Âu Thị Hiền@Gia Vị
5 năm trước
[ToMo] Tê Liệt Cảm Xúc: Nguyên Nhân, Triệu Chứng và Cách Đối Phó
Có những thứ còn đáng sợ hơn cảm giác sợ hãi hay tuyệt vọng.
Tê liệt cảm xúc có thể bắt nguồn từ các dấu hiệu khác nhau và gây ra những hậu
quả nghiêm trọng.
Sẽ không chỉ mỗi mình bạn là không thể rơi nước mắt trong
đám tang. Bạn cũng không hề là một đứa quái dị khi bạn không thể cười trong khi
vui vẻ. Trong bạn luôn diễn ra một thứ gì đó khi bản thân đang trải qua cảm
giác không thể cảm nhận được bất cứ một cảm xúc nào. Đó được gọi là chứng
tê liệt cảm xúc. Triệu chứng của chứng tê liệt cảm xúc này cũng rất dễ
nhận biết. Và việc bạn không thể cảm nhận được bất cứ một cảm xúc nào, ắt hẳn sẽ
có lý do riêng cho nó. Song song đó, cũng sẽ có rất nhiểu cách giúp bạn khắc phục
vấn đề này.
Ý nghĩa của Tê liệt Cảm xúc
Điều đầu tiên chúng ta cần phải khám phá, chính là “tê
liệt cảm xúc là gì?”. Đó là kết quả của việc gây dựng rào cản cảm xúc với
người khác và từ chối quyền được cảm nhận của bản thân trong nhiều năm.
Ta có thể hiểu đơn giản, tê liệt cảm xúc là kết quả của
sự phân ly. 2 thứ này hoàn toàn khác nhau. Sự phân ly là một điều kiện,
trong khi trạng thái tê liệt về mặt cảm xúc lại là thứ được gây nên bởi điều kiện.
Khi bản tự phân ly chính mình khỏi cảm xúc, tức bạn đang
phân tách bản thân khỏi những tình huống có liên quan đến cảm xúc. Ví dụ nhé,
khi ai đó chết, nếu bạn là một cá nhân tê liệt cảm xúc, bạn chắc hẳn sẽ
không thể rơi một giọt nước mắt nào. Đây không có nghĩa rằng bạn là một người
vô tâm hay nhẫn tâm. Đây chỉ đơn giản là do rất nhiều thứ đang diễn ra trong bạn.
Cùng đọc tiếp nhé.
Dấu Hiệu của chứng Tê Liệt Cảm Xúc là gì?
1. Cảm thấy
xa cách
Một dấu hiệu có lẽ
những ai có chứng tê liệt cảm xúc đều đang phải trải qua, chính là sự thơ ơ của
tâm trí đối với những tình huống nhất định nào đó. Có lúc, bạn cảm thấy mình
đang trong chính cơ thể của mình, nhưng cũng có lúc, bạn lại cảm thấy bản thân
đang lơ lửng đâu đó phía trên và dõi mắt nhìn xuống xác thịt của mình. Đây
không nhất thiết được xem là OBE (trải nghiệm ngoài cơ thể), mà đây đúng hơn
trông như bạn đang xem một bộ phim về chính mình. Nhưng nếu bạn cứ liên tục
trôi lơ lửng ngắm nhìn bản thân từ một phương nào đó trên cao, có lẽ có cái gì
đó sai sai ở đây rồi.
2. Thiếu vắng sự tham gia
Bạn ngắm nhìn người khác làm việc, nhưng bạn lại muốn phụ giúp họ một tay. Dù cho đó có là những công việc liên quan đến sở thích hay những mối lưu tâm cá nhân, bạn cũng không muốn đếm xỉa tới. Bạn chỉ đơn thuần là không có niềm ham muốn dành cho những sở thích đã qua. Những công việc mà người khác thường lưu tâm, thì bạn lại chỉ muốn đứng một chỗ xem thay vì tham gia cùng họ, hay chỉ đơn giản là bạn không muốn nhúng tay vào bất cứ một công việc nào. Vì chúng thật ra cũng chẳng quan trọng mấy với bạn.
3. Tồn tại
một cách “phẳng lặng”
Thật sự cũng rất
khó để có thấy giải nghĩa ra được tồn tại một cách “phẳng lặng” là gì. Nó có
nghĩa là bạn sống một cuộc đời với những chuyển động thông thường hằng ngày. Bạn
sống một cuộc sống phẳng lặng, tức bạn sẽ làm những việc giống nhau từ ngày này
sang ngày khác, từ khoảnh khắc ngày đến khoảnh khắc khác, hệt như nhau, không
gì khác biệt. Điều này không xấu, nhưng cũng không tốt. Vì suy cho cùng thì nó
cũng chỉ là một cuộc đời với những chuyển động thôi mà.
4. Không thể yêu, cũng không thể ghét
Điều gì tồi tệ hơn cảm giác cực kì tức giận một ai đó?
Câu trả lời chắc chắn sẽ là cái cảm giác mất niềm quan tâm đến mọi người và cả
mọi vật. Khi bạn đã có cảm giác rằng bản thân đang bị tê liệt cảm xúc, bạn sẽ
không thể có cảm giác yêu ghét bất cứ một chủ thể nào trên đời này.
5. Trong lòng bạn thật trống rỗng
Vài người khi trở nên vô cùng tê cứng, họ biến thành làn sương hoặc làn khói xúc cảm, những thứ thật nhanh tan biến vào hư không. Rủi thay, chẳng có một cảm xúc nào sâu đến mức trở thành một lỗ hổng ngày ngày bào mòn tâm can của bạn. Nhưng ngay cả khi đạt đến mức đấy, sự tê liệt cảm xúc có thể sẽ có màn quay đầu đổi hướng. Bắt đầu với việc tìm ra nguyên nhân của vấn đề. Cái gì đã dẫn ta đến với những ý nghĩ hiện tại và tương lai. Rằng điều gì đã diễn ra?
Nguyên Nhân Của Sự Tê Liệt Xúc Cảm Là Gì?
Sự thật thì không chỉ có một thứ đảm đương nhiệm vụ lấy cắp
đi cảm xúc của chúng ta. Có vô vàn nguyên nhân cho vấn đề này. Đó cũng là lý do
gì sao thật khó để ta có thể xác định được đâu là gốc rễ của vấn đề, và từ đó hỗ
trợ người khác nuôi dưỡng những xúc cảm thông thường của bản thân. Thỉnh thoảng
tôi cũng trải qua cái cảm giác mà xúc cảm của bản thân bị tê cứng, nhưng tôi
không chắc chắn không bao giờ khoanh tay đứng nhìn. Sự tê cứng trong tôi xuất
phát từ một nguyên nhân rất sâu xa, bắt nguồn từ quá khứ tuổi thơ của tôi. Thật
không may mắn khi đó lại là cơn tê cứng khiến bản thân tôi vẫn thường quay lại
với những nguyên nhân nhất định. Điều này diễn ra với rất nhiều người trong số
chúng ta. Đi sâu vào vấn đề này, ta thấy được những nguyê nhân sau.
1. “Vết cắt” thời thơ ấu
Những chấn thương có thời thơ ấy chính là lý do phổ biến
nhất giải thích nguyên nhân vì sao con người ta lại trải qua trạng thái tê liệt
xúc cảm. Những chấn thương ấy có thể là một hoặc nhiều những sự lạm dụng cơ bản
diễn ra trong quá trình trưởng thành của một con người. Ví dụ, nếu bạn bị lạm dụng
tình dục, bạn có thể sẽ lớn lên với sự phân tách bản thân khỏi những tình huống
thân mật thông thường một cách tự động. Bạn có thể sẽ cưới một người phụ nữ có
một cuộc sống tình ái tương đối lành mạnh, và tất nhiên, đôi khi bạn vẫn sẽ
tách những xúc cảm của bản thân ra khỏi người bạn đời của mình.
Lạm dụng thân thể, lời nói, tâm trí và cảm xúc cũng có thể sẽ dẫn đến những thiếu hụt cảm xúc như tình trạng tê cứng kể trên. Tuy nhiên, chúng chỉ phụ thuộc vào cách bạn phản ứng lại với cách mà người khác đối xử bạn, hoặc phụ thuộc vào việc liệu bạn đã trải qua những cách đối xử nào trong quá khứ hay chưa. Có vài người, họ thậm chí không bao giờ nói cho người khác biết về quá khứ của mình. Và tồi tệ hơn, đó là khi cũng có vài người thậm chí không thể nhớ được điều đó, nguyên do bắt nguồn từ sự phân ly phát triển trong suốt khoản thời gian bị lạm dụng của nạn nhân.
2. Sử dụng chất kích thích
Lạm dụng chất kích thích cũng có loại này loại kia. Bởi
các loại chất kích thích như thuốc, cồn, hay những loại khác đều có khả năng
cao biến đổi tâm trí ta theo một cách hoàn toàn khác biệt. Với những kiểu lạm dụng
khác, ngược đãi, nói chung, là kết quả của những tác nhân đến từ bên ngoài,
nhưng với sự lạm dụng các chất kích thích, với ảnh hưởng của một tác nhân ngoài
ban đầu bất kì, những sự lạm dụng tiếp tục phát triển và trở thành những yếu tố
gây hại cho chính bản thân một cá nhân nào đó.
Được gọi là chất gây nghiện, và những chất gây nghiện
này, thường bắt nguồn từ một vài điểm khởi điểm ban đầu, có thể mang theo những
hiện tượng tê cứng nhất định. Và cũng giống như thuốc, do những chất hóa học có
trong bảng thành phần mà đôi khi những chất kích thích này có thể dẫn đến sự tê
liệt xúc cảm tức thì. Tương đương nhất có thể kể đến là cồn (rượu). Hãy nghĩ về
cồn như thế này nhé, cồn có thể làm tê liệt da người một cách đáng kể, nó cũng
thường khiến bạn mất khả năng cảm nhận thực tế những nỗi đau hay vết thương
thân thể nhất định. Với tâm trí bạn, cồn có tác động y như vậy. Với những chất
gây nghiện khác, những chất mà ta không thể xếp chúng vào mất cứ một kiểu loại
chất gây nghiện nào, sự tê liệt xúc cảm có thể đến từ sự “bất” khả năng ngừng
những thói quen gây hại cho bản thân.
3. Bệnh tâm thần như chứng lo âu hoặc trầm
cảm
Nguyên nhân dẫn đến sự tê liệt xúc cảm này có thể đến từ
những “vết cắt” thời thơ ấu, theo di truyền, những trận bạo hành gia đình, những
tổn thương lúc trường thành, hay bất cứ một nguyên nhân nào khác gây nên sự biến
đổi trong tâm trí và cảm xúc vô cùng mạnh mẽ. Bạn có thể đã được sinh ra với một
số mệnh được định trước là để thừa hưởng nỗi trầm cảm.
Lo lắng có thể là hậu quả của những trận bạo hành gia
đình. PTSD (Hậu Chấn Tâm Lý) có thể đến từ những chấn thương thời chiến và cả
những sự kiện khác, hoặc một khoảng thời gian nào đó trong cuộc đời bạn đã phát
lên những tia sáng của sự sợ hãi. Từ những căn bệnh tâm thần như lo lắng hay trầm
cảm, đây là một trong những triệu chứng dẫn đến cảm giác tê liệt xúc cảm trong bạn.
Các cơn hoảng loạn là một ví dụ. Chúng đến, và việc thở
trở nên khó khăn trong tôi, tim tôi đập nhanh, và sau đó hành vi của tôi trở
nên khác thường. Đôi khi, tôi bị tê liệt. Da tôi nổi lên những cơn ngứa, song với
đó, tôi không thể cảm nhận được bất cứ điều gì. Điều tồi tệ nhất là cho đến nhiều
giờ sau, xúc cảm của tôi trở nên tê cứng. Tôi không thể cười, mỉm chi
cũng không thể, và tôi thấy mình như một mảnh giấy mong manh đang trôi lơ lửng
trên không trung.
Những người mắc bệnh tâm thần trải qua các triệu chứng tê liệt về mặt cảm xúc, và họ trải qua điều này theo vô vàn những cách thức khác nhau – nhiều đến nỗi tôi sẽ không thể giải thích hết tất cả chỉ trong vòng một giờ đồng hồ.
4. Dược phẩm
Những dược phẩm nhất định cũng có khả năng biến đổi cách
bạn nghĩ và thậm chí là cách bạn cảm nhận về một thứ gì đó. Thực tế, một trong
những dược phẩm mà tôi đã sử dụng đã lấy đi tính cách nghiêm khắc vốn có trong
tôi. Khi tôi thay đổi liều lượng sử dụng chúng thì lượng những cảm xúc bị lấy mất
cũng thay đổi. Điều này cũng hợp lý. Một số dược phẩm trên vốn được sử dụng khi
con người ta lo lắng, trong khi số còn lại được sử dụng cho trạng thái hưng cảm
diễn ra trong quá trình rối loạn lưỡng cực.
Cũng có những loại dược phẩm dành riêng cho những vấn đề
liên quan đến cơ thể, tác dụng phụ của chúng không chỉ là những cơn đau đầu và
những trận buồn nôn, mà còn là những màn tê liệt xúc cảm. Khi tôi uống bất kỳ
loại thuốc giảm đau gây nghiện nào, dường như trong tôi cũng đều mất đi một lượng
ít ói xúc cảm nào đó. Đúng thế, những dược phẩm này rõ ràng có tác động gây nên
những biến đối trong trạng thái của tâm trí, nhưng đôi khi chúng cũng có thể tạm
thời lấy đi khả năng cảm nhận niềm vui và sự tức giận của một con người.
5. Mất người thân
Bạn cũng có thể trải qua cảm giác những xúc cảm của mình
bị thiếu hụt gì đó khi một ai đó, người luôn bên cạnh thân thiết với bạn, qua đời,
đặc biệt là khi đó là cha, mẹ, anh em của bạn. Và nếu như đó là người bạn đời của
bạn thì mọi thứ còn trở nên tồi tệ hơn nữa. Học cách sống mà không có sự hiện hữu
của những người thân thiết với mình, những người đã dành ra nhiều năm, thậm chí
là nhiều thập kỉ của cuộc đời họ để ở bên bạn có thể sẽ đem đến những tác động
tàn phá bạn nghiêm trọng.
Cũng thật kinh khủng làm sao nếu bạn quên mất cách buồn,
yêu, hay thậm chí là tức giận một ai đó. Mất đi một người thân có thể mang đến rất nhiều
cảm xúc khác nhau, bao gồm cả sự “bất” khả năng sở hữu bất cứ một cảm xúc nào.
Tôi cũng đã trải qua điều này rồi, trải qua nhiều hơn một lần nữa cơ. Tôi cũng
đã chứng kiến cảnh một người thân sắp chết, một người đang sống với sự từ chối
rằng cái chết đang dần đến với họ. Công nhận là cảnh tượng đó khó xem lắm.
Làm sao để Vượt qua Cảm giác Tê liệt Xúc Cảm?
Thật lòng mà nói, vài người đã huấn luyện chính bản thân
mình tránh né những cảm xúc phức tạp. Việc này cung cấp một cái nhìn sâu sắc về
cách xử lý vấn đề. Bạn có thể làm mọi việc theo một cách vừa chuyên nghiệp mà vừa
như những biện pháp bảo trì để giúp bản thân nắm lấy cảm xúc của chính mình.
Người ta sẽ khuyên bạn hãy thử những biện pháp giúp đỡ chuyên nghiệp trước
tiên, vì thế, ta hãy cùng bắt đầu với những biện pháp giúp đỡ chuyên nghiệp
nào.
Phương Thức Trị Liệu:
1. Chấp nhận và Cam kết Trị liệu
Phương thức trị liệu này sẽ hữu dụng cho những ai đang phải trải qua PTSD và cũng như những vấn đề sức khỏe thần kinh khác. Phương thức trị liệu ACT (Chấp nhận và Cam kết Trị liệu) hỗ trợ bạn nhận ra khi nào bản thân mình đang tránh né những cảm xúc. Rồi khi bản thân đã tự phát giác ra, phương thức trị liệu này sẽ giúp bạn hiểu được rằng: cảm nhận được những cảm xúc tiêu cực lẫn tích cực là một điều thật tốt biết bao nhiêu.
2. Tâm lý trị liệu
Phương thức trị liệu này, về cơ bản, nó là một phương thức giúp ta tìm ra được nguồn gốc, nguyên nhân của vấn đề. Phương thức trị liệu này cho rằng không phải tự nhiên mà bạn bị mất hụt đi xúc cảm mà bản thân đang có. Và tất nhiên, mọi thứ diễn ra đều có nguyên nhân gốc rễ của nó. Tâm lý trị liệu còn có khả năng dỗ dành những xúc cảm của bản thân, ngay cả khi đó là những xúc cảm tiêu cực đi chăng nữa. Và vì thế, người bệnh có thể học được cách giải quyết chúng theo một cách lành mạnh nhất.
3. Liệu pháp Nhận thức Hành vi
CBT (Liệu pháp Nhận thức Hành vi) không chỉ giúp bạn nhận
ra những cảm xúc của bản thân, mà còn giúp bạn học cách đối phó với chúng, thay
vì sử dụng biện pháp tê liệt xúc cảm như một cơ chế phòng vệ tự nhiên để hạ thấp
ảnh hưởng của cảm xúc đến bản thân như trước đây. Liệu pháp nhận thức hành vi
chỉ ra những kĩ năng đối phó không lành mạnh mà bạn hiện có, rồi sau đó, giúp bạn
biến những kĩ năng đó trở thành những giải pháp tích cực và đầy mạnh mẽ.
Làm sao để Duy trì Sức khỏe Xúc Cảm để Tránh Cảm giác Tê
cứng?
Bạn cũng có thể xử lý tình trạng tê cứng xúc cảm theo
cách của riêng mình. Có vài cách có thể giúp bạn thể hiện những xúc cảm của
mình ra ngoài, bằng cách duy trì sức khỏe thể chất lẫn tình thần thật phù hợp.
Hay đúng hơn, là bạn có thể điều chỉnh lối sống của mình – thứ có tác dụng tự
nhiên “kéo” những xúc cảm của bạn lên “bề mặt”.
1. Giảm căng thẳng
Căng thẳng cũng được xem như một yếu tố góp phần gây nên
sự tê cứng cảm xúc. Nó có thể từ từ lấy đi những xúc cảm mà bạn đang có trong một
khoảng thời gian dài. Vì vậy, cố gắng cắt giảm căng thẳng nhiều nhất có thể
chính là một câu trả lời cho câu hỏi trên. Một vài những người bị căng thẳng sẽ
khó thực hiện điều này hơn những người khác. Tuy vây, bạn vẫn phải cố gắng thật
thoải mái trong những điều tiêu cực, vì có thế, bản thân bạn mới có thể cảm nhận
những xúc cảm lại được.
Căng thẳng, bản thân nó cũng có rất nhều cách để lẻn vào tâm trí bạn. Một trong những cách phổ biến nhất chính là thông qua những mỗi quan hệ không lành mạnh mà bạn có. Những lúc như thế, bạn có thể tìm đến sự trợ giúp từ những lời tư vấn, hay cách khác là bạn có thể kết thúc ngay mối quan hệ không lành mạnh này. Tôi không thể khẳng định rằng cách nào tốt hơn cách nào, nhưng bạn rồi sẽ sớm tự hiểu được con đường nào là con đường bản thân mình nên bước. Cứ thế hành xử y vậy với công việc, bạn bè, và cũng như những thành viên chỉ mang lại những năng lượng tiêu cực cho bạn trong gia đình. Quyết định bản thân nên đối mặt hay tránh né nó là một điều vô cùng quan trọng.
2. Nghỉ ngơi thật nhiều
Thiếu ngủ bắt nguồn từ những thứ như một số loại thuốc nhất
định, căng thẳng, hay những triệu chứng về sức khỏe tâm thần như lo lắng,.v..v..
dần dần, nó có thể cướp đi những cảm xúc tích cực cơ bản của bạn. Vì thế, muốn đoạt
lại một cuộc sống khỏe mạnh, bạn nhất thiết nên điều chỉnh lại giờ giấc ngủ nghỉ
của mình. Tuy nhiên, để làm được điều đó, bạn buộc phải giải quyết những nguyên
nhân dẫn đến việc mất ngủ của bản thân và cũng như những nguyên nhân khiến bạn
cảm thấy mệt mỏi.
Chắc hẳn bạn đã biết rằng việc cắt giảm căng thẳng là vô
củng quan trọng, nhưng có lẽ bạn nên đề xuất với bác sĩ của mình về việc thay đổi
những thứ thuốc bản thân đang sử dụng. Và có lẽ rằng bạn cũng nên nói với bác sĩ tâm
lý của mình về những triệu chứng liên quan đến sức khỏe tâm thần mà mình đang có.
Tất nhiên, đây chính là lúc bạn cần đến những liệu trình trị liệu chuyên nghiệp.
Dù cho bạn có đang muốn làm cái gì đi chăng nữa, đoạt lại thói quen đi ngủ đúng
giờ một cách quy cửu là việc phải đươc ưu tiên hàng đầu.
3. Giữ lấy đội ngũ hỗ trợ lành mạnh mà bản
thân đang có
Bạn sẽ luôn cần gia đình và bạn bè, những người cho phép bạn được cảm thấy tự do thoải mái. Có đôi khi, bạn vô tình dạy bản thân phải che dấu đi cảm xúc thật của bản thân để tránh những cuộc cãi vã và xung đột. Vì thế, chìa khóa để khắc phục sự tê liệt xúc cảm ở đây chính là phải có một đội ngũ hỗ trợ thật lành mạnh – những người sẽ luôn cho phép bạn được thoải mái thể hiện cảm xúc của bản thân khi tức giận hay thất vọng. Nhưng cũng phải ghi nhớ rằng bản thân phải chọn đúng nhóm người hay thậm chí chỉ cần một người – một người bạn thật tốt thôi cũng là đủ. Những người này sẽ là những nhân tố giúp bạn được là chính mình, và là một phần không thể thiếu trong quá trình chữa trị chứng tê liệt xúc cảm.
4. Sáng tạo
Nếu bạn không thể bộc lộ cảm xúc của mình thông
qua lời nói, bạn có thể cân nhắc việc sử dụng khả năng sáng tạo của bản thân. Các
nhà họa sĩ vẫn thường khét tiếng với khả năng thể hiện những cảm xúc bị kìm nén
của bản thân thông qua màu sơn dầu và sơn acrylics.
Trong quá khứ, cũng đã có một vài những cá nhân nọ không
thể bộc lộ bản thân chỉ vì bị giới hạn bởi luật lệ đặt ra. Nhưng những nhà họa
sĩ thời ấy lại có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp khiến nhiều người
có khi không hiểu nổi bức tranh ấy mang ý nghĩa gì. Chỉ duy nhất người họa sĩ vẽ
lên, người đó mới có thể trả lời về mục đích và cảm xúc thật sự được cất giấu đằng
sau bức họa, và cũng người họa sĩ đó mới có thể quyết định được xem ai sẽ là người
được nghe những điều ấy nhằm bảo đảm sự an toàn cho tác phẩm nghệ thuật của mình.
Bạn cũng có thể bộc lộ cảm xúc của bản thân theo cách này đấy. Nếu bạn có cảm
thấy bản thân lại bị tê cứng thì hãy nắm lấy cọ và đi những đường màu sẽ có thể
giúp bạn trở nên cởi mở hơn với xúc cảm của mình.
5. Mặc tưởng
Bạn có biết rằng mặc tưởng và thiền định cũng có thể giải quyết rất nhiều vấn đề của bạn này không? Tôi cho rằng hai phương thức này đều có khả năng giải quyết hầu như toàn bộ những vấn đề mà ta đang có, bao gồm cả nỗi kinh sợ chứng tệ liệt xúc cảm. Tập trung, định tâm, suy nghĩ về hiện tại, song hành cùng liệu pháp mùi hương, và những lời cầu nguyện, tất cả đều có thể xoa dịu những gì được cho là không gian tử thần bên trong bạn. Sự khai sáng có thể khiến bạn vui vẻ hơn với những cảm xúc thật sự của bản thân, và nó cũng sẽ giúp bạn kiểm soát được xúc cảm của mình.
Tê Liệt Cảm Xúc? Hãy Biến Đi!
Vào lúc này hay lúc khác, tôi đều cho rằng chúng ta ai cũng
đã đều trải cái qua cảm giác tê liệt này. Dù cho nó có đến từ những tổn thương hay từ
những sự cô lập, ai trong chúng ta cũng đều sẽ học được cách leo lên từ vũng sâu
đen tối. Thực tại có thể bạn đang sợ sự kìm kẹp của cảm giác thiếu hụt cảm xúc,
và bạn có lẽ cũng đang bị mắc lẹt trong sự vô vọng trong một cuộc chiến thua cuộc
với con quỷ này.
Nhưng trước khi lướt dưới những con sóng to lớn kia, hãy nắm lấy tay tôi nhé. Tôi đã từng ở trong hoàn cảnh đó, và giờ đây đôi khi tôi vẫn lâm vào trong đó, điều đó không phải là không có hy vọng, Nếu bạn có trải qua cảm giác tê liệt xúc cảm, xin bạn hãy dành ra vài giây ngẫm lại một vài những triệu chứng, nguyên nhân và cách giải quyết. Và chỉ có thế, bạn mới có thể học được cách cảm nhận những cảm xúc xung quanh một cách thật lành mạnh.
----------
Dịch giả: Âu Thị Hiền - ToMo - Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: [Tên dịch giả] - Nguồn: ToMo - Learn Something New". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo - Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.
(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: https://bit.ly/ToMo-hiring.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
1,858 lượt xem