Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

30 Tips Cho Các Freelancer Viết Lách

Làm một freelancer không khác gì tự điều hành một doanh nghiệp của riêng mình, mình làm chủ, cũng đồng thời làm nhân viên.  Nếu các content writer, copywriter làm việc ở agency đều nhận các công việc do các bạn account mang về thì các bạn freelance tự tìm kiếm hợp đồng cho mình, định giá dịch vụ của mình. Đối với nghề freelance, nói văn phòng làm việc là thế giới cũng không có gì là quá. Chỉ cần một máy tính kết nối mạng là đủ (hoặc thêm một quyển sổ để ghi chép, “bão não”)

Dưới đây là 30 tips cho các content writer, copywriter để sống sót với nghề freelance 

1. Bắt đầu với những điều cơ bản

 

Chi phí hoạt động của một freelancer trong thời đại số là khá nhỏ so với trong một doanh nghiệp ngoại tuyến. Hãy ý thức rõ ràng về những thứ tối thiểu mà bạn cần để bắt đầu, bao gồm:

• Một trang web WordPress nhanh và an toàn

• Một bộ xử lý thanh toán

• Một hồ sơ cá nhân trên các mạng xã hội mà khách hàng tiềm năng của bạn sử dụng

Ngoài ra, bạn có thể sắm cho mình một quyển sổ để ghi chép. Nhìn chung, không có gì quá phức tạp để bắt đầu.

2. Đánh giá các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

 

Thật thú vị và hào hứng khi nghĩ về tất cả các dự án bạn lên kế hoạch cho công việc kinh doanh của mình.

Nhưng một trong những kỹ năng quan trọng nhất bạn cần là khả năng tập trung vào công việc hiện tại và các mục tiêu ngắn hạn để duy trì dịch vụ viết của mình,

Bạn không phải quên đi những tham vọng của mình; bạn chỉ cần biết cách ưu tiên thời gian một cách hợp lý.

Bạn có thể phân bổ thời gian: Dành 90% thời gian của bạn vào nhiệm vụ trước mắt và 10% còn lại cho một dự án lớn tiếp theo.

Bởi vì, hãy nhớ rằng, bạn sẽ không bao giờ đạt được các mục tiêu dài hạn nếu bạn không hoàn thành được các mục tiêu ngắn hạn.

3. Tạo một trình tự hoạt động hợp lý

Một khi bạn đã ý thức được về mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của mình, hãy đưa ra một trình tự hợp lý để hoàn thành những nhiệm vụ đó.

Dự án marketing nào sẽ giúp bạn có được những khách hàng đầu tiên?

Nếu bạn có một ý tưởng hay, nhưng lại không có thời gian hoặc ngân sách để thực hiện nó, điều đó sẽ ngăn cản bạn kiếm tiền trong thời gian tới.

Trong quá trình này, bạn sẽ thu hẹp mục tiêu ngắn hạn và dài hạn lại. Hãy chuyển ý tưởng này đến "danh sách việc sẽ làm trong tương lai” và thực hiện chúng khi bạn có đầy đủ ngân sách và thời gian cần thiết.

4. Nhận biết kỹ năng của bạn sẽ giúp ích cho doanh nghiệp

Mọi người thường khó có thể hiểu được làm thế nào để bạn kiếm tiền với công việc viết lách.

Một số người nghĩ là bạn viết tiểu thuyết, hay làm việc trong ngành giải trí, bởi đây là những lĩnh vực phổ biến và dễ hiểu.

Vậy nên, khi bạn nói rằng đó không phải là lĩnh vực của bạn, họ sẽ cảm thấy bối rối, và suy đoán rằng có khi bạn chỉ coi viết như một sở thích.

Những khó khăn đó có thể phá hỏng hình ảnh của bạn là người viết lách và gây ra một hiểu lầm “bởi vì hầu như tất cả mọi người đều có thể viết, bất cứ ai cũng có thể trở thành một content writer. "

Những người nghiệp dư không có khả năng viết xuất chúng, có tính chiến lược và đó là điều khiến bạn trở nên khác biệt - sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để giúp người khác truyền tải thông điệp một cách rõ ràng.

5. Định giá

Nhiều người không biết nên bắt đầu từ đâu khi biến các ý tưởng trong đầu của mình thành các câu và đoạn văn mạch lạc.

Dịch vụ viết chuyên nghiệp mà bạn cung cấp có thể đáp ứng nhu cầu này của họ.  Theo đó, bạn phải ra giá một cách tự tin và đây hoàn toàn không phải một việc căng thẳng gì.  Đừng quên khảo sát giá trên thị trường và đánh giá thời lượng dự án khi định giá nhé.

6. Chứng minh rằng bạn tận tâm tạo ra những sản phẩm xuất sắc

Bằng chứng cho sự chuyên nghiệp của bạn chính là những sản phẩm xuất sắc mà bạn tạo ra.

Bạn sẽ thể hiện sự tận tụy của mình cho khách hàng biết, để bạn không cảm thấy mình như một marketer thiếu đứng đắn, và khách hàng cũng sẽ hiểu được rõ hơn về việc hợp tác với bạn.

 

Một sự kết hợp giữa content marketing và copywriting sẽ giúp bạn đạt được điều này. Những phần tiếp theo sẽ lý giải rõ hơn về điều này.

 

7. Vạch ra những chi tiết cần cân nhắc khi đánh giá dự án

 

Là người cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp, bạn sẽ không thể nào nhận mọi dự án khách hàng đề xuất.

 

Bạn và công việc được giao cần phải có một sự thích hợp nhất định.

 

Thu thập thông tin về dự án sẽ giúp bạn quyết định xem liệu nó có phù hợp hay không và cho phép bạn điều chỉnh dịch vụ của mình - trước khi khách hàng trả cho bạn bất kỳ một khoản tiền nào - theo cách xứng đáng với kết quả làm việc xuất sắc của bạn.

 

Bạn sẽ nói rằng bạn tập trung vào các mục tiêu kinh doanh của khách hàng và thậm chí còn quan tâm đến chúng hơn là khách hàng của mình.

 

Một số câu hỏi bạn có thể hỏi là:

 

• Khách hàng có ngân sách cho dự án này không? Nếu có thì là bao nhiêu?

• Mục tiêu kinh doanh của khách hàng là gì?

• Dự án này phù hợp với chiến lược marketing của khách hàng như thế nào?

• Khách hàng có ý định thực hiện bất kỳ thay đổi nào sau khi dự án hoàn thành không (ví dụ: chỉnh sửa nội dung văn bản)? Hay, liệu có bất kỳ việc gì mà khách hàng hoặc những bên cung cấp dịch vụ khác sẽ thực hiện liên quan đến dự án này (ví dụ như, định dạng và thiết kế đồ hoạ)?

• Đây có phải là một dự án đòi hỏi làm việc thường xuyên (hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng) hay là dự án hợp tác một lần?

8. Trình bày một đề xuất thật thuyết phục

 

Sau khi đã đánh giá một dự án, hãy phác thảo ra những gì bạn sẽ làm nếu khách hàng tiềm năng chọn thuê bạn.

Và quan trọng nhất là đưa ra những chi tiết về việc dịch vụ của bạn sẽ giúp họ đạt được những gì họ muốn như thế nào.

Khi bạn trình bày những lợi ích từ dịch vụ của mình, bạn không chỉ cung cấp thông tin mà khách hàng tiềm năng yêu cầu ban đầu mà thậm chí còn có thể khiến họ trở nên hào hứng hơn trong việc hợp tác với bạn.

9. Đặt ra (và tuân thủ) deadline cho riêng bạn

Nếu khách hàng của bạn đặt ra một thời hạn cụ thể, hãy hoàn thành công việc của mình sớm hơn thế.

Hoàn thành càng sớm càng tốt - nó cho bạn thời gian để xử lý các vấn đề không mong muốn có thể phát sinh trong công việc hoặc cuộc sống của bạn mà đồng thời vẫn có thể giữ lời hứa với khách hàng.

Nếu khách hàng của bạn không đưa ra một thời hạn cụ thể, hãy thiết lập chính xác một thời hạn cho họ dựa trên thông tin bạn thu thập được về dự án. Sau đó trao đổi khách hàng khi nào dự án sẽ được hoàn thành và tuân thủ đúng thời hạn deadline mà bạn đặt ra đó.

10. Đảm bảo rằng khách hàng cần phải đồng ý với điều khoản dịch vụ và chính sách thanh toán của bạn

Việc có một điều khoản về dịch vụ và chính sách thanh toán rõ ràng là cần thiết và không hề khó khăn.

Bạn có thể coi chúng giống như là "mẫu câu hỏi thường gặp" mà khách hàng phải xem xét và đồng ý trước khi làm việc với bạn.

Một số khía cạnh là tiêu chuẩn với mọi khách hàng và một số sẽ được tùy chỉnh theo từng dự án.

Các yếu tố bạn muốn xem xét bao gồm:

• Mô tả chi tiết các mục tiêu của khách hàng cho dự án

• Dịch vụ của bạn sẽ đáp ứng cụ thể từng mục tiêu như thế nào

• Deadline bạn hoàn thành dự án

• Số lần sửa đổi bao gồm trong giá của bạn

• Phương thức và thời hạn thanh toán

• Cách tốt nhất để khách hàng liên hệ với bạn nếu họ có bất kỳ thắc mắc gì

• Khi nào và bằng cách nào khách hàng sẽ nhận được biên nhận giao dịch thanh toán

• Điều gì sẽ xảy ra nếu khách hàng hủy bỏ các công việc được yêu cầu sau khi thanh toán nhưng trước khi dự án được hoàn thành

• Các chi phí thêm và hậu quả nếu khách hàng có yêu cầu bổ sung vượt các điều khoản đã nêu

Một khi khách hàng đồng ý, bạn sẽ có một bản hợp đồng làm việc để tham khảo nếu có nhầm lẫn phát sinh.

Khi bạn soạn thảo điều khoản dịch vụ và chính sách thanh toán của mình, bạn không cần liệt kê mọi tình huống có thể sẽ xảy ra.

Thay vào đó, hãy coi chúng như những tài liệu "sống" mà bạn có thể cập nhật:

• Các quy tắc để ngăn chặn những vấn đề hay gặp

• Các chi tiết bổ sung giúp khách hàng hiểu hơn về dịch vụ của bạn

• Quy trình giúp cho công việc của bạn trở nên dễ dàng hơn

Bạn và khách hàng tương lai của bạn sẽ được hưởng lợi từ những loại sửa đổi này.

11. Suy nghĩ như một nghệ sĩ chuyên nghiệp

Tất cả các lời khuyên ở trên đều tập trung vào vấn đề hậu cần trong kinh doanh - yếu tố cần thiết để phát triển sự nghiệp viết lách một cách vững bền.

Nhưng cũng đừng quên rằng bạn là một nghệ sĩ.

"Những marketer khôn ngoan biết cách đưa nghệ thuật vào những gì họ làm."

12. Áp dụng nghệ thuật copywriting

Sự kết hợp giữa copywriting và content writing là sự  kết hợp giữa thuyết phục (copywriting) và xây dựng cộng đồng trực tuyến (viết blog).

Sử dụng ngôn ngữ một cách thông minh có thể giúp biến các bài đăng trên blog, các tập podcast và video thành tài sản kinh doanh - cho cả khách hàng và công việc của bạn.

13. Thành thạo quan điểm marketing của bạn

Khi bạn đã nắm vững tiếng nói quan điểm về marketing của riêng mình,  khách hàng sẽ tin rằng bạn có thể giúp họ trong việc thể hiện tiếng nói của họ.

14. Xác định khách hàng lý tưởng của bạn

Xác định khách hàng lý tưởng của bạn là bước đầu tiên để thu hút họ.

Khi các freelancer không xác định được người họ muốn làm việc cùng, họ thường phải nhận những công việc thu nhập thấp hoặc không phải những gì họ thích.

Nếu bạn muốn hợp tác với các công ty có ngân sách lớn cho công việc sáng tạo, bạn phải nói chuyện trực tiếp và thu hút họ qua các tài liệu marketing của mình và “chạm” tới sự nhạy cảm của họ.

15. Tìm hiểu chiến lược tiếp thị nội dung

Người viết giỏi là những content marketer tuyệt vời bởi cách giao tiếp rõ ràng khi truyền tải thông điệp của khách hàng.

Chiến lược content marketing giúp bạn gặp được các khách hàng tiềm năng và hướng họ đến nơi họ muốn - trong khi định vị công việc kinh doanh này của bạn như là lựa chọn hợp lý duy nhất đáp ứng nhu cầu của họ.

16. Thể hiện khả năng của bạn

Một trang web riêng thể hiện khả năng chuyên môn và xây dựng lòng tin là cách tốt nhất để bạn cho khách hàng tiềm năng thấy những gì bạn có thể cung cấp cho họ.

Các freelancer xây dựng mạng lưới khách hàng tiềm năng của mình bằng cách liên tục tạo ra những nội dung có giá trị.

17. Chọn các dự án nội dung riêng cho công việc của bạn

Tiến hành các dự án nội dung cho công việc của bạn song song  làm việc với khách hàng là một ý tưởng thông minh.

Hãy coi bản thân như một khách hàng và liên tục đặt ra các hoạt động marketing đều đặn vào lịch trình của mình, chẳng hạn như sản xuất e-book hay  các bài viết trên blog và podcast.

Những freelancer đã trải qua các giai đoạn thăng trầm trong công việc hiểu rằng bạn không bao giờ nên ngừng nghỉ thúc đẩy và quảng bá dịch vụ của mình.

18. Đóng góp vào ấn phẩm mà khách hàng tiềm năng của bạn đọc

Một cách để thu hút khách hàng tiềm năng là viết bài cho các ấn phẩm mà họ đọc.

Chuẩn bị một landing page mà khách mới truy cập vào trang web của bạn có thể tìm hiểu về các tác phẩm của bạn.

19. Soạn thảo câu copy để thuyết phục khách hàng chọn thuê bạn

 

Hầu hết mọi dịch vụ thuê viết đều trông giống nhau đối với các khách hàng đang cần tìm thuê một freelancer. Việc của bạn là truyền đạt những điểm độc đáo mà bạn có thể mang tới cho khách hàng.

Hãy xem xét một ví dụ từ ngành công nghiệp nệm.

Thật khó để tìm được đúng loại nệm - và hầu hết các nhãn hiệu đều trông giống nhau - vì vậy người mua nệm có thể không biết làm cách nào để tìm ra lựa chọn tốt nhất cho họ.

Quảng cáo dưới đây (với hơn 100 triệu lượt xem) của thương hiệu nệm Purple sử dụng nhiều kỹ thuật viết quảng cáo đã được công nhận là có hiệu quả - chẳng hạn như problem-agitate-solve (trình bày vấn đề, kích động vấn đề, đưa ra giải pháp) - để thể hiện mình là lựa chọn hàng đầu.

 

Và đừng quên rằng một copywriter đã được trả tiền để viết kịch bản cho video này.

20. Mang lại lợi tức đầu tư cho khách hàng

Bạn muốn làm rõ rằng các dịch vụ viết của bạn giúp khách hàng đạt được hiệu quả trong công việc kinh doanh của mình, chứ không phải chỉ đơn giản là những câu từ trên Facebook, website.

Nếu công việc bạn làm cho khách hàng mang đến một lợi nhuận vượt quá chi phí trả cho bạn, cả hai bên đều được lời. Bạn được trả nhuận bút phù hợp với những gì bạn tạo nên, và họ cũng hài lòng khi trả giá cao cho dịch vụ của bạn.

21. Sắp xếp hòm thư email

Sắp xếp email ngăn nắp, bạn có thể trả lời khách hàng kịp thời. Sử dụng các thư mục hoặc nhãn để theo dõi các loại yêu cầu khác nhau, giúp bạn dễ dàng tìm kiếm chúng khi cần.

Ngoài ra, hãy quyết định thời điểm tốt nhất để bạn gửi những email quan trọng.

22. Quản lý thời gian của bạn

Các freelancers thường không phân chia thời gian rõ ràng cho công việc và chuyện cá nhân của họ, khiến họ dễ bị căng thẳng và chán nản.

Khi bạn coi dịch vụ viết của mình như một việc kinh doanh, bạn cần đặt  rạch ròi thời gian cho công việc và thời gian cho giải trí, giống như một nhân viên làm thuê bình thường vậy.

Bạn là nhân viên cho công ty của riêng bạn, do đó hãy đảm bảo quản lý thời gian của bạn tốt bằng cách như phác thảo các hoạt động trong một ngày làm việc điển hình và tạo các mẫu thư trả lời giúp bạn nhanh chóng giải quyết các câu hỏi thường gặp.

23. Quảng cáo dịch vụ của bạn cho những người đang tìm kiếm copywriter và content marketer

Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức.

Thay vì cố gắng thuyết phục ai đó rằng họ cần một copywriter hay content marketer, hãy nói chuyện trực tiếp với người đang tìm kiếm nguồn nhân lực này.

Nội dung của bạn sẽ nhằm giúp khách hàng tiềm năng hiểu hơn về các chủ đề mà họ quan tâm trong khi chỉ ra rằng bạn là người thích hợp mà họ cần thuê để trợ giúp họ.

24. Có chất riêng

Đây là một cách khác để giúp cả bạn và khách hàng tiềm năng đạt được lợi ích đôi bên.

Khi bạn là chuyên gia về một lĩnh vực hay một kiểu viết nào đó, việc tiếp thị cho dịch vụ của mình sẽ trở nên dễ dàng hơn và khách cũng sẽ hình dung rõ hơn về chất lượng công việc của bạn.

Các nhà xuất bản bạn chọn để đăng bài báo cũng có thể được coi là “khách hàng tiềm năng”. Khả năng chuyên môn của bạn có giá trị lớn đối với các nhà xuất bản đang tìm kiếm những lời khuyên tốt nhất cho độc giả của họ.

25. Đam mê công việc của bạn

Sonia có một câu nói có thể gói gọn lời khuyên này:

"Nếu bạn không yêu ngôn ngữ và câu chuyện của bạn, thì những điều còn lại không có ý nghĩa gì cả.”

26. Viết và chỉnh sửa câu chuyện của riêng bạn

Đừng nghe mọi người nói những điều tiêu cực về freelance chỉ bởi vì công việc này không tạo ra lợi nhuận cho họ.Họ không thành công không có nghĩa là bạn sẽ thất bại. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng trong câu chuyện của họ mà bạn không biết, bao gồm cách tiếp cận kinh doanh và đào tạo của họ. Chỉ có bạn mới biết bạn muốn làm gì.

27. Xây dựng hệ thống hỗ trợ của bạn

Một khi bạn đã lọc ra những lời chỉ trích không mang tính xây dựng, hãy tìm những người hỗ trợ bạn.

Các trang web ưa thích của bạn sẽ có những cộng đồng trực tuyến bạn có thể tham gia, hoặc bạn có thể tham khảo các nhóm chuyên nghiệp trên Facebook và LinkedIn.

28. Kết nối trực tiếp

Các cuộc gặp và hội thảo trực tiếp có thể giúp bạn phát triển việc kinh doanh trong thời đại kỹ thuật số của mình. Thông qua những sự kiện này, biết đâu bạn có thể tìm được khách hàng tiềm năng và người cộng sự cho mình thì sao,

29. Linh hoạt

Năm đầu tiên (hoặc vài năm đầu) làm việc freelance có thể không được như bạn mong đợi. Việc mắc sai lầm trong hành trình kinh doanh này là hoàn toàn tự nhiên. Các freelancer thành công là những người biết cách điều chỉnh mục tiêu, học hỏi kỹ năng mới, và tiếp tục cố gắng. Nếu bạn cảm thấy bí bách, bạn luôn có thể quay lại mẹo số một và sau đó phác thảo ra những gì bạn muốn hoàn thành trong năm tới.

30. Tham gia các khóa học đào tạo có chứng chỉ

Thông qua các khóa học đào tạo, bạn  vừa có cơ hội tiếp thu kiến thức, bỏ túi các kỹ năng mới lại kết nối với những người hướng dẫn, chuyên gia có kinh nghiệm, những người cùng đam mê. Đồng thời chứng chỉ từ những khóa học đào tạo này cũng góp phần thuyết phục khách hàng của bạn hơn khi họ nhìn vào portfolio của bạn. Bạn có thể tham gia các khóa học đào tạo có chứng chỉ cả online và offline.

Theo makeitnoise.com

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

3,685 lượt xem