Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

[ToMo - Song Ngữ] Sau 10 Năm, “WALL-E” Vẫn Là Bộ Phim Hoạt Hình Có Câu Chuyện Tình Yêu Mang Đậm Tính Nhân Văn Nhất

Pixar has been churning out memorable anthropomorphic characters since 1995’s Toy Story. They’ve brought everything from courageous insects to culinary rats and literal emotions to life. But the studio achieved something special with the two robots at the center of WALL-E. A decade after it was first released, Andrew Stanton’s 2008 film remains the animation genre’s most human love story and a masterpiece of visual and aural storytelling.

Pixar đã tạo ra rất nhiều nhân vật được nhân cách hóa từ bộ phim hoạt hình đầu tiên - Toy Story năm 1995. Họ mang tất cả các loài sinh vật từ những con côn trùng dũng cảm đến những con chuột biết nấu ăn cùng với những cảm xúc chân thực vào cuộc sống. Nhưng hãng đã đạt được một vài điều đặc biệt khi tạo ra hai nhân vật robot cho bộ phim WALL-E. Một thập kỷ sau lần đầu tiên công chiếu, bộ phim từ năm 2008 này của Andrew Stanton đã để lại câu chuyện tình mang đậm tính nhân văn nhất của thể loại hoạt hình và là một kiệt tác kể chuyện bằng hình ảnh và âm thanh.

WALL-E, which hit theaters 10 years ago today on June 27, 2008, is a sci-fi movie about humankind’s laziness, greed, and lack of environmental concern. In Stanton’s futuristic dystopia, set in the year 2805, the humans are the bad guys and the machines save the day. Mankind carelessly destroyed their planet with pollution, built a corporation that controls the economy and government in space, and gave up on saving Earth to turn into slothful slaves. You know, typical kid’s movie stuff.

Bộ phim gây bùng nổ các rạp chiếu phim cách đây 10 năm vào ngày 27 tháng 6 năm 2008, WALL-E, thuộc thể loại khoa học viễn tưởng, kể về sự lười biếng, tham lam và sự phớt lờ những vấn đề về môi trường của con người. Trong viễn cảnh tương lai của Stanton, lấy bối cảnh vào năm 2805, con người là phản diện và máy móc giải cứu thế giới. Loài người đã dùng sự ô nhiễm để phá hủy một cách tàn nhẫn hành tinh của họ, xây dựng một tập đoàn nắm giữ và điều khiển nền kinh tế và môi trường trong vũ trụ, và rồi từ bỏ việc cứu trái đất, trở thành những nô lệ của sự lười biếng. Mọi người biết đấy, đây cũng là mô típ điển hình của phim hoạt hình dành cho trẻ em.

While the last survivors of Earth were once real-life people, as shown by the film’s use of live-action actors like Fred Willard in 700-year-old videos, in the dystopian future mankind has evolved into animated beings. (At least, that’s my theory). In their interstellar home they’re confined to hover chairs, unable to walk due to a loss of bone density, and only experience life through their screens (hey, this sounds familiar). The humans of WALL-E are hardly even human at all; instead, the film’s most human character is a garbage truck on wheels. But WALL-E isn’t just so full of life due to the lack of humanity around him. Stanton’s film turns the last robot on Earth into a lovable hero we can identify with.

Mặc dù những người sống sót cuối cùng của trái đất từng là người có thật ngoài đời, chẳng hạn như việc bộ phim đã sử dụng các diễn viên người thật đóng như Fred Willard trong các video 700 năm tuổi, nhưng loài người trong tương lai đen tối đã biến thành những nhân vật hoạt hình. (Ít nhất thì đó là giả thuyết của tôi). Trong ngôi nhà trôi lênh đênh giữa các vì sao, họ phải ngồi trên những chiếc ghế lơ lửng, không thể đi bộ vì thiếu hụt mật độ xương (bị loãng xương và chỉ có thể trải nghiệm cuộc sống qua màn hình (Này, đoạn này nghe quen quen). Con người trong bộ phim này thậm chí còn chẳng phải là con người nữa, thay vào đó, nhân vật giống con người nhất của bộ phim lại là chiếc xe đổ rác nhỏ bé. Nhưng WALL-E không phải chỉ tràn đầy sức sống vì sự thiếu vắng con người xung quanh cậu ấy. Chúng ta nhận ra rằng bộ phim của Stanton đã biến con robot cuối cùng trên trái đất thành một anh hùng đáng yêu.

For the first 40 minutes of this 98-minute film there’s practically no dialogue. Besides a brief expositional voiceover from a digital billboard, and WALL-E and EVE exchanging names, we don’t hear any spoken words until the two robots arrive on the Axiom spaceship to meet Jeff Garlin’s Captain. The first half of the film functions like a silent movie, and it’s easy to see the Charlie Chaplin and Buster Keaton influences. WALL-E is pretty much the robot version of the silent film stars, using his gestures and facial expressions (er, metal camera eye-ball expressions) to showcase his sweet and curious personality.

Trong 40 phút đầu tiên của bộ phim 98 phút, không có bất kỳ lời thoại nào. Ngoài giọng nói lồng tiếng ngắn gọn từ một bảng quảng cáo kỹ thuật số và lúc WALL-E và EVE giới thiệu tên nhau thì chúng ta sẽ không nghe được bất kỳ lời nói nào cho đến khi cả hai robot lên tàu vũ trụ Axiom để gặp thuyền trưởng Jeff Garlin. Nửa đầu phim khiến ta cảm tưởng đây như thể loại phim câm, ta có thể cảm nhận được sự ảnh hưởng từ Charlie Chaplin và Buster Keaton. WALL-E khá giống như phiên bản robot của những người nổi tiếng trong thể loại phim này, cậu sử dụng cử chỉ và biểu cảm trên khuôn mặt của mình (ý là biểu cảm của con mắt bằng camera) để thể hiện tính cách ngọt ngào và hiếu kỳ của mình.

There’s a happy-go-lucky giddiness to the way WALL-E cruises along at work, like he has a cheery spring in his motorized step. When he gets home to unload his newly discovered trash treasure, he carefully examines each item with the loving care and wonderment of a child. WALL-E’s tear drop-shaped eyes are also crucial to how he conveys emotion without words. A slight downwards turn tells us how concerned he feels once EVE goes into sleep mode. Stanton uses slapstick to give his character humorous moments too, in scenes where WALL-E sleepily stumbles around his trailer, needing a solar charge like a cup of coffee, when he playfully chases a red light, or frees a crew of kooky malfunctioning robots.

Cái cách WALL-E di chuyển khi làm việc ẩn chứa một niềm vui vô tư lự như thể cậu đang hòa mình vào với mùa xuân trong từng bước di chuyển. Khi cậu về nhà để xem lại những "kho báu" rác mới vừa tìm được, cậu sẽ cẩn thận kiểm tra từng thứ một bằng tình yêu thương cùng với sự ngạc nhiên như một đứa trẻ. Hình mắt như giọt nước mắt của WALL-E cũng đóng vai trò quan trọng để cậu có thể truyền tải cảm xúc mà không cần nói thành lời. Ánh mắt nhìn xuống nhẹ một chút sẽ cho chúng ta thấy cậu ấy đang lo lắng ra sao khi EVE bị rơi vào chế độ ngủ. Stanton sử dụng những hành động gây cười để giúp nhân vật của mình có những khoảnh khắc hài hước, chẳng hạn như cảnh phim khi WALL-E buồn ngủ đến vấp ngã, hứng ánh sáng mặt trời để sạc pin cho đến khi năng lượng mạnh như vừa mới uống xong một tách cà phê, khi cậu nghịch ngợm đuổi theo đèn đỏ hay khi cậu giải thoát một nhóm robot bị trục trặc kỹ thuật.

The sound design also makes WALL-E more human. He may not talk, but he uses his own language of emotive beeps, squeaks, whistles and digital purrs to express excitement, sadness, panic, curiosity, affection and fear. He screeches in horror when he accidentally crushes his little cockroach buddy, dreamily coos when EVE says his name for the first time, and jovially chirps the tune of “Put On Your Sunday Clothes” from Hello, Dolly! Stanton proves you don’t need words to tell a moving story or create a relatable character.

Việc thiết kế âm thanh cũng giúp WALL-E càng giống với con người hơn. Cậu không nói chuyện nhưng cậu sử dụng chính ngôn ngữ biểu cảm của mình như tiếng bíp, tiếng rít, tiếng huýt sáo và tiếng gừ gừ kiểu điện tử để bộc lộ những biểu cảm hào hứng, thú vị, buồn, hoảng loạn, tò mò, tình cảm và sợ hãi. Cậu rít lên kinh hoàng khi vô tình giẫm phải cậu bạn gián nhỏ bé của mình, thủ thỉ mơ màng khi EVE gọi tên cậu lần đầu tiên và vui vẻ ngân nga bài hát “Put On Your Sunday Clothes” từ chương trình Hello, Dolly! Stanton đã chứng minh rằng bạn không cần ngôn ngữ để kể một câu chuyện cảm động hay tạo ra những nhân vật dễ hiểu.

(Ảnh: WALL-E, nguồn: WALL-E)

(Ảnh: EVE, nguồn: WALL-E )

It’s no wonder WALL-E’s voice is so full of texture and detail; he got it from Oscar-winning sound designer Ben Burtt, the same guy responsible for the iconic sounds of the Star Wars universe. Burtt brought WALL-E to life by creating a library of 2,600 sounds for the little robot. (In comparison, for each Indiana Jones and Star Wars movie he worked on, he made between 700 and 1,000 sounds per movie.) Burtt once described to The Telegraph how WALL-E’s sounds were created and categorized by emotion. “Here are cute sounds, here are angry sounds, here are sounds of him being surprised,” he explained of WALL-E’s auditory library. Burtt did the same for M-O, the adorable clean-freak robot whose nasally beeps wobble with attitude. WALL-E has always been one of my favorite Pixar films, but revisiting it a decade later, I was amazed at how much Burtt’s sound effects still manage to create such emotional performances with animated box-shaped machines.

Không có gì khó hiểu khi giọng của WALL-E có kết cấu đầy đủ và chi tiết; cậu có được giọng nói đó là nhờ nhà thiết kế âm thanh đạt giải Oscar cũng từng tạo ra những âm thanh kinh điển của vũ trụ phim Star Wars, Ben Burtt tạo nên. Burtt đã giúp WALL-E trở nên sống động bằng việc tạo một thư viện chứa 2600 loại âm thanh dành cho cậu robot bé nhỏ này. (Nếu so sánh với những bộ phim như Indiana Jones và Star Wars thì ông chỉ làm cho mỗi phim này là khoảng 700 và 1000 âm thanh.) Burtt từng mô tả cho tờ The Teleghraph về cách các âm thanh của WALL-E được tạo ra và sắp xếp theo cảm xúc. Ông giải thích về thư viện âm thanh cho WALL-E, “Đây là những âm thanh đáng yêu, đây là những âm thanh tức giận, đây là những âm thanh ngạc nhiên,” Burtt cũng làm tương tự với M-O, chú robot dọn dẹp sạch sẽ đáng yêu với những tiếng bíp thể hiện thái độ. WALL-E luôn là một trong những bộ phim Pixar mà tôi yêu thích nhất, nhưng khi xem lại sau một thập kỷ, tôi đã rất ngạc nhiên về cách những hiệu ứng âm thanh của Burtt vẫn có thể tạo ra những màn trình diễn đầy cảm xúc của những cỗ máy hoạt hình robot hình hộp. 

That wasn’t all up to Burtt to determine though. Revisiting WALL-E this week, I read through Stanton and Jim Reardon’s Oscar-nominated script for the first time and was surprised to learn the characters’ sound effects are all translated on the page in dialogue brackets. The scene where WALL-E shows off his found objects to EVE reveals the variety of emotional responses the writers ascribed to a single “beep” sound:

Tuy nhiên, điều đó không hoàn toàn phụ thuộc vào Burtt. Khi xem lại WALL-E, tôi đã lần đầu tiên đọc kịch bản được đề cử giải Oscar của Stanton và Jim Reardon và rất ngạc nhiên khi biết rằng hiệu ứng âm thanh của các nhân vật đều được ghi ra trên kịch bản, để trong các dấu ngoặc. Ví dụ như, cảnh WALL-E khoe những đồ vật mà cậu tìm được cho EVE, cậu đã bộc lộ vô vàn biểu cảm khác nhau mà người viết gán cho một tiếng “bíp”:


Curious, she begins unspooling the tape.

 mò, cô ấy bắt đầu mở cuộn băng.

WALL-E
(loud beeps)
[My tape!!]

WALL-E
(bíp to)
[Cuộn băng của tôi!]

He grabs it back. Protective.
Inserts it carefully into the VCR. Please still work.
The movie eventually appears on the TV.
Plays a clip of POYSC.
Wall-E is relieved.

Cậu giật lại. Bảo vệ nó.
Đặt nó cẩn thận vào VCR. Cầu mong cuộn băng vẫn hoạt động.
Bộ phim cuối cùng cũng hiện trên TV.
Phát một đoạn clip về POYSC.
WALL-E nhẹ nhõm.

WALL-E
(beeps)
[What do you think?]

WALL-E
(bíp)
[Cậu đang nghĩ gì vậy?]

Mimics the dancing for Eve.
Encourages her to try.
She clumsily hops up and down.
Makes dents in the floor. Rattles everything.
Wall-E politely stops her.

Bắt chước điệu nhảy cho EVE xem.
Khích lệ EVE cùng thử nhảy.
Cô ấy vụng về nhảy lên xuống.
Làm lõm cả sàn nhà. Làm rung chuyển đồ đạc.
Wall-E lịch sự ngăn cô ấy lại.

WALL-E
(beeps)
[How `bout we try a different move?]

WALL-E
(bíp)
[Chúng ta thử nhảy kiểu khác nhé?]


Watching the scene after reading it, I had an even deeper appreciation for how Stanton and his animators translate WALL-E and EVE's relationship to the screen. Technically, it's just a scene where two robots look at a bunch of junk, but watching it is just like watching a lovestruck kid nervously show off his bedroom to his crush for the first time.

Xem cảnh phim này sau khi đọc kịch bản đã khiến tôi đánh giá sâu sắc về cách Stanton và các nhà làm phim hoạt hình của ông truyền tải mối quan hệ giữa WALL-E và EVE qua màn ảnh. Về mặt kỹ thuật, nó chỉ là cảnh 2 con robot nhìn vào một đống rác nhưng xem nó cũng giống như xem một đứa bé mới yêu, lần đầu tiên cho crush xem phòng ngủ của mình vậy.

A script-to-screen video from Pixar shows a side-by-side of the screenplay and finished film. In it, WALL-E and EVE share a kiss and a dance, but the script provides more context for the emotions that inform their noises and shared looks.

Một chiếc video kể về quá trình từ kịch bản trở thành phim của Pixar chiếu song song trên màn ảnh ở cuối phim. Trong đó, WALL-E và EVE đã hôn nhau và cùng nhảy múa, nhưng kịch bản lại viết nhiều chi tiết về bối cảnh dành cho những cảm xúc tạo nên tiếng động và ánh nhìn hai người họ trao cho nhau.

WALL-E may be a G-rated children's movie, but like the very best of Pixar, it's a prime example of just how poignant animation can be. Sometimes you don't need dialogue, or even a human face to tell a story both kids and adults can appreciate.

WALL-E có thể là một bộ phim dành cho trẻ em được xếp hàng G, nhưng giống như là bộ phim hay nhất của Pixar, nó là một ví dụ tuyệt vời cho thấy cách hoạt hình có thể sâu sắc đến mức nào. Đôi khi, bạn không cần phải nói, hay thậm chí là cần một khuôn mặt con người để kể một câu chuyện mà cả trẻ con và người lớn đều có thể yêu thích.

----------------------------

Tác giả: E. Oliver Whitney

Link bài gốc: 10 Years Later, Pixar’s ‘WALL-E’ Still Has Animation’s Most Human Love Story

Dịch giả: Lê Thị Mai Hương - ToMo - Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: [Tên dịch giả] - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

174 lượt xem

lh-fulllh-x