[ToMo - Song Ngữ] Hiệu Ứng Pygmalion: Khi Tiên Đoán Trở Thành Hiện Thực
If you expect a dazzling feat, you might just get one.
Nếu bạn mong đợi một kỳ tích xảy ra, thì nó có thể trở thành hiện thực.
Many people believe that their pets are of unusual intelligence and can understand everything they say, often with stories of abnormal behavior to back it up. In the late 19th century, one man made such a claim about his horse—and appeared to have evidence to prove it to anyone.
Nhiều người tin rằng thú cưng của họ có trí thông minh khác thường và có thể hiểu mọi điều họ nói, thường những niềm tin này sẽ có những câu chuyện về hành vi bất thường kèm theo. Vào cuối thế kỷ 19, một người đàn ông đã đưa ra tuyên bố tương tự về con ngựa của mình - và ông ấy có bằng chứng để chứng minh điều đó với mọi người.
Wilhelm Von Osten was a teacher and horse trainer who believed animals could learn to read or count. Von Osten’s initial attempts with dogs and a bear were unsuccessful, but when he began working with an unusual horse, he ended up changing our understanding of psychology. Known as Clever Hans, the horse in question could answer questions with 90 percent accuracy by tapping his hoof. He could add, subtract, multiply, divide, and tell the time and the date.
Wilhelm Von Osten từng là một giáo viên, người huấn luyện ngựa và ông tin rằng động vật có thể học cách đọc hoặc đếm. Những nỗ lực ban đầu của Von Osten với những chú chó và một chú gấu đã không thành công, nhưng khi bắt đầu làm việc với những con ngựa bất thường, ông đã thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về tâm lý học. Chú ngựa Clever Hans của ông đã có thể trả lời các câu hỏi với độ chính xác 90% bằng cách gõ móng của mình. Nó có thể cộng, trừ, nhân, chia và cho biết ngày, giờ.
Clever Hans could also read and understand questions written or asked in German. Crowds flocked to see the horse, and the scientific community soon grew interested. Researchers studied the horse, looking for signs of trickery. Yet they found none. The horse could answer questions asked by anyone, even if Von Osten was absent. This indicated that no signaling was at play. For a while, the world believed the horse was truly clever.
Clever Hans cũng có thể đọc và hiểu những câu hỏi được viết hoặc hỏi bằng tiếng Đức. Chú đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của mọi người, trong đó có cả giới khoa học. Nhiều những nghiên cứu đã được thực hiện về chú ngựa này, cố gắng tìm ra những dấu hiệu của sự lừa đảo. Và kết quả là, không có bất kỳ dấu hiệu nào được tìm thấy. Chú ngựa ấy có thể trả lời câu hỏi được đưa ra bởi bất kỳ ai, ngay cả khi Von Osten vắng mặt. Điều này cho thấy không có trò bịp bợm nào ở đây. Trong một thời gian, thế giới thực sự tin rằng chú ngựa ấy thực sự thông minh.
Then psychologist Oskar Pfungst turned his attention to Clever Hans. Assisted by a team of researchers, he uncovered two anomalies. When blinkered or behind a screen, the horse could not answer questions. Likewise, he could respond only if the questioner knew the answer. From these observations, Pfungst deduced that Clever Hans was not making any mental calculations. Nor did he understand numbers or language in the human sense. Although Von Osten had intended no trickery, the act was false.
Sau đó, nhà tâm lý học Oskar Pfungst đã chú ý tới Clever Hans. Với sự hỗ trợ của một nhóm các nhà nghiên cứu, ông ấy phát hiện ra hai điểm bất thường. Khi bị che mắt hay ở sau ống kính, chú ngựa này không thể trả lời các câu hỏi. Tương tự, nó chỉ có thể phản hồi nếu người hỏi biết câu trả lời. Từ những quan sát trên, Pfungst rút ra rằng Clever Hans không hề làm bất kỳ phép toán nào. Hay nó cũng không hiểu các con số và những ngôn ngữ theo nghĩa của con người. Mặc dù Von Osten không hề có ý định gian dối nhưng hành động này là sai.
Instead, Clever Hans had learned to detect subtle yet consistent nonverbal cues. When someone asked a question, Clever Hans responded to their body language with a degree of accuracy many poker players would envy. For example, when someone asked Clever Hans to make a calculation, he would begin tapping his hoof. Once he reached the correct answer, the questioner would show involuntary signs. Pfungst found that many people tilted their head at this point. Clever Hans would recognize this behavior and stop.
Thay vào đó, Clever Hans đã học cách phát hiện ra những tín hiệu phi ngôn ngữ nhỏ bé nhưng tương quan. Khi ai đó hỏi, Clever Hans thông qua ngôn ngữ cơ thể của họ và đưa ra câu trả lời với mức độ chính xác khiến mọi người phải ghen tị. Ví dụ, khi ai đó yêu cầu Clever Hans làm một phép tính, chú sẽ bắt đầu gõ móng của mình. Một khi nó gõ đến câu trả lời chính xác, người hỏi sẽ có những dấu hiệu khác thường. Pfungst nhận ra rằng nhiều người thường nghiêng đầu khi có có câu trả lời chính xác. Clever Hans khi ấy sẽ nhận ra hành vi này và dừng lại.
When blinkered or when the questioner did not know the answer, the horse didn’t have a clue. When he couldn’t see the cues, he had no answer. People believed the horse understood them, so they effectively made it possible. Subtle cues in our behavior influence what other people are capable of. The horse was obviously unusually smart, but no one would have known if he hadn’t been given the opportunity to display it. Which raises the question: what unimagined things could we all be capable of if someone simply expected them?
Khi bị che mắt mắt hoặc khi người hỏi không biết câu trả lời, chú sẽ không có bất cứ manh mối gì về câu trả lời chính xác. Và tất nhiên khi đó, chú sẽ không thể đưa ra câu trả lời. Mọi người tin rằng chú ngựa này hiểu những gì mình làm, vì thế họ cho rằng niềm tin đó có thật. Những dấu hiệu nhỏ trong hành vi của chúng ta ảnh hưởng đến khả năng của người khác. Clever Hans rõ ràng thông minh một cách khác thường, nhưng sẽ không có người biết nếu nó không có cơ hội để thể hiện. Điều này dấy lên câu hỏi rằng: Chúng ta có khả năng làm được một điều phi thường không khi chỉ cần nhận được sự mong đợi từ ai đó?
How expectations influence performance
Kỳ vọng ảnh hưởng như thế nào đến hành động
The term “Pygmalion effect” was coined in reference to studies done in the 1960s on the influence of teacher expectations on students’ IQs. The studies asked if teachers had high expectations, would those expectations become self-fulfilling prophecies regardless of initial IQ? In that particular case, years of debate and analysis have resulted in the conclusion that the effects were negligible.
Thuật ngữ “Hiệu ứng Pygmalion” được đặt ra dựa vào việc tham khảo các nghiên cứu được thực hiện vào những năm 1960 về ảnh hưởng của kỳ vọng mà giáo viên dành cho chỉ số IQ của học sinh. Những nghiên cứu đã đặt ra câu hỏi liệu khi giáo viên có những kỳ vọng cao, thì những kỳ vọng đó có trở thành lời tiên tri tự ứng nghiệm bất kể chỉ số IQ ban đầu của học sinh là bao nhiêu không? Với trường hợp cụ thể đó, các nhà nghiên cứu đã tốn hàng năm trời tranh luận và phân tích để đưa ra kết luận rằng những ảnh hưởng là không hề đáng kể.
Nonetheless, the concept of the Pygmalion effect—expectations influencing performance and becoming self-fulfilling prophecies—is widespread. Many people have stories of achieving something just because someone had especially high expectations of them.
Tuy nhiên, nội dung của hiệu ứng Pygmalion - kỳ vọng ảnh hưởng đến sự thể hiện và trở thành lời tiên tri tự ứng nghiệm - được biết đến rộng rãi. Nhiều người cũng có những câu chuyện về việc làm được điều gì đó chỉ vì ai đó đặt sự kỳ vọng cao nơi họ.
In Pygmalion in Management, J. Sterling Livingston writes:
Ở cuốn Pygmalion in Management (Hiệu Ứng Pygmalion Trong Quản Lý), J. Sterling Livingston viết:
“Some managers always treat their subordinates in a way that leads to superior performance. But most…unintentionally treat their subordinates in a way that leads to lower performance than they are capable of achieving. The way managers treat their subordinates is subtly influenced by what they expect of them. If manager’s expectations are high, productivity is likely to be excellent. If their expectations are low, productivity is likely to be poor. It is as though there were a law that caused subordinates’ performance to rise or fall to meet managers’ expectations.”
“Một vài nhà quản lý thường đối xử với cấp dưới theo cách dẫn dắt họ đạt hiệu quả công việc cao hơn. Nhưng hầu hết các nhà quản lý…vô tình đối xử với cấp dưới theo cách dẫn đến hiệu suất công việc thấp hơn khả năng của họ. Cách các nhà quản lý đối xử với cấp dưới ảnh hưởng bởi cách đặt kỳ vọng lên họ. Nếu kỳ vọng của người quản lý cao, năng suất công việc thường cũng tăng theo. Và ngược lại, kỳ vọng thấp sẽ kéo theo sự suy giảm trong năng suất công việc. Dường như có một quy luật nào đó tồn tại đằng sau việc này”.
The Pygmalion effect suggests our reality is negotiable and can be manipulated by others—on purpose or by accident. What we achieve, how we think, how we act, and how we perceive our capabilities can be influenced by the expectations of those around us.
Hiệu ứng Pygmalion cho thấy thực tế có thể được thay đổi và bị thao túng bởi người khác - dù cố tình hay vô ý. Những gì chúng ta đạt được, cách chúng ta nghĩ, cách chúng ta hành động và cách chúng ta nhìn nhận về khả năng của bản thân có thể bị ảnh hưởng bởi những kỳ vọng của những người xung quanh.
Clever Hans was an intelligent horse, but he was smart because he could read almost imperceptible nonverbal cues, not because he could do math. So he did have unusual capabilities, as shown by the fact that few other animals have proved capable of the same.
Clever Hans là một chú ngựa thông minh, nhưng nó thông minh bởi nó có thể đọc các tín hiệu phi ngôn ngữ gần như không thể nhìn thấy, chứ không phải vì nó có thể làm toán. Vì thế nó có khả năng đặc biệt, thể hiện ở thực tế rằng rất ít loài động vật chứng minh được khả năng tương tự.
An interesting use of the Pygmalion effect might be that suggested by George Bernard Shaw’s play Pygmalion. In it, Professor Henry Higgins takes a poor flower seller from the streets, Eliza Doolittle, and by giving her elocution lessons helps her sound like a duchess. Being able to speak like a member of the upper classes is meant to open doors and give her opportunities that she would otherwise never have.
Chúng ta có thể tìm thấy một ví dụ về Hiệu ứng Pygmalion trong vở kịch Pygmalion của George Bernard Shaw. Trong vở kịch đó, giáo sư Henry Higgins đã dạy cho Eliza, một người bán hoa nghèo khổ trên đường những bài học về cách diễn thuyết giúp cô ấy giống như một nữ công tước. Việc nói chuyện như một thành viên thuộc tầng lớp quý tộc đồng nghĩa với việc những cánh cửa được mở ra và cô ấy sẽ có những cơ hội không bao giờ có được nếu không học.
The play is, among other things, an exploration of how others’ expectations limit us. Eliza has far more potential than can be realized solely because of her accent. A critical part of the plot is that Eliza herself is all too aware of how her speech holds her back and diminishes her value in the eyes of others. She is the one who follows Higgins and cajoles him into taking her on as a student. She sees the opportunities that will follow from changing her accent.
Cùng với những điều khác, vở kịch là ví dụ cho thấy kỳ vọng của người khác có thể giới hạn chúng ta như thế nào. Eliza có nhiều tiềm năng hơn những gì có thể nhận ra chỉ bởi vì giọng của cô ấy. Một phần quan trọng của cốt truyện đó là bản thân Eliza đã hiểu rằng cách nói chuyện của bản thân đã làm cho mình không thể phát triển và làm giảm giá trị của mình trong mắt người khác như thế nào. Cô ấy là người đi theo Higgins và thuyết phục ông ấy nhận cô làm học sinh. Cô đã nhìn thấy những cơ hội của việc thay đổi giọng nói.
The improvements in Eliza’s speech alone do not confer the opportunities. But being able to speak like a duchess puts her in the company of people from whom she can learn the sentiments and sensibilities of the upper class. When she begins to speak like them, they treat her differently, giving her an opening to expand her capabilities.
Chỉ riêng những tiến bộ trong cách nói chuyện của Eliza đã không thể mang lại cơ hội cho cô ấy. Nhưng khả năng nói chuyện như một nữ công tước đã giúp cô có thể tiếp cận với những người mà cô có thể học được cách suy nghĩ cùng sự nhạy bén của tầng lớp quý tộc. Khi cô bắt đầu nói chuyện giống họ, cách họ đối xử với cô cũng trở nên hoàn toàn khác, và họ đã cho cô cơ hội để phát triển khả năng của mình.
Check your assumptions
Kiểm tra các giả định của bạn
“The visions we offer our children shape the future. It matters what those visions are. Often they become self-fulfilling prophecies. Dreams are maps.” —Carl Sagan
“Tầm nhìn chúng ta có thể định hình tương lai của những đứa trẻ. Nhưng vấn đề là những tầm nhìn đó là gì. Thường thì chúng trở thành những lời tiên tri tự ứng nghiệm. Ước mơ là những tấm bản đồ.” - Carl Sagan
In Self-Fulfilling Prophecy: A Practical Guide to Its Use in Education, Robert T. Tauber describes an exercise in which people are asked to list their assumptions about people with certain descriptions. These included a cheerleader, “a minority woman with four kids at the market using food stamps,” and a “person standing outside smoking on a cold February day.” An anonymous survey of undergraduate students revealed mostly negative assumptions. Tauber asks the reader to consider how being exposed to these types of assumptions might affect someone’s day-to-day life.
Trong cuốn Self-Fulfilling Prophecy: A Practical Guide to Its Use in Education (Tạm dịch: Lời tiên tri tự ứng nghiệm: Một hướng dẫn thực tế trong giáo dục), Robert T.Tauber đã mô tả một bài tập trong đó mọi người được yêu cầu liệt kê các giả định của họ về những người với một số mô tả nhất định. Những người này bao gồm một hoạt náo viên, “một phụ nữ người dân tộc thiểu số với 4 đứa trẻ dùng tem phiếu ở chợ” và “một người đứng hút thuốc dưới tiết trời tháng 2 rét mướt”. Một cuộc khảo sát ẩn danh đối với sinh viên đại học cho thấy hầu hết các giả định là tiêu cực. Tauber yêu cầu người đọc xem xét việc tiếp xúc với những giả định này có thể ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hằng ngày của ai đó.
The expectations people have of us affect us in countless subtle ways each day. Like Eliza Doolittle, those expectations dictate the opportunities we are offered, how we are spoken to, and the praise and criticism we receive. Individually, these knocks and nudges may have minimal impact. In the long run, however, they might dictate whether we succeed or fail or fall somewhere on the spectrum in between.
Những kỳ vọng mọi người dành cho chúng ta ảnh hưởng đến chúng ta theo nhiều cách khác nhau mỗi ngày. Giống như Eliza Doolittle, những kỳ vọng đó quyết định những cơ hội mà chúng ta có thể có, cách chúng ta được tiếp xúc và những lời khen ngợi cũng như chỉ trích mà ta nhận được. Cá nhân những sự thúc đẩy này có thể có tác động vô cùng nhỏ. Tuy nhiên, về lâu dài, chúng có thể quyết định việc liệu chúng ta thành công hay thất bại, hay rơi vào đâu đó trong khoảng trống giữa thành công và thất bại.
A perfect illustration of this is the case of James Sweeney and George Johnson, as described in Pygmalion in Management. Sweeney was a teacher at Tulane University, where Johnson worked as a porter. Aware of the Pygmalion effect, or perhaps just familiar with the play, Sweeney had a hunch that he could teach anyone to be a competent computer operator. He began his experiment, offering Johnson lessons each afternoon. Other university staff were dubious, especially as Johnson appeared to have a low IQ. But the effort was successful, and the former janitor eventually became responsible for training new computer operators.
Một ví dụ minh hoạ hoàn hảo là trường hợp của James Sweeney và George Johnson, như được mô tả trong cuốn Pygmalion in Management (Hiệu Ứng Pygmalion Trong Quản Lý). Sweeney là một giáo viên ở Đại học Tulane, nơi Johnson làm công nhân bốc vác. Nhận thức được Hiệu ứng Pygmalion hoặc chỉ là thói quen, Sweeney có linh cảm rằng ông ấy có thể dạy bất kỳ ai trở thành một người sử dụng máy tính thành thạo. Ông bắt đầu các thử nghiệm và dạy học cho Johnson vào mỗi buổi chiều. Các nhân viên khác trong trường đều tỏ ra nghi ngờ, đặc biệt là khi Johnson dường như có chỉ số IQ khá thấp. Nhưng nỗ lực đã thành công và người lao công cũ sau này đã trở thành người đào tạo những người khác cách vận hành máy tính.
The Pygmalion effect is best understood as a reminder to be mindful of the potential influence of our expectations. Even if the effect is small, having high expectations in many situations can only inspire others regarding their own capabilities. People’s limitations can be stretched if you change your perception of their limitations.
Hiệu ứng Pygmalion rõ ràng là lời nhắc nhở chúng ta hãy lưu tâm tới những ảnh hưởng tiềm tàng của sự kỳ vọng. Ngay cả khi ảnh hưởng không quá lớn, sự kỳ vọng cao trong nhiều tình huống có thể truyền cảm hướng cho người khác về năng lực của chính họ. Những giới hạn của con người có thể được nới lỏng khi bạn thay đổi nhận thức của bạn về giới hạn của họ.
A lot of what we accomplish in life is done in groups. Individual success is often dependent on some degree of team success. Thus, we have a better chance of succeeding when we are around others who succeed. If you want the people around you to have success, you can try raising your expectations.
Nhiều điều chúng ta đạt được trong cuộc sống được thực hiện theo các nhóm. Thành công cá nhân thường phụ thuộc vào một số mức độ thành công của nhóm. Vì vậy, chúng ta có cơ hội thành công hơn khi ở xung quanh ta có những người thành công. Nếu bạn muốn những người quanh bạn thành công, bạn có thể thử nâng cao kỳ vọng của chính mình.
If you expect the worst, you’ll probably get it.
Còn nếu bạn mong đợi điều tồi tệ nhất xảy ra, bạn sẽ nhận được nó.
----------
(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.
(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
225 lượt xem