Hồng Anh Đỗ@Gia Vị
tháng trước
[ToMo] Tại Sao Có Người Đeo Mặt Nạ, Có Người Không: Một Cái Nhìn Về Tâm Lý Học
Việc mở lại nền kinh tế đã thường xuyên bị điều chỉnh như một vấn đề thiên lệch ở nước Mỹ. Nhưng trong các hộ dân, nhiều gia đình đang tranh cãi về việc họ nên nghiêm khắc hay buông lỏng về mối đe dọa của virus. Liệu có ổn không khi mời bạn của mình qua? Liệu chúng ta có thể mời cô Sally đến bữa tiệc sinh nhật của chúng ta không? Liệu bố có thể lặng lẽ bỏ đi khóa học bóng golf không? Liệu mẹ có thể đi cắt tóc không?
Những xung đột này phản ánh 2 luồng tư duy khác nhau. Một vài người sẽ cảm thấy không thoải mái khi phải tiếp nhận hay đi ngược lại với sự chỉ dẫn của cấp trên bằng việc đeo mặt nạ - theo suy nghĩ của họ là một cách tốt hơn để trở nên an toàn hơn là lời xin lỗi. Trong khi đó, những người khác có thể ngần ngại khi được chỉ phải làm gì, và cảm thấy lo lắng hoặc thậm chí tức giận khi ở trong sự ràng buộc, bị bắt phải ở tại nơi này.
Những điểm khác biệt này không phải chỉ là những kiểu tính cách ngẫu nhiên mà chúng phản ánh tư duy xã hội cốt lõi của chúng ta. Và nếu những sự khác biệt này không được hiểu đúng thì nó sẽ trở nên khó khăn hơn để có thể tìm được con đường sống dưới đại dịch Covid-19. Là một nhà tâm lý học văn hóa, tôi đã dành suốt 25 năm qua nghiên cứu về mối quan hệ mà con người có theo các quy tắc.
Vài người có thể cho rằng những gì tôi nói là một tư duy “chặt”. Họ chú ý những luật xung quanh mình, có khát vọng mạnh mẽ để tránh những lỗi lầm, có nhiều sự kiểm soát xung lực và cấu trúc tình yêu và trật tự.
Những người khác có sự “mất” khuynh hướng dễ thiên về cái gì. Họ có thể hoài nghi về các luật lệ, họ sẵn lòng chịu rủi ro và họ cảm thấy thoải mái với sự hỗn loạn và sự mơ hồ.
Về bản chất, cả hai tư duy này đều không tốt cũng không xấu. Tuy nhiên, chúng có thể ảnh hưởng tới hành vi của các các thể - thậm chí là các quốc gia. Ở cấp độ vĩ mô, hãy nghĩ đến sự khác biệt văn hóa rộng lớn giữa Singapore và Brazil.
Theo như nghiên cứu của chúng tôi, quốc gia ban đầu là một quốc gia nghiêm ngặt. Điều này có nghĩa là có nhiều luật và quy tắc ở nhiều nơi, và nhiều hình phạt được đưa vào một cách phổ biến nếu người dân không tuân thủ các luật đó. Ở Singapore, bạn có thể bị phạt nếu khạc nhổ kẹo cao su vì mang kẹo cao su vào đất nước này là hành động bị cấm.
Ngược lại, ở Brazil, đất nước có xu hướng là một đất nước lỏng lẻo và dễ dãi hơn nhiều. Những văn hóa lỏng lẻo có thể được coi là hỗn loạn thậm chí lộn xộn nhưng chúng cũng thường khoan dung hơn với những khác biệt và tôn vinh biểu hiện sáng tạo. Chỉ cần nhìn vào hình ảnh từ Lễ hội Carnival thường niên của quốc gia này là ta có thể thấy được điều đó.
Ở cấp độ vi mô, hãy nghĩ về tất cả các cách mà những sự căng thẳng chặt chẽ - lỏng lẻo này diễn ra trong các hộ gia đình. Bạn là kiểu cha mẹ “trực thăng” (kiểu cha mẹ chăm sóc con cái quá kĩ lưỡng, luôn muốn con cái hành xử theo ý mình) hay thoải mái hơn? Con cái của bạn có tuân theo luật lệ không hay chúng chỉ đang thách thức luật lệ thường xuyên? Bạn có để khăn ướt trên giường không hay chúng được treo gọn gàng như tấm ga trải giường? Bạn có nhận được phản hồi về cách bạn bừa bãi xếp bát đĩa vào máy rửa chén như tôi không?
Những khác biệt chặt chẽ - lỏng lẻo này có thể phản ánh lịch sử của một quốc gia hoặc một cá nhân - cho dù họ đã trải qua chiến tranh, nạn đói hay bệnh tật, hoặc là sự căng thẳng và chấn thương tâm lý cao hơn. Tóm lại, lịch sử trải qua những đe dọa này càng lớn thì khả năng áp dụng tư duy chặt chẽ càng cao. Ở cấp độ tiến hóa, điều này có nghĩa là: Cấu trúc và trật tự xã hội mạnh mẽ có thể là một bức tường thành chống lại những nguy hiểm tiềm tàng.
Các lệnh phong tỏa toàn diện liên quan đến đại dịch Covid-19 đã làm nổi bật những khuynh hướng này. Chấp nhận trật tự và hạn chế trước mối đe dọa, những người bạn và các thành viên gia đình có xu hướng thắt chặt hay thậm chí còn cầu kỳ hơn. Họ có thể khử trùng đồ tạp hóa bằng tay hoặc lau chùi tay nắm cửa liên tục.
Tuy nhiên, những người thân và bạn bè dễ dãi hơn của chúng ta lại cảm thấy sợ không gian chật hẹp này. Họ cảm thấy khẩu trang khác xa lạ và họ có thể coi các quy định về sức khỏe cộng đồng toàn diện là phản ứng thái quá.
Không có gì ngạc nhiên khi một số gia đình đang trải qua mức độ lo lắng và căng thẳng cao trong chính ngôi nhà của họ. Ngoài sự căng thẳng mà đại dịch toàn cầu mang lại, họ còn đang phải vật lộn để thích nghi với một chuẩn mực xã hội mới mà điều này có thể trái ngược với bản năng sâu thẳm nhất của họ. Dù vậy, cuộc đấu tranh này không nhất thiết phải làm cho bị tê liệt.
Thay vào đó, hiểu được xuất phát điểm của mỗi bên có thể giúp ích cho xã hội vượt qua được thành công những khó khăn này. Một nguyên tắc cơ bản được hỗ trợ bởi nhiều bằng chứng - là khi có mối đe dọa thật sự, việc thắt chặt có thể đáp ứng được mục đích cụ thể.
Ví dụ, khi một cộng đồng có số lượng ca mắc Covid-19 tăng nhanh chóng mà có khả năng gây quá tải cho hệ thống y tế, thì việc tuân thủ các quy tắc về giãn cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay là rất quan trọng. Những người có tư duy lỏng lẻo, coi việc xâm phạm quyền tự chủ cá nhân của họ là rất nghiêm trọng có thể thấy điều này là một thách thức.
Nhưng việc làm họ xấu hổ, phán xét hoặc coi thường họ sẽ không hiệu quả. Sẽ hữu ích hơn nếu ta nhắc nhở mọi người rằng những hạn chế này chỉ là tạm thời và càng thực hành chúng một cách siêng năng thì chúng càng sớm được nới lỏng.
Những công dân có suy nghĩ thoáng cũng có thể đóng góp. Với tư duy sáng tạo, họ có thể giúp tạo ra những cách mới để duy trì kết nối trong khi giãn cách hoặc sáng tạo ra những điều thú vị để làm tại nhà.
Sau đó, khi mối đe dọa lắng xuống, mọi người có thể nới lỏng sự cảnh giác của mình. Những công dân có suy nghĩ cứng sẽ đấu tranh với điều này bởi việc nới lỏng các quy tắc khiến họ cảm thấy dễ bị tổn thương. Thật vậy, nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng các nhóm cứng nhắc hơn mất nhiều thời gian hơn để nới lỏng hơn so với nhóm kia và ngược lại. Có thể có một số cơ sở tiến hóa cho điều này vì đây là một cách để giảm thiểu rủi ro sau khi trải qua các mối đe dọa.
Chìa khóa ở đây là thực hiện từng bước một. Những người khép kín có thể hoảng loạn ở trung tâm thương mại đông đúc hoặc bãi biển. Nhưng việc từ từ làm quen với việc đến thăm một người bạn hoặc hàng xóm đáng tin cậy có thể giúp quá trình mở cửa trở lại diễn ra suôn sẻ hơn.
Khi các quốc gia bắt đầu hành trình dài quay trở lại trạng thái bình thường mới của hoạt động kinh tế, tất cả chúng ta sẽ cùng thực hiện một “điệu nhảy” chặt chẽ - lỏng lẻo với bạn bè, đồng nghiệp và những người mua sắm tại cửa hàng tạp hóa.
Trên hết, học cách trân trọng những cơ bản cho những khác biệt xã hội của chúng ta sẽ góp phần lớn vào việc xoa dịu những xung đột tiềm ẩn. Và chúng ta càng có thể thắt chặt một cách khéo léo khi có mối đe dọa ập đến và nới lỏng khi đã an toàn. Có như vậy thì tất cả chúng ta sẽ càng tốt hơn.
(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.
(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: http://bit.ly/ToMo-hiring.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
18 lượt xem