Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

4 Bí Mật Khiến Portfolio Của Bạn Không Thể Bị Từ Chối

Để thể hiện được sự chuyên nghiệp của bản thân, trình bày và truyền tải là hai yếu tố vô cùng quan trọng. Thật vậy, 90% thông tin bộ não con người tiếp nhận là bằng hình ảnh - nghiên cứu đã chứng minh rằng sử dụng các công cụ thị giác sẽ tăng khả năng bạn thuyết phục được người khác lên đến 43%.

Đó chính là lý do vì sao sở hữu một bản portfolio online là một điều tuyệt vời. Cho dù bạn đang cố gắng thu hút khách hàng mới, dạy cho nhân viên một số kỹ năng bạn có, củng cố thương hiệu cá nhân, hoặc làm cho hồ sơ cá nhân thật nổi bật trên mạng, thì một trang thông tin cái mà tập hợp tất cả quá trình làm việc của bạn sẽ là một công cụ đắc lực giúp bạn đạt được mục tiêu của mình.

Và phần thú vị nhất là gì? Bạn không nhất thiết phải là một graphic designer để có được một bản portfolio bắt mắt. Những tips dưới đây sẽ giúp bạn lập nên được một portfolio tuyệt vời, bất kể bạn đang làm ngành nghề nào đi chăng nữa.

  1. Xác định rõ bạn sẽ cho người khác thấy những gì

Trước khi xác định được cách làm thế nào để giới thiệu công việc của mình, đầu tiên bạn cần phải hiểu cái mà bạn muốn người khác nhìn thấy.

Thậm chí dù bạn dành nhiều thời gian đầu tư vào bản portfolio online hơn là vào sơ yếu lý lịch, bạn nên lựa chọn các mục một cách cân bằng và đồng đều giữa hai thứ. Xét cho cùng, con người có giới hạn chú ý nhất định, và bạn chỉ muốn thể hiện những thứ mà mô tả đúng và tốt nhất về tài năng và kinh nghiệm của mình. Graphic Desginer - Illustrator Sasha Prood (sashaprood.com) đã trả lời phỏng vấn báo Creative Bloq rằng, “Công trình mà bạn chọn để giới thiệu nên thuộc ngành nghề mà bạn ứng tuyển.”

Trong trường hợp bạn chưa tổng hợp một danh sách hoặc bộ sưu tập cho công việc của mình, hãy bắt đầu bằng cách lập ra một cái. Sau đó, xếp hạng các dự án theo mức độ ấn tượng của chúng - và chọn ra một top 10 hoặc 20. Hoặc, bạn có thể lựa chọn một vài dự án mà mỗi cái trong số đó thể hiện một kỹ năng khác năng.

Ngoài ra, bạn cũng nên xem xét mức độ thực tế của những gì bạn đang cố gắng đạt được. Có phải bạn đang dùng portfolio để củng cố sơ yếu lý lịch hay không? Nếu có, thì công việc bạn ứng tuyển cần hỗ trợ những kỹ năng mà bạn đã liệt kê trong hồ sơ. Có phải bạn đang sử dụng nó để thu hút khách hàng mới? Vậy thì hãy tập trung trình bày những dự án liên quan đến loại khách hàng mà bạn muốn hợp tác làm việc. Có phải bạn muốn thê hiện mình là một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực của mình? Hãy giới thiệu công việc mang tính trí tuệ và công phu nhất của bạn hoặc những thứ sẽ mang lại cho bạn nhiều sự chú ý nhất.

Trên đây là những điểm cơ bản ai cũng cần phải xem xét. Bây giờ, hãy cùng nhìn vào một số trường hợp đặc biệt dưới đây nhé!

Nếu bạn làm một công việc không liên quan đến sản phẩm thị giác

Đảm nhận một vị trí, trong đó sản phẩm của bạn không cần phải đáp ứng yêu cầu về hình ảnh - ví dụ như sales, quản trị sản phẩm... - không có nghĩa là bạn không thể có được một portfolio trưng bày các sản phẩm của bạn. Bạn chỉ cần suy nghĩ sáng tạo lên một chút thôi!

Ví dụ, mặc dù là một nhà thiết kế trải nghiệm người dùng (UX designer), Julie Lorch đã tìm ra được những cách để giới thiệu một số những khía cạnh ít thị giác trong công việc cho bản portfolio của mình, ví dụ như các buổi họp ý tưởng và những sản phẩm mẫu. Nhìn vào portfolio online của cô ấy, bạn không chỉ định hình được tiến trình các dự án, mà còn hiểu thêm về phương pháp sáng tạo của Lorch.

 

Nếu bạn đang chuyển vị trí công tác và chưa có các mẫu sản phẩm cho công việc của mình

Giả sử bạn đang chuyển công tác đến một vị trí mới, và bạn muốn liệt kê những dịch vụ trên trang của bạn - nhưng bạn không có một clip hay mẫu của sản phầm nào? Tại sao bạn không thử tạo ra những bản copy nhỉ?

Nếu bạn là một content marketer muốn bắt đầu quảng bá những bản infographic được tài trợ, hãy tạo infographic cho một khách hàng tưởng tượng. Hoặc nếu bạn là một freelancer đang mở rộng phạm vị viết bài về tài chính, hãy viết một bài báo có thể được một trong số những nhà xuất bản bạn mục tiêu để mắt. Hãy có một thứ gì đó để thể hiện - thậm chí nếu nó không phải là một công ty hay khách hàng có thật - và nó sẽ vẫn trợ giúp đắc lực cho bạn trong việc quảng bá những kỹ năng cá nhân.

Nếu một trong những sản phẩm của bạn đã có quyền sở hữu - nên bạn không thể chia sẻ nó

Đôi khi bạn sẽ có một sự giao kèo với khách hàng là không chia sẻ sản phẩm mà bạn đã hoàn thành, hoặc một số những dự án của bạn có bao gồm trong đó quyền sở hữu thông tin công ty.

Nhưng không sao cả, bạn có thể giải quyết thành công chướng ngại vật này bằng cách mô tả dự án một cách chung chung và khái quát. Ví dụ, thay vì nói, “Một năm rưỡi vừa qua, tôi đã cải tiến tầm nhìn thương hiệu cho Squarespace bằng việc viết các nhiều bài blog về SEO và điều hành 5 tài khoản truyền thông xã hội khác nhau,” and sau đó đưa ra các bản in chứng minh cho blog và tài khoản truyền thông xã hội đó, bạn nên nói như sau, “Một năm rưỡi vừa qua, tôi đã cải tiến tầm nhìn thương hiệu cho một dịch vụ web B2C (Business to Customer - các giao dịch thương mại trên Internet giữa doanh nghiệp và khách hàng) lớn...” Sau đó bạn hãy viết một bài báo hoặc một bài đăng Facebook mẫu và sử dụng chúng như là bằng chứng trực quan cho portfolio của mình.

  1. Giữ cho portfolio thật đơn giản

Khi trưng bày sản phẩm, chắc chắn ít hơn sẽ là nhiều hơn (less is more). Chúng tôi gợi ý bạn nên thiết kế trình bày các dự án của mình với một format thẳng trong một trang trình duyệt (hoặc, tốt hơn là, có một mục “Công Việc Của Tôi” hoặc “Các Sản Phẩm Của Tôi” trong website cá nhân của bạn), và khi người khác truy cập vào trang của bạn thì họ có thể di chuột đến từng sản phẩm một và ở đó sẽ hiện lên luôn các chi tiết của sản phẩm đó, từ đó, họ sẽ hình dung được tốt hơn nội dung công việc của bạn.

Để hiểu được rõ hơn phương pháp này, hãy thử truy cập vào trang của nhiếp ảnh gia Amy Cooper (amyvcooper.com).

 

Bởi thiếu đi caption mô tả đồng nghĩa với việc tất cả chú ý sẽ tập trung lên hết những bức ảnh. Tuy nhiên, với phương pháp này, khi bạn di chuột đến từng bức ảnh, caption sẽ hiện ra. Và khi click vào chúng, bạn sẽ được dẫn đến một sự miêu tả chi tiết hơn của buổi chụp hình, được nhìn thấy thêm nhiều bức ảnh khác cũng như được cung cấp những link hữu dụng.

Kait Kucy (kaitkucy.com) cũng sử dụng phương pháp tương tự. Trang “Các Sản Phẩm Bài Viết” của cô ấy bao gồm highlight cho các xuất bản gần nhất theo thứ tự thời gian - và mỗi bài báo đều có hình ảnh, tiêu đề, thời gian, cộng thêm link dẫn để bạn có thể đọc được bản gốc của bài báo đó.

Tất nhiên, thậm chí kể cả khi bạn thiết kế thông tin của mình một cách tối giản nhất thì portfolio của bạn vẫn có thể giữ được cảm giác nhanh và bận rộn. Xét cho cùng, mỗi dự án đều có một thiết kế riêng, một gam màu riêng và một format riêng.

Nhà thiết kế Denise Chandler (denisechandler.com) đã nảy ra một phương pháp khá đẹp mắt và đơn giản. Các dự án của cô ấy được trình bày theo một set các biểu tượng thống nhất với nhau - nhưng khi click vào từng sản phẩm một, bạn sẽ đi tới website thực sự mà cô ấy đã thiết kế cho chúng.

 

Một nhà thiết kế khác là Alex Mount (alexmount.com) cũng đã làm giống như vậy. Cô ấy đã thực hiện rất nhiều dự án với phạm vi khách hàng vô cùng rộng, từ Đại học Carnegie Mellon cho tới Đội Bóng chày New York Yankees. Những sản phẩm của Mount không phải được tạo ra để gây sự chú ý, và cô ấy đã chọn cách giới thiệu chúng trong từng “chiếc hộp” được thiết kế tương tự nhau. Bạn có thể dễ dàng phân biệt từng dự án một bằng logo đính trên mỗi chiếc hộp này. Và cũng giống với Cooper, Kucy và Chandler, mỗi chiếc hộp của Mount sẽ dẫn bạn đến một website tương ứng với các hình ảnh minh hoạ cho mỗi dự án.

 

Tóm lại, khi bạn đặt tất cả các mẫu sản phẩm công việc đa dạng của mình trong cùng một nơi, bạn nên tham khảo một số chiến thuật trên để giúp cho portfolio của mình trở nên đơn giản, thống nhất nhưng vẫn bắt mắt và không quá choáng ngợp về mặt hình ảnh cho người xem.

  1. Khiến cho portfolio dễ tương tác

Một phương pháp giúp người đọc dễ dàng thao tác với portfolio của bạn hơn? Hãy sử dụng các hạng mục phân loại. Khi bạn có quá nhiều dự án để giới thiệu thì việc đặt tất cả chúng trong một trang trình duyệt có vẻ sẽ mang lại cảm giác quá tải và không hiệu quả. Và nó cũng có thể khiến người xem mất phương hướng - ví dụ, nếu ba dự án đầu tiên đều liên quan đến chiến thuật digital, khách hàng tiềm năng khả năng lớn sẽ cho rằng bạn không giới thiệu thêm dịch vụ nào khác và sẽ bỏ lỡ các dự án phát triển web còn nằm phía bên dưới website của bạn.

Hơn nữa, hạng mục sẽ thể hiện được phạm vi công việc của bạn. Nếu bạn là một người hiểu biết rộng về marketing, biết làm từ chiến lược truyền thông xã hội, tiếp cận báo chí, cho đến sưu tầm các bài blog, chắc chắn bạn sẽ muốn phân loại rõ ràng các phân nhánh khác nhau trong công việc của mình. Dù sao thì bạn cũng sẽ không muốn ai đó tìm kiếm sự trợ giúp từ Instagram để phân loại lại các mục của một cuốn tạp chí mà bạn đã xuất bản cho các khách hàng trước đó.

Hãy lấy ví dụ về Beth Howard (beth-howard.squarespace.com), một nhà văn viết về mọi thứ, từ vấn đề tài chính, tuổi tác cho đến tình dục và mang thai. Khi click vào portfolio của Howard, bạn sẽ thấy rõ được khả năng viết lách vô cùng đa dạng chủ đề của cô ấy.

 

Hoặc, bạn có thể mượn ý tưởng kỹ thuật từ nhà kiến trúc sư phong cảnh Mark Tessier (marktessier.com). Website của Tessier được thiết kế một nút “Filter” (Lọc) giúp bạn có thể dễ dàng thấy được tất cả các dự án khác nhau mà công ty của anh ấy đã và đang thực hiện.

 

  1. Cuối cùng, hãy nhớ rằng portfolio không chỉ là về công việc của bạn

Trong khi công việc bạn đã làm trước đó là một điều khá quan trọng đối với những ai đang cân nhắc việc hợp tác với bạn, thì điều quan trọng bạn nên nhớ là người đó không thuê công việc của bạn, họ thuê bạn.

Một portfolio tốt là một portfolio được tạo ra như là một phần của một website cá nhân tốt. Nói một cách rõ hơn, trang web này sẽ bao gồm một chút thông tin về câu chuyện của bạn, tiểu sử của bạn, và kiểu người mà bạn muốn hợp tác làm việc cùng.

Megan Powell, một người tổ chức sự kiện và tiệc cưới, hiểu rất rõ tiêu chí này. Ngoài một portfolio tuyệt vời trình bày các event mà cô ấy đã tham gia tổ chức, trang “About” (Về bản thân tôi) của Powell còn đưa ra các thông tin về cách làm như thế nào và lý do tại sao cô ấy lại bắt đầu sự nghiệp của mình trong ngành này, một bức chân dung của chính cô ấy và những đánh giá khả quan về dịch vụ của cô ấy từ những khách hàng trước đó - vì thế, bạn có thể cảm nhận được một cách rõ ràng cô ấy có phải là một đối tác thích hợp với bạn không.

---------------------------

Tác giả: Aja Frost

Link bài gốc: 4 Secrets to Building a Portfolio That'll Make Everyone Want to Hire You

Dịch giả: Màu 54AAAA - YBOX.VN Translator

(*) Bản quyền bài viết thuộc về YBOX.VN. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là "Dịch Giả: Màu 54AAAA - Nguồn: YBOX.VN". Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: "Theo YBOX" hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Trở thành dịch giả trên YBOX.VN, xem chi tiết tại đây: http://bit.ly/yboxtranslateteam

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

2,437 lượt xem