Nguyễn Vân Khánh@Gia Vị
3 năm trước
[ToMo] Với Những Người Hướng Nội Đầy Nhạy Cảm, Làm Thế Nào Để Bảo Vệ Bản Thân Khỏi Việc Bị Thao Túng?
Đối với những người hướng nội nhạy cảm, việc lắng nghe trực
giác chính là chìa khóa để bảo vệ mình khỏi việc bị thao túng.
Thao túng - một hình thức lạm dụng cảm xúc, xuất hiện khi một
người bắt đầu thể hiện sự kiểm soát và làm tổn hại đến tâm trí của nạn nhân. Kẻ
lạm dụng có thể phủ nhận, thao túng, và ngay cả phóng đại để làm suy yếu tinh
thần nạn nhân. Mục đích của thao túng chính là khiến nạn nhân ngờ vực trực giác
– khiến họ mất dần tin tưởng vào chính mình. Trong những trường hợp tương tự,
người bị thao túng cảm thấy chán nản và tuyệt vọng, và điều này có thể ảnh hưởng
đến sức khỏe tinh thần về lâu dài.
Và khi bạn là một người hướng nội – đồng thời là một người đầy
nhạy cảm (HSP) – bạn thậm chí còn dễ sa vào lời nói của những kẻ thao túng hơn
nữa. Đúng là như vậy, một số người hướng nội nhạy cảm đặc biệt dễ bị ảnh hưởng
vì một số lí do, sự đồng cảm với người khác là một trong số đó. Họ (những người
hướng nội) thường đặt lợi ích của người khác lên trên của bản thân, vì thế nên
ban đầu, kẻ thao túng có vẻ chỉ đơn thuần cần sự giúp đỡ từ họ. Thêm vào đó, những
người hướng nội nhạy cảm có xu hướng tránh các xung đột, và sẵn sàng làm mọi thứ
để giữ hòa khí. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa rằng những người hướng nội có khả
năng đang dần lún sâu hơn vào cái bẫy của kẻ thao túng mà không hề hay biết.
Khi một người hướng nội nhạy cảm thiếu đi sự tự tin vào bản
thân, họ càng dễ tin vào lời nói của kẻ thao túng, tin vào mọi thứ kẻ thao túng
thêu dệt lên. Và bởi người hướng nội đa phần đều từ chối thể hiện bản thân, nỗi
sợ khi chịu sự chỉ trích hay bị phản bác càng khiến họ ngập ngừng hơn nữa, ngay
cả trong lúc họ nhận thấy có điều không ổn.
Nhiều kẻ thao túng thực chất là kẻ ái kỷ và có những hành vi
cực kì độc hại, có thể làm cho nạn nhân của chúng cảm thấy mình không đáng được
trân trọng. Một lý do khác lí giải việc tại sao những người hướng nội nhạy cảm
đặc biệt dễ bị thao túng là bởi lẽ họ có xu hướng thu hút những kẻ ái kỷ và những
người thích kiểm soát hơn những người khác. Đó là bởi họ (người hướng nội) là
những người tự nguyện cho đi và điều này thu hút các cá nhân lạm dụng phẩm chất
này (dù là vô tình hay cố ý).
Những người hướng nội đầy nhạy cảm cũng đặc biệt giỏi trong
việc đọc vị và phán đoán người khác muốn điều gì. Vì lẽ đó, họ dễ dàng thấu hiểu
và đồng nghĩa với người yêu bản thân và dần hình thành mối kết giao vững chắc với
bọn họ. Đáng tiếc thay, điều tưởng chừng như là mối liên kết sâu sắc về tâm hồn
hay sự mê hoặc này thực chất là một mối quan hệ đầy sự thương tổn (được hình thành từ sự thấu cảm họ dành cho kẻ lạm dụng).
Đối với những tâm hồn giàu tình cảm, việc bị thao túng càng trở nên có hại bởi lẽ, nó khiến họ nghi ngờ nhận thức của bản thân lẫn thực tại xung quanh. Nói cách khác, điều này giống như việc tái hiện những vết thương thời thơ ấu chưa được chữa lành.
Kẻ thao túng có thể biểu lộ một vài dấu hiệu, có thể kể đến
như:
·
Chối bỏ điều đã xảy ra.
·
Nói rằng mọi thứ chỉ do bạn tưởng tượng
·
Hạ thấp hoặc không coi trọng cảm xúc, suy nghĩ, trải
nghiệm của bạn.
·
Vờ như bạn không biết mình đang nói gì và khiến
bạn cảm thấy thật ngu ngốc và ấu trĩ.
·
Cố tình ẩn đi thông tin hoặc lừa dối bạn.
·
Đổ lỗi cho bạn vì là nguyên nhân cho những hành
vi lạm dụng của họ.
May mắn thay, có vài điều có thể giúp chúng ta vượt qua khoảng
trải nghiệm này. Dưới đây là bốn cách để người hướng nội đầy nhạy cảm bảo vệ bản
thân họ khỏi việc bị thao túng.
1. Học cách tin vào bản thân qua việc sử dụng trực
giác của bạn.
Trực giác, khác với những khả năng tâm linh
khác, là điều bạn cảm nhận mạnh mẽ nhưng không thể thực sự lý giải nó. Bạn có
thể cho rằng chỉ là do mình tưởng tượng hay do mình quá đa nghi trong vài trường
hợp – nhưng đó thực chất là do trực giác mách bảo. Khi trực giác cố nhắn nhủ bạn
điều gì, đó thường là để bảo vệ bạn, Và những người hướng nội đầy nhạy cảm thường
rất giỏi trong việc lắng nghe linh tính.
Để hoàn toàn tin tưởng trực giác của bản
thân, đầu tiên bạn cần hình thành mối liên kết với nó. Điều này có nghĩa rằng bạn
nên dành thời gian lắng nghe cảm giác của mình mỗi khi nó xuất hiện. Bạn sẽ hiểu
những dấu hiệu mà cơ thể gửi đến và học cách tin vào linh tính.
Trực giác thông thường thể hiện mình qua những
dạng khác nhau của cảm xúc thay vì qua lời nói hoặc suy nghĩ. Hãy để ý không chỉ
đến điều bạn nghĩ mà cả đến bạn cảm thấy thế nào. Khi có chuyện không ổn, có khả
năng rằng đó là sự thật. Những kẻ thao túng có thể trông thật cuốn hút và rất
thạo thứ họ làm (khả năng thao túng người khác), điều này khiến trực giác của bạn
là sự phòng vệ hoàn hảo.
Học cách tin vào trực giác sẽ là một quyết
định đổi đời đối với bạn. Dựa vào cảm giác có thể giúp bạn đưa ra các lựa chọn
tối ưu hơn, gắn kết với mọi người sâu sắc hơn, và có một cuộc sống đích thực.
Thêm vào đó, sử dụng trực giác sẽ loại bỏ - hoặc ngăn chặn – những kẻ thao túng
xuất hiện trong cuộc đời bạn.
2. Lắng nghe cảm xúc của bạn – và điều này thực sự
có ích.
Khi bạn cảm nhận thấy điều gì đó – và những
người hướng nội nhạy cảm đặc biệt cảm nhận rất nhiều – đó là khi cơ thể muốn nhắn
nhủ tới bạn. Bạn đôi khi không thể chỉ rõ điều bạn đang cảm thấy, nhưng cảm xúc
luôn xuất hiện có lí do. Chúng sẽ trở nên hữu ích trong việc định hướng quyết định
và thậm chí cuộc đời bạn.
Ví dụ như, khi bạn thấy tức giận, đó là dấu
hiệu cho thấy một ai đó (có thể là kẻ thao túng) đã vượt quá giới hạn quan trọng
của bạn. Nếu bạn cảm thấy sợ hãi hay lo âu, đó cũng có thể là dấu hiệu, rằng có
điều gì đó (hoặc ai đó) tác động đến cuộc sống của bạn.
Nhưng nếu bạn không chắc chắn về điều cảm xúc
mình muốn thể hiện, thường xuyên tự đánh giá bản thân có thể có ích. Hãy để ý đến
những thứ tác động đến cảm xúc của bạn và hệ quả theo sau đó. Viết nhật kí cũng
là một biện pháp hữu dụng để khám phá cảm nhận của bản thân và tìm hiểu ý nghĩa
ẩn sau những tầng cảm xúc đó.
3. Thể hiện suy nghĩ và cảm xúc một cách trực diện
và đầy tự tin.
Khi chúng ta dồn nén suy nghĩ và cảm xúc,
chúng thường có xu hướng bộc lộ theo những cách khác. Ta có thể trở nên cáu kỉnh
hay tức giận, hoặc trở nên u uất hay lo lắng. Điều quan trọng ở đây là chúng ta
học cách diễn đạt cảm xúc bản thân thật lành mạnh. Và sự quyết đoán chính là
câu trả lời cho điều đó.
Quyết đoán là khả năng thể hiện suy nghĩ và
cảm xúc với một phong thái trực diện và tự tin nhất. Nó giúp chúng ta bảo vệ bản
thân mà không nhất thiết phải trở nên hung hăng hay chủ động quá mức. Khi chúng
ta quyết đoán, ta sẽ hoàn toàn kiểm soát cuộc sống cũng như những mối quan hệ
quay quanh mình. Tuy nhiên, những người hướng nội không nhất thiết phải sở hữu
điều này, vì đây là những cá nhân muốn đem hạnh phúc đến người khác trong khi tránh
né những xung đột không đáng có.
Dù là vậy, trở nên quyết đoán cũng đem lại
nhiều lợi ích. Chúng ta cảm thấy tốt hơn khi được thật lòng chia sẻ suy nghĩ và
cảm xúc của mình. Ta đồng thời cũng gây dựng lòng tin nơi người khác qua việc cởi
mở và thành thật trong giao tiếp. Hơn nữa, sự quyết đoán giúp chúng ta đạt được
điều mình hằng mong muốn, cả trong đời sống lẫn sự nghiệp.
Ngoài việc trở nên quyết đoán đối với kẻ
thao túng, cũng rất quan trọng khi thực hành việc này trong cuộc sống – với bạn
bè, người thân và đồng nghiệp – như một sự chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất.
Khi trở nên quyết đoán, có vài điều bạn cần
ghi nhớ. Đầu tiên, hãy tập một lối nói rõ ràng, rành mạch. Hạn chế sử dụng những
từ như “Tôi nghĩ rằng” hoặc “có lẽ vậy” khi giao tiếp – thay vào đó hãy thẳng
thắn và thành thật. Điều thứ hai, hãy đảm bảo rằng ngôn ngữ cơ thể bạn đồng nhất
với điều bạn nói. Đứng thẳng lưng và tỏ ra thật tự tin, ngay cả nếu như trong
thâm tâm bạn không hoàn toàn như vậy. Điều thứ ba, hãy chuẩn bị trước những điều
bạn sắp nói. Việc này sẽ tạo tâm thế thoải mái và tự tin tại thời điểm giao tiếp.
Và cuối cùng, hãy có sự tôn trọng đối với người khác, ngay cả khi bạn đang đòi
quyền lợi cho bản thân. Bạn có thể hòa nhã, rõ ràng nhưng vẫn cần quyết đoán
trong lời nói – khi đó, mọi người sẽ học cách tôn trọng bản thân bạn và giới hạn
của bạn nhiều hơn.
4. Tạo dựng lòng trắc ẩn (không chỉ đối với người khác mà ngay cả đối với bản thân)
Khi nói đến sự cảm thông, những người hướng
nội đầy nhạy cảm thường sẽ nghĩ ngay đến làm thế nào để xây dựng lòng tốt và sự
thấu hiểu đối với người khác. Dù là thế, chúng ta cũng cần có lòng trắc ẩn với
cả bản thân mình. Thông thường, có quá nhiều áp lực để trở nên hoàn hảo mà
chúng ta tự đặt lên chính mình, để rồi khi mắc lỗi, ta tự trách mình gay gắt.
Là một dạng của lạm dụng cảm xúc, sự thao
túng có thể gây ảnh hưởng sâu sắc đến tâm trí bạn. Nó khiến bạn cho rằng mọi thứ
xảy ra đều là lỗi của bạn. Nếu bạn đã từng là nạn nhân của việc bị thao túng, đừng
tự trách bản thân. Bạn đã bị lạm dụng và
bạn không hề có lỗi đối với tình huống hiện tại. Vậy nên đừng quá nghiêm khắc với
bản thân – thay vào đó, hay có lòng cảm thông cho chính bạn.
Lòng trắc ẩn với bản thân được coi là một
kĩ năng có thể trau dồi và cần thời gian để phát triển. Dưới đây là một số cách
sẽ giúp bạn thực hiện điều đó:
·
Chấp nhận cảm xúc của bản thân: Những khi chán nản,
điều quan trọng là bạn thừa nhận cảm xúc của mình thay vì cố kìm nén chúng. Có
thể thể hiện ra qua lời nói như “Tôi đang rất bực” hay “Mình buồn đấy”. Điều
này sẽ giúp bạn dần chấp nhận xúc cảm thay vì bỏ qua chúng.
·
Nghĩ về cách bạn sẽ đối xử 1 người bạn, hay 1 đứa
bé thân quen, bất kì 1 ai đó đang trải qua khoảng thời gian khó khăn. Liệu bạn
sẽ liên tục chỉ trích và phán xét? Hay bạn sẽ là người giúp đỡ và cảm thông?
Hãy đối xử tốt với bản thân như cách bạn sẽ làm đối với những người bạn quan
tâm.
· Tạo một danh sách về những đức tính tốt của chính bạn. Hãy nghĩ đến tất cả những điều bạn tự hào, không kể chúng có nhỏ bé đến đâu. Viết tất cả xuống, dừng một chút và rồi tiếp tục viết thêm nữa. Có thể bạn sẽ ngạc nhiên với những điều bạn có thể nghĩ ra. Sau đó, hãy thường xuyên đọc lại danh sách này như một lời nhắc nhở về những giá trị bạn sẽ đem đến cho người khác – và cho cả thế giới nữa.
Thao túng là một hình thức lạm dụng cảm xúc và nó có thể gây
ảnh hưởng nặng nề cho nạn nhân về mặt tinh thần. Nó khiến nạn nhân cảm thấy
điên loạn, thấy bản thân không đáng giá và luôn khiến họ cảm thấy có lỗi. May mắn
thay, một vài biện pháp dưới đây có thể giúp họ vực dậy sau khi bị thao túng.
·
Luôn nhớ rằng những điều xảy ra với bạn không do
lỗi của bạn. Bạn chỉ là nạn nhân dưới những hành vi lạm dụng của người khác, và
chúng ta không thể kiểm soát sự rối loạn chức năng
trong các mối quan hệ của mọi người. Điều này có thể thật khó để chấp nhận,
nhưng đây là bước quan trọng trong quá trình chữa lành.
·
Cho phép bản thân được đau buồn. Điều này nghĩa
rằng hãy cho phép bản thân được khóc, được gào thét, được thể hiện cảm xúc theo
cách tự nhiên nhất. Bạn cần được trút bỏ hết nỗi đau buồn từ mối quan hệ bị
thao túng trước kia.
·
Cuối cùng, và cũng quan trọng nhất, học cách chấp
nhận mình như một người hướng nội nhạy cảm và lấy lại sự tự tin dựa trên đó. Sẽ
rất khó để chấp nhận bản thân là một người đầy nhạy cảm, đôi lúc bạn sẽ cảm thấy “không ổn” về bản
thân, hay cảm thấy thật yếu đuối khi không thể chịu đựng được căng thẳng và
kích thích như mọi người. Thế nhưng là một người hướng nội nhạy cảm không hẳn
là điều xấu – nó chỉ đơn giản là bạn tiếp nhận và xử lí thông tin có phần khác
biệt vầ sâu sắc hơn. Có vô vàn lợi ích của việc là người thật nhạy cảm, có thể
kể đến như trực giác nhạy bén, dễ cảm thông với người khác hay sự trân trọng cuộc
sống, từ những điều nhỏ nhất.
Nếu bạn học cách thực sự yêu quý bản thân – và tin và cảm nhận cũng như điều trực giác đang cố nói với bạn – thì sẽ càng ít khả năng bạn bị cuốn vào một mối quan hệ đầy sự thao túng. Ngay cả khi bạn đã từng, hoặc hiện tại đang, tính cách khi là người hướng nội nhạy cảm sẽ giúp bạn nhận ra liệu rằng bản thân có đang bị thao túng – từ đó tìm cách thoát khỏi mối quan hệ đầy độc hại đó. Sau cùng, có lòng trắc ẩn với chính mình cũng như học cách chấp nhận bản thân là điểm mấu chốt trong quá trình hàn gắn những vết thương cũ, dĩ nhiên rồi, để bạn có thể tìm thấy bình yên và hạnh phúc như trước đây. Và bạn sẽ làm được thôi.
----------
Tác giả: Imil Lo
Link bài gốc: How to Protect Yourself From Gaslighting as a Sensitive Introvert (introvertdear.com)
Dịch giả: Nguyễn Vân Khánh - ToMo
- Learn Something New
(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn
nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch
Giả: Nguyễn Vân Khánh - Nguồn: ToMo
- Learn Something New".
Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo ToMo" hoặc khác đều
không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.
(**) Follow Facebook ToMo
- Learn Something New
để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.
(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo
để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: https://bit.ly/ToMo-hiring.
----------------------------
Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership
173 lượt xem