Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

Câu Chuyện Con Đường Tới MCKINSEY Của Một Sinh Viên Thành Công

Mckinsey là tập đoàn hàng đầu thế giới về lĩnh vực tư vấn chiến lược kinh doanh. Với những sinh viên mới ra trường, được trở thành một Mckinsey consultant thực sự là niềm mơ ước của rất nhiều người. Bởi trước hết họ sẽ có một môi trường làm việc cực kỳ chuyên nghiệp, mức lương đãi ngộ rất cao cũng như nhiều trải nghiệm rất riêng. YBOX xin giới thiệu bài viết này tới những ai đang theo đuổi giấc mơ vào những tập đoàn Đa Quốc Gia trong nước và ngoài nước!

[Sharing - VN] How to get into McKinsey from my own experience and how life as a consultant

Ngày càng có nhiều bạn liên lạc với mình để hỏi thông tin và muốn mình chia sẻ kinh nghiệm về việc làm thế nào để vào được McKinsey và công việc tư vấn quản lý, cụ thể là ở McKinsey là như thế nào, etc...

 

Do có quá nhiều bạn quan tâm - trong khi, thực sự là bản thân mình cũng đang bị overwhelmed với quá nhiều việc nên không còn tích cực trả lời cho các bạn nữa (T.T). Có rất nhiều typical questions mà mình phải trả lời ít nhất hơn chục lần rồi... Vì vậy, hôm nay mình sẽ chia sẻ thông tin về con đường của mình để vào McKinsey, cũng như công việc ở McKinsey thì như thế nào.

 

Cũng xin nói trước, có lẽ case của mình khá là exceptional ở trong McKinsey - mình chia sẻ hoàn toàn dựa trên kinh nghiệm của cá nhân nên chỉ mang tính chất tham khảo thông tin cho các bạn. Còn mỗi người sẽ có một chiến lược riêng để thành công.

 

Có một vài hit thú vị khi mình nhận offer của McKinsey:

1. Mình là consultant trẻ nhất tại thời điểm mình vào McKinsey Vietnam

2. Mình nhận được offer và bắt đầu làm việc tại McKinsey trước khi mình tốt nghiệp đại học

3. Mình là consultant duy nhất tại thời điểm được nhận là SV học trong nước (Mình tốt nghiệp ĐH Ngoại Thương - Sau này thì có thêm 2 bạn học local uni nữa)

Như vậy để các bạn biết là - Nothing is impossible :) McKinsey là công ty duy nhất mình apply - Và cũng là công ty mà mình gắn bó đển thời điểm hiện tại.

 

Background của mình trước khi vào McKinsey (in short):

- Academic: ĐH Ngoại Thương, GPA: 8.2/10 - Nửa năm gap year - exchange in US

- Work experience: Citibank VN (Global Banking Intern), Viet Thai International (Financial analyst intern - SEO Vietnam Intern), Gold Sun (Business Development) và Six Flags (Sales - USA)

- Activity: Phó chủ tịch CLB Nhà doanh nghiệp tương lai - ĐH Ngoại Thương, Đại biểu VN tham dự một vài diễn đàn doanh nghiệp trẻ / thanh niên tại Hàn Quốc, Việt Nam và Indonesia

- Achievement: Giải Nhì Khởi nghiệp cùng Kawai, Giải Nhất Khởi nghiệp - và một loạt các học bổng cũng như hoạt động khác

 

Mình sẽ chia sẻ theo dạng topics - dựa trên những câu hỏi mà thường mình được nhiều bạn hỏi trong thời gian vừa qua.

 

1. General prep

- Advice:

+ Định hướng nghề nghiệp & self-reflection: mình nghĩ on top of everything - việc đầu tiên trước khi bạn apply bất kì một công việc nào - thì bạn nên hỏi bản thân mình là người như thế nào, mình muốn làm gì và mình sẽ trở thành người như thế nào. Ban có điểm mạnh là gì, điểm yếu là gì - những công việc như thế nào sẽ phù hợp với bạn, etc... Mình thường thấy các bạn thiếu bước này mà thường sẽ apply theo "branding" "job status" "benefits"... Có nhiều bạn cứ thấy Big 4 là cắm cúi apply thi tuyển và suy nghĩ một cách rất tiêu cực "có công việc tốt là được". Có thể, những câu hỏi "what do you want, what you want to be in 5/10 years?" bạn không thể có câu trả lời chính xác ngay tại thời điểm hiện tại (no worry - vì bản thân mình nhiều lúc cũng phải pause lại để retest những câu hỏi trên) - nhưng chắc chắn, at least bạn phải có một shortlist và một kế hoạch (strategic plan) để really figure it out in a benefit way. Mình đặc biệt khuyên các bạn SV nên có định hướng càng sớm càng tốt và nên tận dụng khoảng thời gian đại học để test asumption của các bạn. Chia sẻ điều này cũng có chút xấu hổ: khi học ĐH - mình không phải là type đề cao việc chăm chỉ đến trường, học hành chăm chỉ - Ngay từ đầu, mình đặt target rất rõ ràng: chỉ cần đổ giỏi là được (8.9 will not make a big different to 8.1) vì vậy mình cũng chỉ aim 8.1-8.2 mà thôi. Thời gian còn lại, trong quá trình sinh viên, mình tham gia các hoạt động CLB, networking và đi làm những công việc mà mình nghĩ mình thích. Tuy nhiên, nhấn mạnh lại là các bạn không nên tham gia tràn lan - nghe cái gì exciting là cũng sign up - mà nên nghĩ futher và có vision là how this activity will support you in the future. Các bạn nên tận dụng thời gian học đại học thể trải nghiệm - nhưng phải là một trải nghiệm thông mình.

 

+ Mindset: similar to the point above a bit - mình tiếp xúc với nhiều bạn trẻ, một mindset mà mình gặp rất nhiều đó là "mất 4 năm học rồi, NT, ra trường phải làm việc cho hoành tráng để bù lại chi phí (cơ hội) khi học" - có lẽ vì áp lực "cơm áo gạo tiền" mà thực sự có rất nhiều bạn "đâm lao" lao bừa nghĩa là có một công việc tốt, thu nhập cao. Nhưng, về bản chất, bạn chỉ là một sinh viên mới ra trường - bạn chưa có power để negotiate với nhà tuyển dụng. Và 1-3 năm đầu sau khi ra trường là khoảng thời gian để bạn build up "branding" và "expertise" cho mình. Bản thân mình cũng đặt cho mình một mindset "2 năm đầu mình sẽ đi làm để học những thứ mình muốn học" Những năm đầu là để học chứ không phải để kiếm. Khi bạn đã build được expertise và experience rồi thì mình tin chắc là bạn còn kiếm nhiều hơn bạn kiếm trong 3-4 năm đầu này rất nhiều. Vì vậy "keep calm and be strategic". Mà đã xác định học là không ngại khó ngại khổ. Mặc dù nói là thời gian học đại học là để thử - nhưng vì là internship nên cơ hội để bạn exposure không nhiều - nên phải do above expectation. Mình có 2 cái internship - nhưng cả hai cái là unpaid - thậm chí 1 cái mình còn làm ở HCM - nhưng đó là chi phí cơ hội. Nếu không có 2 internships đó, có lẽ mình không ở đây ngày hôm nay. Hồi làm intern, họ giao 1, mình làm 10 - mình làm miệt mài và luôn ask for things to do and proactively do thing before they are asking. Nên hồi đầu, từ việc đóng sổ sách mình đã nhận task như một nhân viên chính thức. Hồi làm tại Việt Thái qua chương trình internship của SEO - thì khi đó mình thậm chí còn expore đến Board of Directors - làm trực tiếp với các Directors. Cơ hội là do mình tạo nên thôi - nên các bạn nên không ngừng cố gắng.

+ Research: tìm hiểu để focus. Mình chỉ apply duy nhất McKinsey - và phải chia sẻ thực sự là sau khi interview xong thì mình đã biết khả năng mình nhận được rất cao - Mình apply McKinsey - khi đó mình rất rất tự tin bởi mình cực kỳ sure about "value added" mình mang lại cho McKinsey, tại sao mình nghĩ mình fit, tại sao mình thích McKinsey - công việc đó ntn, etc... Preparation makes different. Nhưng preparation will not make different if you dont fit. Vì vậy, make sure you know it's a great match - If you could not convince yourself - how you can convince others

+ Networking to get access: network với những người làm trong công ty mà bạn muốn apply - trước khi mình apply - mình đã tham dự information session của McKinsey tại ĐH Ngoại Thương và network, follow up vởi Managing Director của McKinsey tại VN -> network để hiểu rõ về công việc, clarify your concerns, etc... Anw, again, làm gì cũng phải có objective rõ ràng - nhiều bạn đi workshop chỉ là để đi. Trước khi đi, nên point out ra 1-3 điểm mình muốn đạt được tại mỗi một networking event là gì - và DO it! Đừng đến rồi về và chẳng có gì xảy ra! Như vậy là bạn đã lãng phí thời gian và cơ hội của chính bản thân mình rồi!!!

- Resource:

+ Google: mình rất cảm phục google - nhờ google mình "mò mẫn ra mọi thứ"

+ Company website: most of information is there. Make sure you dig the website before asking any undeducated questions

+ People: connect với những người trong firm để thêm perspective, contact để làm company visit - I'm sure they welcome if you are seriously interested!

 

2. PST prep

- Advice: indeed, thời gian mình chuẩn bị test và interview không nhiều nên không có nhiều kinh nghiệm chia sẻ. Mình hoàn toàn prep dựa trên sample PST tại McKinsey website. Minh did it twice và tự draw out ra strategy của mình về việc time allocation.

- Resource:

+ Sample test tại McKinsey website

+ Unofficial test: hồi dấy mình nhớ mình có google ra một bài sample nữa ngắn hơn bài tại website - Mình cũng practice bài đó luôn.

 

3. Case interview prep

- Advice: case interview là một khái niệm rât lạ lẫm với hầu hết các bạn sinh viên trong nước. Nhưng nhờ có google và company website, mọi thứ đều có thể prepare. Mình khuyên các bạn nên sử dụng McKinsey website một cách tối đa có thể. Chỉ cần master những material có sẳn ở website - thì mình tin những bạn nào fit sẽ interview tốt. Mình hồi đó cũng spend time để đọc một vài quyển: Case in Point, McKinsey way, Vault guide - Case interview, Case Interview guide book - Harvard MBA, Columbia.... Nhưng mà, đối với mình material hiệu quả nhất lại là series video của Victor Cheng :) Đêm trước khi mình phỏng vấn - mình có xem một vài video coaching của Victor Cheng và đêm đó lẩm bẩm tự interview - đến hôm interview mọi thứ diễn ra rất natural. Một cái highlight mà bạn nào làm case cũng cần phải biết: đó là case để test your approach - not to test your IQ. Mình có coaching cho nhiều bạn làm case interview - nhưng mình sẽ không nói nhiều ở đây để các bạn tự explore ra cách làm/strategy của mình - style của mình. Mình không học các framework của các case, mình không học case - mình chỉ học cách người ta structure problem và illustrate cách approach của mình sao cho logical và make senses nhất. Tất cả assumptions của mình đều có back up with reasonal reasons. Vì mình không có nhiều time để chuẩn bị cho interview lúc đó nên mình không làm mock interview được. Nhưng mình khuyên tất cả các bạn NÊN MOCK INTERVIEW AT LEAST 1-2 lần trước mỗi khi phỏng vấn. Điều này sẽ giúp rất nhiều cho bạn làm quen với cách trả lời làm sao clear nhất, relevant và adaquate nhất có thể. Peer group hoàn toàn cũng có thể giúp bạn làm mock interview - nhưng tốt nhất là những ai có background similar to your interviewers :)

- Resource:

+ McKinsey website: trên đó cũng có video coaching và 2 cases để bạn practice. Bạn có thể sử dụng case đó để làm mock interview.

+ Recommended: Victor Cheng :) (free resources)

+ Book: a lots như mình đã mentioned ở trên - nhưng honestly là mình không thấy helpful in case của mình lắm - Case in Point, Case Interview prep - Harvard, Columbia, MIT..., McKinsey way/mind, Vault guide to case interview...

 

4. Recruitment process

- Round 1: Screening CV

- Round 2: PST

- Round 3: 5-6 interviews

 

McKinsey áp dụng standard recruitment process throught the world - nên requirements và process dù bạn có apply vị trí nào ở office nào cũng như nhau mà thôi. Thời gian cho cả quá trình này không cố định - thường cũng kéo dài khoảng 1-3 tháng, có thể ngắn hơn (như case của mình) hoặc có thể dài hơn (+/- 6 tháng) do việc phỏng vấn nếu bạn vào sâu được vòng trong thì phụ thuộc availability của interviewers. Mà như các bạn đã biết công việc ở McKinsye thì super hectic nên để get time của một senior colleagues là rất khó :)

 

Các interview đều có cấu trúc Experience interview (15-30 mins) + Case interview (30-45 mins). Các interview rounds sẽ giống nhau về format - chỉ khác nhau là interviewers thí senior level sẽ càng ngày càng cao thôi.

 

5. Qualifications needed - any limitations to local students

Case của mình sẽ khiến các bạn thấy rõ - there is alway an exception :) 

Cá nhân mình nghĩ, nếu bạn có những skills và interests sau - you definitely should apply McKinsey or management consulting

- Problem solving skill/analytical skill

- Communication skill & Interpersonal skill

- Leadership skill

 

Mình, xuất thuân từ local student =), không hề nghĩ có giới hạn gì đáng kể giữa việc là sv trong nước và sv du học vì những yếu tố trên không affect bạn dù bạn học ở đâu. Tuy nhiên, sv local có một hạn chế rõ ràng nhất là language skill :) Ở McKinsey, ngôn ngữ sử dụng là Tiếng Anh (100% thời gian - vì vậy note mình viết tiếng việt đọc hơi khó hiểu, các bạn cũng thông cảm) - nên việc dùng Tiếng Anh diễn đạt ý không hiệu quả thì rất khó để làm việc ở McKinsey

 

6. What should I do to prep in collegue time?

- Câu hỏi này 10 bạn reach out - 10 bạn sẽ hỏi - đọc đến câu này bạn vẫn hỏi, thì đọc lại câu 1 nhé :) Mỗi người sẽ cần một strategy riêng - làm sao để đến khi gặp recruiter, you have an interesting story to tell :)

 

7. How long can I resubmit my application to McKinsey?

 

2 years rule applies. Nếu sau khi apply vào McKinsey mà bạn không thành công - thì sau 2 năm bạn mới có quyền reapply lại McKinsey. 2 năm là khoảng thời gian mà McKinsey nghĩ "enough" để bạn có thể bridge gap to be ready at your role. Vì vậy mình khuyên các bạn chỉ nên apply McKinsey khi mình đã "cực kỳ ready". Tỷ lệ acceptance rate của McKinsey is below single digit (FYI)

 

8. As the interview structure is the same, should I exhibit same stories or example for the same questions across all interview rounds?

 

Khái niệm "same" có lẽ cũng chỉ là tương đối. Mặc dù structure ở interview là giống nhau nhưng không phải là interview là "the same". Đồng thời, mình nghĩ là dù câu hỏi có "the same" thì sau khi có kinh nghiệm trả lời ở lần trước, bạn sẽ phải "trả lời tốt hơn". Nói thật, sau mỗi lần trả lời mà bạn nghĩ câu trả lời của bạn là perfect thì mình cũng không khuyên các bạn nên thi vào McKinsey.

 

Việc sử dụng cùng response - mình nghĩ bản thân bạn sẽ có câu trả lời chính xác nhất sau lần phỏng vấn or mork interview là có tiếp tục sử dụng cách approach đó hay không. Mỗi interviewer là những người khác nhau - nên trong trường hợp (may mắn) có cùng câu hỏi - và bạn tự tin với example của mình thì "why not?"

 

Part II: Life as a McKinsey consultant

 

1. Công việc tại McKinsey như thế nào? Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường?

- Nói riêng về track consultant:

+ làm việc theo team cho mỗi dự án. Mối dự án được set up sẽ có một team khác nhau. Size của team phụ thuộc vào scope of the project (typical 2 weeks - 3 months)

+ mỗi thành viên có một workstream khác nhau under the management of project leader và guidance from project leader. Bạn phải chịu trách nhiệm push cho workstream của mình deliver, draw recommentation by running analysis

+ mỗi client có những problem khác nhau. Client sẽ đưa ra đề bài để team giải quyết và đưa ra phương án/đề xuất

- Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường

+ Tại Việt Nam nói riêng, có một track gọi là local consultant (LC). Fresh graduated is highly recommended to apply. Sau 1-1.5 năm, nếu bạn performed tốt sẽ được promote lên next level là Business Analyst (BA). Về bản chất, đều là consultant, nhưng BA là một offical position ở trong firm và bạn sẽ được staff (làm những dứ án) theo tính chất khu vực mà phù hợp với preference và experience của bạn - trong khi LC thì sẽ làm việc chủ yếu tại Việt Nam.

+ Nếu không thấy phù hợp với consultant track, một track khác là Market analyst - thiên về mảng research và back office/ support function hơn.

 

2. McKinsey tư vấn những mảng nào? Có yêu cầu nào về kiến thức ngành hay chuyên sâu về một ngành nhất định nào đó không?

 - McKinsey tư vấn không giới hạn industry nào (mining, oil&gas, consumer, banking, telecom...) và không giới hạn functions nào (operation, organization, marketing & sales...)

 

- Đối với vị trí LC hoặc BA - thường được gọi là generalist consultant - hiểu nôm na là "loại gì cũng làm". Tuy nhiên, càng làm lâu, bạn sẽ xây dựng expertise trong firm và preference của bạn cũng sẽ rõ ràng hơn. Như mình thì thiên về finance service (industry) và strategy, operation & marketing & sales (functions). Vì vậy, mình không nghĩ có kiến thức về một ngành nào đó là must - cho những entry level mà chỉ là plus thôi. Ở McKinsey, có rất nhiều background khác nhau rất thú vị: không hiếm để gặp những người từng là bác sĩ hay cảnh sát ở trong firm đâu nên nếu bạn thấy bản thân phù hợp thì đừng ngại mà thử.

 

3. McKinsey có chương trình internship không?

- Rất tiếc, theo mình biết thì McKinsey không offically có chương trình internship cho các bạn sinh viên ở vị trí consultant - nhưng admin intern thì có. Và McKinsey cũng có chương trình summer internship dành cho MBA student nữa.

 

4. Môi trường làm việc tại McKinsey như thế nào? Những điểm được và không được?

AWESOME! Đó là từ mà mình muốn diễn tả về môi trường ở McKinsey

- Learning opportunity: bạn có cơ hội để học nhiều ngành khác nhau trong một thời gian rất ngắn và có vô số resource để học - chỉ sợ bạn lười học như mình thôi :) Ở Firm thì có learning portal (như kiểu intranet, có rất nhiều course dạng publications, course, webex để học - chỉ cần sign up or search là một loạt các tại liệu liên quan đến chủ đề mình tìm hiểu hiện ra để bạn đọc :)) và experts (trước mỗi study, mình thường reach out đến các expert về topic mình muốn tìm hiều để nói chuyện và hỏi họ những thứ không mà mình không tìm được câu trả lời - hay nhận đinh và trends, etc...

- People: phải nói là người của McKinsey awesome - ai cũng smart nhưng rất collaborative và helpful. Ai cũng open để share, để giúp bạn. Khác với những công ty khác, accessibility ở McKinsey rất cao. Việc nói chuyện với Director or Parnter là chuyện hàng ngày. Vì mỗi team cũng có leadership - bạn gặp tối thiểu 1 tuần 1-2. Thình thoảng đi qua phòng bảo tao vào nói chuyện với mày một tý nhé - thế là ngồi nói chuyện luôn. Ở McKinsey thì không có hierachy - ai cũng như ai, same expense policy - thế nên mới có chuyện funny là mình từng bay cùng chuyến với một partner bên mình - mình thì bay business class, bác thì economy do mình bay 2 chặng :) Ngoài ra, ai cúng supper smart - nên làm việc học được nhiều từ chính đồng nghiệp & leader - đồng thời bản thân cũng luôn được challenge :). Last point về people là accessibility là global reach - team ở McKinsey lúc nào cũng hỗn hợp từ nhiều nước khác nhau cùng một dự án (do có related experience) và partner/expert thí everywhere. Nên việc làm 1 study ở Vietnam mà team đủ người, đủ màu da là chuyện bình thường - sáng ra, ngồi luyên thuyên với bác expert ở tận US - chiều contact với bạn ở UK, India =) Mà được cái McK culture - work hard, play hard :) Nên mình super enjoy 

- Growth opportunity: ở firm, ai cũng sẽ có official mentor - người luôn luôn lắng nghe luôn luôn thấu hiểu bạn :) đưa ra road map để bạn improve bản thân :) they care you as a person :)

 

Điểm mình không thích: LIFESTYLE

Work life could not balance. Typically, dự án nào mình mà xong việc trước 11h đêm thì gọi là good lifestyle rồi. Việc thức đêm hôm làm là chuyện thường ngày. Nói tóm lại là, trong weekday thì bạn là victim of work :) chỉ biết ăn, ngủ và làm thôi không biết làm gì nữa. Đến cuối tuần ngủ bù một tý rồi đi chơi là hết ngày.

 

Ngoài ra, travel liên tục. Trong một ngày, sáng ở Indo, chiều ở Sin, tối ở Việt Nam hay T6 bay về, CN bay đi là chuyện hoàn toàn bình thường ở McKinsey. Mặc dù 5 star hotel, flight to different countries every week might be excited you at first - nhưng sẽ depressing then :)

 

Cá nhân, mình nghĩ con trai thì chắc ok hơn - chứ con gái thì lifestyle như vậy không sustainable (at least là đối với mình). Gần 2.5 năm rưỡi làm McK - mình lost contact với friend and somehow family a lot!

 

Tuy nhiên, đã xác định dedicate time để học - nên rất worth :) Có một vài bạn đồng nghiệp có chia sẻ với mình là 1-2 năm làm McKinsey bằng 3-4 năm làm ở chỗ khác. Thiết nghĩ cũng đúng vì học được nhiều quá, làm việc cũng nhiều quá luôn :) Nên là fair point :)

 

Vì vậy, một điều mình nhấn mạnh với nhiều bạn là - should be passion driven - nếu không thì McK sẽ là một nightmare với bạn. Vào được là tốt - nhưng trụ được là cả một vấn đề :)

 

5. McKinsey có training cho nhân viên không? Làm thế nào để làm những dự án mà mình không có một chút kiến thức nào về ngành?

- Có :) nhiều lắm :) Cụ thể ở #1 câu 4

 

Tạm thời là thế.... Ai có câu hỏi thì post, mình sẽ cố gắng trả lời :)

 

Disclaimer: đây là chia sẻ cá nhân, không nhằm mục đích thương mại và cũng có thể out-of-date bởi mình apply vào McK cũng 2.5 trước rồi :)

 

 

Nguyên tắc xuyên suốt của thói quen giữ động lực rất đơn giản, gói gọn trong vài chữ “hãy tiến từng bước nhỏ”. Mỗi bước nhỏ, tỉ dụ như một mục tiêu, một chỉ tiêu, hay đơn giản là một điều mới lạ, đều có tác dụng giữ bộ não bận rộn mà hung phấn, khiến tinh thần bạn luôn ở mức sảng khoái cao.

 

Thành công, sợ hãi, đam mê … tất cả đều những trạng thái tâm lý tương đối, mà thông qua thói quen lặp lại lâu dài để có thể củng cố hay phá bỏ. Tỉ dụ, chứng ‘sợ rắn’ là một trong những chứng sợ hãi phổ biến nhất đối với con người hiện đại, hầu như biết tới loài rắn qua những bộ phim và tranh ảnh. Chứng này ở một số người nghiêm trọng đến mức chỉ cần nhìn thấy bóng dáng dài của một sợi dây cũng khiến họ giật nảy mình nhảy ra xa. Bác sĩ Geogre Pratt từng thực hiện một loạt các thí nghiệm dựa trên nguyên tắc “hãy tiến từng bước nhỏ” để chữa những ca nghiêm trọng ấy. Từ việc luyện nhìn dây da, nhìn bóng rắn trườn, xem ảnh, xem phim … rồi tiến dần đến chạm mặt trực tiếp, đụng chạm, và cuối cùng trực tiếp chăm sóc. Hàng chục, thậm chí hàng trăm bước nhỏ đã được thực hiện để tạo ra thành quả ấy.

 

Bằng cách tạo ra những thành công nhỏ, ghi nhận chúng, và hân hoan trân trọng bằng nhiều cách khác nhau (ghi nhật kí, chụp ảnh, cho người khác thấy), bạn sẽ giúp mình tiêm những liều kích thích sinh học hoàn toàn có lợi cho bộ não và tinh thần.

 

Ngoài ra, các nhận thức thế giới và tình cảnh hiện tại của bản thân góp phần kiên cố hóa niềm tin về vai trò của bạn trong cuộc sống. Thói quen số 4 “biến thử thách thành trò chơi” nhằm giúp bạn dần vượt qua nỗi sợ hãi về rủi ro, biến rủi ro từ áp lực kinh khủng khiến bạn lùi bước trở thành trò chơi đầy hứng thú để bạn chiến thắng. Trong khi đó, thói quen số 6 “tự nhắc mình vì sao ta được sống” lại nhằm giúp bạn trân trọng từng giây phút, từng của cải (không chỉ vật chất) mà mình đang nắm lấy. Kết hợp với thói quen chụp ảnh và ghi kí sự, sẽ là bộ combo tuyệt hảo cho một ngày bình-thường-mà-hoàn-hảo đấy.

 

Chúc bạn thành công. "

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

27,321 lượt xem