể hay Chấm họa. Một số người gộp anime vào trường phái “Superflat” vì bản chất nghệ thuật phẳng của nó. Nhưng dù bạn muốn gọi nó là gì đi chăng nữa, anime luôn có giá trị quý báu. Năm 2001, các tấm cel của bộ anime Mononoke Hime - các tấm cel từng được cho rác rưởi - đã được bán với giá hàng ngàn đô-la. (Watson, 2001).

Anime storytelling roots extend far back in Japanese art, but the years after World War II marked the beginning of anime as a storytelling medium.  Unlike American cartoons, anime focuses on realism in image and movement. This realism started with the “God of Anime” Osamu Tezuka. Tezuka wrote over 150,000 pages of story, covering every genre and age group (Watson, 2001). He set the groundwork for anime’s breadth. In contrast, most animation in the United States is produced for and watched by children (Halsall, 2004).

Nguồn gốc của hình thức kể chuyện bằng anime có từ thời xa xưa trong lịch sử nghệ thuật Nhật Bản, nhưng những năm sau Thế chiến II mới thực sự đánh dấu sự khởi đầu của anime như một phương tiện kể chuyện. Khác với hoạt hình Mỹ, anime tập trung vào tính thực tế trong hình ảnh và chuyển động. Tính thực tế này xuất phát từ “vị Thần Anime” Osamu Tezuka. Tezuka đã viết hơn 150.000 trang truyện, bao gồm mọi thể loại và nhóm tuổi (Watson, 2001). Ông đã đặt nền móng cho sự truyền bá rộng rãi của anime. Trái lại, đa số phim hoạt hình ở Mỹ được sản xuất và xem bởi trẻ em (Halsall, 2004).

Themes of Anime

“Anime is complex and multifaceted, fabulous storytelling combined with extraordinary animation.”

Các Chủ Đề Của Anime
“Anime rất phức tạp và đa diện, phong cách kể chuyện tuyệt hảo kết hợp với hoạt họa phi thường.”

The wide appeal of anime makes it hard to define, but anime stories typically follow the following themes (Halsall, 2004):

  1. Technology (or magic) vs. humanity.

  2. Problems of technology (or magic) vs. whatever is trying to destroy the world or city.

  3. Good vs. Evil. In a person or in a society.

  4. Rite of Passage. A child growing to adult or a person becoming a better, healthier person.

  5. The challenge of living with other people.

Sức lôi cuốn to lớn của anime khiến ta khó có thể định nghĩa nó, nhưng các câu chuyện anime thường theo đuổi các chủ đề sau (Halsall, 2004):

    1. Công nghệ (hoặc phép thuật) và nhân loại

    2. Vấn đề về công nghệ (hoặc phép thuật) và bất kỳ thứ gì muốn hủy diệt thế giới hoặc thành phố.

    3. Thiện và Ác. Trong một con người hoặc trong một xã hội

    4. Nghi thức của sự chuyển đổi. Một đứa trẻ trưởng thành lên hoặc một người trở nên lành mạnh, tốt đẹp hơn.

    5. Khó khăn trong việc chung sống với người khác.

However, anime is more than its stories. Anime is a medium, a tool for stories. A medium conveys information. Oil painting is one type of medium. Comic books are another.  The techniques of anime– its flatness, large eyes, animation style–are similar to the composition, paints, and techniques used to make paintings. Lately, we’ve seen anime turned into live-action movies. Attack on Titan is one example. Story and medium (the word media is the plural of medium, similar to datum and data) are separate. Attack on Titan isn’t an anime, it is a story that happens to use anime as its medium. This sounds nitpicky, but the distinction is important. Stories can be shared across many different media. A book can become a movie, inspire a painting, or become a comic book. Each medium has strengths and weaknesses that affects how the story works.

Tuy nhiên, anime không chỉ có các câu chuyện. Anime là một phương tiện, một công cụ dành cho các câu chuyện đó. Tranh sơn dầu là một phương tiện. Truyện tranh lại là một phương tiện khác. Các kỹ thuật của anime - độ phẳng, những đôi mắt to tròn cùng phong cách hoạt họa - cũng giống như bố cục, màu vẽ và kỹ thuật dùng trong vẽ tranh. Gần đây, ta thấy anime được chuyển thể thành phim người đóng. Attack on Titan là một ví dụ điển hình. Câu chuyện và phương tiện truyền thông (từ media là số nhiều của medium, giống như datum và data) là hai thứ riêng biệt. Attack on Titan không phải là anime, nó là một câu chuyện sử dụng anime làm phương tiện. Nghe có vẻ kỹ tính, nhưng phân biệt chúng rất quan trọng. Các câu chuyện có thể được chia sẻ qua nhiều các phương tiện truyền thông khác nhau. Một cuốn sách có thể trở thành một bộ phim, truyền cảm hứng cho một bức tranh hoặc trở thành một cuốn truyện tranh. Mỗi phương tiện có điểm mạnh và điểm yếu riêng tác động đến cách kể lại câu chuyện đó.

Many people, myself included, have problems with “anime.” But it isn’t anime we have a problem with. It is the stories that ruffle us. Many of the stories in anime are poorly paced and told. However, this has little to do with anime as a medium. Live-action has poor storytelling too. A poor story dressed up with blockbuster actors or excellent, vibrant animation is still  a poor story. Now, I am not saying anime doesn’t influence stories. Every medium has limits. A live action movie can’t portray the outlandish things drawn media can. That is why movies rely so much on computer animation for transforming robots and creating vast environments. But no matter how shiny the special effects or how well known the actress, a poor story is a poor story. The medium can’t save it.

Nhiều người, trong đó có tôi, có vấn đề với “anime”. Nhưng chúng tôi không có vấn đề với anime. Mà các câu chuyện trong đó khiến chúng tôi bực mình. Nhiều câu chuyện trong anime có nhịp độ và cách kể chuyện không tốt. Tuy nhiên, nguyên nhân không phải là do phương tiện anime. Phim người đóng cũng có lối kể chuyện khá tệ. Một câu chuyện không hay được đánh bóng bằng diễn viên nổi tiếng hay hoạt họa sôi động, xuất sắc vẫn là một câu chuyện không hay. Tôi không nói rằng anime không có ảnh hưởng đến các câu chuyện. Mọi phương tiện đều có giới hạn. Một bộ phim người đóng không thể diễn tả những thứ kỳ lạ mà các phương tiện vẽ có thể. Đó là lý do tại sao phim ảnh phụ thuộc rất nhiều vào hoạt họa máy tính để biến hóa robot và tạo ra các khung cảnh rộng lớn. Nhưng dù các hiệu ứng đặc biệt có hào nhoáng, dù diễn viễn có nổi tiếng đến mức nào, một câu chuyện tệ vẫn hoàn tệ. Và phương tiện không thể cứu nó.

Anime’s Strengths and Weaknesses

Now that we have story and medium separated, let’s talk about strengths and weaknesses of media. Some media lend themselves better to certain stories. Live-action features recognizable faces and names that can capture a story. Anime has a different strength: unique characters. Whereas Clark Gable will always look like Clark Gable no matter what character he plays (I am a classic movie fan), an anime character will appear only once. That character will only belong to a certain story. Sure, other characters may resemble the character, but Eureka will only appear in the Eureka Seven universe–OVAs and other retellings are still a part of a story’s universe. Just look at American comic books for examples of this! This uniqueness gives anime an advantage over movies. Once the story is over, the character will not appear again. Spencer Tracy appeared in many movies. Ichigo only exists in the Bleach universe.

Điểm Mạnh Và Điểm Yếu Của Anime

Sau khi đã phân biệt câu chuyện và phương tiện, ta sẽ cùng nói về các điểm mạnh và yếu của phương tiện truyền thông. Một số phương tiện sẽ thích hợp hơn trong một vài câu chuyện nhất định. Đặc trưng của phim người đóng là khả năng nhận diện ra các gương mặt và tên tuổi lừng danh đang đóng trong câu chuyện đó. Anime lại có một thế mạnh khác: các nhân vật độc nhất vô nhị. Trong khi Clark Gable sẽ luôn mang vẻ ngoài là Clark Gable dù đóng bất kỳ nhân vật nào (tôi là người hâm mộ phim cổ điển), nhân vật anime sẽ chỉ xuất hiện đúng một lần. Nhân vật ấy chỉ thuộc về một câu chuyện nhất định. Dĩ nhiên, các nhân vật khác có thể trông giống nhân vật ấy, nhưng Eureka sẽ chỉ xuất hiện trong vũ trụ Eureka Seven - OVA và các bản làm lại khác vẫn là một phần của vũ trụ đó. Cứ nhìn vào ví dụ của truyện tranh Mỹ mà xem! Sự độc nhất này cho anime một lợi thế mà phim ảnh không có. Một khi câu chuyện kết thúc, nhân vật đó sẽ không xuất hiện nữa. Spencer Tracy xuất hiện trong nhiều phim. Nhưng Ichigo chỉ tồn tại trong vũ trụ Bleach.

This makes the death of characters in anime crash down on us. They are dead in a stark, final way. Sure we can rewatch the series or write fan fiction, but when a character dies in anime or the series ends, the character will not appear again. Movies envy the finality of an anime character’s death. Even characters that live on, the finality of the viewer’s parting with them can’t be matched by movies. Samurai Champloo‘s ending is a good example of this wistful parting of character and viewer. This is the greatest strength of anime’s storytelling.

Điều này khiến cho cái chết của các nhân vật trong anime làm ta sụp đổ. Họ chết một cách rõ ràng, dứt khoát. Tất nhiên ta có thể xem lại hoặc viết fanfic, nhưng khi một nhân vật chết trong anime hay khi sê-ri ấy kết thúc, nhân vật đó sẽ không còn xuất hiện nữa. Phim ảnh luôn ghen tị với cái chết cuối cùng của nhân vật anime. Kể các khi nhân vật đó còn sống, sự chia tay cuối cùng của người xem đối với họ không thể giống được với phim ảnh. Cái kết của Samurai Champloo là một ví dụ cho sự từ biệt nuối tiếc giữa nhân vật và khán giả. Đây là điểm mạnh lớn nhất của kể chuyện bằng anime.

Because it is a drawn medium, anime tells stories that requires live-action to splurge on special effects. Think about the Lord of the Rings movies and their extreme sets and computer animation. Middle Earth took a lot of effort to create on the screen. Contrast this with what a painting can do. Anime enjoys the “suspension of disbelief” that movies have to work at achieving. Because movies feature living people, we have to stretch our ability to believe what we see.

Vì là phương tiện vẽ, anime kể các câu chuyện đòi hỏi phim người đóng phải phô trương các hiệu ứng đặc biệt. Hãy nghĩ đến loạt phim Chúa tể những chiếc nhẫn và những cảnh phông phi thường và hoạt họa máy tính. Họ phải tốn rất nhiều công sức để tái hiện lại Trung Địa trên màn ảnh. Trái ngược với những gì một bức tranh có thể làm được. Anime tận hưởng quá trình “đình chỉ sự hoài nghi" mà phim ảnh phải cố gắng đạt được. Vì phim được diễn bởi người thật, chúng ta phải vươn xa khả năng để tin vào những gì ta thấy.

However, anime, because it doesn’t seek to replicate reality, enjoys more leeway. We can believe weird stuff when it is drawn easier than if it was live. We expect reality– and anything that looks real–to behave in certain ways. Violating those ways can shock us out of a story. Books and movies have to work hard at building worlds that can have odd stuff, like magic, without shocking us out of the story. Anime and comics can blast us without too much worry.

Tuy nhiên, anime, vì không hướng đến mô phỏng hiện thực, nên có nhiều sự linh động hơn. Ta dễ tin vào những thứ kì quặc khi nó được vẽ hơn là khi nó thật. Ta đòi hỏi thực tế - và bất kỳ thứ gì trông như thật - phải tuân theo những cách nhất định. Vi phạm các cách đó có thể khiến ta bị sốc, dễ dàng thoát ra khỏi câu chuyện. Sách và phim ảnh phải nỗ lực trong việc xây dựng thế giới có những thứ kì lạ, như phép thuật, mà không gây choáng váng cho chúng ta. Trong khi anime và truyện tranh có thể cho nổ tung ta mà không cần lo lắng quá nhiều.

Anime’s techniques contains its weakness…at least for America. Because Americans associate animation with childhood, anime has limited appeal. And this limited appeal limits the type of stories that make it to the United States. Teens and twenty-somethings dominate anime’s US audience. This means companies send stories that appeal to this limited audience. This forces the medium into a niche that has proven difficult to escape. In turn, this also encourages lower quality storytelling. Expansive adult stories, like Ghost in the Shell, are rare because American adults are not socialized to view anime as a valid storytelling medium.

Các kỹ thuật của anime vẫn còn những điểm yếu, ít nhất là với Mỹ. Vì người Mỹ gắn hoạt hình với tuổi thơ, nên anime không có nhiều sức hút. Sức hút có hạn này hạn chế các thể loại truyện có thể sang được tới Mỹ. Thanh thiếu niên và người trong độ tuổi đôi mươi chiếm đa số khán giả anime ở đây. Điều này có nghĩa là các công ty gửi sang các câu chuyện để gây sức hút với lượng khán giả hạn chế này. Nó khiến phương tiện này trở thành một thị trường ngách khó thoát khỏi. Cùng với đó, nó khích lệ những câu chuyện có chất lượng kém. Những câu chuyện người lớn có tính phổ biến rộng rãi như Ghost in the Shell khá hiếm hoi vì người Mỹ trưởng thành không coi anime là một phương tiện kể chuyện hợp thức.

Certain stories fit best in certain media. The elements of the story may be best handled by the techniques of a certain medium. Take Lord of the Rings. Because of the themes and general believable nature of Middle Earth, the story favored movies. There is a bad cartoon of The Hobbit. Now, imagine One Piece as a movie. I really can’t see the odd world translating well to live-action. It would lose what makes One Piece One Piece.

Các câu chuyện nhất định phù hợp với các phương tiện nhất định. Những yếu tố của câu chuyện có thể được thể hiện tốt nhất nhờ kỹ thuật của một phương tiện nào đó. Ví dụ như Chúa tể của những chiếc nhẫn. Vì bối cảnh và bản chất dễ tin nhìn chung của Trung Địa, bộ phim được thích nhờ câu chuyện của nó. Thế nhưng cũng có một phiên bản hoạt hình khá tệ về Anh chàng Hobbit này. Giờ hãy tưởng tượng One Piece là một phim điện ảnh. Tôi thực sự không thể mường tượng được thế giới kỳ lạ ấy sẽ chuyển dịch thành công sang dạng người đóng như thế nào. Nó sẽ mất đi cái chất làm cho One Piece trở thành One Piece.

The main point to take away from this is the separation of story and medium. Anime isn’t the stories. Anime is the method of telling those stories.

Điều quan trọng nhất cần rút ra ở đây là sự khác biệt giữa câu chuyện và phương tiện. Anime không phải là các câu chuyện. Anime là cách để kể các câu chuyện ấy.

----------
Tác giả: Christopher Kincaid

Link bài gốc: Anime as a Storytelling Medium

Dịch giả: Trần Liên Ngọc - ToMo - Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch giả: Trần Liên Ngọc - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

106 lượt xem

lh-fulllh-x