Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

11 Bí Mật Để Thành Công Với Nghề Content Writer Sau 3 Tháng

11 bí mật của những người viết nội dung chuyên nghiệp sẽ giúp giữ lại và hệ thống được ý tưởng mới xuất hiện trong quá trình bạn viết bài hiện tại. Ý tưởng mới luôn có và chờ ở đó để bạn có thể dùng – bài toán ngắn hạn là thế.

Về dài hạn, nếu bạn xác định sẽ gắn bó với những việc liên quan đến viết, bài viết này của chúng mình sẽ chỉ ra vài đường cơ bản để bạn tự tin deal lương vì bạn biết bạn có trong tay những thứ mà người khác chưa có, ví dụ như:

  • Viết đúng nhưng phải ngắn – rõ ràng;
  • Viết về topic quá phổ biến bằng voice và cách tiếp cận của riêng mình;
  • Quy trình để viết được một bài gọi là chuẩn;
  • Kỹ thuật viết bất chấp cảm xúc tiêu cực hay tụt mood…

Những cái mình vừa nêu là mục tiêu dài hạn, nhưng cần phải làm ngay bây giờ, mỗi ngày một chút.

Chúng ta bắt đầu nhé!

1. Luôn ở chế độ research

Đã bao nhiêu lần bạn nhớ mang máng đọc cái này ở đâu rồi mà không tìm lại được nguồn của bài đó? Đã bao lần bạn bookmark 1 website hoặc 1 bài hay, thầm hứa để đó đọc lại sau, nhưng tám vạn năm sau mới mò lại?

Mình thì nhiều vô kể. Và để khắc khắc phục thói quen xấu này, chúng ta nên tập thói quen luôn ở chế độ research khi ta có một idea mới hay khi ta đọc một bài viết hay.

Chế độ research là gì?

Bình thường, mình phải viết bài hoặc lên plan thì mình mới bắt đầu research.

Giờ thì khi viết bài, mình đã có sẵn outline, hoặc ít nhất là biết mình sẽ viết cái gì và tham khảo thông tin ở đâu.

Vì sao? Đơn giản lắm, mỗi khi một idea mới, một bài viết hay, chúng ta hãy note chúng lại và xắp xếp chúng theo một thứ tự nhất định. Để khi cần ta có thể truy cập và sử dụng chúng một cách hiệu quả.

Thế bạn cần làm gì?

Bước 1: Biết mình cần research cái gì?

  • Thông tin mới;
  • Quan điểm hay, có góc nhìn mới;
  • Số liệu thống kê, các con số;
  • Các câu quote hay;
  • Các câu chuyện, case study.

Bất kể khi nào online, mình luôn ở tâm thế tìm kiếm 5 thứ trên. Chúng là những cái giúp chúng ta xây dựng chất liệu để kể câu chuyện của riêng mình.

Bước 2: Học cách sử dụng Google Search

Sử dụng Google Search nên được đưa làm top skill trong công việc của người viết nội dung. Dù bạn định làm cái video kể về cách mà công ty tạo ra sản phẩm hay làm infographic quy trình mua hàng, dù loại content nào thì bước đầu tiên vẫn là research – dùng google.

Ví dụ: gõ từ khoá mình muốn viết bài và thêm cụm từ “Forum software by XenForo” hoặc cụm “Powered by vBulletin” có cả ngoặc kép vào. Tìm kiếm như vậy Google sẽ trả về các kết quả dạng forum có topic các diễn đàn dùng nền tảng XenForo và vBulletin theo từ khoá.

Đây chỉ là một trong số rất nhiều tips dùng Google Search mà bạn nên biết trước khi bạn lao vào big idea, concept hay storytelling. Vì để tạo ra chúng, bạn phải viết cái gì đang diễn ra.

Bước 3: Phân loại nguồn mà bạn tìm được

Để tìm được nguồn hữu ích thì writer cần phải hiểu bản chất của nguồn.

  • Loại 1: Website – web đó là nguồn chuyên sản xuất bài mới hay cũng đi copy rồi xào nấu?…;
  • Loại 2: Blog của những cá nhân yêu thích viết về ngành, đặc điểm của những blog này là rất khó tìm, nhưng khi bắt đúng keyword thì tìm được rất rất nhiều thông tin hữu ích. Khi gặp dạng số 2, thay vì dừng lại ở đó, mình sẽ để ý xem bài đó được đánh bằng các tag nào, được đăng trong category nào, hành động bài đó kêu gọi người dùng thực hiện là gì? cả cái web thì tag nào và category nào ở đầu, vì sao, có phải web đó chuyên về mảng đó không? các bài viết khác cùng tag đó có gì hay ho? …;
  • Loại 3: Forum – các nền tảng có chức năng để người dùng tự viết bài (user generated content). Đây là nơi không những dành cho Writer tìm ý tưởng, mà còn dành cho Marketers lắng nghe, hiểu được khách hàng của mình. Tuy nhiên Việt Nam có rất nhiều forum rác. Hãy cẩn trọng, biết quan sát.

Nguyên tắc đầu tiên của việc Research là phải tìm ra được nguồn – nơi sản xuất thông tin đầu tiên, đâu là nơi mà người dùng xúm lại nói chuyện, bàn luận, hỏi han và chia sẻ quan điểm của họ. Tất cả các ngành đều có một nơi mà user tập trung lại chia sẻ và việc của Writer là phải tìm ra nó.

Bước 4: OK rồi sao?

Khi có 1 idea định viết, cụ thể nó trong note, ngay và luôn.

Trong file note đó làm 3 cái gạch đầu dòng bao gồm:

  • Idea định nói là gì?
  • Nguồn nào bổ sung thêm thông tin cho idea đó?
  • Nguồn nào giúp mình minh hoạ cái idea đó?

Nếu lưu vào bookmark bar thì nhớ dọn dẹp nó hàng ngày, tuần.

Vậy nếu thấy bài đó hay nhưng chưa biết dùng làm gì thì thế nào?

Dùng Google Keep (hoặc Evernote, OneNote) để lưu lại. Có rất nhiều công cụ nhưng với nhu cầu cơ bản là bookmark thì dùng Google Keep là được.

Chú ý: Yêu cầu bắt buộc là bạn phải đánh tag và note lại vì sao mình lưu cái link đó lại, lưu lại sau này dùng cho việc gì. Note ở dạng keyword cũng được.

Cách dùng Google Keep để bookmark:

  • Khi đang soạn bài trên Google Docs, nếu cần tìm một idea hoặc thông tin gì đó từ các link mà bạn đã save bên Google Keep;

  • Vào Tool, bật Keep Note Pad, vào biểu tượng Search, gõ Label mà bạn đã dùng để lưu link.

Tóm lại, bước này cần nhớ:

2. Viết bằng Unique Voice

Nhớ lại những ngày đầu follow các hot copywriter của Việt Nam như anh Bút Chì, hay anh Sơn (Sói ăn chay), bất cứ post nào của mấy người ấy mình cũng like và quan sát, rồi loanh quanh luẩn quẩn một câu hỏi “làm sao, làm sao để em viết được cái voice vừa fun fun mà vừa thâm thuý như các anh”?

Đọc hoài rồi mới biết, voice là cái gì đó không thể copy.

Vì Unique voice sao nó quan trọng? Vì nó giúp người đọc nhớ đến bạn, nhận ra bạn trong vô số các các bài viết khác.

Một ngày đẹp trời bạn bạn thong thả bước vào một quán phở, bạn ngồi xuống và bắt chuyện với ông anh ngồi bên cạnh, mặc kệ ông ta chả biết gì về mình.

Nghe có vẻ lạ đời nhưng đó là những gì chúng ta đang làm, với chính người đọc của mình.

Viết là quá trình giao tiếp với người đọc. Mà để giao tiếp hiệu quả thì điều tối quan trọng hai bên phải biết về nhau. Tức là mình phải biết mình đang giao tiếp với người, chứ không phải cái máy tạo content.

Bao nhiêu lần bạn đọc một bài viết nào đó khi bạn search google và out ngay sau đoạn văn đầu tiên. Mình bị như vậy nhiều lắm. Vì mình không cảm được voice của người viết. Và bài viết mà viết ra không có ai đọc, nó sẽ chết, rõ ràng vậy.

Mỗi khi mình đọc lại các bài của mình viết, cũng hay tự hỏi liệu cách mình diễn đạt đã đủ sinh động chưa? đủ thật để người đọc hiểu những gì mình viết đi từ nỗ lực tìm tòi hay chưa? mình đã dùng những từ ngữ mà hằng ngày các bạn đang dùng hay không?… đây là những câu hỏi mình nghĩ khá là hay, gợi mở ra nhiều thứ để nghĩ trong việc tạo cho mình cái gì đó hay ho khi viết.

OK, rồi vì sao nó không thể copy? vì để viết hay, để nói ít hiểu nhiều, nó lại liên quan đến trải nghiệm và nỗ lực, mà hai cái này ở mỗi người là khác nhau.

Nhắm mắt, thở sâu và cùng luyện tập để có một voice riêng chi mình!

3 giai đoạn mà bất cứ ai làm conent muốn có style viết riêng cũng sẽ đi qua: là bắt chước phòng cách → nắm vững, thuần thục cách viết đó → tối ưu, điều chỉnh, tạo style riêng.

Các bước để xây dựng style viết riêng

  • Bước 1: Tìm 5 tác giả viết sách, truyện hoặc blog – những người mà bạn cảm thấy mình thực sự enjoy cách viết của họ;
  • Bước 2: Chọn một bài mà mình yêu thích nhất;
  • Bước 3: Đọc to, chậm, rõ ràn;
  • Bước 4: Trả lời các câu hỏi sau:
    • câu đầu tiên của của đoạn đó anh chị ấy viết thế nào? vì sao nó lại cuốn hút mình?
    • cách họ viết mở đầu, giới thiệu như thế nào?
    • cách họ xắp xếp ý ra sao? cấu trúc họ đang follow là gì?
    • cách họ phát triển chủ đề và các ý họ dùng để bảo vệ cho quan điểm?
    • cách họ close bài viết ra sao?
    • bài viết kêu gọi hành động gì sau khi đọc xong?
  • Bước 5: Tự viết một bài theo những gì mình đã nghiên cứu được từ bài viết gốc. Từ cách triển khai ý đến văn phong người ta dùng;
  • Bước 6: Viết hết người này thì thử đến người khác. Hết loại content này cho đến loại khác. Ví dụ tuần này mình cố tập viết About Page, tuần sau mình phải viết được bài dạng bán hàng…;
  • Bước 7: Như vậy bạn có 5 bài của 5 người sau khi rewrite. Giờ bạn đánh giá lại 5 bài đó, chọn 1 bài bạn cảm thấy “là chính mình” nhất, gần gũi và thoải mái nhất khi viết;
  • Bước 8: Từ bài đã chọn, bắt đầu hình dung và note những dòng đầu tiên về style của mình.

Tất nhiên sẽ rất khó để chúng ta có voice riêng sau khi viết lại bài của người khác. Thế nên, cứ lặp lại 7 bước trên, mỗi một lần viết lại là một lần điều chỉnh. Điều chỉnh theo cái cách mà mình nói chuyện với bạn mình, đồng nghiệp mình, xếp mình, ba mẹ mình, cách mà mình cảm thấy tự nhiên nhất.

8 bước nhỏ trên mới là một phần trong các bài tập luyện viết. Lucy sẽ cố gắng viết thêm một bài chi tiết về chủ đề đó và sẽ link từ bài này sang.

Tóm lại, muốn đi vào con đường sống nhờ việc viết, đặc biệt trong giai đoạn website nhà ai cũng na ná nhau thì người viết nội dung cần lăm voice và style riêng cho mình. Tức là phải tự đọc và tập viết nhiều. Viết dễ lắm, chỉ cần ta kiên nhẫn và có trách nhiệm với những gì viết ra.

3. Viết về 1 thứ 1 lúc

Điểm yếu của người mới viết, ngay cả mình, là tham. Vì tham nên cái gì cũng muốn cho vào, và cái gì cũng cho vào thì lại thành lan man. Thêm quá nhiều quan điểm vào bài, người đọc bắt đầu băn khoăn “ê thằng điên này nó định nói cái gì mà nhiều chữ quá vậy, nhìn mắc mệt”.

Điểm yếu này đến từ 2 nguyên nhân, thứ nhất ko xác định rõ định viết cho ai, thứ hai, không biết bài đó viết có mục đích gì.

1 quan điểm – 1 thông điệp – 1 mục tiêu. Tập trung viết về 1 thứ 1 lúc sẽ giúp chúng ta viết dễ hơn (lấy ví dụ dễ, giải thích và minh hoạ cũng tiện). Bởi vì chúng ta biết mình muốn nói cái gì nên thông điệp của ta rõ ràng, và, tất nhiên, khi kéo đến cuối, ít nhất độc giả cũng biết phải làm cái gì.

Bạn đang viết cho ai đọc vậy? mục đích của bài viết đó là gì?

Mỗi khi bạn cảm thấy khó khăn trong việc trả lời 2 câu hỏi trên, tức là bạn sắp (hoặc đang) viết lan man (như mình) rồi đó.

Thế tập trung như thế nào?

  • Bước 1: Trả lời câu hỏi 5W1H;
  • Bước 2: Trả lời câu hỏi So What?;
  • Bước 3: Lên outline với 60% thời gian bỏ ra cho cả bài;

Bước số 1 trong làm outline, viết tiêu đề + 2 – 3 cái ý chính để minh hoạ cho tiêu dề. Ngắm nhìn chúng kỹ lưỡng, tự hỏi mình xem nếu là mình, mình có thích đọc những ý như vậy không, nó có logic không? Xem thêm bài viết 8 cách đơn giản để bài viết được đọc lâu hơn.

  • Bước 4: Dũng cảm, dũng cảm đến cùng để xoá đi 500 từ mà mình thấy chả liên quan mẹ gì đến cái định nói ban đầu.

Mình hiểu cảm giác của bạn, tự tay mình bấm vào cái phím Delete trong sự tuyệt vọng và hối hận cùng cực. Việc bạn mất thời gian và công sức để gõ những dòng đó chính là cái giá phải trả để trở nên chuyên nghiệp hơn. Không có ai viết tốt mà chưa từng ném cả đống bài của mình vào thùng rác hết, yên tâm là vậy.

Như vậy, bước này cần nhớ:

4. Dài hay ngắn, cái nào phù hợp thì viết!

Có một thực tế diễn ra đó là, các bài ngắn (viết bài chuẩn SEO chẳng hạn) thì thường không đi đủ sâu để bảo vệ được quan điểm được đưa ra. Còn các bài trên 1000 từ thì người viết thường bị đuối, tham, cho quá nhiều thông tin, trong khi không gian cho bài viết có hạn. Vậy viết dài hay ngắn, thế nào cho phù hợp?

Phù hợp với cái gì?

Phù hợp với người đọc. Đây là nguyên tắc số 1 khi viết bài của Lucy và mình cũng cố gắng truyền đạt tinh thần này đến cho team.

Content dài được dùng khi người đọc cần hiểu sản phẩm và học cách nhìn ra vấn đề của chính bản thân họ.

Vì sao mình với tiền bằng nấy, nhu cầu bằng ấy, lại cần sản phẩm của anh? vì sao cái sản phẩm của anh bằng một nửa tháng lương của mình mà mình lại nên mua?…

Từ lúc chọn được sản phẩm ưng ý cho đến lúc quyết định mua, trong đầu khách hàng hiện lên những câu hỏi gì. Content có góp phần giải quyết vấn đề đó không?… Trả lời được chắc Content chắc dài cỡ vài ngàn chữ, đấy là nếu có sự hỗ trợ của ảnh và video.

Cùng xem bài viết 1500 chữ của Điện Máy Xanh hướng dẫn cách chọn mua Tivi.

Các bài blog trên các Website nổi tiếng như Social Media Examiner hay Content Marketing Institute như đều trên dưới 1000 chữ. Nếu viết dài, đọc xong, người đọc biết cách làm, ứng dụng được, từ đó giúp giải quyết được vấn đề, một nhu cầu hay mong muốn nào đó, thì cứ viết.

Phù hợp với khả năng của writer nữa. Vì khi viết càng dài, khả năng duy trì sự thú vị, hấp dẫn, tính sinh động của bài viết càng kém.

“Nghĩ dài nên mới viết được ngắn. Nghĩ ngắn thì viết sẽ dài!” Đây là câu mà cách đây 1 năm anh Bút Chì – tác giả cuốn làm bạn với hình, làm tình với chữ có chia sẻ với tụi mình trong một buổi coffee talk về nghề Copywriter. Cái biết ở đây mình tin rằng là biết và hiểu insight người đọc. Ngắn ở đây nên hiểu là dễ hiểu, người đọc hiểu được thông điệp và tác động được đến quá trình mua, quay lại mua, mua nhiều hơn, mua thừng xuyên hơn… Nếu biết đến mức hiểu, viết ngắn được thì cứ viết thôi.

Vậy mình cần làm gì?

  • Bước 1: Hiểu rõ nội dung mình đang viết dùng để làm gì?
  • Bước 2: Làm sao cho nó dễ hiểu, ngắn và tiện để đọc hơn nữa được không?

Sử dụng table of content để người đọc tiện hơn trong việc đọc bài.

Như trên blog này, mình bẻ nhỏ các bài ra viết, sau đó tập trung hết link tất cả bài viết theo trình tự hợp lý ở một bài lớn hơn. Như vậy, người đọc vẫn tiếp cận được toàn bộ cái họ cần đọc ở một nơi, nhưng lại không quá bất tiện để đọc.

  • Bước 3: Gửi thử cho 2 người, 1 người là nhân viên bộ phận khác trong công ty, người kia là nhóm người đọc mình đang target đến. Cả 2 người đó phản hồi thế nào thì dựa vào đó mà điều chỉnh ngắn dài.

OK, vậy bước này cần nhớ:

5. Tìm được Unique Angle

Unique angle là gì? vì sao cần nó?

Unique angle là cách tiếp cận chủ đề, góc nhìn để chúng là viết.

Unique angle sẽ quyết định cách chúng ta kể câu chuyện của mình, làm sao để bài của chúng ta thực sự bổi bật hơn so với đống còn lại.

Ví dụ như trong quảng cáo tết năm 2017 vừa rồi. Khi rất nhiều brand đang loay hoay với về quê ăn tết, xum họp gia đình, sự hy sinh thì Biti’s Hunter lại chọn đi để trở về. Đó là 1 unique angle.

Ví dụ như cùng một topic là Content Marketing (CM), mọi người cùng bàn về định nghĩa đúng của CM – what (ngoài ra còn có các points khác như why, who, when, where, how, so what), nhưng lại có cách tiếp cận (point of view) khác nhau.

  • Anh Hiển (Blog Chấm Xanh) tiếp cận CM dưới angle là một người làm Agency lâu năm, rằng CM chính là những thứ rất đơn giản nhằm giúp một bà mẹ yên tâm hơn trong lần sinh con đầu tiên, giúp các bạn nữ hiểu được làn da mình để có cách chăm sóc tốt hơn, để tự tin hơn trong cuộc sống…
  • Anh Thắng (Blog Mrthang.net) lại cảm nhận ở một người làm Social, CM nên là một thái độ làm nghề nên có của bất kỳ công ty, brand nào. Đã là thái độ đúng, không có chuyện nên hay không nên làm.
  • Brands Vietnam lại tiếp cận CM trong sự so sánh với Content Strategy. Ý của bài này đơn giản là bạn đừng có nhầm CM sang CT. Bạn có tạo nội dung có ích, đăng pots, tạo video, tạo facebook post – đó là ST, không phải CM.

Thực ra thì cái góc nhìn hay, cách tiếp cận thú vị cho mỗi bài, nếu cố gắng tìm thì sẽ có thôi, quan trọng là chúng ta chịu khó tìm không.

Khổ nỗi, chúng ta đều LƯỜI, đợi đến lúc có bài phải viết rồi mới đầu research, và lúc đó đâu còn thời gian mà tìm những góc nhìn mới, KPI bài viết thì bị dí tới đít, viết xong bài là đã may lắm rồi.

Thế nên việc đầu tiên để có được cách tiếp cận hay với một chủ đề nào đó, chính là thói quen thường xuyên Research và lưu lại những thứ hay ho mình đọc được một cách có hệ thống. Khi cần đến ngón võ nào, ta lôi ngón võ ấy ra triển khai.

Làm thế nào để tìm được góc tiếp cận hay?

  • Bước 1: Tìm 1- 2 site nguồn có nhiều bài viết đa dạng và có uy tín trong lĩnh vực mình đang viết;
  • Bước 2: Xem các tag và category của các web, xem các bài viết trong tag và category liên quan đến thứ mình định viết;
  • Bước 3: Liệt kê các bài viết trong Tag và Cate ra google sheet, dùng mindmap càng tốt;
  • Bước 4: Chia level các chủ đề theo hướng nhỏ dần.

Level 1

Chủ đề

Thương hiệu

Level 2

Các idea lớn

1. Chiến lược thương hiệu

2. Định vị thương hiệu

3. Cấu trúc thương hiệu

Level 3

Point

1.1 – Chiến lược thương hiệu qua cách làm của các thương hiệu lớn

1.2 – Chiến lược thương hiệu doanh nghiệp nhỏ smes…

Level 4

Cách tiếp cận các góc nhìn (point of view)

1.1.1 – Học cách làm thương hiệu của UNIQLO so với ZARA…

1.1.2 – SMES và khác biệt thương hiệu hiểu sao cho đúng.

Bạn đang chịu trách nhiệm viết bài cho một website về quảng cáo sáng tạo, bạn biết rất nhiều Campain hay, TVC sáng tạo và định viết về nó. Ok fine. Vậy thì hãy bắt đầu tìm một cách tiếp cận khác so với Brandsvietnam hay Cuộc sống Agency đang làm, hãy làm giống Rio, phát hành ấn phẩm GAM7 đồ sộ.

Bạn đang lead một team về Viết bài chuẩn SEO, OK, hãy bỏ qua các bài viết hướng dẫn viết content chuẩn SEO, bỏ qua “69 ý tưởng để viết bài” “96 ý tưởng tiêu đề cuốn hút”... Hãy viết sâu hơn về cách bạn hiểu gì từ một từ khoá, cách bạn xắp xếp những từ khoá dài và nhìn được câu chuyện của người đọc, cách bạn hiểu insight đằng sau mỗi nguồn truy cập vào website của bạn…

Tóm lại, đọc càng nhiều, chia level càng sâu, khả năng tìm unique angle càng lớn.

6. Một câu tiêu đề mà kể được toàn bộ câu chuyện

Vì sao title quan trọng như vậy?

Mọi nỗ lực bịa ra một cáo tiêu đề hay để làm gì? chỉ nhằm 1 mục đích duy nhất – câu đầu tiên trong bài viết của chúng ta được đọc.

Và nếu bạn đọc được tiếng Anh, hãy đọc nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đọc bài viết tăng lên 73% sau khi điều chỉnh headline – tiêu đề.

Câu Quote nổi tiếng của Joe Sugarman – huyền thoại trong lĩnh vực viết quảng cáo.

Tiêu đề có cần phải có từ khoá để phục vụ cho SEO?

Đây thực sự là câu hỏi lớn của thời đại, à nhầm, của thế giới trong đó có SEOer và Blogger.

Một bên thì cho rằng đã viết bài thì phải có Keyword trong tiêu đề, đó là điều kiện tối quan trọng để Google xếp hạng. Một số đông khác, có mình, cho rằng, mình viết cho người đọc trước, Google chắc chắn sẽ nghe mình. Bên nào đúng bên nào sai thì mình chưa thể khẳng định được, nhưng sẽ luôn có một cách giải quyết tối ưu, miễn là chúng ta chịu khó research.

Ok, với mục tiêu viết cho người đọc trước, mình không cần cho các từ khoá có quá nhiều lượt search (high volum) vào tiêu đề. Vì dù mình có cho nó vào thì bài viết của mình chưa chắc lên top – nếu tất cả những gì team làm chỉ là là chèn từ khoá vào tiêu đề và miêu tả trong mấy plugin Onpage như Yoast hay SEO Ultimate rồi cày link.

Thế nhưng mình hoàn toàn có thể sử dụng những từ khoá dài, từ khoá ngách để cho vào tiêu đề bài viết. Nó vừa được rank trên kết quả tìm kiếm, vẫn hoàn toàn “viết cho người đọc”.

Quan trọng là làm sao để bạn tìm được những từ khoá như vậy. Cái này thuộc về chủ đề khác mang tên nghiên cứu người dùng. Dài cỡ vài nghìn từ nên hẹn các bạn ở một bài khác.

Gợi ý một số tiêu đề hiệu quả cho bài viết trên website:

7. Đoạn giới thiệu không thể cưỡng lại

Mọi nỗ lực viết title đề chỉ nhằm mục tiêu – người đọc click vào bài và đọc đoạn văn đầu tiên.

Mọi nỗ lực viết đoạn giới thiệu đầu tiên (Sapo, Intro) là để người đọc chịu ở lại và đọc toàn bộ phần còn lại của bài viết. Chứ không nhanh chóng click back về trang google search với suy nghĩ “vẫn câu chuyện cũ, biết rồi khổ lắm nói mãi”, “có gì hay? có thì thú vị? có gì để mình đọc ngấu nghiến không?”.

Mình có ý tưởng lên một cái outline cực kỳ chi tiết cho ý tưởng đó viết từng đoạn văn trong cái outline đó với rất nhiều nỗ lực thậm chí dành hẳn vài tiếng để tìm một cái title thu hút mà vẫn chuẩn SEO Onapge nhất.

Bài đã đăng, mình hí húi share lên các kênh social của công ty, Facebook rồi Medium, rồi lên cả Pinterest. Thế nhưng khi ngồi nhìn Analytic, mình thấy sao time on site thấp, tỷ lệ out cao quá, mặc dụ tỷ lệ click vào xem nhiều.

Đem bài viết đi hỏi các bạn khác trong công ty, bọn nó mới quay sang hỏi mày đang viết cái gì vậy?

“Thấy cái gì, đọc đoạn đầu thấy cả đống chữ toàn thuật ngữ chuyên ngành đau hết cả đầu, tao làm trong ngành đọc còn ngán nữa là độc giả.”

Ồ, thì ra, mình viết đoạn đầu triết lý và cao siêu quá. Câu nói “đừng viết những gì ta không thích đọc” của anh Đức Sơn bên Plato lại vang lên trong đầu.

Đã bao giờ bạn gặp cảnh tượng trên chưa? Có, ai làm Writer cũng sẽ bị như thế nếu chúng ta không hiểu vai trò của câu mở đầu, đoạn mở đầu.

Tiêu đề khơi gợi sự chút ý, câu đầu tiên chất ngất, đã thế, đoạn giới thiệu lại phải không cưỡng lại được. Viết gì mà khó thế, thôi bỏ!

Nhưng đó là thực tế.

Chúng ta thường bị mục tiêu viết phải bán được hàng, phải có tương tác che mắt và quên đi rằng, để thuyết phục được người đọc thực hiện các hành động đó, chúng ta cần phải chia nhỏ chúng thành các mục tiêu nhỏ hơn. Viết một đoạn giới thiệu (sapo, intro) “không thể cưỡng lại” là một trong số đó.

Các bước để có 1 đoạn giới thiệu hay

  • Bước 1: Liệt kê các cụm từ nhấn mạnh vào vấn đề của người đọc trong bài viết của mình. Từ nào được họ (chứ không phải bạn) sử dụng để miêu tả, giải thích cho vấn đề của mình?
  • Bước 2: Mình hứa là mình sẽ giúp bạn giải quyết nó.
  • Bước 3: Yên tâm là các cách mình chỉ bạn làm, nó đơn giản lắm, nhắm mắt lại cũng làm được à.
    • Mình hiểu nỗi đau khổ của bạn mỗi lần xếp dí bài và KPIs, mình hiểu sự khó chịu khi nhìn cái brief mà đầu óc trống rỗng trong khi phải gửi proposal trong chiều nay.
    • Mình sẽ giúp bạn bạn có thêm các ý tưởng mới kể cả những ngành cực khoai như “bán tăm” “thông tắc bể phốt”; mình sẽ giúp bạn BẬT lại sếp, rằng “anh à, anh bắt em viết 7 bài/ ngày mỗi bài 2000 từ, em thì OK (OK mẹ gì, đang nuốt nước mắt vào trong đây) nhưng khách hàng cũng không giải quyết được vấn đề gì đâu anh”.
    • Mấy cách làm đơn giản lắm, nhắm mắt lại, ước một cái, là xong.

Trình tự đơn giản vậy như mình hay làm.

Kể một câu chuyện nhỏ, ngắn gọn, nhưng có nhiều tính từ, gần gũi.

Một thực tế nhỏ mà không phải ai cũng biết.

Gợi ý viết đoạn giới thiệu:

  • Kể một câu chuyện nhỏ, ngắn gọn, nhưng có nhiều tính từ, gần gũi;
  • Một thực tế nhỏ mà không phải ai cũng biết;
  • Quan điểm ngược lại với số chung;
  • Góc nhìn, thông tin mà chỗ khác không có;
  • Dựa vào tin mới đang hot trong ngành để dẫn dắt đến ý của mình.

Vậy bước này cần nhớ những gì?

8. Hãy để nhiệm vụ bán hàng cho các bài quảng cáo

Bạn có mua hàng trên tiki bao giờ chưa? vì sao bạn lại dùng dịch vụ của Tiki?

Không phải vì các bài viết quảng cáo quá hay, quá đẹp, giá quá hấp dẫn!

Mà vì mình cảm nhận được sự uy tín.

Cảm nhận đó không chỉ đến từ cách các bạn bọc những cuốn sách của mình một cách chắc chắn, cẩn thận, cách các bạn báo hàng đang ở giai đoạn nào trong khâu giao hàng.

Mà còn đến từ gói gọn trong 2 chữ “đơn giản” – sao cho gọn nhất có thể – minimum viable product. Một giao dịch mua hàng được thực hiện chỉ trong vòng 3 phút. Không cần lập tài khoản điền tám chục ô trống, không cần vào email kích hoạt.

Bài học: Viết không cần phức tạp hoá vấn đề, không cường điệu. Đơn giản mà thú vị, hữu ích là được.

Bạn đang đọc tin tức hằng ngày về Marketing ở đâu? BrandsVietNam? Toiyeumarketing? Conversion.vn? Chấm Xanh? Hồ Công Hoài Phương?... Vì sao? Có phải vì bạn có cảm giác tin tưởng? Vì mỗi quan điểm được các anh chị nói ra đều có sự phân tích rõ ràng và luận điểm để bảo vệ?

Chính xác là vì thế!

Bài học: Người đọc chỉ có thể nhìn chúng ta như một nguồn thông tin uy tín khi họ tin tưởng, khi họ cảm nhận được bạn biết những thứ bạn viết. Nghe thật ngược đời phải không nào. Nhưng hiện nay có rất nhiều các bạn làm content không thực sự hiểu cái họ viết. Thế nên hãy nghiên cứu thật kỹ topic trước khi viết.

Thế viết bài như thế nào mới đúng?

  • Có quan điểm rõ ràng và dẫn chứng để bảo vệ quan điểm của mình;
  • Mỗi khi kết thúc một bài, hãy tự hỏi “bài này giúp người đọc giải quyết vấn đề gì”, “cần làm những gì mới đạt được những điều mà mình vừa nêu trong bài viết”;
  • Nếu sử dụng research, link nguồn của research đó vào, nếu sử dụng quote, hãy dẫn link đến tác giả của cái quote đó;
  • Cái gì tạo nên sự tin tưởng, dấu hiệu nào cho thấy sự uy tín;
  • Hãy cung cấp cho người đọc những dấu hiệu của sự tin tưởng bằng những thứ nhỏ nhất như vậy.

Hãy để nhiệm vụ bán hàng cho các bài viết bán hàng. Đừng lẫn lộn.

9. Anh viết hay đấy, nhưng, rồi sao?

Kết luận của bài viết cũng quan trọng như mở đầu. Cần tổng hợp toàn bộ những thứ mình muốn nói và chỉ ra hành động tiếp theo để người đọc có thể follow.

Anh bảo mình bí mật để trở thành Content Writer hả? cũng hay đấy, rồi sao? vì sao mình cần làm chuyên nghiệp? mình cần làm những gì để đạt được những thứ anh vừa liệt kê?...

Không trả lời được câu hỏi này, bài viết sẽ bị lãng quên như bao bài viết khác. Vì người ta đọc xong để đó mà không có hành động.

Các bước viết kết luận một bài viết:

  • Bước 1: Tóm lại anh muốn nói cái gì?
  • Bước 2: mình đọc tiếp mình được cái gì? những cái mình được góp phần giải quyết những bài toán lớn hơn nào trong công việc, trong cuộc sống của mình?
  • Bước 3: OK, mình làm gì tiếp theo để đạt được những cái anh vừa nói? anh nêu vấn đề thế anh có giúp mình giải quyết không? hay nêu để đó.

10. Viết tự nhiên, nói dễ làm khó, nhưng phải làm

Ông David Ogilvy – huyền thoại về viết lời quảng cáo đã có tổng hợp lời khuyên rất hay về kỹ năng này như sau:

  • Viết như cách mà bạn nói. Thật tự nhiên;
  • Sử dụng từ ngữ ngắn gọn, câu văn ngắn và đoạn văn ngắn;
  • Đừng bao giờ sử dụng biệt ngữ khó hiểu. Đó là dấu hiệu của sự tự phụ;
  • Không bao giờ gửi một lá thư hay giấy báo vào chính ngày bạn đã viết. Hãy đọc to nó vào buổi sáng hôm sau – và chỉnh sửa lại;
  • Trước khi gửi một lá thư hay giấy báo, hãy đảm bảo bạn hiểu rõ mình muốn người nhận làm gì.

Thế nào là viết tự nhiên?

Có phải viết tự nhiên là viết như nói? Văn viết có khác văn nói không? Tất nhiên là khác.

Có phải viết câu văn ngắn và đoạn văn ngắn? Cái đó còn tuỳ vào viết về cái gì, môi trường tương tác thế nào và ai là người đọc nữa. Nếu bạn viết một quảng cáo cho một sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường cần phải giải thích đầy đủ, tỉ mỉ công dụng. Ngược lại, nếu ai ai cũng biết về sản phẩm và tính năng, thì có thể không cần.

Tự nhiên hay trang trọng …. tuỳ bạn. Miễn là người đọc thích thú đọc hết. Website được biết đến. Và bạn đạt được mục tiêu.

Thế mình cần làm gì?

  • Bước 1: Đặt tiêu chuẩn cho chính mình. 1 đoạn văn: 6 dòng. Quá thì cũng nên dừng lại. Dài hơn rất ngại đọc. 1 câu: 25 chữ. Dài hơn đọc rất đuối;
  • Bước 2: Tập viết các đoạn văn chỉ dừng lại ở 6 dòng về bất kỳ chủ đề nào, câu chuyện nào đã đọc trong ngày;
  • Bước 3: Tập viết hàng ngày, mỗi ngày 30 phút. Đăng lên Medium hoặc bất cứ nền tảng nào bạn thích. Nhưng phải làm và làm hằng ngày, có file report.

11. Một bài viết hay không bao giờ có sau lần viết đầu tiên

Bản nháp đầu tiên thường thiên về nỗ lực “get it done” nhiều hơn.

Tức là muốn chơi bạc thì phải xuống tiền, muốn viết bài thì phải viết liền cho xong

Ta đã hứa tuần này phải có 2 bài, vượt qua sự cám dỗ của tám chục tập phim Marvel để ngồi vào bàn và viết cho xong bài số 1. Dù biết đọc lại còn nhiều chỗ lỗi, vấp, thiếu logic… giống hệt cái cảm giác ngu ngu khi lôi cuốn nhật ký cũ kỹ ra đọc lại rồi chết cười với những dự định đáng yêu có phần trẻ trâu của 8 năm về trước.

Thế nên đừng kỳ vọng viết hay ngay từ đầu và cũng đừng đăng bài ngay khi viết xong lần 1.

Giai đoạn edit mới là giai đoạn mình hoàn thiện lại ý tứ, câu cú, cách diễn đạt và chấp nhận “kill my darling” như ý số 3.

OK, vậy thì quy trình viết bài nên thế nào?

  • Chọn chủ đề và thu hẹp phạm vi trong khả năng mình viết;
  • Nghiên cứu;
  • Xắp xếp ý;
  • Viết;
  • Nghỉ ngơi;
  • Edit;
  • Publish;
  • Liên tục review nếu xuất hiện những thông tin mới cần bổ sung, chỉnh sửa.

Kết luận, để trở thành người viết nội dung tốt, cần tập và duy trì thói quen tốt!

Đó, nhìn đơn giản vậy, nhưng để hình thành thói quen thì nó đòi hỏi sự nỗ lực và tính kiên nhẫn gấp tám vạn lần so với bình thường. Sự nỗ lực mà chỉ những người thực sự thích viết, muốn theo những công việc liên quan đến viết mới làm được. Sự kiên nhẫn, thay đổi mỗi ngày, một chút một sẽ làm bạn khác biệt với toàn bộ đống còn lại.

Viết chơi thì đơn giản, nhưng để kiếm được tiền từ nó thì nên tập 11 thói quen trên càng sớm càng tốt. Làm những cái nhỏ nhỏ vậy trước khi làm những thứ lớn lao hơn, khó hơn. Đập bàn hét em phải nhận 10 triệu 1 tháng hay rụt rè nhỏ nhẹ em chỉ cần 6 triệu là đủ rồi, tuỳ bạn chọn.

Theo lucynguyen.net

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,316 lượt xem