Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

Trí Thông Minh Cảm Xúc Huỷ Hoại Bản Thân

Nó kiểm soát cảm xúc của bạn

Một trong những điều mấu chốt của việc hiểu về trí thông minh cảm xúc là nhận ra và chấp nhận rằng chúng ta bị kiểm soát bởi cảm xúc của chính mình. Đây một phần là quá trình sinh lí nơi mà một bộ phận của bộ não gọi là Hạch hạnh nhân (amygdala), đóng vai trò quan trọng trong việc xử lí cảm xúc, bắt đầu hoạt động. Đó là những cảm xúc phản hồi; chúng ta đang phản ứng lại với môi trường bên ngoài. Còn nếu khi cảm xúc đến từ bên trong chúng ta và chúng ta phản ứng lại với nội tâm của chính mình thì sao?

Về cơ bản, con người không tiêu cực nhưng chúng ta có sự thiên vị dành cho điều tiêu cực. Từ khi sinh ra, chúng ta đã có xu hướng tìm kiếm những viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra. Đó là cơ chế sinh tồn, hỗ trợ chúng ta trong thế giới giác quan và cả trong các mối quan hệ xã hội. Khi xu hướng đó liên kết với một khía cạnh kém tích cực hơn trong sự tự nhận thức hoặc cuộc trò chuyện tiêu cực với chính bản thân, một tầng cảm xúc có thể được tạo ra và kéo ta xuống cái hố sâu mà chúng ta tự tạo ra.

Kiểm soát trí thông minh cảm xúc nghĩa là trước tiên cần phải xây dựng sự thấu cảm: thấu hiểu và suy nghĩ đến trải nghiệm của người khác. Điều này cần đến sự chín chắn và thận trọng nhất định. Khi chúng ta bị mắc kẹt trong một tầng cảm xúc, một trong những điều đầu tiên xảy ra là chúng ta không còn suy nghĩ thấu đáo. Tình trạng này gần như ngăn cản sự chín chắn và thận trọng cần có để có được sự thấu cảm cho bản thân, thứ mà giúp chúng ta thoát khỏi hố sâu do chúng ta tạo ra một cách khéo léo.

Trước khi chúng ta nhận ra mình đang chịu đựng một tầng cảm xúc – và tiếp đó là sự tự hủy hoại bản thân – chúng ta tạo ra một cốt truyện để nhen nhóm nó. Cốt truyện này xuất phát từ câu chuyện cá nhân của chúng ta; một câu chuyện thấm nhuần quan điểm nhìn nhận thế giới của chúng ta. Điều này, giữa nhiều thứ khác, bao gồm sự tự nhận thức, khả năng phán đoán về vị trí trên thế giới, và sự trò chuyện với bản thân đi kèm theo tất cả những điều trên. Nói tóm lại, đó là điều bình thường – và, trong trường hợp đó, chúng ta thường không xem xét trải nghiệm của bản thân mà chỉ đơn thuần xem thường cảm giác của mình.

Ngược lại, khi chúng ta thấy mình bị mắc kẹt trong một tầng cảm xúc, chúng ta thường không thể tìm được lối ra. Có hai lí do dẫn đến điều này: thứ nhất, chúng ta đang tỏ ra bình thường – ‘Mọi việc chỉ là như vậy và đây chỉ là cảm giác của tôi thôi” – và, thứ hai, chúng ta không suy nghĩ đủ thấu đáo để tạo ra không gian cần thiết chỉ để có được sự thấu cảm cho bản thân, chưa cần bàn đến lòng trắc ẩn dành cho bản thân.

Tình trạng bị mắc kẹt mà chúng ta trải qua – những mô hình diễn ra lặp đi lặp lại và giữ chúng ta ở yên một chỗ – đến từ việc chúng ta không có khả năng tạo không gian cho bản thân như cách chúng ta có thể làm cho người khác.

Trí thông minh cảm xúc là động lực xã hội ở hai mức độ. Thứ nhất là cách chúng ta thông cảm với người khác. Thứ hai, theo một số cách nào đó, quan trọng hơn, là cách chúng ta thông cảm với bản thân mình – mối quan hệ của chúng ta với bản thân. Con đường nhận thức, thấu cảm, và trắc ẩn, những dấu hiệu của trí thông minh cảm xúc, áp dụng cho chúng ta trong mối quan hệ với bản thân mình, và cho người khác trong mối quan hệ của chúng ta với họ. Thẩu hiểu điều này và rèn luyện sẽ tạo cho chúng ta sự khởi đầu cho việc thay đổi câu chuyện của chúng ta và xây dựng lòng thấu cảm và trắc ẩn với bản thân.

Nếu như, trong một khoảnh khắc yên lặng hơn, chúng ta dành thời gian để thiết lập nhận thức về những hành vi của bản thân, nhận diện chúng, và cho phép bản thân giành không gian cho chúng, chúng ta sẽ dễ dàng trèo ra khỏi hố sâu của chính mình nếu có rơi vào nó. Nếu không làm được những điều đó, chúng ta sẽ tự làm hại bản thân, làm bản thân dựa vào tình trạng bị mắc kẹt hơn là dựa vào chính bản thân mình. Một khi chúng ta ý thức được hành vi của mình và cho phép bản thân làm được điều đó, chúng ta sẽ dễ nhận thấy trước tầng cảm xúc đó hơn và, theo thời gian, học được cách tránh rơi vào hố sâu.

Dịch: Ivy

LinkSelf-Sabotaging Emotional Intelligence

Theo whypsy.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

499 lượt xem