Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public2 năm trước

[ToMo] Sự Cô Độc Và Tách Biệt Xã Hội - Bí Quyết Giúp Bạn Duy Trì Kết Nối Với Mọi Người

Ai cũng cần có những mối liên kết xã hội để tồn tại và phát triển. Nhưng khi ngày càng có tuổi, người ta thường tự thấy rằng nên dành thời gian ở một mình hơn. Ở một mình có thể khiến người lớn tuổi dễ bị cô đơn và cô lập với xã hội hơn, điều đó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và hạnh phúc của họ. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng sự cô đơn và tách biệt xã hội có mối liên quan đến nguy cơ về các vấn đề sức khỏe như bệnh tim, trầm cảm và suy giảm nhận thức.

Nếu bạn đang trong tình trạng sức khỏe kém, bạn có thể có nhiều khả năng bị cô lập về mặt xã hội hoặc cô đơn. Nếu bạn bị cô lập về mặt xã hội hay cảm thấy cô độc, nó sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Những người lớn cô độc hay tách biệt xã hội có sức khỏe kém hơn, thời gian nằm viện lâu hơn, nhập viện thường xuyên hơn, và thường có khả năng mất sướm hơn những người có mối liên kết xã hội ý nghĩa và được hỗ trợ.

 

Đâu là sự khác biệt giữa cô độc và tách biệt xã hội?

Số lượng người lớn tuổi trong khoảng 65 tuổi trở lên đang gia tăng, và nhiều người tách biệt với xã hội và thường cảm thấy cô đơn. Sự bùng phát của virus corona trong năm 2020 thậm chí còn mang đến nhiều thử thách hơn do các mối quan tâm đến sức khỏe và sự cần thiết của việc thực hiện giãn cách.

 

Sự cô độc và tách biệt xã hội là khác nhau, nhưng lại có liên quan với nhau. Sự cô độc là cảm giác đau khổ khi ở một mình hay bị chia cắt. Tách biệt xã hội là thiếu liên hệ với xã hội và thường có ít người để tương tác. Bạn có thể sống một mình và không cảm thấy cô đơn hay bị xã hội cô lập, và bạn có thể cảm thấy cô đơn trong khi ở cùng với người khác.

Người cao tuổi có nguy cơ cao bị cô đơn và tách biệt xã hội là do sự thay đổi về sức khỏe và các mối liên kết xã hội có thể đi kèm với việc già đi, mất thính giác, thị lực và trí nhờ, khuyết tật, đi lại khó khăn, và/hoặc mất mát gia đình và bạn bè.

 

Làm thế nào mà cảm giác cô đơn hay bị tách biệt lại ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi?

Những người bị xã hội tách biệt hay cô đơn thường có khả năng bị đưa đến phòng cấp cứu hoặc viện dưỡng lão. Tách biệt xã hội và sự cô độc cũng có liên quan đến các nguy cơ như:

·        Cao huyết áp

·        Bệnh tim

·        Béo phì

·        Hệ miễn dịch kém

·        Lo lắng

·        Trầm cảm

·        Suy giảm nhận thứ

·        Mất trí, bao gồm cả bệnh Alzheimer

·        Tử vong

Người cô độc hay bị xã hội cô lập có thể tập thể dục quá ít, uống quá nhiều đồ uống chứa cồn, hút thuốc, và thường khó ngủ, điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

Người cô độc trải nghiệm nỗi đau về mặt cảm xúc. Mất đi  cảm giác kết nối và cộng đồng có thể thay đổi cách một người nhìn nhận thế giới. Một vài người trải qua sự cô đơn trong một thời gian dài có thể cảm thấy bị đe dọa và hoài nghi người khác.

 

Nỗi đau về mặt cảm xúc có thể kích hoạt các phản ứng căng thẳng trong cơ thể như nỗi đau về mặt thể xác. Khi điều này tiếp diễn trong thời gian dài, nó có thể dẫn đến chứng viêm mãn tính (hoạt động quá mức hay đào thải liên tục các thành phần có thể làm hại đến các mô) và làm giảm hệ miễn dịch (khả năng chống chọi bệnh tật). Điều này làm tăng nguy có mắc phải các bệnh mãn tính và có thể khiến một người dễ dàng bị tổn thương với một số căn bệnh truyền nhiễm

Tách biệt xã hội và sự cô độc cũng có thể có hại cho sức khỏe não bộ. Sự cô độc và tách biệt có liên kết với chức năng nhận thức kém hơn và nguy cơ mắc chứng mất trí, bao gồm và đặc biệt là bệnh Alzheimer. Thêm vào đó, hoạt động xã hội quá ít và hầu hết thời gian ở một mình có thể góp phần làm suy giảm khả năng thực hiện các công việc hàng ngày như lái xe, thanh toán hóa đơn, uống thuốc, và nấu ăn.

 

Làm thế nào bạn có thể biết được nguy cơ vướng vào sự cô độc và tách biệt xã hội?

Những người cảm thấy bản thân họ bất ngờ bị cô lập do bệnh tật của người thân, bạn bè hay gia đình xa cách, mất khả năng vận động, các vấn đề về thị lực hay thính giác tồi tệ, khuyết tật, thiếu khả năng vận động hay ít tiếp cận phương tiện giao thông, đặc biệt có nguy cơ cô đơn và tách biệt xã hội.

Bạn cũng có thể có nguy cơ cao nếu:

·        Sống một mình

·        Không thể rời khỏi nhà

·        Có sự mất mát lớn hay có cuộc sống thay đổi, ví dụ như sự ra đi của chồng/vợ hay người bạn đời hoặc nghỉ hưu

·        Vật lộn với tiền bạc

·        Là một người chăm sóc

·        Có những thách thức về tâm lý hay nhận thức, hoặc trầm cảm

·        Có giới hạn trong hỗ trợ xã hội

·        Gặp khó khăn trong việc lắng nghe

·        Sống trong một khu ngoại ô, không an toàn, và/hoặc khó tiếp cận

·        Mắc phải rào cản ngôn ngữ nơi bạn sống

·        Trải qua sự phân biệt đối xử về tuổi tác, chủng tộc, dân tộc, khuynh hướng tình dục và / hoặc bản dạng giới nơi bạn sống

·        Không có ý định tham gia hay cảm thấy thiếu mục đích

Những người mất đi thính giác có thể thấy khó khăn trong việc trò chuyện với bạn bè và gia đình, điều này có thể dẫn đến tương tác với mọi người bị giảm xuống, tách biệt xã hội, và nguy cơ cô độc cao hơn.


Bạn có thể nói thế nào với bác sĩ về sự cô độc và tách biệt xã hội?

Nếu phần lớn thời gian của bạn sống trong cô đơn và tách biệt, bạn có thể sẽ muốn nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe. Nói về sức khỏe của bạn với bác sĩ chính là chia sẻ thông tin bạn cảm thấy thế nào về thể chất, cảm xúc, và tinh thần. Diễn tả các triệu chứng có thể giúp bác sĩ xác định được vấn đề.

 

Nhớ rằng hãy đưa ra các mối lo ngại của bạn. Chẳng hạn như, để bác sĩ biết bất kỳ thay đổi hoặc căng thẳng lớn nào trong cuộc sống của bạn, ví dụ như ly hôn hay sự ra đi của người thân. Người bác sĩ biết được những mất mát của bạn có thể thấu hiểu được cảm giác của bạn tốt hơn. Họ có thể đưa ra những đề nghị có lẽ sẽ giúp ích cho bạn.

Cởi mở và trung thực với bác sĩ về thói quen sức khỏe của bạn và những gì đang xảy ra trong cuộc sống của bạn. Nó sẽ giúp họ hiểu về tình trạng y tế và sức khỏe cảm xúc của bạn đầy đủ hơn và đề xuất cho bạn những phương án điều trị tốt nhất cho bạn. Học thêm cách để nói chuyện với bác sĩ.


Bạn có thể giữ kết nói với bạn bè và gia đình như thế nào?

Có những thứ bạn có thể làm để giúp bảo vệ bản thân hay người thân khỏi những tác hại tiêu cực của cô độc và tách biệt xã hội. Đầu tiên, việc chăm sóc bản thân là rất quan trọng. Thử tập thế dục, ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc (7-9 tiếng), và theo đuổi những hoạt động bạn yêu thích giúp quản lý căng thăng và sống càng khỏe cả tinh thần và thể xác càng có thể.

Duy trì hoạt động và kết nối với người khác cũng rất quan trọng. Những người tham gia vào các hoạt động ý nghĩa, hiệu quả mà học yêu thích với người khác sẽ cảm thấy có mục đích và có xu hướng sống lâu hơn. Chẳng hạn như, giúp đỡ người khác thông qua việc tình nguyện giúp bạn cảm thấy ít cô đơn hơn và cho phép bạn có ý thức về sứ mệnh và mục đích trong cuộc sống, điều này có liên kết đến một sức khỏe tốt hơn. Nghiên cứu đã cho thấy những hoạt động thế này có thể giúp bạn thúc đẩy tâm trạng và cải thiện sức khỏe cũng như chức năng nhận thức.


Đây là một vài ý tưởng giúp bạn giữ kết nối.

·        Tìm một hoạt động bạn yêu thích, khởi đầu lại một thói quen cũ, hay tham gia một lớp học và học hỏi thứ gì đó mới mẻ. Bạn có lẽ sẽ cảm thấy vui và được gặp những người có chung sở thích.

·        Lên kế hoạch mỗi ngày để giữ liên lạc với gia đình, bạn bè, và hàng xóm trực tiếp, qua email, mạng xã hội, gọi điện thoại, hoặc nhắn tin. Trò chuyện với người bạn tin tưởng và chia sẽ cảm xúc của mình. Đề xuất một hoạt động giúp nuôi dưỡng và củng cố những mối quan hệ hiện có. Gửi đi những lá thư hay thiệp cũng là một cách không tệ để duy trì tình bạn.

·        Sử dụng các công nghệ giao tiếp như video chat, loa thông minh hoặc thậm chí là robot đồng hành để giúp bạn tương tác và kết nối.

·        Nếu bạn không am hiểu về công nghệ, đăng ký một lớp học online hay trực tiếp tại thư viện địa phương hoặc trung tâm cộng đồng để giúp bạn học cách sử dụng email hoặc mạng xã hội.

·        Xem xét việc nhận nuôi một bé thú cưng nếu bạn có khả năng chăm sóc bé. Động vật có thể một nguồn thoải mái và cũng có thể giảm căng thẳng và huyết áp.

·        Duy trì hoạt động cơ thể và bao gồm cả các bài tập thể dục nhóm, ví dụ như tham gia vào một câu lạc bộ đi bộ hoặc tập luyện với một người bạn. Người lớn nên nhắm đến ít nhất 150 phút hoạt động mạnh mỗi tuần.

·        Tự giới thiệu bản thân với hàng xóm.

·        Tìm một tổ chức tôn giác, nơi bạn có thể chìm sâu vào tâm linh và tham gia các hoạt động, sự kiện với những người khác.

·        Xem qua những tài nguyên và chương trình tại các cơ quan dịch vụ xã hội địa phươn, trung tâm cộng đồng và trung tâm cao cấp, cũng như thư viện cộng đồng.

·        Tham gia một mục tiêu và tham gia vào cộng đồng của bạn.

 

Mẹo giúp bạn giữ kết nối nếu bạn đang sống một mình với chứng mất trí

Nếu bạn hay người thân mắc phải chứng mất trí và sống một mình, các thành viên trong gia đình, bạn bè, hoặc những người chăm sóc khá có lẽ sẽ có khả năng giúp bằng nhiều cách khác nhau.

·        Xác định một người bạn tin tưởng, ví dụ như một người hàng xóm, người có thể thường xuyên trực tiếp gặp mặt hoặc qua các cuộc gọi video và là người có thể liên hệ khẩn cấp.

·        Tìm hiểu về hỗ trợ và dịch vụ tại nhà và dựa vào cộng đồng từ các cơ quan dịch vụ xã hội, tổ chức phi lợi nhuận địa phương và Cơ quan khu vực về người cao tuổi.


·        Duy trì kết nối với gia đình và bạn bè thông qua các cuộc trò chuyện video, email và phương tiện truyền thông xã hội. Nếu bạn không hiểu biết về công nghệ, hãy yêu cầu trợ giúp để tìm hiểu.

·        Nói chuyện với những người có chung sở thích. Hãy thử một nhóm hỗ trợ trực tuyến hoặc trực tiếp. Có thể cộng đồng của bạn có một quán cà phê trí nhớ mà bạn có thể ghé thăm - một nơi an toàn để tận hưởng các hoạt động và giao lưu cho những người sống chung với chứng mất trí nhớ và gia đình và người chăm sóc của họ.

 ---------------

Tác giả: National Institute on Aging

Link bài gốc: Loneliness and Social Isolation — Tips for Staying Connected

Dịch giả: Nguyễn Ngọc Bảo Vy - ToMo - Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Nguyễn Ngọc Bảo Vy - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: https://bit.ly/ToMo-hiring.

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

406 lượt xem