Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

12 Khó Khăn Trong Thiết Kế Và Lời Khuyên Từ Các Nhà Sáng Tạo Hàng Đầu

12 nhà thiết kế và sáng tạo hàng đầu đã cùng ngồi lại với nhau để làm rõ những vấn đề mà họ cảm thấy nhức nhối và khó khăn nhất trong lĩnh vực thiết kế ngày hôm nay - và đưa ra giải pháp mà họ nghĩ là khả thi nhất để có thể khắc phục những vấn đề đó.

Không ai là thích phải giải quyết vấn đề cả. Cuộc đời cứ bắt chúng ta phải đi đường vòng ra xa những gì mà chúng ta thực sự muốn đạt được trong khi chúng ta có thể dừng lại và tháo gỡ những trở ngại đó. Nhưng, có một điều ở đây đó là, các vấn đề - chúng chính là khởi nguồn cho những ý tưởng đột phá. Chúng mang đến sự nảy ra ý tưởng cho các giải pháp, từ đó sẽ tiếp thêm sức bật cho công việc của bạn. Nền tảng và kỹ năng của bạn càng vững chắc bao nhiêu, thì vị trí bạn đứng trên từng bước đường sự nghiệp càng được củng cố bấy nhiêu, bất kể đó chỉ là dạo chơi trong một vụ làm ăn kinh doanh mới hay chứng minh những thiết kế của bạn có một chiều sâu giá trị đằng sau vỏ bọc mĩ miều.

Đó chính là lý do tại sao chúng tôi đã mời đến đây 12 nhà thiết kế và sáng tạo hàng đầu để họ cùng ngồi lại với nhau, làm rõ những vấn đề nhức nhối và khó khăn nhất trong lĩnh vực thiết kế ngày hôm nay, và đưa ra giải pháp khả thi nhất khắc phục những vấn đề đó.

Phải thừa nhận rằng, đây là một câu hỏi đáng chú ý và nhiều tầng nghĩa. Và nó ám chỉ một điều gì đó đã lung lay và đổ vỡ. Thực ra không có gì là đổ vỡ ở đây cả, nhưng ở đâu cũng luôn luôn có chỗ cho sự cải tiến. Ví dụ như, phải chăng thiết kế đã quá được tự do vì những đặc tính của nó? Hoặc có thể nhà thiết kế đang gặp khó khăn trong việc thể hiện tầm quan trọng của họ với khách hàng? Hoặc có phải ngành công nghiệp này đang thiếu đi sự đa dạng hay không?

Chúng tôi đã để cho những chủ đề bàn luận được tuỳ ý phát triển theo bất kỳ hướng nào mà những nhà thiết kế và sáng tạo này cho rằng chúng rắc rối nhất, do đó bạn sẽ nắm được tất cả các vấn đề và xem xét chúng kỹ hơn ở những phản hồi dưới đây. Phản hồi này là cơ hội cho một sự tự phê bình bản thân, để biết được liệu rằng bạn có mắc phải vấn đề nào không, đồng thời cũng phục vụ như là một danh sách kiểm tra cập nhật liên tục để chắc chắn rằng bạn đang làm mọi thứ với tất cả khả năng của mình.

Vấn đề 01: Sự kết hợp giữa hệ thống giáo dục sai lầm và sự ám ảnh văn hoá về danh vọng.

Giải pháp:

“Văn hoá nước Mỹ có đặc tính là đặt quá nhiều sự chú ý và con người và những câu chuyện cá nhân câu view hơn là một sự chú trọng vào tác phẩm của họ. Tiếp đó, xã hôi tư bản của chúng ta là một môi trường cạnh tranh khốc liệt để phát triển các kỹ năng nghệ thuật. Buồn thay, những yếu tố này một cách tiêu cực đã ảnh hưởng lên cách giảng dạy thiết kế ở Mỹ, dẫn đến việc các tác phẩm nghệ thuật không phải lúc nào cũng có thể đứng vững trên quy mô toàn cầu. Phần lớn hệ thống giảng dạy thiết kế tại Mỹ là hoặc tập trung vào sự tự thể hiện cá nhân để hình thành một phong cách riêng biệt hoặc tập trung vào việc tạo portforlio mô tả chi tiết các công trình nhằm thu hút các công ty marketing lớn hoặc cả hai.

Ngoài ra, học phí trong lĩnh vực này thật sự rất cao, từ đó chỉ càng làm nghiêm trọng thêm áp lực tìm việc để trả nợ tài chính sinh viên. Bây giờ, nếu tôi có một cái đũa phép... thì tôi rất muốn tách việc giảng dạy thiết kế ra khỏi những học viện lớn và đưa nó vào các nhóm trường học nghề với đội ngũ giảng viên lâu năm giàu kinh nghiệm. Những cơ sở giáo dục như thế này sẽ là một tập hợp nhỏ của những người có cùng chí hướng mà sẽ điều hành những buổi workshop và những bài giảng một-một với học viên với một phương pháp giảng dạy rõ ràng và hiệu quả.

Một hệ thống giáo dục hướng sự chuyên môn hoá vào typography, tư duy theo tiến trình, và các workshop về phương tiện nghệ thuật như nhiếp ảnh, hội hoạ, illustration và chuyển động. Các nghiên cứu triết học đề cao tư duy phản biện và sự hợp tác, phối hợp. Và cuối cùng, một cuộc đào sâu vào lịch sử nghệ thuật để đảm bảo sinh viên sẽ hiểu rõ sự ảnh hưởng của chính trị, xã hội và văn hoá lên nghệ thuật.

Đây có thể là một lối đi thay thế hiệu quả hơn và có khả năng chi trả hơn cho chương trình giảng dạy thiết kế hiện tại của chúng ta. Đích đến cuối cùng là làm sao tạo ra được các nhà thiết kế có trong tay một bộ đa kỹ năng làm gia tăng giá trị cho bản thân họ trong môi trường làm việc đa dạng.”

- Mitch Paone, Đồng sáng lập and Giám đốc Sáng tạo, DIA (dia.tv)

Vấn đề 02: Chủ nghĩa ăn thit đồng loại trong thiết kế.

Giải pháp:

“Số lượng gia tăng đột ngột của loại hình “trang web truyền cảm hứng” đã tạo ra một môi trường mà ở đó, thiết kế quá phụ thuộc vào vẻ ngoài bắt mắt trên bề nổi mà chưa đủ chiều sâu về chủ đề và chiến lược bên trong một tác phẩm. Rất nhiều nhà sáng lập không còn nhìn vào bề dày lịch sử của thiết kế hay xem xét các cơ hội tương lai để thúc đẩy một chủ đề khi khởi động nghiên cứu của họ nữa. Do đó, các xu hướng thiết kế đang quay vòng lại với tỉ lệ rất cao, với tất cả các thể loại chi phí kéo theo. Sự thiếu hụt về tư duy khái niệm đã triệt tiêu đi khả năng truyền tải hiệu quả của các tác phẩm, từ đó khiến cho chúng trở nên vô giá trị trong mắt khách hàng và chính nhà thiết kế.

Để giải quyết vấn đề này và sản xuất ra được những sản phẩm trường tồn có khả năng truyền đạt ý nghĩa một cách hiệu quả, các nhà thiết kế cần phải chú trọng cập nhật và làm mới ý nghĩa sản phẩm của họ qua nghiên cứu và thực nghiệm kỹ càng và cẩn thận. Bởi vì những nhà thiết kế chúng ta chính là những người giải quyết vấn đề, và nó là trách nhiệm của chúng ta phải xâu dựng những nền tảng ý tưởng vững chắc, chứ không chỉ đơn thuần là sơn màu cho bức tường trên một cấu trúc đã tồn tại.”

- Sam Allen, John Antoski, and Dustin Koop, Đồng sáng lập , Wedge + Lever (wedgeandlever.com)

Vấn đề 03: Nhà thiết kế không thể truyền tải giá trị thực sự của họ đến với khách hàng.

Giải pháp:

“Đôi khi, bạn sẽ gặp phải những khách hàng người mà thích hỏi những câu hỏi khó và yêu cầu những con số cụ thể: Chúng tôi sẽ đạt được cái gì? Cái này sẽ giúp được gì cho chúng tôi? Thực chất thì cái dự án này của anh/cô đã giải quyết được vấn đề gì? Phần lớn những câu hỏi như vậy thường xuất phát từ những người với một nền tảng kinh doanh bài bản.

Do tư duy thiết kế đang ngày càng phổ biến nhanh chóng, thiết kế không còn bị cô lập từ chế độ phân phối sản phẩm điển hình nữa. Và thiết kế, với vai trò là một phương pháp, hay quy trình, có thể giải quyết rất nhiều thứ hơn là một logo được thiết kế thủ công một cách đẹp mắt. Thiết kế, với vị trí là một lĩnh vực nghề nghiệp, đã và đang trở nên chuyên môn hoá và phân nhánh hơn rất nhiều. Ở nơi mà Massimo Vignelli và đội ngũ của ông ấy giúp định hình hệ thống tàu điện ngầm, các nhà thiết kế dịch vụ hiện giờ đang nghiên cứu cách làm thế nào để giảm thiểu những hàng bệnh nhân ung thư chờ khám bệnh đến mức tối thiểu. Cả hai đều quan trọng cả, nhưng thiết kế, với cương vị là một ngành nghề, đang ngày càng phát triển.

Trong một khoảng thời gian quá dài, thiết kế được định nghĩa như là một phân nhánh của ngành công việc quảng cáo lỗi thời, cái mà dựa trên lối tư duy chiến dịch với những lăng kính marketing dày bự. Tuy nhiên, không vì thế mà quan điểm thị trường không quan trọng với một nhà thiết kế. Để có thể giải thích được một bản thiết kế với những kháng hàng tiềm năng, nhà đầu tư hay đối tác, chúng ta cần phải hiểu rõ vai trò của mình trong phát triển kinh doanh từ góc độ nhìn nhận là một đội chứ không chỉ đơn thuần là tư vấn viên. Sau đó, chúng ta có thể lựa chọn ngồi lên cái ghế nào và đội chiếc mũ nào khi cuối cùng đã có một chỗ ngồi trong bàn của những “big boys” (nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư tổ chức có tiềm lực tài chính lớn).

Thiết kế, với vai trò là một công cụ kinh doanh, cuối cùng đã có một chỗ ngồi trong những hội nghị hội đồng quản trị (cũng như trong các họp tài chính, công nghệ và các lĩnh vực còn lại), chúng ta cũng cần phải chịu trách nhiệm cho việc định nghĩa và tái định nghĩa cách chúng ta truyền tải đến khách hàng và chứng minh giá trị của mình. Đã đến lúc chúng ta dừng nói về khoe khoang về danh sách đối tác và bắt đầu bàn về phương pháp làm việc. Khi được tận dụng đúng cách, nó sẽ trở nên vừa thân thiện với khách hàng vừa thân thiện với doanh nghiệp. Tại sao lại cứ phải nói về cái logo trong khi chúng ta có thể bàn về những thay đổi thiết thực trong một dự án? Điều này rất giống với hệ thống tàu điện ngầm ở thành phố New York. Các nhà thiết kế không thay đổi cấu trúc - mà họ thay đổi cách trình bày và nhận thức. Hãy khiến cho sản phẩm trở nên dễ tiếp cận và giúp người dùng sử dụng nó đúng cách. Không phải tỏ ra thật cool ngầu.

Không có một lý do thực tế nào giải thích tại sạo lại không nên ứng dụng số liệu vào ngành công nghiệp thiết kế cả. Hầu hết các dự án của chúng tôi luôn luôn bao gồm công đoạn tái cấu trúc một số thông tin để khiến chúng dễ hiểu hơn, hữu dụng hơn và hiệu quả hơn. Đây là một bài tập nên được áp dụng vào giao tiếp hằng ngày trong các công ty thiết kế. Và ở đây, hãy suy nghĩ kỹ càng về những giới hạn khả năng của chúng ta. Cái gì chúng ta làm thực sự tốt, và môi trường làm việc như thế nào là phù hợp với chúng ta nhất? Tôi không tin rằng tất cả các công ty cỡ trung có thể giải quyết được nhiệm vụ graphic design như thế này theo một cách hợp lý. Hãy bao trọn cả chuyên môn và hợp tác. Hằng ngày, những nhà thiết kế chúng ta đã và đang đạt được sự thấu hiểu trực quan và cách nhìn nhận đặc biệt trong một thế giới nhiều ngành nghề đa dạng khác nhau mà chúng ta có thể học hỏi được. Hãy mang thiết kế đến với họ như là một phương pháp thay vì một sản phẩm. Nó là tính hợp lý, chứ không phải nghệ thuật.”

- Mathias Hovet, Đối tác Quản lý, Heydays (heydays.no)

Vấn đề 04: Công chúng không hiểu rõ cái mà ngành công nghiệp thiết kế làm một cách chính xác.

Giải pháp:

“Hầu hết những người ở nơi tôi sống rất mù mờ về graphic design vì lĩnh vực này mới chỉ phổ biến vào khoảng năm 1970, nên nó còn khá là mới mẻ. Indonesia là một quốc gia đang phát triển nơi mà nông nghiệp đóng một vai trò chủ chốt trong tăng tưởng kinh tế, vậy nên thiết kế được coi là một yếu tố không quan trọng lắm trong xây dựng đất nước, thậm chí kể cả khi nhà nước đang bắt đầu quảng bá cho nền kinh tế sáng tạo.

Để giải quyết khó khăn này, các nhà thiết kế chuyên nghiệp, trong đó có tôi, đã thành lập Hiệp Hội Graphic Designer Indonesia (the Indonesian Graphic Designer Association), một tổ chức với văn phòng phát triển kinh doanh cái mà đã và đang tiến hành tiếp cận chính phủ Indonesia, cố gắng tiến tới hợp tác với họ. Trong một vài năm vừa qua, chúng tôi đã cộng tác trong dự án Asian Games 2018 (sẽ được tổ chức tại Jakarta) và hệ thống biển báo mới cho giao thông công cộng tại Jakarta. Với những việc này, chúng tôi đang từng bước mở mang tầm mắt cho công chúng về tất cả các khía cạnh của graphic design và chứng minh tầm quan trọng của thiết kế trong cuộc sống thường nhật ở Indonesia.”

-  Eric Widjaja, Giám đốc Sáng tạo, Thinking Room (thinkingroominc.com)

Vấn đề 05: Nổi lên một hội chứng được gọi là tương-tự-nhau.

Giải pháp:

“Như tôi có thể hiểu được, hiện tại có ba vấn đề lớn đang phát sinh: quá nhiều thiết kế nhìn giống ý hệt nhau, quá nhiều trong số đó có vẻ như xuất hiện cùng một lúc và độc lập với các yếu tố khác, và tổng thể thì nhìn chúng có vẻ ngoài đẹp đẽ hơn là thể hiện một sự làm việc tận tuỵ. Tại Jam3, chúng tôi rất cố gắng để có thể loại trừ những điều đó bằng cách thử thách đội ngũ thiết kế thể hiện và giải thích rõ ràng mục đích của họ đằng sau mọi việc họ làm. Nếu một nhà thiết kế không thể đưa ra quyết định của anh/cô ấy một cách gãy gọn, chúng tôi sẽ thúc đẩy họ đến khi nào họ có thể thì thôi. Đối với chúng tôi, “cái này trong tuyệt đấy” là một yêu cầu công việc, không phải là một lý do.

Mục đích thiết kế của chúng tôi bao hàm nhiều hơn là tính thẩm mỹ và bao gồm việc giải thích được một đề xuất thiết kế sẽ giúp được gì cho những khó khăn trong công việc kinh doanh của khách hàng và cách nó sẽ trở thành hiện thực như thế nào trong giai đoạn phát triển sản phẩm. Nếu nó phát triển không được khả quan, tốt nhất nên có một lý do chính đáng. Làm việc theo cách này và thực sự đi theo câu hỏi về mục đích có thể bây giờ là khó khăn, nhưng về lâu dài, nó sẽ bù đắp lại xứng đáng số tiền cho sản phẩm, cho quy trình, và cuối cùng là cho cả khoản thâm hụt vì rủi ro nữa.”

-  Greg Bolton, Creative Director, Jam3 (jam3.com)

Vấn đề 06: Rạch ròi quá trong việc chỉ ra thiết kế ảnh hưởng lên từng khía cạnh của kinh doanh như thế nào.

Giải pháp:

“Thiết kế không phải là một “thứ”. Nó là cả một quy trình. Nó bao gồm tất cả mọi thứ. Tôi không nghĩ rằng bạn có thể phân chia và tách biệt từng công đoạn một, hoặc chuyển đổi các thành phần của quy trình và các phân mục của công việc từ văn phòng này sang văn phòng khác cho nhau được. Những nhà thiết kế vĩ đại là một phần của cả một hành trình dài. Thiết kế, trên hết tất cả, là về giải quyết vấn đề. Nếu được sử dụng một cách chiến thuật, thì thiết kế, như đã được Paul Rand và Philip Kotler mô tả, “sẽ là một công cụ chiến lược tiềm năng mà các công ty có thể sử dụng để phấn đấu đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững.” Tôi luôn luôn thích cái cách tư duy như vậy.

Những nhà thiết kế vĩ đại là những người tư tưởng vĩ đại - họ là những người có đầu óc kinh doanh. Tôi sợ rằng nếu chúng ta càng suy nghĩ máy móc, thiết kế càng có khả năng thiếu đi tính thẩm mỹ - thậm chí không khác gì một tờ giấy dán tường.”

-  Dave Snyder, Giám đốc Điều hành Sáng tạo, Firstborn (firstborn.com)

Vấn đề 07: Tính hai mặt trong bản chất của nhà thiết kế. Con người chúng ta vừa yêu vừa ghét bản thân – và những nhà thiết kế là bậc thầy của sự tự ti nhưng ngạo mạn.

Giải pháp:

“Chúng ta thường nghĩ về bản thân như là những đạo diễn tài ba người mà đang thay đổi kịch bản của thế giới với mỗi cái click chuột, thay đổi sự tồn tại của loài người bằng những quyết định và giải pháp thiết kế của chúng ta. Chúng ta tin rằng sự thấu hiểu trực giác của mình là rất quan trọng trong mỗi quyết định về mọi thứ, bởi vì chúng ta hình thành thế giới theo mọi cách khả thi nhất. Đồng thời, các nhà thiết kế cũng sợ cái cảm giác không được người khác coi trọng, đặc biệt là người ngoài ngành. Chúng ta đều cảm giác không được trọng dụng khi bị yêu cầu làm việc trong rủi ro, liên tục phàn nàn về việc khách hàng của chúng ta khó chịu như thế nào, và than thở về chuyện tại sao công ty không tham khảo ý kiến từng nhà thiết kế một trên trái đất này về dự án tái thiết lập thương hiệu mới của họ.

Các nhà thiết kế có thể làm giảm đi cái sự tự ti nhưng ngạo mạn trong chúng ta bằng cách phát triển một mối quan hệ mật thiết và ý nghĩa hơn với phong cách sáng tạo của chúng ta, đặc biệt là bằng cách kiểm chứng và thấu hiểu sự độc thoại và mối quan hệ nội tâm bên trong chúng ta nên xây dựng với công việc của mình. Chúng ta cần suy nghĩ sâu sắc hơn về những nguyên do và phương thức, chúng ta cần hiểu rõ quy trình làm việc, tầm ảnh hưởng và sở thích của chúng ta, và chúng ta phải chịu trách nhiệm với chính bản thân mình với sản phẩm mà chúng ta đang tạo ra. Sao đó, chúng ta mới có thể có một sự nhận thức tường tận về cách sự sáng tạo của chúng ta liên quan đến mọi người, mà không trở nên tự đắc hay, ngược lại, tự ti.”

-  Mitch Goldstein, Trợ lý Giáo sư Chuyên ngành Thiết kế, Viện Công nghệ Rochester Institute of Technology (cias.rit.edu/faculty-staff/255)

Vấn đề 08: Hệ thống trường học giảng dạy về thiết kế bị chậm lại hơn rất nhiều so với tốc độ phát triển công nghệ.

Giải pháp:

“Chúng ta đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Những vấn đề mới nổi lên từ công nghệ kỹ thuật số và mở thêm cánh cửa cho tư duy. Ví dụ, có rất nhiều ứng dụng đã thay đổi đáng kể cách chúng ta đang sống, cách chúng ta mua hàng, cách chúng ta ăn, cách chúng ta đi chơi, và tất cả những thứ này thậm chí được coi là không thể xảy ra trong thời kỳ trước đây. Nhưng trong thế giới hiện đại ngày nay, với công nghệ kỹ thuật số, chúng ta đã có thể mở rộng óc tưởng tượng của mình. Nhưng, nó là một thanh gươm hai lưỡi. Đó là những mặt tốt của nó, nhưng đồng thời, do tính tối ưu của công nghệ, một số quan điểm khác thực sự trở nên bị lãng quên.

Thiết kế đã xuất hiện từ lâu, ngay từ khi văn minh loài người hình thành, nhưng tôi nghĩ đã có một nhu cầu khổng lồ về các nhà thiết kế những sản phẩm UX (Trải nghiệm người dùng)/ UI (Giao diện người dùng). Chính nhu cầu này đã trở thành một lực hút to lớn trong giới thiết kế, cũng như trong giáo dục thiết kế, đến nỗi con người quên đi việc trả lời câu hỏi căn bản nhất: Vậy thì sự huấn luyện thiết kế cổ điển là gì? Có rất nhiều vấn đề mà chúng ta cần phải giải quyết mà không nhất nhiết phải bắt nguồn từ cách tiếp cận UX/UI hiện thời. Tư duy thiết kế, một lối tư duy rất thịnh hiện nay, là một quy trình từng bước một sẽ dạy bạn học về thiết kế. Nhưng cái mà nó không dạy bạn chính là làm thế nào để thực sự suy nghĩ về một vấn đề thông qua lăng kính của thiết kế.

Điều đó là bởi vì lối tư duy thiết kế này thực sự được lý giải bằng chương trình/ thiết kế của cả hệ thống trong chính nó. Cái nó cần là một sự huấn luyện cổ điển nhưng mạnh mẽ, nhưng sau đó sự huấn luyện này cần được đặt vào ngữ cảnh của truyền thông xã hội ngày hôm nay, và điều này là hoàn toàn phụ thuộc vào các cơ sở giáo dục và các giáo sư có thâm niên. Nếu thời gian cho phép, tôi sẽ tạo ra một chương trình liên kết cho cả người đã tốt nghiệp và sinh viên cái mà có thể thu hẹp khoảng cách này.”

-  Natasha Jen, Nhà sáng lập, Pentagram (pentagram.com)

Vấn đề 09: Những người trong chúng ta mà họ tự coi mình như là một phần của cái thế giới thiết kế thường có xu hướng nhìn nhận nó một cách nông cạn.

Giải pháp:

“Việc chỉ ra rõ vấn đề lớn nhất trong thế giới của thiết kế có thể nói là đầy thách thức bởi vì tôi không chắc ngay từ đầu thì “cái thế giới thiết kế ấy” thực sự có ý nghĩa gì. Một nhà thiết kế nội thất và một nhà thiết kế giao diện người dùng đều cùng là nhà thiết kế, nhưng hằng ngày họ phải đối mặt với vô số vấn đề khác nhau. Ai dám chắc sẽ nói được vấn đề nào là vấn đề “to nhất”? Ngay khi chúng ta kết hợp lại những lĩnh vực lớn khác nhau này theo một lý thuyết thống nhất duy nhất của thiết kế, thì sự thật chính là: điều mà khiến cho bất cứ nhà thiết kế nào trở nên tuyệt vời chính xác là sự quen thuộc gắn bó mật thiết với những khía cạnh của các kỹ năng riêng biệt của chính bản thân họ. Tuy nhiên, không sớm thì muộn, tất cả các nhà thiết kế sẽ bị chững lại ở một số thời điểm trong sự nghiệp của mình.

Và đó chính là nơi mà các ý tưởng đến từ các lĩnh vực khác có khả năng trở nên vô cùng giá trị trong việc giúp bạn tiến lên phía trước. Thay vì giả sử mỗi một nhà thiết kế ngoài kia đều gần như giống chúng ta, hãy nhớ rằng thiết kế chỉ là một lĩnh vực với hàng ngàn các nhánh nhỏ khác nữa, và do đó chúng ta còn phải học hỏi nhiều hơn nữa, thậm chí kể cả tử những anh/chị/em họ hàng xa xôi nhất.”

- Sacha Grief, Nhà Thiết kế và Lập trình tự do (sachagreif.com)

Vấn đề 10: Thiếu sự đa dạng trong các trường dạy về thiết kế.

Giải pháp:

“Việc này có thể tạo ra một hiệu ứng domino, kéo theo một nhóm người giống nhau, kéo theo một tầng lớp giống nhau. Chúng ta đang mong chờ một tầng lớp tập hợp những con người giống nhau, với một khoản thu nhập có thể chi trả cho con cái của họ theo học một ngôi trường hay sống ở một thành phố - đó là một vòng tròn. Nếu tôi có thể thay đổi một thứ, tôi sẽ khiến cho thế giới thiết kế ít sự tự phê bình bản thân đi mà thay vào đó là thêm nhiều cái tôi và sự khiêm nhường hơn. Tôi sẽ cố gắng khích lệ các nhà thiết kế đi tìm nhiều sự cân bằng hơn và không nên luôn luôn quá ám ảnh với thiết kế, để có một nền tảng tốt hơn trong thế giới thực tại.

Sẽ có một sự ngắt kết nối với thực tế khi bạn bước chân vào thế giới thiết kế thực sự và điều đó khiến cho một số nhà thiết kế ăn cắp sản phẩm của các nhà thiết kế khác, và họ bị áp lực phải có một vẻ ngoài hoàn hảo trên các mạng xã hội như Instagram, Tumblr hay Twitter. Đó phải chăng là điểm mấu chốt của thiết kế? Tôi không nghĩ như vậy. Tôi mong rằng có nhiều hơn những sự tò mò và tìm tòi trong thế giới thiết kế này.”

- Lindsay Ballant, Creative Director, Foreign Policy (lindsayballant.com)

Vấn đề 11: Hành động quá nhanh. Đôi khi bản chất của chúng ta là bắt đầu với tính thẩm mỹ trước khi hoàn toàn hiểu rõ vấn đề.

Giải pháp:

“Chúng ta có một xu hướng tập trung vào những sai lầm đầu tiên. Đây một phần là bởi trong một khoảng thời gian quá lâu khái niệm công việc của chúng ta làm được định nghĩa một cách nghèo nàn, nhưng đồng thời cũng là do chúng ta đã quá tập trung vào tiểu tiết hơn là tổng thể vấn đề. Điều này, tiếp đó, đã dẫn đến việc chúng ta quá sa đà vào các giải pháp thay vì chính các vấn đề cần được giải quyết.

Bước đầu tiên mà một nhà thiết kế nên làm luôn luôn là phải hiểu thật rõ vấn đề. Phải hiểu hết tất cả sự phức tạp, đối tượng, nguồn gốc và tác động của vấn đề đó. Làm quen với nó. Yêu lấy nó. Hãy chắc chắn rằng mình đã xác định được nó một cách rõ ràng bởi vì điều này sẽ dẫn đến một giải pháp tối ưu hơn.

Vậy làm thế nào để xác định rõ vấn đề? Hãy hỏi thật nhiều câu hỏi. Điều này tôi đã học được khi sự nghiệp còn trong giai đoạn bế tắc. Bạn càng hỏi nhiều, bạn càng hiểu nhiều hơn. Thi thoảng quy trình này thậm chí phần nhiều sẽ giúp bạn tránh được những dự án không khả thi, vì những câu hỏi được lặp lại sẽ khiến cho người ta nhận ra rằng không nên bắt đầu một dự án với một mớ rắc rối. Đó chính điều mà bạn nên để tâm đến. Ai mà lại muốn hoang phí thời gian chứ?”

- Jared Erondu, Nhà Thiết kế và Tư vấn Sản phẩm (erondu.com)

Vấn đề 12: Định nghĩa một cách rạch ròi thiết kế nghĩa là gì.

 

Giải pháp:

“Chúng ta sở hữu thiết kế của những đồ vật xung quanh, của những hiện vật trong bảo tàng (cái mà mọi người cho rằng chúng có tính nghệ thuật và bắt mắt hơn) cũng như thiết kế trong vai trò là một phương pháp, cái mà là kỹ năng giải quyết vấn đề. Tất cả những thứ đó đều nằm dưới cái ô của thiết kế, nhưng tôi nghĩ khi bạn sử dụng khái niệm thiết kế một cách chung chung, nó sẽ gây ra hiểu lầm. Một phần của việc này là truyển tải kiến thức cho mọi người về tất cả các giai đoạn và phương thức của thiết kế, với một ý niệm là các nhà thiết kế không chỉ là những cá nhân thực hiện nó, mà còn là một tập hợp những nhóm người cùng nhau tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ có giá trị. Bạn phải dạy mọi người cách làm thế nào để tất cả những kỹ năng đa dạng và khác nhau này có thể phối hợp lại với nhau một cách trơn tru và hiệu quả.

Có một cơ số các chương trình có chi phí và chất lượng cao bạn có thể tham gia để học về thiết kế, nhưng công tác sửa chữa và khắc phục thiết kế là về cách làm cho tiến trình giáo dục thiết kế bắt đầu sớm hơn và có mặt trong hệ thống giáo dục công lập, do đó, hiện tại chúng tôi đang từng bước khiến cho tư duy phản biện và kỹ năng giải quyết vấn đề được phổ cập hơn tới một lượng khán giả rộng hơn. Ngay từ bây giờ có thể bạn đã trang bị đầy đủ kiến thức cho mình về ngành công nghiệp thiết kế để hiểu rõ về nó, nhưng ngoài kia luôn có một nhóm những người thậm chí còn không nó tồn tại, và đó chính là một điều gì đó vượt xa khỏi giới hạn của thiết kế trực giác.”

- Doreen Lorenzo, Giám đốc Trung tâm Thiết kế Kết hợp, Đại học Texas (art.utexas.edu/about/people/doreen-lorenzo)

---------------------------

Tác giả: Matt McCue, Sean Blanda và Kiana S.

Link bài gốc: How to Fix Design

Dịch giả: Màu 54AAAA - YBOX.VN Translator

(*) Bản quyền bài viết thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Màu 54AAAA - Nguồn: YBOX.VN". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo YBOX" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Trở thành dịch giả trên YBOX.VN, xem chi tiết tại đây: http://bit.ly/yboxtranslateteam

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

11,184 lượt xem