Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Tốt Nghiệp, Ra Trường, Rồi Sao Nữa?

Ra trường với tấm bằng cử nhân, nhiều bạn trẻ đã và đang rất phân vân với những lựa chọn như làm thế nào để tìm kiếm công việc như ý hay tìm đại 1 công việc để kiếm tiền trước hay phải làm gì để tích lũy thêm kinh nghiệm giúp ích cho công việc sau này.

Bạn chẳng biết mình muốn làm gì: Không sao cả!

Bởi vì bạn không phải là người duy nhất. Hầu hết những người tôi đã gặp và làm việc (mới ra trường hay làm việc nhiều năm) tin rằng họ đang làm công việc mà họ thực sự muốn làm. Trong số những người bạn sẽ làm việc, một số làm việc chỉ để kiếm tiền, những người khác không ghét công việc của họ (họ cảm thấy thoải mái với công việc) nên họ quyết định ở lại.

Những người khác thì đang sử dụng chiến lược “lấy ngắn nuôi dài”, trước khi thật sự đi con đường mà họ muốn đi. Tất cả những điều này đều bình thường, và chúng ta không nên cảm thấy thất bại vì chưa tìm được công việc mơ ước của mình, đặc biệt là nếu bạn thậm chí chưa biết bạn thích cái gì.

Tích lũy những kỹ năng và kinh nghiệm quý giá

Ngay cả khi bạn không thích công việc của mình, bạn vẫn có thể tận dụng nó. Một số kỹ năng tốt nhất mà tôi có được là khi làm việc trong lĩnh vực I.T. Công việc đó đã giúp tôi phát triển các kỹ năng giúp ích trong việc đào tạo, truyền thông và liên lạc với nhiều chuyên gia và các nhà quản lý cấp cao. Chính nhờ những kĩ năng đó mà tôi trở nên ‘hữu dụng’ hơn trong các công việc sau này và tiến xa hơn trong sự nghiệp.

Bạn muốn và có thể làm gì khi có một công việc?

Thay vì chăm chăm vào công việc mà bạn muốn làm, hãy cố tìm ra việc bạn muốn làm trong công việc mà bạn tìm được. Bạn có thể không chắc chắn về sự nghiệp của bạn, nhưng bạn phải tìm ra những gì bạn muốn làm khi bạn có 1 công việc hay cụ thể.

Nếu các bạn đã xem phần 6 của bộ phim Parks and Rec, các bạn sẽ hiểu điều tôi muốn nói. Trong phim, cô gái tên April muốn thay đổi sự nghiệp nhưng lại cô ấy không thực sự biết bản thân muốn làm gì. Thay vì cố gắng tìm ra nơi mà cô ấy muốn làm việc, cô ấy lập ra một danh sách về những việc cô ấy muốn làm hay có thể làm từ một công việc.

Ví dụ, bạn khá giỏi ngoại ngữ, thậm chí bạn đã có bằng IELTS, nhưng bạn lại không thích công việc giảng dạy, dịch thuật hay những công việc liên quan quá nhiều đến viết lách, bạn muốn nói, giao tiếp với con người. Nếu bạn hiểu được bản thân mình như vậy thì việc tìm được công việc thích hợp để trau dồi thêm kỹ năng kiến thức là không quá khó khăn.

Hãy ‘dè chừng’ việc thực tập không lương

Tất nhiên không phải việc thực tập không lương nào cũng vô bổ. Tuy nhiên, một số tổ chức sử dụng thực tập sinh để giảm tải các phần công việc nhàm chán và vô bổ cho những ‘tình nguyện viên’ mà không hề nghĩ đến các kỹ năng và cơ hội mà công việc mang lại cho thực tập sinh.

Hãy đọc cẩn thận bản mô tả công việc và hỏi về cơ hội phát triển kỹ năng cá nhân nếu bạn nhận việc. Nếu bản mô tả công việc không hấp dẫn bạn, hay những kỹ năng đó không phải là những gì bạn muốn phát triển trong tương lai, hãy từ chối. Nếu muốn làm, hãy cố gắng xin vào những công ty lớn, vì môi trường làm việc ở đó thường rất chuyên nghiệp, nếu tinh ý và có tinh thần học hỏi, bạn có thể được ‘trọng dụng’ khi có cơ hội.

Đăng ký làm tình nguyện viên tại một tổ chức từ thiện nhỏ

Thay vì thực tập với một tổ chức lớn, bạn có thể đăng ký tham gia tình nguyện tại một tổ chức từ thiện nhỏ. Nếu bạn là một người tự lập hoặc tự khởi nghiệp, đây có thể là một cơ hội tuyệt vời cho cả bạn và tổ chức từ thiện. Vì những tổ chức nhỏ ít có khả năng ‘thu hút’ được chuyên gia, vì vậy bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn để được làm những nhiệm vụ mà có thể bạn sẽ không được làm trong các tổ chức lớn hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể truyền đạt lại các kĩ năng mà bạn học hỏi được cho các tình nguyện viên khác, và việc dạy cho người khác cũng là 1 kĩ năng đó nhé.


Chờ lấy bằng thạc sĩ

Tôi khuyên bạn nên đợi ít nhất ba năm trước khi học thạc sĩ, vì rất nhiều thứ có thể thay đổi. Sau khi tốt nghiệp và đi làm, dù là những công việc chưa chính thức, thì rất có thể những va chạm đầu tiên với ‘trường đời’ sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Đến lúc đó, công việc mà bạn mơ ước lại đòi hỏi một bằng Thạc sĩ khác, chả ăn nhập gì với ngành mà bạn đã học, hoặc thậm chí công việc đó không yêu cầu một cái bằng đại học hay thạc sĩ nào hết! Trừ khi bạn có định hướng công việc rõ ràng trước khi tốt nghiệp, còn nếu chưa thì, việc gì phải vội nhỉ.

Đi du lịch

Quãng thời gian vừa mới tốt nghiệp thực sự rất thích hợp cho việc đi du lịch, hoặc đi du lịch dạng làm tình nguyện viên nếu bạn muốn trải nghiệm cuộc sống. Nói chung, hãy cố gắng sắp xếp đi khi còn có thể. Vì đây có thể là quãng thời gian duy nhất trong cuộc đời mà bạn khá ‘rảnh’ về thời gian lẫn tiền bạc đấy.

 

Túm lại, dù lựa chọn như thế nào thì thực sự đang có rất nhiều cơ hội đang chờ các bạn phía trước. Hãy tận dụng sức trẻ của bạn. Hãy biết ơn cơ hội bạn có. Và nếu bạn đang cảm thấy dường như bạn đã phí phạm 4 năm tuổi trẻ mà chưa thể làm được gì, thì xin hãy nhớ rằng: Không phải ai cũng được vào đại học.

 

Theo: catchtheworld.net

 

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

236 lượt xem