Đóng góp ý kiến và báo lỗi phiên bản mới tại đây

public6 năm trước

4 Bí Quyết Tạo Động Lực Sau Khi Bị Từ Chối

Bị từ chối là một điều tất yếu của cuộc sống. Ai trong đời cũng bị từ chối vài lần. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là bạn tạo động lực để bước tiếp.

Bị từ chối là một trong những điều đau lòng nhất xảy ra với bất cứ ai. Nghiệt ngã hơn ở chỗ, dù thích hay không thích, bạn vẫn không thể ngăn nó xảy ra. Tạo động lực sau khi bị từ chối là vấn đề rất quan trọng. Nó tùy thuộc vào lựa chọn của bạn.

Chúng ta vấp phải sự từ chối trong mọi khía cạnh trong cuộc sống này: tình yêu, công việc… Dù xảy ra ở lĩnh vực nào đi chăng nữa thì ảnh hưởng là như nhau. Nó gây tổn thương, làm ta mất vui và là lý do hàng đầu khiến con người không còn muốn cố gắng nữa. Khi đối mặt với sự từ chối, điều quan trọng là ta có đủ dũng khí ngẩng cao đầu đối mặt hay không, chấp nhận, rút kinh nghiệm và tiến về phía trước.

Tất nhiên, nói lúc nào chẳng dễ hơn làm. Xét một cách công bằng, vũ khí lợi hại nhất để giải quyết vấn đề bị từ chối chính là động lực. Nhắc bạn nhớ, đó là một thứ vũ khí khó nắm bắt vì trùng hợp thay, sự từ chối cũng có ảnh hưởng xấu với động lực. Nếu bạn muốn giữ động lực khi phải đối mặt với sự từ chối trong cuộc sống hay kinh doanh, cùng ELLE Man tham khảo những lời khuyên sau nhé.

1. Không ngại học hỏi


Bạn cố gắng rồi lại bị hạ gục. Rồi cố gắng rồi lại bị hạ gục lần nữa mà bạn vẫn không biết tại sao? Ai cũng biết rằng, trong cuộc sống ngày nay, đó là một hiện tượng phổ biến. Giải quyết thế nào đây? Nghe có vẻ điên rồ nhưng lời khuyên dành cho bạn là: cứ làm đi làm lại mãi đến khi thấy kết quả. Sau cơn mưa trời lại sáng, chịu khó học hỏi sẽ mở ra những cơ hội để bạn học những kĩ năng mới và cải thiện công việc. Chỉ học mới giúp bạn phát triển. Không còn con đường nào ngắn hơn nữa đâu. Chịu khó học hỏi nghĩa là sẵn lòng lắng nghe những góp ý của người khác và dùng những góp ý đó để hoàn thiện bản thân trên mọi phương diện cuộc sống.


Trên hành trình đánh bại trực tiếp sự từ chối, tự nhủ với bản thân rằng đừng để cái tôi ngăn cản bản thân thăng tiến. Nên kiềm chế cái tôi của mình lại. Thay vào đó, hãy là một con người khiêm tốn, khách quan, chịu khó tiếp cận và tiếp thu nhưng cũng tràn trề tự tin. Quan trọng nhất: Đừng ngại làm theo bản năng để có thể vượt qua sự từ chối bạn đang đối mặt.

“Nếu bạn không sẵn lòng học, không ai giúp bạn được. Nếu bạn đã muốn, không ai ngăn bạn được” (Zig Ziglar)

2. Giữ vững mục tiêu


Bạn bị từ chối không có nghĩa là những giấc mơ những mục đích cũng đổ sông đổ biển. Sự từ chối sẽ thúc đẩy bạn phải quan tâm tới điều bạn đã đặt ra ngay từ đầu. Sau cùng thì, cuộc sống này là 20% điều xảy đến và 80% cách chúng ta phản ứng. Nếu cứ mãi quan tâm đến những phiền muộn như sự từ chối, bạn sẽ bỏ lỡ phần thưởng đang chờ mình.

Thay vì cứ chăm chăm vào những vấp ngã, tại sao không dừng lại một lúc nhìn lại bản thân và quý trọng những thành quả của mình? Làm được như thế là một bước tiến lớn để chắc rằng bạn không rời xa mục tiêu của mình. Học cách ưu tiên và tập trung vào đại cục.

3. Đừng đổ hết trách nhiệm lên chính bản thân


Khi bạn để bản thân tin rằng mình có khiếm khuyết, bạn đang nuôi dưỡng sự tự ti trong tâm hồn. Khi để sự tự ti chiếm hữu, đã đến lúc nói lời tạm biệt với những thành công. Luôn nhớ rằng, để thành công, hãy luôn tin vào bản thân dù chẳng ai tin vào bạn.


4. Không bỏ cuộc

Làm gì có ai mới làm lần đầu đã thành công ngay đâu. Họ thành công vì họ đã thử rất nhiều lần. Càng cố gắng, cơ hội thành công càng cao. Thành Rome đâu được xây trong một ngày. Từ bỏ suy nghĩ rằng bạn không tin vào khả năng và điểm mạnh của mình. Từ bỏ những lý do để bạn không sẵn sàng đi lên từ sai lầm. Từ bỏ lý do khiến bạn bỏ cuộc. Tiếp tục đấu tranh, cố gắng nhiều hơn, đừng lặp lại sai lầm và chấp nhận sự thật rằng: Không ai, không một ai hoàn hảo cả.

“Những thất bại trong cuộc sống là vì họ không nhận ra họ đã gần đến thành công tới nhường nào”, Thomas Edinson.

Theo elleman.vn

----------------------------

Hợp Tác Cùng YBOX.VN Truyền Thông Miễn Phí - Trả Phí Theo Yêu Cầu tại http://bit.ly/YBOX-Partnership

132 lượt xem